K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

19 tháng 6 2018

D BN NHA

19 tháng 6 2018

trả lời :

D. thấm

^_^

6 tháng 7 2021

vì:

từ "trút" dùng khi mình ko muốn giữ một cái gì đấy muốn nói ra ,muốn chia sẻ . VD: trút giận

từ "đổ" dùng khi mk muốn nói một vật chuyển sang trạng thái khác một cách đột ngột. VD; đổ mưa, đổ tối

từ "rót" dùng khi muốn cho chất chảy từ chỗ này sang chỗ khác

       nên từ "rót" là đúng nhất 

 Mk nghĩ thế

Lời ru nồng nàn, tha thiết của mẹ ............ vào tâm hồn ngây thơ, trong trắng của tôi biết bao yêu thương. (rót, trút, đổ)

 Đáp án :

Rót

ĐỀ THI VÀO LỚP 6 CHẤT LƯỢNG CAO NĂM HỌC 2013 - 2014 Môn: Ngữ văn. Thời gian làm bài: 60 phút. Câu 1 (1,5 điểm): Từ nào không thuộc nhóm từ đồng nghĩa trong mỗi dãy từ sau? a)  ngào ngạt, sực nức, thoang thoảng, thơm nồng, thơm nức. b) rực rỡ, sặc sỡ, tươi thắm, tươi tắn, thắm tươi. c)  long lanh, lóng lánh, lung linh, lung lay, lấp lánh. Câu 2 (1,5 điểm): Chọn một trong các từ: rót, trút,...
Đọc tiếp

ĐỀ THI VÀO LỚP 6 CHẤT LƯỢNG CAO NĂM HỌC 2013 - 2014

Môn: Ngữ văn. Thời gian làm bài: 60 phút.

 

Câu 1 (1,5 điểm): Từ nào không thuộc nhóm từ đồng nghĩa trong mỗi dãy từ sau?

 

a)  ngào ngạt, sực nức, thoang thoảng, thơm nồng, thơm nức.

 

b) rực rỡ, sặc sỡ, tươi thắm, tươi tắn, thắm tươi.

 

c)  long lanh, lóng lánh, lung linh, lung lay, lấp lánh.

 

Câu 2 (1,5 điểm): Chọn một trong các từ: rót, trút, đổ mà em cho là hay nhất để điền vào chỗ trống trong câu văn sau? Nói rõ vì sao em chọn từ đó?

 

"Lời ru nồng nàn, tha thiết của mẹ ………... vào tâm hồn thơ ngây, trong trắng của tôi biết bao yêu thương".

 

Câu 3 (2điểm): Viết về người mẹ, nhà thơ Trương Nam Hương có những câu thơ sau:

 

“Thời gian chạy qua tóc mẹ

 

Một màu trắng đến nôn nao

 

Lưng mẹ cứ còng dần xuống

 

Cho con ngày một thêm cao”.

 

Theo em, khổ thơ trên đã bộc lộ những cảm xúc, suy nghĩ gì của tác giả về người mẹ của mình? Hãy viết đoạn văn diễn tả tình cảm đó. 

 

Câu 4 (5 điểm): Trong 5 năm ở Tiểu học, em đã được học nhiều thầy (cô) giáo.

 

Hãy kể một kỉ niệm làm em xúc động và nhớ mãi về tình thầy trò.

2
9 tháng 5 2020

Câu 1 

a)  ngào ngạt, sực nức, thoang thoảng, thơm nồng, thơm nức.

b) rực rỡ, sặc sỡ, tươi thắm, tươi tắn, thắm tươi.

c)  long lanh, lóng lánh, lung linh, lung lay, lấp lánh.

Câu 2  

"Lời ru nồng nàn, tha thiết của mẹ ……rót…... vào tâm hồn thơ ngây, trong trắng của tôi biết bao yêu thương".

