Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Câu 1: Từ nào dưới đây không đồng nghĩa với các từ còn lại:
a, Cầm b, Nắm c, Cõng d, Xách
Câu 2: Cho đoạn thơ sau:
Muốn cho trẻ hiểu biết
Thế là bố sinh ra
Bố bảo cho bé ngoan
Bố bảo cho biết nghĩ.
(Chuyện cổ tích loài người – Xuân Quỳnh)
Cặp quan hệ từ in nghiêng trên biểu thị quan hệ gì?
a, Nguyên nhân – kết quả b, Tương phản
c, Giả thiết – kết quả d, Tăng tiến
Câu 3: Dòng nào dưới đây nêu đúng nghĩa của từ "chạy" trong câu thành ngữ "Chạy thầy chạy thuốc"
a, Di chuyển nhanh bằng chân.
b, Hoạt động của máy móc.
c, Khẩn trương tránh những điều không may xảy ra.
d, Lo liệu khẩn trương để nhanh có được cái mình muốn.
Câu 4: Câu: "Bạn có thể đưa cho tôi lọ mực được không?"
a, Câu cầu khiến b, Câu hỏi
c, Câu hỏi có mục đích cầu khiến d, Câu cảm
Câu 5: Trong các câu sau, câu nào là câu ghép?
a, Bình yêu nhất đôi bàn tay mẹ.
b, Sau nhiều năm xa quê, giờ trở về, nhìn thấy dòng sông đầu làng, tôi muốn giang tay ôm dòng nước để trở về với tuổi thơ.
c, Mùa xuân, hoa đào, hoa cúc, hoa lan đua nhau khoe sắc.
d, Bà ngừng nhai trầu, đôi mắt hiền từ dưới làn tóc trắng nhìn cháu âu yếm.
1 . C
2 . ( in nghiêng chỗ nào bn )
3 .D
4 . B
5 .B
~ HOK TỐT ~
a,Vì Ngoc không chăm học nên bạn đã thi trượt.
Gạch chân là CN,còn lại là VN.Vì ...nên là quan hệ từ.
b,Không những Hoa học giỏi mà Hoa còn viết chữ đẹp.
Gạch chân là CN,còn lại laVN. Không những ... mà là quan hệ từ.
c,Tuy Nam ở xa nhưng bạn luôn đi học đúng giờ.
Gạch chân là CN, còn lại là VN. Tuy...nhưng là quan hệ từ.
đ,Nếu Nhân không chăm học thì Nhân sẽ thi trượt.
Gạch chân là CN, còn lại là VN. Nếu ...thì là quan hệ từ.
Hễ con chó đi chậm thì con khỉ lại cấu hai tai chó giật giật.
Gạch chân là CN, còn lại là VN.He ... thì là quan hệ từ.
Chúc bạn học tốt.
tương phản giả thuyết
kết quả nguyên nhân
kết quả tăng tiến
a) Nguyên nhân - kết quả
Vì bạn Quỳnh mải nói chuyện nên cô giáo phạt
b) Điều kiện - giả thiết
Nếu bạn Quỳnh chịu khó thì bạn ấy sẽ học giỏi hơn
c) Tương phản
Mặc dù bạn Quỳnh đã cố gắng nhưng bạn vẫn học kém
d) Tăng tiến
Quỳnh càng chăm chỉ học thì bố mẹ càng khen ( nhưng vẫn học ngu :(( )
a) Nguyên nhân - kết quả
- Vì trời rét nên em phải mặc thật ấm.
- Do nhà Lan có nhiều cây cối nên không khí rất trong lành.
b) Điều kiện - giả thiết
- Hễ trời mưa là Nam lại nghỉ học.
- Nếu Hoa chăm chỉ học bài thì Hoa đã không bị cô giáo phê bình.
c) Tương phản
- Tui ông em đã già nhưng ngày nào ông cũng ra vườn để chăm sóc cây.
