Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
1. Câu văn có sử dụng BPTT so sánh. Từ ''hừng hực'' chỉ cái nắng gay gắt, nắng to đến nỗi cảm chừng như ''đốt cháy cây rừng''.
2. Từ ''rực rỡ'' ở cả 2 vế đều chỉ vẻ đẹp, vẻ đẹp ở vế 1 là của bó hoa, vẻ đẹp thứ 2 là của cô gái, mỗi vật, mỗi người dưới nắng đều mang vẻ đẹp của riêng mình, cái gì cũng rạng rỡ và xinh đẹp
- Giới thiệu ngòi bút điềm tĩnh và giàu chất thơ của Nguyễn Thành Long.
- “Bối rối, xúc động, một nét thôi cũng đủ khơi gợi một tâm hồn”, lời kể giản dị và chân thật của anh thanh niên đã làm ông xúc động. Hoá ra cái đẹp thật giản dị, nó nằm ngay trong cuộc sống, ở quanh ta. Nhiều khi một nét, một chút cảm xúc “đủ đem lại ý nghĩa cho chuyến đi của ông, nó không hề vô ích” . Bối rối, ấy là tâm trạng xúc động, xao xuyến trước vẻ đẹp của cuộc sống. Người thanh niên không phải là một người anh hùng lao động được vinh danh như ta thường thấy, nhưng phải chăng chính nét đẹp dung dị như cuộc sống và lặng thầm như Sa Pa lại có sức thuyết phục nhất đối với những con người từng trải như ông ? Và người hoạ sĩ lại càng thấm thía…
- “Vẽ bao giờ…” (dẫn chứng sgk) ⇒ Suy nghĩ hết sức nghiêm túc về hội hoạ và nghề nghiệp. Phải là một con người giỏi nghề mới thấy được sự bất lực của hội hoạ trước cuộc đời, trước con người để luôn cố gắng vượt qua giới hạn của chính mình- những ngưỡng cửa đầy khó khăn. Phải làm thế nào để truyền lại cho người xem những cảm xúc ấy của ông về người thanh niên…
- Ông hoạ sĩ là người như vậy. Với ông, vẽ là một công việc gian nan và đầy khó khăn, không hề đơn giản. Không phải ai cũng có được những suy nghĩ sâu sắc như vậy.
⇒ Những suy nghĩ ấy không chỉ bó hẹp trong hội hoạ, điều ấy đáng để cho chúng ta ngẫm ngợi, nghĩ suy.
1/ Đoạn văn trên trích từ tác phẩm Truyền kì mạn lục, đoạn văn trích trong truyện thứ 16/20 truyện, câu chuyện: Chuyện người con gái Nam Xương. Tác giả là Nguyễn Dữ.
2/ Phương thức biểu đạt là miêu tả, tự sự.
3/ Nội dung chính: Miêu tả nhân vật Vũ Nương về sắc đẹp, tính tình, và chuyện chàng Trương cưới nàng về làm vợ.
4/ (cho mik hỏi là bộ phận in đậm là bộ phận nào?)
5/ "tư dung tốt đẹp": nhan sắc và dáng vẻ tốt đẹp.
"dung hạnh": nhan sắc và đức hạnh.
6/ phương thức liên kết: phép nối, phép lặp, phép thế.
+ phép nối: từ ngữ để nối 'song'.
+ phép lặp: từ 'Trương'
+ phép thế: từ 'nàng','vợ' thế cho từ 'Vũ Nương'.
1. Bài thơ Đoàn thuyền đánh cá - Huy Cận.
2. Đó là khúc ca lao động và tác giả thay lời những người ngư dân.
Câu thơ có từ hát được dùng nghệ thuật ẩn dụ: “Câu hát căng buồm cùng gió khơi”:
+ Ẩn dụ chuyển đổi cảm giác “câu hát căng buồm” -> tái hiện vẻ đẹp tâm hồn, niềm vui lao động của người dân chài.
-> Đoàn thuyền ra khơi trong niềm vui, tình yêu lao động và mang trong đó mang theo khát vọng về những khoang cá đầy ắp, bội thu.
a. Chép lại chính xác 3 câu thơ tiếp theo để hoàn thiện khổ thơ.
Con ở miền Nam ra thăm lăng Bác
Đã thấy trong sương hàng tre bát ngát
Ôi! Hàng tre xanh xanh Việt Nam
Bão táp mưa sa, đứng thẳng hàng.
b. Câu thơ trên được trích từ tác phẩm Viếng lăng Bác của Viễn Phương. Nội dung chính của bài thơ đó là niềm xúc động thành kính của nhà thơ và mọi người đối với Bác khi vào viếng lăng Bác.
c. Viết một đoạn văn ngắn từ 7 – 10 câu nêu cảm nhận của em về khổ thơ trên, trong đó có sử dụng phương tiện liên kết câu lặp và nối.
- HS viết được đoạn văn từ 7 – 10 dòng, sử dụng phương tiên liên kết câu lặp và nối.