Câu3

Tác giả là một người đầy tình cảm, và ông đã viết bài thơ về mẹ để bộc lộ cảm xúc yêu quý của mình dành cho người mẹ đáng kính. Cũng như ngày ngày ông trông thấy mẹ vất vả mà lại càng thương, càng quý. Qua từng lời thơ, ông như tỏ lòng biết ơn đối vs mẹ của mình, lòng biết ơn vô bờ bến. Ông còn muốn nói lên sự vất vả lo cho con khôn lớn của người mẹ để mọi người thấu hiểu cho nỗi lòng của người mẹ, và cảm thấy người mẹ thật cao cả, thật vĩ đại để yêu mẹ mình hơn.

Câu 4

Ôi! Ngày nay nhìn các bạn vừa cỡ tuổi tôi hay thậm chí mới chưa đầy mười tuổi nhưng đã phải mang cặp kính cận to dày cộp, nghĩ mà thấy vừa buồn lại vừa thương. "Đôi mắt là một trong những vốn quý nhất của con người, các em phải biết giữ gìn và chăm sóc nó". Đó là câu nói của cô Hạnh chủ nhiệm tôi hồi lớp 5. Nghĩ lại mà thấy kỉ niệm với cô thật là sâu sắc.
Nói là chủ nhiệm lớp năm nhưng thực chất cô chủ nhiệm lớp tôi cả ba năm cuối cấp. Chẳng thế mà cô để lại trong tôi nhiều ấn tượng tốt đẹp vô cùng. Bây giờ tôi vẫn có thể hình dung y nguyên những ngày tháng ấy. Hôm nào cô cũng đến trường từ rất sớm rồi đón chúng tôi với nụ cười rạng rỡ và tươi tắn trên môi. Thường cô mặc chiếc áo dài xanh, mái tóc mượt mà ôm trọn khuôn mặt trái xoan xinh xắn và đôn hậu. Đôi mắt cô đẹp và trong sáng nhìn chúng tôi trìu mến và có khi độ lượng với bạn nào mắc lỗi. Tính cô thẳng thắn và nghiêm nghị lắm. Nhưng không hiểu sao tất cả các bạn trong lớp tôi, chẳng bạn nào là thấy cô xa lạ cả. Bây giờ thì tôi đã nhận ra, cô nghiêm nghị mà chúng tôi vẫn vô cùng quý mến chính là vì sự tận tâm của cô giáo hàng ngày.
Chỉ mỗi một việc nhỏ, rất nhỏ thôi mà cả lớp tôi ơn cô nhiều lắm. Hồi ấy chúng tôi tuy đã học lớp ba nhưng đến tư thế ngồi học có nhiều bạn vẫn chưa biết ngồi thế nào cho đúng. Ai cầm bút viết cũng còn rất ngượng nghịu. Đặc biệt rất nhiều bạn cứ khi viết là lại cúi sát xuống gần quyển vở. Chỉ nhìn cảnh ấy cũng đủ thấy lớp tôi có đến hơn chục người có nguy cơ bị cận. Nhưng rồi cô Hạnh vào chủ nhiệm. Từ đó không bao giờ cô cho phép chúng tôi ngồi sai tư thế. Lúc nào lưng vài cũng phải thẳng. Thế là dù có buồn ngủ đến mấy đi chăng nữa, tôi cũng chẳng nhìn thấy bạn nào nằm bò trên bàn như trước đây. Mỗi giờ tập viết, cô lại đi tới từng bàn nắn cho các bạn từng nét chữ, lại còn dạy các bạn cầm bút như thế nào, viết loại bút ra sao? Từ ngày cô dạy, tất cả chúng tôi lúc nào cũng phải giữ khoảng cách với vở khi tập viết.
Thú thực lúc đầu không ít bạn tỏ ý kêu ca. Ngay cả tôi cũng vậy, dù ở trên lớp thì nghe lời nhưng về nhà là tôi lại nằm ra bàn mà viết. Nhưng cô kiên trì lắm và thế là cuối cùng lớp chúng tôi cũng có được thói quen.
Buổi họp phụ huynh cuối năm, được nghe báo cáo, cô vui mừng lắm vì đến lớp năm mà chúng tôi chưa ai bị cận. Cha mẹ chúng tôi cũng vui mừng vì con cái học hành tiến bộ hơn. Thế là ai cũng ơn cô nhiều lắm!
Năm nay dù đã bước sang trường mới nhưng chúng tôi vẫn rất nhớ ơn cô, vẫn không đứa nào quên thói quen mà cô đã dành cả ba năm cho chúng tôi rèn giũa. Bây giờ nhìn các bạn cùng trang lứa, tôi mới hiểu sâu hơn về câu nói của cô "đôi mắt là vốn quý nhất của con người".

