K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

2 tháng 5 2019

#)Góp ý : 

Mk sẽ giúp cho, nhưng chỉ phần giải nghĩa câu tục ngữ thui nhé ( khiếu viết văn = loz :P )

Nghĩa đen : 

      +) Mực : Là loại mực Tàu thường được các thầy đồ dùng để viết chữ thời xưa. Có màu đen tuyền

      +) Đèn : Là vật dụng dùng để thắp sáng cho con người làm việc khi trời tối hoặc ở nơi tối, xưa thường dùng đèn dầu

      +) Gần mực thì đen : Tức là nếu ở gần mực sẽ bị dây bẩn, lấm lem

      +) Gần đèn thì rạng : Tức là nếu gần ánh sáng những nơi có ánh sáng thì cũng sẽ được chiếu sáng, rạng rỡ

Nghĩa bóng : 

      +) Mực : Tức là những môi trường, những phần tử xấu xa, tiêu cực trong cuộc sống

      +) Đèn : Tức là những điều tốt đẹp, tích cực

      +) Gần mực thì đen gần đèn thì rạng : Muốn khuyên mọi người, nhất là lớp trẻ cần biết "chọn bạn mà chơi", chọn những con người tốt đẹp để học được những điều hay, điều phải trong cuộc sống

      +)Ý nghĩa khuyên răn, đúc kết của ông cha ta ngày xưa : Ông cha ta muốn răn dạy con cháu rằng trong cuộc sống phải biết học những điều tốt đẹp, chọn những người bạn tốt để học được điều hay. Nên tránh xa những cái xấu, cái tiêu cực, thói hư tật xấu, không lành mạnh dễ ảnh hưởng trở thành người xấu

#)Sorry bn mk chỉ giúp đc chút ít, mong bn hiểu cho !

thanks nhiều ^^mik hk không giỏi văn mấy=)) giỏi viết truyện thôi còn văn thì.....

31 tháng 8 2016
1.    Mở bài:
 
–    Môi trường sống có ảnh hưởng rất lớn tới đạo đức, nhân cách.
 
–    Người xưa đã đúc kết: Gần mực thì đen, gần đèn thì rạng.
 
–    Có bạn lại bảo: Gần mực chưa chắc đã đen, gần đèn chưa chắc đã rạng.
 
2.    Thân bài: 
 
a.Giải thích:
 

+ Mực: là thỏi mực Tàu màu đen, mài ra hòa với nước dùng để viết chữ Hán. Nghĩa bóng: chỉ những điều xấu xa, tiêu cực.

 

 
+ Đèn: là vật để thắp sáng. Nghĩa bóng: tượng trưng cho những điều tốt lành, tích cực.
 
+ Ý nghĩa của câu tục ngữ:
 
–    Hoàn cảnh sống tốt thì con người sẽ tốt, hoàn cảnh sống xấu con người sẽ
 
xấu.
 
–    Khuyên mọi người không nên gần gũi kẻ xấu, nên chọn bạn tốt mà chơi để học được điều hay, lẽ phải.
 
+ Ý nghĩa câu nói của bạn:
 
–    Khẳng định hoàn cảnh sống là thứ yếu.
 
–    Bản lĩnh con người trước hoàn cảnh sống mới là quan trọng và quyết định. (Dẫn chứng)
 
b.Nâng cao, mở rộng vấn dể:
 
+ Quan hệ trong gia dinh:
 
–    Gia đình hòa thuận, hạnh phúc, coi trọng việc giáo dục con cái thì con cái sẽ ngoan ngoãn, hiếu thảo.
 
–    Gia đình bất hòa, con cái dễ hư hỏng. (Dẫn chứng)
 
+ Quan hệ trong xã hội:
 
–    Giao du với kẻ xấu dễ bị tiêm nhiễm thói hư tật xấu. (Dẫn chứng)
 
–    Kết bạn với người tốt sẽ học hỏi được nhiều điều hay. (Dẫn chứng)
 
–    Gặp bạn chưa tốt nên cố gắng giúp đỡ, cảm hóa để giúp bạn tiến bộ. (Dẫn chứng)
 
3. Kết bài:
 
–    Câu tục ngữ có ý nghĩa giáo dục sâu sắc, nêu lên một trong nhiều kinh nghiệm sống ở đời.
 
