K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

15 tháng 2 2019

Học tập là công việc suốt đời đối với mỗi một con người. Lê-nin từng nói: "Học, học nữa, học mãi". Nhưng phải học như thế nào cho đúng? Dân gian ta đã từng nhắc nhở: "Học đi đôi với hành". Chúng ta cần hiểu như thế nào về phương pháp học này?Học là quá trình chúng ta tiếp thu kiến thức của nhân loại. Nội dung học là các kiến thức nhân loại được chọn lọc (được phân loại thành khoa học tự nhiên và khoa học xã hội) cùng với đó là các kĩ năng, kĩ xảo tương ứng. Quá trình này nhằm đến một cái đích là làm phong phú những hiểu biết của con người, giúp phát triển vẹn toàn nhân cách và đặc biệt việc học trang bị cho mỗi chúng ta những kiến thức, những kĩ năng, kĩ xảo nghề nghiệp để từ đó tham gia vào hoạt động sản xuất của xã hội đem đến lợi ích cho bản thân, cho gia đình và cho đất nước. Như vậy, “học” ở đây được hiểu là gắn với vấn đề lí thuyết. Người học giỏi thường được hiểu là người nắm được nhiều nội dung lí thuyết.................................................................

15 tháng 2 2019

– Trung thực là một đức tính cần phải có, quan trọng đối với tất cả mọi người
– Đối với học sinh thì đó là một đức tính càng quan trọng và phải được đặt lên hàng đầu.
– Tuy nhiên, ngày nay một bộ phận học sinh đang mất đi đức tính này trong học tập và thi cử.
– Sự trung thực trong học tập và thi cử của học sinh ngày nay là một vấn đề cần được bàn luận và nhìn nhận một cách nghiêm túc.
– Trung thực trong học tập và thi cử mới có thể để học sinh nhìn nhận đúng năng lực, phản ánh đúng kết quả học tập của mình và có hướng phấn đấu thích hợp.
– Cùng với xu thế hội nhập và hiện đại hóa, học sinh ngày nay trở nên năng động, tự tin và có kiến thức rộng hơn, có điều kiện học tập tốt hơn.
– Tuy nhiên, mặt trái của nó, một số bộ phận học sinh, do thiếu sự quan tâm đúng mức của gia đình, do sự lôi cuốn của xã hội hiện đại đã trở nên xao lãng việc học tập và để đối phó với kiến thức hạn hẹp của mình ở nhà trường, họ phải gian lận trong học tập và thi cử.
– Gian lận trong học tập và thi cử là một việc làm không thể chấp nhận được, vấn đề sẽ như thế nào nếu một học sinh rời ghế nhà trường với một kiến thức hạn hẹp nhưng một kết quả cũng không đến nỗi tệ?
– Khẳng định lại vấn đề đã bàn luận.
– Xã hội và đặc biệt là ngành giáo dục cần có những biện pháp nghiêm túc hơn trong học tập và thi cử của học sinh, đánh giá đúng, chính xác năng lực của từng học sinh, luôn lấy câu “bác sĩ chữa sai thì chết một người, nhưng thầy cô giáo chữa sai thì chết một thế hệ” de giao duc hoc sinh.

Hoặc em có thể lấy thêm dẫn chứng thêm như sau”
Thi cử vốn là một khâu quan trọng trong giáo dục để đánh giá kiến thức cũng như năng lực của học sinh,tránh những trường hợp không hề hiếm trong xã hội ngày nay :”Ngồi nhầm lớp “,”bằng cấp giả”,…

Gian lận trong thi cử xảy ra ở không ít bộ phận học sinh ,dù cho đó là những học sinh xuất sắc .Hậu quả đó là do tác động từ đâu mà có?Có thể là do bản tính ,cũng có thể là do những tác động từ bên ngoài –>mục đích là kiếm được điểm số cao,điểm phẩy tốt,…cũng có thể do áp lực nào khác…
Tình trạng học sinh giỏi “ảo ” có lẽ cũng xuất phát từ căn bệnh quá cũ của XH:”bệnh thành tích”.
“Xã hội ta nói chung lên án, phê phán tỷ lệ tốt nghiệp THPT là không đúng với thực chất trình độ học sinh. Song, mâu thuẫn lại nảy sinh chính ở yếu tố này. Mỗi gia đình đều mong muốn con em họ thi đỗ tốt nghiệp với số điểm cao nhất. Mỗi đơn vị trường học, ngành giáo dục – đào tạo cho đến cấp tỉnh hy vọng thí sinh trường mình, tỉnh mình đỗ tốt nghiệp với tỷ lệ cao nhất. ”

