K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

22 tháng 12 2023

Trong cả hai câu đều có hiện tượng một số từ ngữ được lặp lại, cụ thể là: 

a. ăn mãi, ăn mãi. 

→ nhấn mạnh hành động “ăn”, có nghĩa là ăn rất lâu và rất nhiều, như thể không bao giờ dừng. 

b. hết…đến…, hết…đến… 

→ nhấn mạnh hành động “bay”, nghĩa là bay rất lâu và rất xa, ý “rất xa” còn được nhấn mạnh thêm ở điệp ngữ “hết đồng ruộng đến rừng xanh, hết rừng xanh đến biển cả”, nghĩa là các khoảng không gian cứ nối tiếp nhau tưởng như vô tận. 

18 tháng 1 2023

Cả hai câu đều dùng BPTT là điệp ngữ.

a, Điệp ngữ "ăn mãi".

Tác dụng: Nhấn mạnh sự ăn lâu, ăn nhiều. Ở đây nhấn mạnh yếu tố kì ảo của niêu cơm thần.

b, Điệp ngữ "bay mãi". Ngoài ra còn bổ trợ cụm "hết đồng ruộng đến rừng xanh, hết rừng xanh đến biển cả" 

Tác dụng: Nhấn mạnh hành động "bay", ở đây là bay rất lâu và rất xa. Cụm bổ trợ giúp người đọc hình dung là quãng đường bay là liên tục, không ngừng nghỉ.

#POPPOP

14 tháng 3 2022

THAM KHẢO!

a. Quân sĩ mười tám nước ăn mãi, ăn mãi nhưng niêu cơm bé xíu cứ ăn hết lại đầy.

Biện pháp tu từ: điệp từ

Tác dụng của biện pháp tu từ:

Niêu cơm thần kì với lời thách đố của Thạch Sanh và sự thua cuộc của quân sĩ 18 nước chư hầu chứng tỏ thêm tính chất kì lạ của niêu cơm với sự tài giỏi của Thạch Sanh.Niêu cơm thần tượng trưng cho tấm lòng nhân đạo, tư tưởng yêu hoà bình của nhân dân ta.Niêu cơm thần tượng trưng cho lòng nhân đạo yêu hoà bình.

b. Chim bay mãi, bay mãi, qua bao nhiêu là miền, hết đồng ruộng đến rừng xanh, hết rừng xanh đến biển cả.

Biện pháp tu từ: điệp ngữ

Tác dụng của biện pháp tu từ: Tăng sức gợi hình cho câu văn, thể hiện sự bao la, rộng lớn với những nơi mà chim thần bay qua. 

14 tháng 3 2022

a. biện pháp tu từ : điệp ngữ ( ăn mãi)

tác dụng : thể hiện sự lâu lắc dù quân có ăn tới đời sau cũng không hết được cơm.

b.  biện pháp tu từ : điệp ngữ 

tác dụng : thể hiện được sự rộng lớn , thời gian lâu khi bay của chim 

làm cho câu văn diễn đạt được rõ ý , người đọc có thể hiểu ngay được.

Bạn kham khảo link này nhé.

Câu hỏi của Tú Oanh - Ngữ Văn lớp 6 - Học toán với OnlineMath

“Nhà vua gả công chúa cho Thạch Sanh. Thấy vậy hoàng tử các nước chư hầu trước kia bị công chúa từ hôn lấy làm tức giận. Họ hội binh lính cả mười tám nước kéo sang đánh. Thạch Sanh xin nhà vua đừng động binh. Chàng một mình cầm cây đàn ra trước quân giặc. Tiếng đàn của chàng vừa cất lên thì quân sĩ mười tám nước bủn rủn tay chân… Cuối cùng các hoàng tử phải cởi giáp xin...
Đọc tiếp

“Nhà vua gả công chúa cho Thạch Sanh. Thấy vậy hoàng tử các nước chư hầu trước kia bị công chúa từ hôn lấy làm tức giận. Họ hội binh lính cả mười tám nước kéo sang đánh. Thạch Sanh xin nhà vua đừng động binh. Chàng một mình cầm cây đàn ra trước quân giặc. Tiếng đàn của chàng vừa cất lên thì quân sĩ mười tám nước bủn rủn tay chân… Cuối cùng các hoàng tử phải cởi giáp xin hàng. Thạch Sanh sai dọn một bữa cơm thết đãi những kẻ thua trận. Cả mấy vạn tướng lĩnh, quân sĩ thấy Thạch Sanh chỉ cho dọn ra vẻn vẹn có một niêu cơm tí xíu, bĩu môi, không muốn cầm đũa. Biết ý, Thạch Sanh đố họ ăn hết được niêu com và hứa sẽ trọng thưởng cho những ai ăn hết. Quân sĩ mười tám nước ăn mãi, ăn mãi, nhưng niêu cơm bé xíu cứ ăn hết lại đầy. Chúng cúi đầu lạy tạ vợ chồng Thạch Sanh rồi kéo nhau về nước…” 