–    Bản thân cũng rút rá được bài học bổ ích.
17 tháng 9 2016
 
DÀN Ý:
1-Mở bài:
- Dẫn dắt vấn đề (từ xưa đến nay ông cha ta có những câu tục ngữ.......)
-Trích dẫn luận điểm chính (câu tục ngữ ấy)
2-Thân bài:
a- Giải thích từng từ ngữ:"mực","đen","đèn","sáng".
Giải thích theo cả nghĩa đen và nghĩa bóng.
b- Phân tích nghệ thuật lặp từ ngữ, lướt qua nhưng không thể thiếu,giúp mọi người dễ nhớ,
dễ hiểu
c- Phân tích, bình luận trên các khía cạnh
-Tác dụng của việc học hỏi, cầu thân với những người tốt (vế 2), (nêu dẫn chứng và luận cứ
đầy đủ để bài thuyết phục)
-Tác hại khi chơi với bạn bè xấu, nhiễm các thói hư tật xấu (dẫn chứng)
dẫn chứng theo 2 mặt: những người nổi tiếng vài vài tấm gương quen biết, giới thiệu sơ qua
về họ, đặc biệt là các người quen biết ý, sẽ làm người chấm tin tưởng ^^
d- Nêu quan hệ tầng sâu giữa 2 câu nói trên, có thể đưa ra một vài câu nói khác hay biến thể
như:Gần mực thì thâm gần đèn thì rạng, Có công mài sắt có ngày nên kim,.. để khẳng định
lại ý kiến.
- Phần mở (bạn có thể mở rộng thêm tại sao ta không thể hình tượng hoá câu tục ngữ giống
như hoa sen "gần bùn mà chẳng hôi tanh mùi bùn")
3- Kết bài
- Khẳng định lại ý ở đầu bài, tục ngữ nước ta đúng là túi khôn của nhân loại
- Bài học rút ra từ câu tục ngữ.....
Từ xưa, trong cuộc sống lao động và chiến đấu của mình, nhân dân ta đã rút được biết bao
bài học quý giá. Đó là những kinh nghiệm trong sản xuất,chiến đấu và cách ứng xử trong xã
hội. Đó là cách nhìn nhận mối quan hệ giữa môi trường xã hội với việc hình thành nhân cách của mỗi người.
30 tháng 11 2023

Nghĩa bóng của câu tục ngữ: "mực" là những thứ đen tối xấu xa; "đèn" là những thứ sáng sủa tốt đẹp.

=> Câu tục ngữ “Gần mực thì đen, gần đèn thì sáng” nói lên ảnh hưởng của môi trường đối với con người. Sống trong môi trường xấu, thường xuyên tiếp xúc với người xấu, chúng ta sẽ bị tiêm nhiễm những thói hư tật xấu.

10 tháng 1 2023

Quê hương tôi non xanh nước biếc 

Dòng suối chảy rì rào trong sương 

Đàn cá bơi trên những dòng sông 

Đàn chim én bay vờn trên cao.. 

*có sai thì cho mình sorry, tích điểm cho mình với ạ *

5 tháng 3 2021

Từ những ý thơ của Người,lúc nào ta cũng thấy toát lên một phong thái ung dung,là tinh thần lạc quan trong cuộc sống Cách Mạng đầy gian khổ. Dù trong hoàn cảnh "cháo bẹ rau măng" hay "bàn đá chông chênh", thi nhân vẫn vui vẻ mà viết lên rằng: "Cuộc đời Cách Mạng thật là sang". - Không chỉ có bài thơ Tức cảnh Pác Bó, Tẩu Lộ (Đi đường) cũng thể hiện ý chí của người chiến sĩ Cách Mạng này. Những câu thơ như chứa một sức mạnh ngàn cân. Dù đang trên đường đi với bao xiềng xích trên người,ấy vậy mà Người vẫn không nghĩ đến nỗi khó khăn hiện tại ấy,vẫn cất lên cái tâm hồn thi sĩ của mình,vẫn ung dung ngắm nhìn cảnh núi non: "Tẩu lộ tài chi tẩu lộ nan/Núi cao rồi lại núi cao trập trùng"

13 tháng 5 2021

tk 

1. Mở bài

Giới thiệu vấn đề cần nghị luận: Phương pháp học đi đôi với hành. (Học sinh hình thành mở bài trực tiếp hoặc gián tiếp tùy vào khả năng của mình).