Trước hết, ta hãy xét đến ở một phòng thi. Về phía thí sinh, việc học sinh đi thi mang theo và sử dụng tài liệu hiện nay trở nên khá phổ biến. Những năm gần đây, nếu ai có dịp đi ngang qua các phòng thi sau các giờ thi, chắc hẳn bắt gặp rất nhiều những mảnh phô tô tài liệu thu nhỏ nằm trắng xóa ở các phòng thi hay các dãy hành lang. Học sinh đi thi mang theo chúng khắp cả người và điều đó đã trở thành một phong trào. Giám thị bắt được bộ này thì lại có một bộ khác. Nhiều học sinh nữ còn táo tợn giấu tài liệu vào trong cơ thể để các thầy giáo coi thi không dám khám xét vì sợ “vi phạm thân thể”. Nhiều học sinh, thậm chí là học sinh giỏi dù đã thuộc bài nhưng cũng thủ sẵn tài liệu bên mình để cho chắc ăn hơn. Vì vậy, mới có những trường hợp những học sinh trung thực lại trở nên khó chịu vì mình bị “thiệt thòi” so với những bạn học sinh có học lực yếu hơn. Bài học trung thực ở trường thi đã mất đi tác dụng.

Về phía giám thị, một tâm lý chung được hình thành “các em đã cất công học tập 12 năm đèn sách, không nỡ làm khó dễ các em làm gì, cuối cùng rồi cũng sẽ đậu hết đó mà”. Thế là nảy sinh tình trạng coi thi dễ dãi, cho qua việc thí sinh mang vào và thậm chí sử dụng tài liệu. Có một số trường hợp, giám thị canh chừng thanh tra để cho thí sinh chép tài liệu, thậm chí còn giải giúp bài thi cho thí sinh.

Nói đi cũng phải nói lại ,về phía các bậc giáo dục con em mình dường như chưa quan tâm đúng mức đến “gian lận” trong thi cử và nhiều khi là “nới tay” bỏ quá cho những hành vi thiếu trung thực khiến tình trạng trên ngày càng diễn ra phổ biến hơn,tinh vi hơn.
“Những giáo viên nghiêm túc thì nhiều khi cũng phải chùn tay trước áp lực xã hội, của địa phương, của ngành hay nể nang cả lãnh đạo Hội đồng; đồng thời giáo viên cũng phải lo đến bảo toàn cuộc sống của mình. Đã có giáo viên có trận đòn nhớ đời vì đã coi thi quá nghiêm túc!Mà nếu như có nghiêm túc thì giám thị cũng chẳng được gì, nhiều khi bị đồng nghiệp nhìn với một con mắt e ngại, dè bỉu. Vậy thì, giám thị không lý do gì mà không chọn một giải pháp an toàn?!”

Sau đây là gợi ý của mình. 

- Ý nghĩa câu truyện trên chính là: chúng ta cần phải biết trân trọng sự sống. Sự sống có hạn nên chính là điều vô giá nhất. 

- Bàn luận xoay quanh ý nghĩa trên: 

+ Trữ lượng cuộc đời là hữu hạn, chúng ta chỉ sống một lần trên đời nên cần phải sống sao cho đáng để một ngày rời khỏi "xóm trọ trần gian", ta sẽ không phải mang theo chút tiếc nuối nào. 

+ Bất hạnh tồn tại song hành với hạnh phúc, chính nó là điều làm chúng ta nản chí và nghĩ tới cái chết nhiều hơn => đòi hỏi chúng ta phải vượt qua. Còn sống là còn có cơ hội đứng lên sau vấp ngã, xây dựng cơ đồ từ vết xe đổ thất bại. 

+ Bên cạnh đó chúng ta cần đặt niềm tin vào sự sống của mình. Không có bầu trời lúc nào cũng màu xám chỉ có nỗi buồn làm ta bỏ lỡ những ngày xanh => giữ cho mình sự lạc quan để trân trọng cuộc sống này nhiều hơn.