- Lời giới thiệu mộc mạc, chân tình của tác giả: “Con ở miền Nam ra thăm lăng Bác”
→ Xưng con thể hiện tấm lòng đầy trân trọng của tác giả.
→ Miền Nam: vừa báo niềm vui chiến thắng, vừa khơi gợi nỗi niềm. Bắc nam nay đã sum họp một nhà sau đằng đẵng 30 năm dài chia cắt.
→ Thăm: thể hiện sự gần gũi, thân thương.
- Hình ảnh đầu tiên gây ấn tượng sâu sắc với tác giả chính là cây tre. Hàng tre hiện lên mênh mông qua từ láy “bát ngát”. Biện pháp tu từ nhân hóa giúp cây tre hiện lên sinh động, kiên cường, bất khuất, không chịu cúi đầu.
Tham khảo :
Nguyễn Quang Sáng là nhà văn tiêu biểu của nền văn học Việt Nam. Ông đã để lại cho chúng ta một kho tàng tác phẩm quý giá trong đó không thể không nhắc đến "Chiếc lược ngà". Tác phẩm đã thể hiện thành công hình tượng nhân vật ông Sáu. Không chỉ là người chiến sĩ cách mạng mà còn là người cha yêu thương con hết mực. Ngay từ những dòng đầu tác phẩm, người đọc đã biết đến ông Sáu là người lính, là người chiến đấu hết sức mình để đem lại hòa bình, độc lập cho Tổ quốc. Cũng chính bởi vậy mà ông phải hi sinh nhiều thứ, trong đó có gia đình. Khi ông được nghỉ phép về thăm nhà, chúng ta đã bắt gặp thấy một ông Sáu vui mừng, hớn hở được về nhà sau bao nhiêu năm xa cách. Đặc biệt, điều ông mong ngóng nhất là gặp được bé Thu. Tuy nhiên, khi xuống tàu, ông đã không khỏi buồn rầu khi Thu không chịu nhận ông là cha, khi Thu không chịu gọi "Ba". Đau đớn hơn, những ngày ở nhà, dù ông có làm đủ mọi cách nhưng cô bé ấy vẫn thờ ơ, dửng dưng. Điểm mở nút của câu chuyện chính là khi ông Sáu phải trở về đơn vị, bé Thu đã bật khóc, gọi to tiếng "Ba...ba". Tiếng gọi như xé tan bầu trời ảm đạm, hiu hắt và nó như thỏa niềm mong muốn của ông Sáu. Ông như vỡ òa trong cảm xúc. Đối với những người đọc, ông Sáu đã hiện lên trong mắt người đọc với biết bao phẩm chất cao đẹp.
=> Phép nối: Tiếng gọi như xé tan bầu trời ảm đạm, hiu hắt và nó như thỏa niềm mong muốn của ông Sáu. => Phương tiện liên kết: từ "và"
=> Khởi ngữ: Đối với những người đọc
Tham Khảo
Nguyễn Quang Sáng là nhà văn tiêu biểu của nền văn học Việt Nam. Ông đã để lại cho chúng ta một kho tàng tác phẩm quý giá trong đó không thể không nhắc đến "Chiếc lược ngà". Tác phẩm đã thể hiện thành công hình tượng nhân vật ông Sáu. Không chỉ là người chiến sĩ cách mạng mà còn là người cha yêu thương con hết mực. Ngay từ những dòng đầu tác phẩm, người đọc đã biết đến ông Sáu là người lính, là người chiến đấu hết sức mình để đem lại hòa bình, độc lập cho Tổ quốc. Cũng chính bởi vậy mà ông phải hi sinh nhiều thứ, trong đó có gia đình. Khi ông được nghỉ phép về thăm nhà, chúng ta đã bắt gặp thấy một ông Sáu vui mừng, hớn hở được về nhà sau bao nhiêu năm xa cách. Đặc biệt, điều ông mong ngóng nhất là gặp được bé Thu. Tuy nhiên, khi xuống tàu, ông đã không khỏi buồn rầu khi Thu không chịu nhận ông là cha, khi Thu không chịu gọi "Ba". Đau đớn hơn, những ngày ở nhà, dù ông có làm đủ mọi cách nhưng cô bé ấy vẫn thờ ơ, dửng dưng. Điểm mở nút của câu chuyện chính là khi ông Sáu phải trở về đơn vị, bé Thu đã bật khóc, gọi to tiếng "Ba...ba". Tiếng gọi như xé tan bầu trời ảm đạm, hiu hắt và nó như thỏa niềm mong muốn của ông Sáu. Ông như vỡ òa trong cảm xúc. Đối với những người đọc, ông Sáu đã hiện lên trong mắt người đọc với biết bao phẩm chất cao đẹp.
=> Phép liên kết: Tiếng gọi như xé tan bầu trời ảm đạm, hiu hắt và nó như thỏa niềm mong muốn của ông Sáu. => Phương tiện liên kết: từ "và"
=> Khởi ngữ: Đối với những người đọc