k mk nha 

thank mọi ng'

Câu hỏi 1:Điền từ phù hợp vào chỗ trống : "Én bay thấp, mưa ngập bờ ao Én bay cao, mưa ... lại tạnh."Câu hỏi 2:Giải câu đố: Tôi thường đi cặp với chuyên Để nêu đức tính chăm siêng, học hànhKhông huyền, nảy mực, công bình Nhờ tôi trọng lượng phân minh rõ ràng. Từ không có dấu huyền là từ gì ? Trả lời: từ ...Câu hỏi 3:Điền từ phù hợp vào chỗ trống : "Dân ta có một ......
Đọc tiếp

Câu hỏi 1:

Điền từ phù hợp vào chỗ trống : 
"Én bay thấp, mưa ngập bờ ao 
Én bay cao, mưa ... lại tạnh."

Câu hỏi 2:

Giải câu đố: 
Tôi thường đi cặp với chuyên 
Để nêu đức tính chăm siêng, học hành
Không huyền, nảy mực, công bình 
Nhờ tôi trọng lượng phân minh rõ ràng. 
Từ không có dấu huyền là từ gì ? 
Trả lời: từ ...

Câu hỏi 3:

Điền từ phù hợp vào chỗ trống : "Dân ta có một ... nồng nàn yêu nước."

Câu hỏi 4:

Điền từ thích hợp vào chỗ trống : "Trần Quốc Toản là một cậu bé trí dũng ... toàn."

Câu hỏi 5:

Điền từ phù hợp vào chỗ trống : "Quan ... từ là từ nối các từ ngữ hoặc các câu, nhằm thể hiện mối quan hệ giữa những từ ngữ hoặc những câu ấy với nhau."

Câu hỏi 6:

Điền vào chỗ trống "r", "d" hay "gi" trong câu sau : "Một hành khách thấy vậy, không ...ấu nổi tức giận."

Câu hỏi 7:

Điền từ thích hợp vào chỗ trống : 
"Nhà Bè nước chảy chia ..., 
Ai về Gia Định, Đồng Nai thì về."

Câu hỏi 8:

Điền từ phù hợp vào chỗ trống : Các từ "nhanh nhẹn, đo đỏ, lung linh" đều là các từ ...

Câu hỏi 9:

Điền từ phù hợp vào chỗ trống : "Đại từ ... hô là từ được người nói dùng để tự chỉ mình hay chỉ người khác khi giao tiếp: tôi, chúng tôi; mày, chúng mày; nó, chúng nó,...."

Câu hỏi 10:

Điền từ phù hợp vào chỗ trống : "Cánh cam lạc mẹ vẫn nhận được sự ... chở của bạn bè."