 

1 tháng 2 2019

Học tập là công việc suốt đời đối với mỗi một con người. Lê-nin từng nói: "Học, học nữa, học mãi". Nhưng phải học như thế nào cho đúng? Dân gian ta đã từng nhắc nhở: "Học đi đôi với hành". Chúng ta cần hiểu như thế nào về phương pháp học này?Học là quá trình chúng ta tiếp thu kiến thức của nhân loại. Nội dung học là các kiến thức nhân loại được chọn lọc (được phân loại thành khoa học tự nhiên và khoa học xã hội) cùng với đó là các kĩ năng, kĩ xảo tương ứng. Quá trình này nhằm đến một cái đích là làm phong phú những hiểu biết của con người, giúp phát triển vẹn toàn nhân cách và đặc biệt việc học trang bị cho mỗi chúng ta những kiến thức, những kĩ năng, kĩ xảo nghề nghiệp để từ đó tham gia vào hoạt động sản xuất của xã hội đem đến lợi ích cho bản thân, cho gia đình và cho đất nước. Như vậy, “học” ở đây được hiểu là gắn với vấn đề lí thuyết. Người học giỏi thường được hiểu là người nắm được nhiều nội dung lí thuyết.................................................................


24 tháng 3 2021

Bằng những câu từ, hình ảnh đơn giản gần gũi của tác phầm Mùa xuân nho nhỏ, tác giả Thanh Hải đã gợi lên không chỉ trong bản bẩn mà còn cho mọi người một điều đáng trân quý về lẽ sống cao đẹp
Sống đẹp là sống có mục đích, có ước mơ, lí tưởng. Sống đẹp là sống có chí cầu tiến, biết đứng dậy bằng chính đôi chân của mình khi vấp ngã, biết bền lòng và dũng cảm vượt qua những thử thách, khó khăn để vươn lên, chắp cánh cho ước mơ của mình đưọc bay cao, bay xa. Sống đẹp còn là một lối sống có văn hóa, biết lịch sự; là một cuộc sống có tri thức, có tình người. "Đẹp" không phải chỉ là cái đẹp hình thức. Cái "đẹp" thể hiện từ những hành động cư xử nhỏ nhất trong cuộc sống đến nghị lực vươn lên trong mỗi con người. "Sống đẹp" trước hết phải xuất phát từ lòng nhân ái, từ chính tình yêu trong trái tim để từ đó mà sống hết mình vì người khác, để bao dung, thứ tha ... Xuất phát từ tình yêu thương nên bất cứ hành động nào dù là nhỏ nhất cũng đầy sự quan tâm, chia sẻ giữa những con người. Một sáng đến trường bạn không sợ muộn học mà dừng lại giúp một cụ già qua đường. Mỗi ngày dành dụm tiền để ủng hộ quỹ “vì người nghèo". Những hành động ấy dù nhỏ nhặt nhưng đều là những nghĩa cử cao đẹp. Sống đẹp là sống có ích cho bản thân, gia đình và xã hội. Trong lịch sử của dân tộc có biết bao tấm gương về sống đẹp: Trần Hưng Đạo, Trưng Nhị, Trưng Trắc, Trần Quốc Toản, chị Võ Thị Sáu, anh Kim Đồng, anh Nguyễn Văn Trỗi,… vĩ đại hơn cả là Bác Hồ kính yêu. Họ là những người sống hết mình vì dân tộc vì cách mạng, vì nền độc lập, tự do của đất nước. Họ đã giành cả cuộc đời mình cho Tổ quốc. Họ là những anh hùng đã có công giữ nước, là những tấm gương sáng cho chúng ta học tập, noi theo. Sẽ sống đẹp nếu con người có mục tiêu, có lý tưởng hợp lý, vừa sức và hài hòa giữa các giá trị. Giá trị vật chất, giá trị nhân văn, giá trị tinh thần, giá trị thẩm mỹ... phải thực sự hài hòa trong quan hệ tương tác sẽ làm cho mỗi người sống đẹp hơn. Thật sự bất hợp lý và thiếu toàn diện nếu như con người thiếu động cơ sống hay thiếu động cơ đích thực và chân chính. Sống đẹp mãi là động lực để mỗi người phấn đấu nếu như mỗi người biết cống hiến, biết hy sinh và có bản lĩnh sống! Hãy mở rộng lòng mình, đem yêu thương sưởi ấm cho những trái tim ướt lạnh trước sóng gió của cuộc đời.

 

Hãy biết cho đi để được nhận lại: tình yêu thương, niềm tin và hy vọng. Sống đẹp là lối sống mà ai ai cũng muốn có được. Sống phải biết học tập và rèn luyện đúng cách thì lối sống ấy mới tồn tại và phát triển. Không ai sống đẹp ngay từ lúc lọt lòng. Bởi vậy, học tập và rèn luyện đúng cách là con đường duy nhất đưa ta đến với một lối sống văn minh, một lối sống đẹp. Bạn còn chờ gì nữa ?