2. Thân bài

a. Giải thích

“Học đi đôi với hành”: lĩnh hội kiến thức trong sách vở, qua lời dạy của thầy cô, của người có kinh nghiệm, hiểu biết và áp dụng những lí thuyết đó vào thực tế cuộc sống để thực hiện công việc của mình và rút ra bài học cho bản thân tiến bộ hơn.

→ Lời khuyên nhủ con người không nên quá tập trung vào lí thuyết trên sách vở mà cần thực hành nhiều hơn nữa để rút ra kinh nghiệm.

b. Phân tích

Sách vở cung cấp cho chúng ta vô vàn kiến thức thuộc nhiều lĩnh vực khác nhau, chúng ta có thể tìm hiểu, học hỏi nhiều điều hay lẽ phải để mở mang tri thức, tầm hiểu biết của mình.

Việc thực hành, áp dụng những kiến thức sách vở vào cuộc sống giúp chúng ta rút ra những bài học thực tiễn để hoàn thiện công việc của mình và rút ngắn khoảng cách đến thành công.

Có học mà không có hành thì cũng chỉ là những kiến thức suông vì giữa học và hành có nhiều sự khác biệt. Có hành mà không được học sẽ không vỡ lẽ ra nhiều điều và sẽ chỉ dừng ở một mức độ nhất định. Vì vậy học hỏi và thực hành cần đi đôi với nhau để bổ sung cho nhau giúp con người hoàn thiện chặng đường chinh phục điều mình đang theo đuổi.

c. Chứng minh

Học sinh tự lấy dẫn chứng cho bài làm văn của mình.

Lưu ý: dẫn chứng phải xác thực, nổi bật được nhiều người biết đến.

d. Phản biện

Có nhiều bạn chỉ chăm chú vào học kiến thức trong sách vở, miệt mài với đèn sách nhưng không quan tâm đến việc áp dụng kiến thức đó vào thực tế. Lại có những người tuy có kinh nghiệm, được áp dụng thực tế nhưng lại không tích lũy, không có đủ kiến thức cần thiết. Những người này cần phải cố gắng khắc phục những thứ mình còn thiếu sót để hoàn thiện bản thân.

3. Kết bài

Khái quát lại vấn đề nghị luận (học đi đôi với hành) và liên hệ, rút ra bài học cho bản thân.

 

13 tháng 5 2021

tk

Học tập là nhiệm vụ quan trọng hàng đầu của mỗi con người, nhưng đôi khi người ta quên hiểu rõ ràng và đầy đủ rằng, học tập không phải đơn thuần chỉ là lĩnh hội các tri thức mang tính lí thuyết mà còn là sự vận dụng, ứng dụng những lí thuyết vào thực tế. Đó là lí do vì sao chúng tôi muốn giải thích và làm rõ câu tục ngữ : “Học đi đôi với hành”.

    Trước hết, “học” mà câu tục ngữ đề cập chính là việc tiếp nhận những kiến thức trên lớp, chính xác hơn thì đó là tiếp nhận lí thuyết. Còn “hành” chính là vận dụng, ứng dụng những lí thuyết vào thực tế cuộc sống. “Đi đôi” có nghĩa là luôn song hành với nhau, không thể nào tách rời. Toàn bộ câu tục ngữ có thể hiểu chính là, việc ta tiếp nhận kiến thức hay lí thuyết sẽ luôn phải đi cùng với việc ứng dụng, vận dụng những điều đó trong thực tế cuộc sống của chúng ta, như vậy mới có ý nghĩa.