 

2
14 tháng 12 2018

 câu 1: rào

câu 2 : cân

câu 3: lòng

câu 4: song

câu 5: hệ

câu 6: giấu

câu 7: hai

câu 8: từ láy

câu 9: xưng

câu 10: che

HỌC TỐT NHA BÉ

14 tháng 12 2018

google

Câu hỏi 1:Điền từ phù hợp vào chỗ trống: "Chung ............. đấu cật" nghĩa là hợp sức lại để cùng gánh vác, giải quyết công việc, thường là khó khăn, nặng nề. (Từ điển thành ngữ học sinh- Nguyễn Như Ý )Câu hỏi 2:Điền vào chỗ trống: "Không chịu khuất phục trước kẻ thù được gọi  ............. khuất." (tr.129- SGK Tiếng Việt 5- tập 2)Câu hỏi 3:Điền vào chỗ trống: "Ai ơi ăn ở...
Đọc tiếp

Câu hỏi 1:

Điền từ phù hợp vào chỗ trống: "Chung ............. đấu cật" nghĩa là hợp sức lại để cùng gánh vác, giải quyết công việc, thường là khó khăn, nặng nề. (Từ điển thành ngữ học sinh- Nguyễn Như Ý )

Câu hỏi 2:

Điền vào chỗ trống: "Không chịu khuất phục trước kẻ thù được gọi  ............. khuất." (tr.129- SGK Tiếng Việt 5- tập 2)

Câu hỏi 3:

Điền vào chỗ trống: 
"Ai ơi ăn ở cho lành
Tu nhân tích ........... để dành về sau." 
( Ca dao)

Câu hỏi 4:

Điền vào chỗ trống: "Câu tục ngữ: "Người ta là hoa đất" ca ngợi và khẳng định giá trị của con ............ trong vũ trụ."

Câu hỏi 5:

Giải câu đố: 
Thân tôi dùng bắc ngang sông 
Không huyền công việc ngư ông sớm chiều 
Nặng vào em mẹ thân yêu 
Thêm hỏi với "thả" phần nhiều đi đôi. 
Từ có dấu nặng là từ gì ? 
Trả lời: từ .........

Câu hỏi 6:

Điền từ trái nghĩa với "non" vào chỗ trống: 
" Nắng non mầm mục mất thôi
Vì đời lúa đó mà phơi cho giòn
Nắng .......... hạt gạo thêm ngon
Bưng lưng cơm trắng nắng còn thơm tho." 
( Tiếng hát mùa gặt- Nguyễn Duy)

Câu hỏi 7:

Điền vào chỗ trống: tiếng "mắt" trong "mắt nhắm, mắt mở." mang nghĩa gốc

Câu hỏi 8:

Điền vào chỗ trống:
"Cảm ơn các bạn dấu câu
Không là chữ cái nhưng đâu bé người
Dấu  trọn vẹn câu mà
Không biết dùng sẽ dây cà, dây khoai." 
( Những dấu câu ơi - Lê Thống Nhất)

Câu hỏi 9:

Giải câu đố: 
Thân em do đất mà thành 
Không huyền một cặp rành rành thiếu chi 
Khi mà bỏ cái nón đi 
Sắc vào thì bụng có gì nữa đâu. 
Từ không có dấu huyền là từ gì ? 
Trả lời: từ .......

Câu hỏi 10:

Điền vào chỗ trống: " Mềm nắn ....... buông."

5
13 tháng 4 2019

Câu 1: Chung lưng đấu vật

Câu 2:Bất khuất

Câu 3:Đức

Câu 4:Người

Câu 5:Cậu

Câu 6:Già

Câu 9 mị không biết xin lỗi nha tiểu đóa đóa

Câu 10 không biết luôn

13 tháng 4 2019

Câu 10: Rắn

Câu hỏi 1:Điền từ thích hợp vào chỗ trống: Vượt hẳn lên trên những cái tầm thường, nhỏ nhen về phẩm chất, tinh thần thì được gọi là  thượng.Câu hỏi 2:Điền từ thích hợp vào chỗ trống: Chết đứng còn hơn sống................. .Câu hỏi 3:Trong câu "Của một đồng, công một nén", từ  ...........có nghĩa là sức lao động.Câu hỏi 4:Điền từ thích hợp vào chỗ trống: Chết............. ...
Đọc tiếp

Câu hỏi 1:Điền từ thích hợp vào chỗ trống: Vượt hẳn lên trên những cái tầm thường, nhỏ nhen về phẩm chất, tinh thần thì được gọi là  thượng.