- Mặc dù trời mưa nhưng Quang vẫn đến lớp đúng giờ.
d) Tăng tiến
- Không những Hùng học giỏi mà bạn còn thổi sáo rất hay.
- Hoa hồng không những sặc sỡ mà nó còn rất thơm.
Phân loại
- DT chỉ khái niệm: Đạo đức, người, kinh nghiệm, cách mạng,…
- DT chỉ đơn vị: Ông, vị (vị giám đốc), cô (cô Tấm), cái, bức, tấm,…; mét, lít, ki-lô-gam,…; nắm, mớ, đàn,…'''
Khi phân loại DT tiếng Việt, trước hết, người ta phân chia thành hai loại: DT riêng và DT chung.
- Danh từ riêng: là tên riêng của một sự vật (tên người, tên địa phương, tên địa danh,..) (như: Phú Quốc, Hà Nội, Lê Thánh Tông, Vĩnh Yên,...)
- Danh từ chung: là tên của một loại sự vật (dùng để gọi chung cho một loại sự vật). DT chung có thể chia thành hai loại:
+ DT cụ thể: là DT chỉ sự vật mà ta có thể cảm nhận được bằng các giác quan (sách, vở, gió, mưa,…).
+ DT trừu tượng: là các DT chỉ sự vật mà ta không cảm nhận được bằng các giác quan (cách mạng, tinh thần, ý nghĩa,.… )
+ DT chỉ hiện tượng, chỉ khái niệm, chỉ đơn vị được giảng dạy trong chương trình SGK lớp 4 chính là các loại nhỏ của DT chung.
+ DT chỉ hiện tượng:
Hiện tượng là cái xảy ra trong không gian và thời gian mà con người có thể nhận thấy, nhận biết được. Có hiện tượng tự nhiên như: mưa, nắng, sấm, chớp, động đất,… và hiện tượng xã hội như: chiến tranh, đói nghèo, áp bức,… danh từ chỉ hiện tượng là DT biểu thị các hiện tượng tự nhiên (cơn mưa, ánh nắng, tia chớp,…) và hiện tượng xã hội (cuộc chiến tranh, sự đói nghèo,…)
+ DT chỉ khái niệm:
Chính là loại DT có ý nghĩa trừu tượng (DT trừu tượng, đã nêu ở trên). Đây là loại DT không chỉ vật thể, các chất liệu hay các đơn vị sự vật cụ thể, mà biểu thị các khái niệm trừu tượng như: tư tưởng, đạo đức, khả năng, tính nết, thói quen, quan hệ, thái độ, cuộc sống, ý thức, tinh thần, mục đích, phương châm, chủ trương, biện pháp, ý kiến, cảm tưởng, niềm vui, nỗi buồn, tình yêu, tình bạn,… Các khái niệm này chỉ tồn tại trong nhận thức, trong ý thức của con người, không “vật chất hóa”, cụ thể hóa được. Nói cách khác, các khái niệm này không có hình thù, không cảm nhận trực tiếp được bằng các giác quan như mắt nhìn, tai nghe,…
+ DT chỉ đơn vị :
Hiểu theo nghĩa rộng, DT chỉ đơn vị là những từ chỉ đơn vị các sự vật. Căn cứ vào đặc trưng ngữ nghĩa, vào phạm vi sử dụng, có thể chia DT chỉ đơn vị thành các loại nhỏ như sau:
- DT chỉ đơn vị tự nhiên : Các DT này chỉ rõ loại sự vật, nên còn được gọi là DT chỉ loại. Đó là các từ: con, cái, chiếc; cục, mẩu, miếng; ngôi, tấm, bức; tờ, quyển, cây, hạt, giọt, hòn, sợi,…
- DT chỉ đơn vị chính xác : Các DT này dùng để tính đếm, đo đếm các sự vật, vật liệu, chất liệu,…VD: lạng, cân, yến, tạ, mét thước, lít sải, gang,…
- DT chỉ đơn vị ước chừng : Dùng để tính đếm các sự vật tồn tại dưới dạng tập thể, tổ hợp. Đó là các từ: bộ, đôi, cặp, bọn, tụi, đàn,dãy, bó, những, nhóm,...