 

    Vậy tại sao “học” phải “đi đôi với hành”? Nếu con người chỉ “học” không “hành” hay chỉ “hành” không “học” thì có được không? Lí giải điều này sẽ giúp ta hiểu sâu sắc ý nghĩa câu tục ngữ. Nếu như “học” không “hành”, chúng ta có thể sẽ rất giỏi lí thuyết, thế nhưng kiến thức lí thuyết sâu rộng cũng sẽ trở nên vô ích khi nó không giúp gì cho cuộc sống con người trở nên tốt đẹp hơn. Vậy chúng ta sẽ “hành” để giúp ích cho cuộc sống, nhưng nên hiểu nếu “hành” mà không có lí thuyết chỉ đường, chúng ta biết bắt đầu từ đâu, biết “hành” như thế nào? “Hành” mà không “học”, con người chắc chắn sẽ thất bại. Tóm lại, “học đi đôi với hành” là một chân lí, học định hướng, giúp cho việc vận dụng có hiệu quả và ngược lại, việc vận dụng sẽ làm cho lí thuyết được học trở nên có ý nghĩa, đồng thời quay lại kiểm nghiệm tính đúng đắn của lí thuyết.

    Chúng ta nhìn thấy rất nhiều người thành công là kết quả của việc vận dụng hợp lí và linh hoạt giữa lí thuyết và ứng dụng. Nhiều bạn trẻ có thể học không quá xuất chúng, nhưng ngoài học, các bạn còn hiểu tầm quan trong của ứng dụng nên tích cực học hỏi từ thực tế, trải nghiệm cuộc sống lấy kinh nghiệm ngoài sách vở, sinh viên sư phạm đi gia sư, làm thêm trong các trung tâm nên ra trường dễ dàng tìm được một công việc như ý muốn. Ngược lại, có những sinh viên xuất sắc, tốt nghiệp loại giỏi nhưng do chỉ có kiến thức lí thuyết, thiếu kinh nghiệm thực tế nên vẫn thất nghiệp. Những sinh viên chỉ mải tìm việc làm từ thực tế để tăng thu nhập mà không chú tâm rèn luyện lí thuyết để vận dụng đúng cũng thất bại trong việc tìm kiếm cơ hội việc làm tốt cho mình. Đó alf minh chứng cho sự đúng đắn của câu tục ngữ.

 

    Vậy làm sao để chúng ta làm tốt được cả “học” và “hành”? Thiết nghĩ, một người cần hiểu rõ ràng mục đích và tầm quan trong của “học” đối với “hành” và ngược lại. Nhận thức đúng đắn điều này để chúng ta có sự cân bằng giữa hai yếu tố. Trong học tập lí thuyết trên lớp, cần cố gắng trau dồi lắng nghe, tuy nhiên cần cố gắng vận dụng những gì chúng ta đã học trong cuộc sống để giải quyết vấn đề, cần hiểu việc vận dụng phải linh hoạt và sáng tạo mới có hiệu quả tốt nhất.

    “Học đi đôi với hành”, câu tục ngữ từ rất xa xưa nhưng đã thể hiện nhận thức đúng đắn từ rất sớm của ông cha ta về mối quan hệ giữa học và hành. Mỗi học sinh đang ngồi trên ghế nhà trường hãy luôn tâm niệm câu tục ngữ như một kim chỉ nam cho bản thân mình để học tập và ứng dụng một cách hiệu quả.

 

27 tháng 12 2021

#Tham khảo

Xin chào các bạn, tớ là cây bút chì. Tớ là một vật dụng nhỏ bé với sức mạnh phi thường. Nếu không tin các bạn cứ thử nhìn xem, trên thế giới không nơi nào không cần đến sự giúp đỡ của tớ. Và tớ cũng là một dụng cụ học tập thân thiết với các bạn học sinh.

Ông tổ của tớ tên là bút chì hiện đại được sinh ra năm 1795 bởi một nhà khoa học quân đội tên là Nicdas Jacques Conte. Dù trước đó, nhiều nơi đã xuất hiện dấu tích của gia đình bút chì của tớ. Cụ thể là vào thời cổ La Mã, con người đã sử dụng than kim loại để viết ký hiệu và vẽ lên các vật dụng như gỗ hoặc đá nhẵn. Ở Anh năm 1564, than chì được sử dụng. Và cây bút chì đầu tiên được xuất hiện năm 1662 tại Đức là cây bút chì thô sơ và có kích thước to hơn tớ rất nhiều. Vào thời điểm chưa có cây gọt bút chì nên những chiếc bút chì chưa được có dáng vẻ đẹp như tớ bây giờ. Tuy nhiên, đó cũng là nguồn gốc và lịch sử của bút chì ngày nay.