13 tháng 12 2023

 Sau đây là đoạn văn của mình từng viết chỉ mang tính chất tham khảo thôi nha, bạn đọc rồi tìm hướng viết cho mình nhé:

   Mỗi chúng ta khi là một cá nhân tồn tại trong cõi trần tạm bợ này cần nuôi dưỡng ước mơ để đạt được thành công trong cuộc sống. Ước mơ là những điều tốt đẹp mà mỗi người chúng ta khát vọng muốn đạt được thoả mãn nhu cầu của bản thân. Mơ ước để mở ra những cánh cửa tương lai mới. "Người nghèo nhất không phải là người không có một xu dính túi mà là người không có nổi một ước mơ" ( Nếu biết trăm năm là hữu hạn - Lữ Thừa Ân ). Sở hữu một ước mơ là ta đang có trong tay niềm hạnh phúc. Ước mơ tạo bàn đạp cho ta chinh phục đỉnh Everest của đời mình. Dù có lạc lối trong bóng tối, mơ ước sẽ luôn là ngọn đuốc soi đường cho ta tìm đến với chân lý. Chúng ta đều biết đến Steve Jobs - CEO của Apple là một người có đam mê mạnh mẽ với công nghệ máy tính. Ông từng bị Apple sa thải. Lúc ấy ngỡ như đó đã là điểm kết thúc cho sự nghiệp của Steve Jobs. Nhưng ước mơ và đam mê không cho phép ông nản lòng, rời khỏi Apple, ông vẫn kiên trì xây dựng lại sự nghiệp và tạo ra nhiều công nghệ đột phá. Dù bao nhiêu tuổi chúng ta nên giữ cho mình ước mơ làm ánh sáng dẫn lối khi ta vấp ngã, lạc lối trong cái vòng vèo chùng chình của cuộc sống. Tôi từng nghe nói rằng "Ngày mai chính là vùng đất thần thoại 99% ước mơ nằm lại mãi mãi". Vậy nên khi đang nuôi dưỡng cho mình một ước mơ, tôi sẽ cố hết sức để biến nó thành sự thật. Cuộc đời là một thước phim ai cũng phải đóng một vai nào đó. Vậy sao không tỏa sáng trong chính vở diễn của mình? Tuổi trẻ tôi học cách không bỏ cuộc, quyết phấn đấu đến cùng để theo đuổi ước mơ của chính mình. 

Đề bài: Làm bài văn nghị luận xã hội về sự việc hiện tượng, nói về chủ đề "ô nhiễm môi trường" (làm khoảng 2 trang giấy đôi tập nha)*Cách làm bài nghị luận xã hội về sự việc hiện tượng:A/Mở bài- Giới thiệu vấn đề cần nghị luận- Trích đề (nếu có)B/Thân bài:- Bước 1: Giải thích+ Hiện tượng đó là gì? (tích cực hay tiêu cực)+ Nêu thực trạng, biểu hiện của hiện tượng...
Đọc tiếp

Đề bài: Làm bài văn nghị luận xã hội về sự việc hiện tượng, nói về chủ đề "ô nhiễm môi trường" (làm khoảng 2 trang giấy đôi tập nha)

*Cách làm bài nghị luận xã hội về sự việc hiện tượng:

A/Mở bài

- Giới thiệu vấn đề cần nghị luận

- Trích đề (nếu có)

B/Thân bài:

- Bước 1: Giải thích

+ Hiện tượng đó là gì? (tích cực hay tiêu cực)

+ Nêu thực trạng, biểu hiện của hiện tượng đó

- Bước 2: Phân tích, lý giải, bàn luận (trả lời cho câu hỏi tại sao)

+ Nếu là hiện tượng tích cực thì nêu ý nghĩa, tác dụng của hiện tượng

+ Nếu là hiện tượng tiêu cực thì nêu tác hại và hậu quả của hiện tượng

+ Chỉ ra nguyên nhân, tác hại cụ thể cũng như biện pháp, giải quyết hiện tượng đó

- Bước 3: Bàn luận, mở rộng

+ Phê phán, bác bỏ những hiện tượng xấu, chưa tốt

+ Ca ngợi, khuyến khích, tuyên truyền những hiện tượng đúng đắn

- Bước 4: Bài học nhận thức và hành động

C/Kết bài:

- Khẳng định lại khái quát vấn đề cần nghị luận

- Lời nhắn nhủ với mọi người

0