- DT chỉ đơn vị thời gian:Các từ như: giây, phút, giờ, tuần, tháng,mùa vụ, buổi,…
- DT chỉ đơn vị hành chính, tổ chức: xóm, thôn, xã, huyện, nước, nhóm, tổ, lớp, trường, tiểu đội, ban, ngành,…
- Cụm DT:
- DT có thể kết hợp với các từ chỉ số lượng ở phía trước, các từ chỉ định ở phía sau và một số từ ngữ khác để lập thành cụm DT. Cụm DT là loại tổ hợp từ do DT và một số từ ngữ phụ thuộc nó tạo thành.
Trong cụm DT, các phụ ngữ ở phần trước bổ sung cho DT các ý nghĩa về số và lượng. Các phụ ngữ ở phần sau nêu lên đặc điểm của sự vật mà DT biểu thị hoặc xác định vị trí của sự vật ấy trong gian hay thời gian.
Danh từ được chia làm nhiều loại, những loại này thường chia thành các nhóm đối lập với nhau, chẳng hạn:
- Danh từ chung <> Danh từ riêng.
- Danh từ số ít <> Danh từ số nhiều
- Danh từ trừu tượng <> Danh từ cụ thể
Chức năng
Danh từ được sử dụng với nhiều chức năng khác nhau:
- Làm chủ ngữ cho câu
Ví dụ: Hoa hồng rất đẹp. (Trong câu này "hoa hồng" là danh từ đứng đầu câu làm chủ ngữ)
- Làm tân ngữ cho ngoại động từ.
Ví dụ: Thằng bé ăn kem. Dùng nội động từ không trọn nghĩa (tức là nó đứng một mình không được)
Ví dụ: Anh ta là bác sĩ. (Trong câu này "bác sĩ" là danh từ làm bổ chủ nói rõ thân phận của "anh ta")
Khái niệm câu ghép:
Câu ghép là câu do nhiều vế câu ghép lại với nhau.
Vế câu trong câu ghép thường có cấu tạo giống câu đơn (là cụm chủ ngữ - vị ngữ).Giữa các vế câu ghép có
những mối quan hệ nhất định.
1. Quan hệ từ là nối các từ ngữ hoặc các câu, nhằm thể hiện mối quan hệ giữa những từ ngữ hoặc những câu ấy với nhau: và, với, hay, hoặc, nhưng, mà, thì, của, ở, tại, bằng, như, để, về...
2. Nhiều khi từ ngữ trong câu được nối với nhau bằng một cặp quan từ. Các cặp quan hệ từ thường gặp là:
- Vì ... nên...; do... nên; nhờ... mà ... (biểu thị quan hệ nguyên nhân - kết quả).
- Nếu... thì...; hề... thì... (biểu thị quan hệ giả thiết - kết quả, điều kiện - kết quả).
- Tuy ... nhưng...; mặc dù... nhưng... (biểu thị quan hệ tương phản)
- Không những... mà...; không chỉ... mà còn.. (biểu thị quan hệ tăng tiến
Liên kết câu
* Câu văn là một bộ phận của đoạn văn. Trong một đoạn văn, các câu văn phải liên kết chặt chẽ với nhau cả về nội dung và hình thức.
Cụ thể :
a) Về nội dung :- Các câu phải phục vụ chủ đề chung của đoạn văn.
VD: “ Mẹ Vân là bác sĩ. Quần áo ở cửa hàng này rất đẹp. Chiếc ô tô đi nhanh ”.
Chuỗi câu này không tạo thành đoạn văn vì mỗi câu nói về một chủ đề riêng.
- Các câu phải sắp xếp theo trật tự hợp lí.
VD: “Mẹ Vân là bác sĩ. Người Trang gặp đầu tiên là mẹ Vân. Trang tìm đến nhà Vân. Bác làm việc ở thành phố”.