Câu hỏi 2:Điền từ thích hợp vào chỗ trống: Chết đứng còn hơn sống................. .

Câu hỏi 3:Trong câu "Của một đồng, công một nén", từ  ...........có nghĩa là sức lao động.

Câu hỏi 4:Điền từ thích hợp vào chỗ trống: Chết.............  còn hơn sống nhục.

Câu hỏi 5:Điền từ phù hợp vào chỗ trống : "Sơn thủy hữu............. ."

Câu hỏi 6:Câu : "Buổi sáng, mẹ đi làm, em đi học và bà ngoại ở nhà trông bé Na." trả lời cho câu hỏi "Ai .......... gì ?".

Câu hỏi 7:Điền từ thích hợp vào chỗ trống: Ham hoạt động, hăng hái và chủ động trong các công việc chung thì được gọi là  ............nổ.

Câu hỏi 8:Điền từ hô ứng thích hợp vào chỗ trống: Gió  .............to, con thuyền càng lướt nhanh trên mặt biển.

Câu hỏi 9:Điền từ thích hợp vào chỗ trống: Rộng lượng, thứ tha cho người có lỗi được gọi là.............  dung.

Câu hỏi 10:Điền từ thích hợp vào chỗ trống: Thong thả và được yên ổn, không phải khó nhọc, vất vả thì gọi là an................. .

3
15 tháng 2 2018

Câu hỏi 1:Điền từ thích hợp vào chỗ trống: Vượt hẳn lên trên những cái tầm thường, nhỏ nhen về phẩm chất, tinh thần thì được gọi là  cao thượng.

Câu hỏi 2:Điền từ thích hợp vào chỗ trống: Chết đứng còn hơn sống....quỳ............. .

Câu hỏi 3:Trong câu "Của một đồng, công một nén", từ  .công..........có nghĩa là sức lao động.

Câu hỏi 4:Điền từ thích hợp vào chỗ trống: Chết.vinh............  còn hơn sống nhục.

Câu hỏi 5:Điền từ phù hợp vào chỗ trống : "Sơn thủy hữu..tình........... ."

Câu hỏi 6:Câu : "Buổi sáng, mẹ đi làm, em đi học và bà ngoại ở nhà trông bé Na." trả lời cho câu hỏi "Ai ..làm........ gì ?".

Câu hỏi 7:Điền từ thích hợp vào chỗ trống: Ham hoạt động, hăng hái và chủ động trong các công việc chung thì được gọi là  ..năng..........nổ.

Câu hỏi 8:Điền từ hô ứng thích hợp vào chỗ trống: Gió  càng.............to, con thuyền càng lướt nhanh trên mặt biển.

Câu hỏi 9:Điền từ thích hợp vào chỗ trống: Rộng lượng, thứ tha cho người có lỗi được gọi là...khoan..........  dung.

Câu hỏi 10:Điền từ thích hợp vào chỗ trống: Thong thả và được yên ổn, không phải khó nhọc, vất vả thì gọi là an nhàn

9 tháng 4 2019

rộng lượng thứ tha cho người có lỗi gọi là...

a, tiêu hao-tiêu dùng - tiêu thụ

b,nhà thơ -thi sĩ             h giúp ik cho lên điểm với

Trả lời:

a) Tiêu thụ

Tiêu dùng 

b) nhà thơ 

thi sĩ

Đọc văn bản sau và trả lời câu hỏi bên dưới.TIẾNG VỌNG RỪNG SÂUMột cậu bé ngỗ nghịch hay bị mẹ khiển trách. Ngày nọ, giận mẹ, cậu chạy đến một thung lũngcạnh rừng rậm. Lấy hết sức mình, cậu bé hét lớn: “Tôi ghét người”. Từ trong khu rừng có tiếng vọnglại:“Tôi ghét người”. Cậu hoảng hốt quay về, sà vào lòng mẹ khóc nức nở. Cậu bé không hiểu được vìsao từ trong...
Đọc tiếp

Đọc văn bản sau và trả lời câu hỏi bên dưới.

