Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Kí hiệu \(S\) là tổng tất cả các số trên cùng 1 hàng, cột hay đường chéo. Dễ dàng kiểm chứng được \(-6\le S\le6\). Ta thấy từ \(-6\) đến \(6\) có tất cả là 13 số nguyên. Nói cách khác, sẽ có tất cả 13 giá trị khác nhau mà \(S\) có thể đạt được. Do trên bảng 6x6 có 6 cột, 6 hàng, 2 đường chéo ứng với 14 tổng S nên theo nguyên lí Dirichlet, sẽ tồn tại 2 tổng S mang cùng 1 giá trị, đây là đpcm.
a | b | c |
d | e | f |
g | h | i |
Theo đề bài, ta có;
\(a+b+c=a+d+g=c+f+i=g+h+i\)
\(=b+e+h=d+e+f=a+e+i=c+e+g\)
Từ đó ta có \(a+b+c+a+d+g+c+f+i+g+h+i\)\(=b+e+h+d+e+f+a+e+i+c+e+g\)
hay \(2a+2c+2g+2i+b+d+f+h=4e+a+b+c+d+f+g+h+i\)
hay \(a+c+g+i=4e\) (1)
Mặt khác \(a+b+c=b+e+h\)\(\Leftrightarrow a+c=e+h\)
Và \(g+h+i=b+e+h\)\(\Leftrightarrow g+i=b+e\)
Vậy \(4e=e+b+e+h\)hay \(2e=b+h\)hay \(4e=2\left(b+h\right)=\left(b+h\right)+\left(b+h\right)\)
Do \(d+e+f=b+e+h\)nên \(d+f=b+h\), từ đó \(4e=b+d+f+h\)(2)
Từ (1) và (2) ta có: \(8e=a+b+c+d+f+g+h+i\)hay \(e=\frac{a+b+c+d+f+g+h+i}{8}\)
Và đó là đpcm
đây là toán tổ hợp rời rạc nên là bài của ĐT nên chắc em hiểu khái niệm về tổ hợp và chỉnh hợp chập k của n rồi nhỉ?
Ta sẽ có bài tổng quát sau nhé:
Cho hcn nx(n(n-1)+1) được tô bởi 2 màu xanh đỏ, Chứng minh rằng luôn tồn tại 1 hcn đặc biệt mà với mọi cách tô ta luôn có 4 góc cùng màu
CM: với n lẻ, (TH n chẵn CM tương tự)
Trong 1 cột luôn có ít nhất \(\frac{n+1}{2}\)ô cùng màu, và có \(\frac{n+1}{2}.C^{\frac{n+1}{2}}_n\)cách sắp xếp chúng trong cột 1
Mà có tất cả \(n^3-n^2+n\)ô => sẽ có ít nhất \(\frac{n^3-n^2+n+1}{2}\)ô cùng màu
do vậy trong n(n-1) cột còn lại luôn tồn tại 1 cột có cách tô màu cùng với cách tô ở cột 1
đó chính là hình chữ nhật cần tìm
ÁP DỤNG BÀI NÀY: ta dễ dàng tìm ra n=7
lời giải tổng quát có thể hơi khó hiểu nhưng áp dụng cụ thể cho bài này em sẽ thấy dễ hieur nhé!
Bài 1:
Gọi a (a thuộc N*) là số thứ nhất. Ta có số thứ hai là: 5/3a
Thương phép chia thứ nhất cho 9 là: a/9
Thương phép chia số thứ hai cho 6 là:
5/3a : 6 = 5a/18
Thương thứ nhất bé hơn thương thứ hai là ba đơn vị nên ta có phương trình:
\(\frac{5a}{18}-\frac{a}{9}=3\Leftrightarrow\frac{5a}{18}-\frac{2a}{18}=\frac{54}{18}\)
\(\Leftrightarrow5a-2a=54\Leftrightarrow3a=54\)
\(\Leftrightarrow a=18\)(thỏa mãn)
Vậy số thứ nhất là 18, số thứ hai là: 5/3 . 18 = 30
Bài 2:
Gọi a (km) (a > 0) là quãng đường Hà Nội – Thanh Hóa.
Thời gian lúc đi là a/40 (giờ)
Thời gian lúc về là a/30 (giờ)
Tổng thời gian đi và về không kể thời gian nghỉ ở Thanh Hóa là:
10 giờ 45 phút – 2 giờ = 8 giờ 45 phút = \(8\frac{3}{4}\)giờ = 35/4 giờ
Theo đề bài, ta có phương trình: a/40 + a/30 = 35/4
\(\Leftrightarrow\frac{3a}{120}+\frac{4a}{120}=\frac{1050}{120}\Leftrightarrow3a+4a=1050\Leftrightarrow7a=1050\)
\(\Leftrightarrow a=150\)(thỏa mãn)
Vậy quãng đường Hà Nội – Thanh Hóa dài 150 km
Hai số nguyên dương có tỉ số giữa số thứ nhất và số thứ hai là 5/8. Nếu lấy số thứ nhất chia cho 5, số thứ hai chia cho 6 thì thương thứ nhất bé hơn thương thứ hai 2 đơn vị. Tìm hai số đó, biết rằng các phép chia trên đều là phép chia hết.