Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
câu 1:
- Là ngày khai trường đầu tiên của nước Việt Nam Dân chủ CỘng hòa, ngày khai trường ở nước Việt Nam độc lập sau nhiều năm bị thực dân Pháp đô hộ.
- Từ giờ phút này trở đi, các em bắt đầu được nhận một nền giáo dục hoàn toàn Việt Nam.
Câu 2 (trang 5 sgk Tiếng Việt lớp 5 tập 1): Sau Cách mạng tháng Tám, nhiệm vụ của toàn dân là gì?
Trả lời:
Toàn dân xây dựng lại cơ đồ mà tổ tiên ta đã để lại, làm cho nước ta theo kịp các nước khác trên toàn cầu.
Câu 3 (trang 5 sgk Tiếng Việt lớp 5 tập 1): Học sinh có trách nhiệm như thế nào trong cuộc kiến thiết đất nước?
Trả lời:
Học sinh phải cố gắng, siêng năng học tập, ngoan ngoãn, nghe thầy, yêu bạn để mai sau khôn lớn xây dựng đất nước, làm cho dân tộc Việt Nam bước tới đài vinh quang, sánh vai với các cường quốc năm châu.
Bài 1:
1. Điền từ
a. tài năng
b. tài đức
c. tài trí
d. tài hoa
2. Ghép nối từ và nghĩa của từ
– Trung thành: Một lòng một dạ gắn bó với lí tưởng, tổ chức hay với người nào đó
– Trung hậu: Ăn ở nhân hậu, thành thật, trước sau như một
– Trung kiên: Trước sau như một, không gì lay chuyển nổi
– Trung thực: Ngay thẳng, thật thà
Bài 2:
1. Tính từ
2. Liên kết câu bằng cách lặp từ ngữ: “các em”, Liên kết câu bằng cách thay thế từ ngữ: “đó”
3. Việc đặt câu hỏi cuối đoạn có mục đích: khơi gợi niềm tư hào được trở thành công dân một nước độc lập, sư may mắn, hạnh phúc được học một chương trình giáo dục “hoàn toàn Việt Nam” và cả ý thức về trách nhiệm, nghĩa vụ của các em thiếu nhi phải học tập tốt để xứng đáng với sự hi sinh của bao nhiêu đồng bào, chiến sĩ cho nền độc lập, tư do.
4. Văn bản Trung thu độc lập của tác giả Thép Mới
5. Câu thành ngữ, tục ngữ nói đến trẻ em có sử dụng cặp từ trái nghĩa:
“Tuổi nhỏ chí lớn”
“Đi hỏi già về nhà hỏi trẻ ”
Bài 3:
1. Từ “bay” thể hiện nỗi căm giận ngùn ngụt của tác giả trước những tội ác mà đế quốc Mỹ – đứng đầu là Giôn-xơn đã gây ra cho nhân dân Việt Nam.
Từ đồng nghĩa với “bay” là: chúng bay, chúng mày, tụi bay
2. Từ khác loại
a. na-pan
b. ai
3. Những dòng thơ ngắn như những lời kết tội đanh thép, gọi tên chỉ mặt kẻ thù tàn bạo, bất nhân kết hợp với những dòng thơ dài nối nhau như bất tận liệt kê những tội ác khủng khiếp chúng (đế quốc Mĩ) gây nên trên quê hương Việt Nam. Từ “giết” được lặp lại nhiều lần (4 lần) và cấu trúc câu được lặp lại nhằm nhấn mạnh hành động dã man, hủy diệt cả thiên nhiên, con người, cả quê hương xứ sở Việt Nam thân yêu đồng thời thể hiện sự xót xa, căm giận trước những hành động bất nhân phi lí ấy.
4. Qua đoạn thơ vẻ đẹp và đất nước của con người Việt Nam được hiện ra thật cụ thể, sinh động.
Đó là đất nước có thiên nhiên tươi đẹp “đồng xanh bốn mùa hoa lá” với những con người giàu tình yêu thương, hiền lành, chăm chỉ; nơi có truyền thống văn hóa với những “những dòng sông của thi ca nhạc họa” đã và đang nuôi dưỡng bao thế hệ.