Câu 1: Xác định các danh từ, động từ, tính từ có trong đoạn văn trên và đưa vào bảng phân loại?
Câu 2: Tìm các cụm từ có trong đoạn văn và đưa vào mô hình cấu tạo của cụm từ đó?
1
6 tháng 6 2021

Câu 1:

Các danh từ là: Nhà vua, công chúa, Thạch Sanh, hoàng tử, nước, công chúa, binh lính, cây đàn, quân giặc, tiếng đàn, quân sĩ, tay chân, bữa cơm, kẻ thua trận, tướng lĩnh, niêu cơm, đũa, vợ chồng

Các động từ: Gả, từ hôn, tức giận, hội, sang, đánh, xin hàngđộng binh, cầm, ra, cất, cởi, sai, dọn, thiết đãi, thấy, đố, ăn, hứa, bĩu môi,  trọng thưởng, cúi, lạy tạ, kéo, về

Các tính từ: bủn rủn, tí xíu, hết, đầy

Các cụm danh từ:

- Một người chồng thật xứng đáng

- Một lưỡi búa của cha để lại

- Một con yêu tinh ở trên núi

9 tháng 11 2021

chúng ta sống lương thiện thật thà và có tấm lòng vị tha như thạch sanh , ko nên dối trá,quên ơn như Lý Thông .Là người hãy luôn luôn mở rộng lòng vị tha , yêu thương mọi người,như Thạch Sanh không giết 2 mẹ con Lý Thông mà lại thả,18 nước lại đánh Thạch Sanh không muốn động binh.

8 tháng 11 2021

Mn giúp mik với nha .

8 tháng 11 2021

Thạch Sanh là một con người tưởng tượng của nhân dân thể hiện niềm tin, mơ ước về đạo đức, công lí xã hội lí tưởng nhân đạo yêu hoà bình của con người Việt Nam. Cuộc sống sẽ đẹp biết bao nếu chúng ta biết sống lương thiện thật thà và có tấm lòng vị tha như thạch Sanh.

 

giúp với ạĐỀ SỐ 8: Đọc đoạn trích sau và trả lời câu hỏi.“Sáng hôm sau, chim đến. Người chồng tót ngay lên lưng chim, còn người vợ vái lấy vái để chim thần. Chim cũng bay mãi, bay mãi hết đồng ruộng đến rừng xanh, hết rừng xanh đến biển cả rồi cuối cùng cũng đưa người anh đến cái đảo vàng giữa biển.Trên lưng chim bước xuống, anh ta đã hoa mắt vì của quý. Vào trong hang, anh ta...
Đọc tiếp

giúp với ạ

ĐỀ SỐ 8: Đọc đoạn trích sau và trả lời câu hỏi.

“Sáng hôm sau, chim đến. Người chồng tót ngay lên lưng chim, còn người vợ vái lấy vái để chim thần. Chim cũng bay mãi, bay mãi hết đồng ruộng đến rừng xanh, hết rừng xanh đến biển cả rồi cuối cùng cũng đưa người anh đến cái đảo vàng giữa biển.

Trên lưng chim bước xuống, anh ta đã hoa mắt vì của quý. Vào trong hang, anh ta lại càng mê mản tâm thần, quên đói, quên khát, cố nhặt vàng và kim cương cho thật đầy tay nải. Tay nải đã đầy, anh ta còn lấy thêm vàng dồn cả vào ống tay áo, ống quần đến nỗi nặng quá phải lê mãi mới ra khỏi hang.

[...]

Chim lấy đà mãi mới cất cánh nổi. Trời đã về chiều, chim còn đang bay phía trên biển cả thì bỗng nổi cơn gió mạnh. Mang nặng, bay ngược gió, chim yếu dần, hai cánh rũ xuống. Tay nải vàng thốt nhiên bị gió bật mạnh vào cánh chim. Chim buông xuôi hai cánh đâm bổ xuống biển.

Trong chớp mắt, người anh đã bị ngọn sóng cuốn đi với tay nải vàng và châu báu đầy người. Còn chim chỉ bị ướt lông, ướt cánh, chim lại vùng lên bay về núi về rừng.

(Ngữ văn 6 tập 2 – Bộ Kết nối tri thức với cuộc sống)

Câu hỏi

Câu 1: Nêu xuất xứ của đoạn trích trên? Đoạn trích trên được kể theo ngôi thứ mấy? Văn bản chứa đoạn trích trên thuộc thể loại gì?

Câu 2: Nêu nội dung chính của đoạn trích trên?

Câu 3: Hiệu quả của biện pháp tu từ điệp ngữ trong câu văn sau: “Chim cũng bay mãi, bay mãi hết đồng ruộng đến rừng xanh, hết rừng xanh đến biển cả rồi cuối cùng cũng đưa người anh đến cái đảo vàng giữa biển.”

Câu 4: Từ đoạn trích trên, em rút ra bài học gì?

1
8 tháng 3 2022

Câu 1.xuất xứ của đoạn trích trên là bài cây khế. Đoạn trích trên được kể theo ngôi thứ ba.Văn bản chứa đoạn trích trên thuộc thể loại truyện cổ tích.