Chuỗi câu này cũng không tạo thành đoạn văn vì trật tự sắp xếp không hợp lí.
b) Về hình thức: Ngoài sự liên kết về nội dung, giữa các câu trong đoạn phải được liên kết bằng những dấu hiệu hình thức nhất định.
Về hình thức, người ta thường liên kết câu bằng các phép liên kết như phép lặp (lặp từ ngữ), phép thế (thay thế từ ngữ), phép nối (dùng từ ngữ để nối), phép liên tưởng,…
* Phép lặp :
- Ta có thể liên kết một câu với một câu đứng trước nó bằng cách dùng bằng cách lặp lại trong câu ấy những từ ngữ đã xuất hiện ở câu đứng trước nó.
- Khi sử dụng phép lặp cần lưu ý phối hợp với các phép liên kết khác để tránh lặp lại từ ngữ quá nhiều, gây ấn tượng nặng nề.
* Phép thế :
- Ta có thể liên kết một câu với một câu đứng trước nó bằng cách dùng đại từ hoặc những từ ngữ đồng nghĩa thay thế cho các từ ngữ đã dùng ở câu đứng trước .
- Việc sử dụng đại từ hoặc từ đồng nghĩa liên kết câu làm cho cách diễn đạt thêm đa dạng , hấp dẫn.
* Phép nối:
- Ta có thể liên kết một câu với một câu đứng trước nó bằng quan hệ từ hoặc một số từ ngữ có tác dụng kết nối như: nhưng, tuy nhiên,thậm chí, cuối cùng, ngoài ra, mặt khác, trái lại, đồng thời,…
- Việc sử dụng quan hệ từ hoặc những từ ngữ có tác dụng kết nối giúp ta nắm được mối quan hệ về nội dung giữa các câu trong đoạn văn, bài văn
Nghĩa gốc là nghĩa của từ ấy lúc ban đầu . Nghĩa chuyển là nghĩa biến đổi của từ ấy qua thời gian , cách dùng của nhiều trường hợp khác nhau. Ví dụ : nghĩa gốc là từ chân theo ý nghĩa của chân của con ngươìi , còn nghĩa chuyên̉n là từ chân bàn , chân ghế ...nói chung là từ có nghĩa gốc là từ chỉ bộ phâṇn con ngươìi < chỉ bộ phâṇn con người thôi chứ không phải là đồ vật trên cơ thể đâu nha > nghĩa chuyên̉ là ngược lại
) Thế nào là nhân hóa ?
Nhân hóa là biến sự vật thành con người bằng cách gán cho nó những hoạt động, tính cách, suy nghĩ.giống như con người, làm cho nó trở nên sinh động, hấp dẫn, gần gũi, sống động và có hồn hơn
Ví dụ : - Con gà trống biết tán tỉnh láo khoét, biết mời gà mái đến để đãi giun
- Bác xe biết ngửi thấy mùi đất mới
2) Các hình thức nhân hóa
a) Nhân hóa để tả hình dáng
- VD : Dòng sông uốn mình qua cánh đồng xanh ngắt lúa khoai
b) Nhân hóa để tả hoạt động
- VD :
Bão bùng thân bọc lấy thân
Tay ôm tây níu tre gần nhau thêm
( Tre Việt Nam – Nguyễn Duy)
c, nhân hóa để tả tâm trạng
VD:
Hết mùa hoa, chim chóc cũng vãn. Cây gạo chấm dứt những cây tưng bừng, ồn ã, lại trở về vớidáng vẻ xanh mát, trầm tư.
d, nhân hóa tả tính cách.
VD:
Dòng sông mới điệu làm sao
Nắng lên mặc áo lụa đào thướt tha.
( Dòng sông mặc áo - Nguyễn Trọng Tạo)
3
A . Nguyên nhân - Kết quả
Mk làm trên trạng nguyên rồi , đúng hết .
theo mình là C