Dù là cây bút chì nào, đã mang danh bút chì cũng có hai phần đó là lõi than chì và vỏ. Lõi than được tạo thành bởi than chì trộn đất sét mịn và nước để tạo thành ruột chì dài gọi là sợi ruột chì. Sau đó sợi ruột chì được nhúng vào dầu hoặc sáp nóng. Sau đó đổ vào vỏ bút chì để tạo rãnh và phần sợi ruột chì được cho vào bên trong vỏ bút. Thế là đã tạo thành một thanh bút dài, từ thanh bút dài có đủ cấu tạo phần ruột chì và vỏ sẽ được cắt thành từng đoạn, từng khúc để đem tới tay người sử dụng. Có một chút lưu ý khi người sản xuất bút chì đó là trọng lượng và độ đậm nhạt của bút. Có rất nhiều loại số đo độ đậm cứng, thông thường người ta chỉ xét từ 9H đến 9B, trong đó 9H là cứng và nhạt nhất 9B là mềm và đậm nhất. Đó là lý do vì sao trên thân của bút chì chúng tớ luôn có ký hiệu gồm chữ và số hoặc chỉ có chữ không. Ký hiệu này là chữ tiếng Anh viết tắt, chữ "H" viết tắt từ "hart" biểu diễn độ cứng của ruột bút, còn chữ "B" là "black" biểu diễn độ đậm của bút. Các loại bút chì phổ biến được sử dụng trên thị trường là bút chì HB và 2B. 2B là loại bút chì có lượng than chì nhiều hơn trong tỷ lệ than trộn với đất sét, nên ruột mềm hơn, nét đậm. HB là loại bút có lượng thanh chì ít hơn so với đất sét trộn thành ruột bút nên nét mảnh và có phần nhạt nét hơn.

Tiếp đó là phần ngoại hình của một cây bút chì chúng tớ ngày càng bắt mắt, đủ các loại màu sắc và họa tiết khác nhau. Đó là chiến thuật để thu hút những người dùng là các bạn trẻ, phù hợp với cá tính sở thích. Tuy nhiên, trên thực tế lượng bút chì được sơn màu vàng chiếm phần lớn các thị trường, ví dụ như thị trường Mỹ có tới 75% những cây bút chì có màu vàng. Nguồn gốc của màu sắc này có thống kê đã từng ghi nhận bởi nguyên nhân từ việc xuất khẩu bút chì vào thị trường Trung Quốc, màu vàng rất được ưu chuộng nên nhà sản xuất đã khéo léo dựa vào đó để nâng giá trị cho cây bút chì. Lí do ban đầu người ta sơn bút chì màu vàng đơn giản là để tránh nhầm lẫn với các loại dụng cụ bằng gỗ khác.

Dựa vào công dụng và mục đích sử dụng khác nhau, người sản xuất sẽ tạo ra những chiếc bút chì có màu sắc và hình thức khác nhau. Nổi bật hơn cả là chiếc bút chì phục vụ cho viết lách. Những chiếc bút chì là người bạn đầu tiên của các bạn nhỏ khi bắt đầu tập viết những nét chữ đầu tiên của cuộc đời. Những chiếc bút chì lại bầu bạn và ở thật lâu với những họa sĩ, nhà thiết kế. Những cây bút chì màu tô điểm cho thế giới thêm tươi tắn. Và những cây chì kẻ mắt lại tô điểm cho gương mặt người sử dụng thêm phần tự tin và sắc sảo.

Dù là ở nơi đâu, hay ở thời gian nào, bút chì chúng tớ vẫn luôn là người bạn thân thiết của con người, không chỉ là một dụng cụ hỗ trợ mà còn đồng hành cùng ước mơ và cuộc sống của người sử dụng. Bút chì khi cùn đi được gọt nhọn bởi lưỡi dao của dụng cụ gọt bút. Những cây bút chì chịu những đau đớn sẽ trở nên đẹp và hữu ích hơn sau khi được bỏ đi phần dư thừa của bản thân. Hãy sống như chúng tớ, biết gọt giũa bản thân mình để được trở nên tốt đẹp nhất.