Bài 4:
1. Các câu cầu khiến: “Xin chú gói lại cho cháu!”. “Đừng đánh rơi nhé!”
2. Nhân vật chị của Gioan không xuất hiện trong đoạn trích nhưng rất quan trọng. Gioan rất yêu quý và biết ơn chị của mình. Em đã lấy hết số tiền tiết kiệm đập từ con lợn đất ra mua cho chị mình một món quà nhân lễ Nô-en.
3. Viết đoạn văn:
– Chú Pi-e trong bài là một người nhân hậu, chú đã đem lại niềm vui và niềm hạnh phúc cho hai chị em Gioan.
– Chính sự ngây thơ, tốt bụng, thành thực của Gioan, lần đầu tiên khi có món tiền, em đã muốn mua ngay quà tặng chị gái, người đã nuôi dạy mình từ khi mẹ mất mà không nghĩ đến việc mua quà cho mình. Đó là hành động biểu hiện của tình yêu, lòng biết ơn vô bờ bến. Hình ảnh niềm hạnh phúc ngập tràn của Gioan khi em “mỉm cười, rạng rỡ, chạy vụt đi” đã làm chú Pi -e cảm thây xúc động. Nó đã khiến chú Pi-e phải trầm ngâm và rồi nhận ra chủ nhân xứng đáng của chuỗi ngọc sau khi vợ chưa cưới của chú đã qua đời mà chưa kịp đeo nó.
– Chú Pi-e trao chuỗi ngọc lam cho cô bé với tất cả sự hào hiệp và thanh thảnh.
hok tốt
Khi bọn giặc chạy vào nhà dì Năm, và tên cai hỏi dì Năm có thấy ai chạy vô đây không, thì dì Năm vờ như không biết và trả lời ngay: "… không thấy".
- Đến khi tên cai hỏi chú cán bộ là ai thì dì Năm nhận là "Chồng tui". Tên cai không tin và ra lệnh trói dì Năm, dọa bắn nát đầu.
Tình huống này có thể đem cái chết đến cho dì Năm, nhưng dì Năm nhanh trí hiểu ra đây chỉ là âm mưu hăm dọa của bọn giặc, nên dì Năm bình tĩnh nói với con mình: "Mầy qua nhà bà Mười… dắt con heo về…, đội luôn năm giạ lúa. Rồi… cha con ráng đùm bọc lấy nhau."
Lời nghẹn ngào đó chứng tỏ dì Năm đã chấp nhận mình bị giặc bắt đi và đồng nghĩa là cái chết sẽ đến. Vì vậy, lời căn dặn của dì Năm là hợp lí với hoàn cảnh đau thương, chia li đó.
Bài 1
Chung lưng đấu cật: tựa vào nhau để đối phó hay lo liệu việc chung, góp sức để hoàn thành nhiệm vụ, mục đích
Đồng sức đồng lòng: chung sức chung lòng , toàn tâm toàn ýthực hiện 1 nhiệm vụ, 1 công việc
Kề vai sát cánh: luôn bên cạnh nhau , cùng nhau chiến đấu hay thực hiện 1 nhiệm vụ
Đồng cam cộng khổ: nhường nhịn , giúp đỡ chia sẻ với nhau những niềm vui hạnh phúc và những khó khăn vất vả
cái này là theo bạn
bạn thích ai thì nói ra rồi mình cho biết là vì sAO
Trl :
Vở kịch được đặt tên là '' Lòng dân '' vì thể hiện tấm lòng của người dân với cách mạng . Tin yêu cách mạng nên người dân sẵn sàng xả thân bảo vệ cách mạng . Lòng dân là chỗ dựa vững chắc nhất của cách mạng .
Em thích nhất là nhân vật Dì Năm vì Dì Năm gan dạ , dũng cảm , sẵn sàng cứu chú Cán bộ khỏi những tên Lính , tên Cai độc ác , hại nước , hại dân .
https://i.ytimg.com/vi/Mct15y2eYiE/maxresdefault.jpg
những quang cảnh trong nhà cho em biết đời soongs của họ rất khổ cực