K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

10 tháng 11 2016
(*) Chức năng của bạch cầu là bảo vệ cơ thể chống lại tác nhân gây bệnh của vi khuẩn vi rút nên chúng có những đặc điểm sau:
-Bạch cầu có thể tự thay đổi hình dạng .Nhờ đặc điểm này chúng có thể kéo dài để xuyên qua thành mạch máu hoặc di chuyển qua các kẽ gian bào đến nơi có vi khuẩn ,vi rút xâm nhập
-Bạch cầu có khả năng tự tạo các chân giả : để bao lấy vi khuẩn,vi rút và đưa vào trong tế bào chất sau đó tiết ra chất phá hủy vi khuẩn,vi rút (khả năng thực bào )
-Bạch cầu có khả năng sản xuất ra kháng thể để vô hiệu hóa kháng nguyên do vi khuẩn ,vi rút tiết ra
(*)Chức năng của tiểu cầu là tham gia qúa trình tạo đông máu giúp cơ thể tránh mất nhiều máu khi bị đứt mạch nên có những đặc điểm sau :
-Tiểu cầu chứa 1 loại enzim gây đông máu
-Tiểu cầu rất dễ vỡ khi mạch máu bị đứt nên có thể dễ dàng giải phóng enzim gây đông máu.
 
 
26 tháng 11 2016

Bạch cầu có chức năng làm hệ miễn dịch. Nó tiêu diệt các tế bào chết, quan trọng là nó tìm các tác nhân lạ như virus, vi khuẩn xâm nhập vào cơ thể sau đó tiết ra chất cảnh báo cho tất cả các bạch cầu khác biết & tiêu diệt các tác nhân lạ đó. Nó ví như là công an hay quan đội bảo vệ cơ thể chúng ta.

Tiểu cầu là tế bào trong máu có chức năng cầm máu. Khi có vết thương thì tại vết thương các tiểu cầu tí6p xúc với không khí, Các tiểu cầu nó tạo nên các liên kết với nhau giữ máu lại, làm máu ko chảy ra ngoài.

28 tháng 2 2017

Hệ vận động gồm cơ, xương. Chức năng: nâng đỡ, vận động cơ thể
Hệ tiêu hóa gồm miệng, thực quản, dạ dày, ruột non, ruột già, hậu môn ngoài ra còn có tuyến vị tiết dịch vị tuyến gan tiết mật tuyết nước bọt tuyến ruột tiết dịch ruột. Chức năng: Lấy thức ăn biến đổi thức ăn thành chất dinh dưỡng cơ thể hấp thụ được đồng thời thải bã.
Hệ tuần hoàn gồm tim, hạt bạch huyết, các mạch máu. Chức năng: vận chuyển oxi, chất dinh dưỡng đến tế bào nhận chất thải từ tế bào mang đến hệ khác để thải ra ngoài
Hệ hô hấp gồm mũi, khí quản, phế quản, phổi. Chức năng: trao đổi khí giữa cơ thể và môi trường bên ngoài.
Hệ bào tiết gồm thận, niệu quản, bàng quang, niệu đạo. Chức năng: lọc và thải bả.
Hệ thần kinh gồm não, tủy sống, các noron thần kinh và các hạch. Chức năng: điều khiển đảm bảo sự thích ứng của cơ thể trước những thay đổi của môi trường.
Ngoài ra còn có các hệ khác như: hệ nội tiết, hệ sinh sản.

28 tháng 2 2017

Hệ xương:

Hệ thống xương có chức năng tạo hình và nâng đỡ. Các xương liên kết với nhau tạo thành khung cứng và điểm tựa để nâng đỡ toàn bộ cơ thể, giúp con người có tư thế đứng thẳng.

Hệ cơ bắp:

Hệ cơ bắp có 4 chức năng chính là chuyển động, sinh nhiệt, giữ ổn định tư thế và tuần hoàn máu, bạch huyết.