TIẾNG VỌNG RỪNG SÂU

Một cậu bé ngỗ nghịch hay bị mẹ khiển trách. Ngày nọ, giận mẹ, cậu chạy đến một thung lũng
cạnh rừng rậm. Lấy hết sức mình, cậu bé hét lớn: “Tôi ghét người”. Từ trong khu rừng có tiếng vọng
lại:“Tôi ghét người”. Cậu hoảng hốt quay về, sà vào lòng mẹ khóc nức nở. Cậu bé không hiểu được vì
sao từ trong rừng lại có người ghét cậu.
Người mẹ nắm tay con, đưa cậu trở lại khu rừng. Bà nói:“ Giờ thì con hãy hét thật to: “Tôi yêu
người.” Lạ lùng thay, cậu bé vừa dứt tiếng thì có tiếng vọng lại:“Tôi yêu người”. Lúc đó, người mẹ mới
giải thích cho con hiểu:“ Con ơi, đó là định luật trong cuộc sống của chúng ta. Con cho gì, con sẽ nhận
điều đó. Ai gieo gió thì ắt sẽ gặp bão. Nếu con thù ghét người thì người cũng thù ghét con. Nếu con yêu
thương người thì người cũng yêu thương con.”

( Theo Quà tặng cuộc sống)

1. Hãy tìm trong văn bản trên năm từ ghép. (0,5đ)

2. Tìm một cặp từ trái nghĩa trong văn bản và đặt câu với mỗi từ đó. (1đ)

GV: Lê Thị Vân Anh (THCS Cầu Giấy)
3. Giải thích nghĩa của từ “ yêu thương”. Theo em, tại sao tác giả của văn bản này lại khẳng
định “Nếu con yêu thương người thì người cũng yêu thương con”. Bài học sâu sắc nhất
mà em cảm nhận được từ văn bản này là gì? (3đ)

Đọc văn bản sau và trả lời câu hỏi bên dưới.

TIẾNG VỌNG RỪNG SÂU

Một cậu bé ngỗ nghịch hay bị mẹ khiển trách. Ngày nọ, giận mẹ, cậu chạy đến một thung lũng
cạnh rừng rậm. Lấy hết sức mình, cậu bé hét lớn: “Tôi ghét người”. Từ trong khu rừng có tiếng vọng
lại:“Tôi ghét người”. Cậu hoảng hốt quay về, sà vào lòng mẹ khóc nức nở. Cậu bé không hiểu được vì
sao từ trong rừng lại có người ghét cậu.
Người mẹ nắm tay con, đưa cậu trở lại khu rừng. Bà nói:“ Giờ thì con hãy hét thật to: “Tôi yêu
người.” Lạ lùng thay, cậu bé vừa dứt tiếng thì có tiếng vọng lại:“Tôi yêu người”. Lúc đó, người mẹ mới
giải thích cho con hiểu:“ Con ơi, đó là định luật trong cuộc sống của chúng ta. Con cho gì, con sẽ nhận
điều đó. Ai gieo gió thì ắt sẽ gặp bão. Nếu con thù ghét người thì người cũng thù ghét con. Nếu con yêu
thương người thì người cũng yêu thương con.”

( Theo Quà tặng cuộc sống)

1. Hãy tìm trong văn bản trên năm từ ghép. (0,5đ)

2. Tìm một cặp từ trái nghĩa trong văn bản và đặt câu với mỗi từ đó. (1đ)
3. Giải thích nghĩa của từ “ yêu thương”. Theo em, tại sao tác giả của văn bản này lại khẳng
định “Nếu con yêu thương người thì người cũng yêu thương con”. Bài học sâu sắc nhất
mà em cảm nhận được từ văn bản này là gì? (3đ)

ai giúp mik với mik có ba máy nên sẽ tickcho 3 cái

0