Nhiệt sản xuất từ các hoạt động của cơ giúp điều chỉnh nhiệt độ cơ thể và đó là một trong hững lý do chúng ta run lên khi chúng ta đang lạnh. Cơ bắp cũng có dây thần kinh đặc biệt, gọi là proprioceptors giúp não bộ theo dõi các nơi, mà các bộ phận trên cơ thể của chúng ta có sự kết nối lẫn nhau. Chất proprioceptors cho phép chúng ta nghiêng đầu, nghiêng người mà không ngã, ngay cả khi bạn đang nhắm mắt.
Hệ thần kinh:
Hệ thần kinh là cơ quan phụ trách và kiểm soát mọi hoạt động chức năng của cơ thể, có cấu tạo tiến hoá nhất và cao cấp nhất, có thể phản ánh một cách tinh tế và đáp ứng thích hợp nhất đối với mọi kích thích bên ngoài hoặc những biến đổi của môi trường bên trong bằng đường dịch thể (máu, bạch huyết, dịch gian bào).
Hệ thống thần kinh chứa bộ não, tủy sống là nơi xuất phát của những dây thần kinh, dây thần kinh sọ đối với não, dây thần kinh gai đối với tuỷ sống. Toàn bộ các dây thần kinh (thần kinh sọ và thần gai) hình thành hệ thần kinh ngoại vi. Ở hệ thần kinh trung ương cũng như hệ thần kinh ngoại vi đều có tổ chức của thần kinh động vật và thần kinh thực vật.

Hệ thống tim mạch:

Hệ thống tim mạch lưu thông máu từ tim đến phổi và xung quanh cơ thể thông qua các mạch máu. Máu lưu thông qua mạng lưới này để đi đến khắp các bộ phận trong cơ thể. Nhờ vậy, nó có thể cung cấp oxy và chất dinh dưỡng cho các tế bào riêng lẻ.
Trong quá trình vận chuyển này, máu thu thập những chất thải đã được loại bỏ trong phổi. Phổi sẽ làm mới lượng máu này bằng oxy và các chất dinh dưỡng trước khi máu quay trở lại tim để bắt đầu chu trình mới một lần nữa.
Hệ tiêu hóa:
Hệ thống tiêu hóa bao gồm hệ thống ống tiêu hóa (khoang miệng, hầu, thực quản, dạ dày, ruột non, ruột già) và các tuyến tiêu hóa (tuyến nước bọt, gan, tuyến tụy, túi mật và các tuyến nhỏ nằm trong thành dạ dày, ruột non).
Hệ tiêu hóa có chức năng biến đổi cơ học và hóa học thức ăn từ dạng phức tạp thành những chất có thể tiêu hóa được. Nó cũng giúp cơ thể hấp thụ những chất dinh dưỡng đã được chế biến và thải chất cặn bã khỏi cơ thể.
Hệ thống sinh sản nữ
Hệ thống sinh sản nữ bao gồm vú, tử cung, buồng trứng, vòi trứng và âm đạo.
- Buồng trứng: Mỗi phụ nữ có 2 buồng trứng, nằm ở phía trước khoang chậu, và hai bên tử cung.
- Vòi trứng: Mỗi phụ nữ có 2 vòi trứng nằm ở hai bên tử cung, có nhiệm vụ đón và chuyển noãn bào sau khi rụng về phía tử cung.
- Tử cung: Tử cung tham gia vào hoạt động kinh nguyệt, là nơi làm tổ của trứng nếu được thụ tinh, nơi phát triển phôi thai, tham gia vào cuộc đẻ và là con đường để cho tinh trùng đi vào thụ tinh cho noãn bào cấp II.
- Âm đạo: Âm đạo là nơi tiếp nhận dương vật và tinh dịch trong quá trình giao hợp, thông qua âm đạo tinh trùng sẽ đi vào khoang tử cung qua cổ tử cung. Kinh nguyệt cũng thông qua đây để ra ngoài.
- Tuyến vú: Tuyến vú là các tuyến mồ hôi đã được biến đổi.Tuyến sữa ở mỗi bên vú gồm từ 15-20 thùy, nằm tách nhau bởi các mô mỡ. Số lượng của các mô mỡ này sẽ quyết định kích thước của vú. Mỗi thùy lại được chia thành nhiều tiểu thùy, mỗi tiểu thùy gồm nhiều nang là các tuyến tiết sữa được gắn với nhau bằng tổ chức liên kết.
Hệ thống sinh sản nam giới
Trên đây là các hệ thống sinh sản nam giới, trong đó bao gồm dương vật, tinh hoàn, bìu, mào tinh hoàn, ống dẫn tinh, túi tinh dịch và tuyến tiền liệt.
- Dương vật cung cấp tinh dịch, có chứa tinh trùng truyền vào âm đạo khi xuất tinh.
- Tinh hoàn và bìu: Tinh hoàn hoặc tuyến sinh dục nam treo trong một túi dưới dương vật gọi là bìu. Chúng sản xuất tinh trùng và tạo ra hormone sinh dục nam testosteron.
- Mào tinh hoàn: Một ống hơi xoắn nằm phía trên tinh hoàn, nơi tinh trùng trưởng thành để thụ tinh.
- Ống dẫn tinh: Đây là một ống cong và dài, là một phần trong hệ thống lưu trữ và vận chuyển tinh trùng
- Túi tinh dịch: Hai túi nằm sau bàng quang, để sản xuất ra một phần tinh dịch được sử dụng để vận chuyển và nuôi dưỡng tinh trùng.
- Tuyến tiền liệt: Một tuyến có kích thước bằng hạt dẻ dưới bàng quang, sản xuất ra 60% tinh dịch được sử dụng để vận chuyển tinh trùng.
1 tháng 10 2018

ChÆ°Æ¡ng II. Vận Äá»ng

14 tháng 6 2020

Bởi vì phần lớn tinh trùng bị chết trên con đường đi đến sự thụ tinh. Một lượng lớn tinh chất tràn ra ngoài âm đạo. Một phần được giữ lại ở chất nhầy cổ tử cung, và chỉ có một phần nghìn đi qua được chất nhầy cổ tử cung, một phần tinh trùng bị tế bào nằm trong buồng tử cung tiêu diệt, chỉ có khoảng dưới 200 tinh trùng tới được noãn, nhưng chỉ có một tinh trùng hợp nhất được với noãn. Tinh trùng đấu tranh để sống còn song song với sự sống còn của trứng, và nó chỉ ra rằng theo quy luật của tự nhiên chỉ có thể khỏe mạnh nhất mới tồn tại

#maymay#

30 tháng 4 2019

-Hiện tượng kinh nguyệt là hiện tượng sinh lý cho thấy nữ giới đã đến tuổi có khả năng mang thai và sinh con.

-Nguyên nhân: Khi đền tuổi dậy thì, hoocmon từ buồng trứng tiết ra làm cho niêm mạc tử cung dày và xốp để đón trứng được thụ tinh làm tổ. Nhưng trứng không được thụ tinh thì sau 14 ngày, niêm mạc tử cung bong ra từng mảng, theo dịch nhày tiết ra ngoài, đó là hiện tượng kinh nguyệt

-Ý nghĩa: Là một hiện tượng sinh lý bình thường, đánh dấu tuổi dậy thì của con gái, đã có khả năng sinh con.

24 tháng 5 2019

*Hiện tượng kinh nguyệt: Là hiện tượng dưới sự tác động của hoocmon ơstrogen từ buồng trứng tiết ra(cùng với sự phát triển của trứng), có tác dụng làm cho lớp niêm mặc tử cung dày-xốp, chứa nhiều mạch máu để chuẩn bị đón trứng đã được thụ tinh xuống làm tổ. Nhưng do trứng không được thụ tinh nên sau khoảng 14 ngày kể từ khi trứng rụng, thể vàng bị tiêu giảm, lớp niêm mạc bong ra từng mảng, thoát ra ngoài cùng với máu và dịch nhầy, đó là hiện tượng kinh nguyệt.

-Hiện tượng kinh nguyệt xảy ra theo chu kì khoảng 28-30 ngày, gọi là chu kì kinh nguyệt.

-Hiện tượng kinh nguyệt là dấu hiệu trứng không được thụ tinh(chưa có thai).

-Hiện tương kinh nguyện là một hiện tượng sinh lí bình thường, đánh dấu tuổi dậy thì chính thức, đã có khả năng sinh con.

-Mỗi chu kì kinh nguyệt thường chỉ có một trứng rụng, nên ở người thường sinh mỗi lần một con.

13 tháng 4 2019
Tính chất phản xạ không điều kiện Tính chất phản xạ có điều kiện

-Trả lời các kính thích tương ứng hay kích thích không điều kiện

-Bẩm sinh

- Bền vững

-Có tính chất di truyền , mang tính chất chủng loại

-Số luợng có hạn

-Cung phản xạ đợn giản

-Trung ương nằm ở trụ não, tủy sống

-Trả lời các kính thích tương ứng hay kích thích có điều kiện

-Được hình thành ngay trong đời sống

-Dễ bị mất đi khi không củng cố

-Có tính cá thể, ko di truyền

-Số lượng ko hạn định

-Hình thành đường liên hệ hạn tạm thời

-Trung ương nằm ở vỏ não

15 tháng 4 2019

cảm ơn cậu

30 tháng 12 2017

Nêu cấu tạo, thành phần của Bộ xương

*Cấu tạo:

Cấu tạo một xương dài gồm có :
- Hai đầu xương là mô xương xếp có các nan xương xếp theo kiểu vòng cung, tạo ra các ô trống chứa tủy đỏ. Bọc hai đầu xương là lớp sụn.
- Đoạn giữa là thân xương. Thân xương hình ống, cấu tạo từ ngoài vào trong có: màng xương mỏng, tiếp đến là mô xương cứng, trong cùng là khoang xương. -Khoang xương chứa tủy xương, ở trẻ em là tủy đỏ ; ở người già tủy đỏ được thay bằng mô mỡ màu vàng nên gọi là tủy vàng. 

Xương ngắn và xương dẹt không có cấu tạo hình ống, bên ngoài là mô xương cứng, bên trong lớp mô xương cứng là mô xương xốp gồm nhiều nan xương và nhiều hốc xương nhỏ (như mô xương xốp ở đầu xương dài) chứa tủy đỏ.
23 tháng 4 2018

Mang thai ở vị thanh niên rất là nguy hiểm nha bạn vì mang thai ở tuổi còn quá trẻ thì có thể làm tăng nguy cơ tử vong đó bạn vì :

* Tỉ lệ sẩy thai và đẻ con rất cao do tử cung chưa phát triển để mang thai còn bị băng huyết nè , nhiễm khẩn nữa và thường sót rau.

* NẾu sinh con thì con sẽ thấp cân , tỉ lệ tử vong hơi bị cao.

CÒN ÃNH HƯỞNG ĐẾN HỌC TẬP VÀ XH SAU NÀY NÊN KHI MANG THAI Ở TUỔI VỊ THÀNH NIÊN THÌ RẤT LÀ KHỔ CÓ THỂ TỬ VONG NỮA .

7 tháng 10 2019

- Cơ tay và chân ở người phân hóa khác với động vật. Tay có nhiều cơ phân hóa thành nhóm nhỏ phụ trách các phần khác nhau giúp tay cử động linh hoạt hơn chân, thực hiện nhiều động tác lao động phức tạp. Riêng ngón cái có 8 cơ phụ trách trong tổng số 18 cơ vận động bàn tay. Cơ chân lớn, khỏe, hoạt động chủ yếu lá gấp, duỗi.
- Người có tiếng nói phong phú là nhờ cơ vận động lưỡi phát triển. Cơ mặt phân hóa giúp người biểu hiện tình cảm.

Nếu đúng thì tick cho mk nha ^_^