K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

CÂU HỎI ÔN TẬP: PHÚ SÔNG BẠCH ĐẰNG (Trương Hán Siêu)

(Học sinh làm vào giấy kiểm tra)

Câu 1:
Khách có kẻ:
Giương buồm giong gió chơi vơi,
Lướt bể chơi trăng mải miết.
Sớm gõ thuyền chừ Nguyên, Tương,
Chiều lần thăm chừ Vũ Huyệt.
Cửu Giang, Ngũ Hồ, Tam Ngô, Bách Việt,
Nơi có người đi, đâu mà chẳng biết.
1.Đoạn thơ trên trích trong tác phẩm nào của tác giả Trương Hán Siêu?
2.Nêu hoàn cảnh xuất xứ, vị trí, tác phẩm đó.
3.Thể loại của tác phẩm đó là gì? Trình bày hiểu biết của em về thể loại đó.
Câu 2:
Giới thiệu về địa danh sông Bạch Đằng được nhắc đến trong tác phẩm nêu tên ở câu

trên

Câu 3:
Đọc đoạn thơ sau và trả lời câu hỏi:
Khách có kẻ:
Giương buồm giong gió chơi với,
Lướt bể chơi trăng mải miết.
Sớm gõ thuyền chừ Nguyên, Tương,
Chiều lần thăm chừ Vũ Huyệt.
Cửu Giang, Ngũ Hồ, Tam Ngô, Bách Việt,
Nơi có người đi đâu mà chẳng biết.

Đầm Vân mộng chứa vài tram trong dạ cũng nhiều,
Mà tráng chí bốn phương vẫn còn tha thiết.
Bèn giữa dòng chừ buông chèo,
Học Tử Trường chừ thú tiêu dao.
Qua cửa Đại Than, ngược bến Đông Triều,
Đến sông Bạch Đằng, thuyền bơi một chiều.
Bát ngát song kình muôn dặm,
Thướt tha đuôi trĩ một màu.
Nước trời: một sắc, phong cảnh:ba thu,
Bờ lau san sát, bến lách đìu hiu.
Sông chìm giáo gãy, gò đầy xương khô,
Buồn vì cảnh thảm, đứng lặng giờ lâu.
Thương nỗi anh hùng đâu vắng tá,
Tiếc thay dấu vết luống còn lưu!
1.Có thể hiểu nhân vật khách trong văn bản là ai? Mục đích dạo chơi của khách là gì?
2.Tư thế của khách trong các cuộc dạo chơi hiện lên như thế nào?
3.Trong bài thơ Phú sông Bạch Đằng, nhân vật khách đã dạo chơi những nơi nào? Vì
sao khách lại dừng chân ở những địa danh đó? Phân tích giọng điệu lời văn khi khách
kể lại các cuộc dạo chơi của mình.
Câu 4:

Em hãy viết một đoạn văn ngắn (10 – 12 câu) nêu cảm nhận của mình về tâm trạng của
nhân vật khách thể hiện trong văn bản.
Câu 5:
Từ lời kể của các bô lão về cuộc chiến của hai vua Trần trên sông Bạch Đằng (năm
1288), hãy viết một đoạn văn ngắn (khoảng 8 – 10 câu) thuyết minh lại hai trận đánh
đó.

1
8 tháng 3 2022

c1 : lenguyenthanh12Lính mới21:52
đầu tiên sông bạch đằng hiện lên với vẻ đẹp thơ mộng:”Bát ngát sóng kình muôn dặm,/ Thướt tha đuôi trĩ một màu./ Nước trời: một sắc, phong cảnh: ba thu,”.Và tiếp đó lại hiện lên với vẻ sầu thảm: “Bờ lau san sát, bến lách đìu hiu. /Sông chìm giáo gãy, gò đầy xương khô, /Buồn vì cảnh thảm, đứng lặng giờ lâu.”

_ Hùng  vĩ, thơ mộng với gió, trăng , hào hùng với những chiến công hiển hách. 

_Trơ trọi, hoang vu, sầu thảm: Dòng thời gian đã làm lãng quên đi những giá trị lịch sử. Bếb lách đìu hiu, cảnh thảm.., 

4 tháng 2 2021

Tham khảo nhé:

Cứ như thế, nhân vật "khách" bước ra mang đầy cảm hứng thơ, cảm hứng của một vị Học Tử Hách hải hồ:

Khách có kẻ:Giương buồm giong gió chơi vơi,…Trường chừ thú tiêu dao

Qua hàng loạt các hình ảnh đậm chất ước lệ, có tính phóng đại giương buồm giong gió, lướt bể chơi trăng, sớm gõ thuyền, chiều lần thăm gợi lên cả không gian, thời gian đều rộng mở. Lại thêm các từ láy chơi vơi, mải miết diễn tả thật đậm nét tâm hồn của một bậc mặc khách, tao nhân đang vi vu cùng với đất trời, thỏa chí mà phóng khoáng, ngao du. Khách xuất hiện như thể mang theo một giấc mộng hải hồ, đắm mình cùng thiên nhiên. Kẻ lãng du ấy kéo theo cả hàng loạt những địa danh, những phong cảnh đẹp của Trung Hoa vốn chỉ biết trong sách vở. Nào là Nguyên, Tương, Vũ Huyệt, nào là Cửu Giang, Ngũ Hồ, Tam Ngô, Bách Việt, Đầm Vân Mộng… nơi có người đi, đâu mà chẳng biết, chứa vài trăm trong dạ cũng nhiều. Có cả một trình độ hiểu biết sâu rộng hay là cách để đấng mặc khách ấy thực hiện khát vọng thỏa cái tráng chí bốn phương vẫn còn tha thiết? Sao cũng phải, bởi trước hết cái trang trí ấy mang trong mình tâm thức của một bậc thi nhân đầy lãng mạn, ưa thích ngao du. Cho nên việc học Tử Trường đâu có phải học cách của một sử ký gia, mà là học thú tiêu dao, cái thú thưởng ngoạn để giữa dòng chừ buông chèo không nỡ bỏ lỡ cảnh đẹp nên thơ, lại thêm mở mang hiểu biết.

PHẦN ĐỌC HIỂU: (3.0 điểm)Đọc văn bản sau và thực hiện các yêu cầu nêu ở dưới:NHỮNG ĐIỀU BÉ NHỎ Những giọt nước bé nhỏNhững hạt bụi đang bayĐã làm nên biển lớnVà cả trái đất nàyCũng thế, giây và phútTa tưởng ngắn, không dàiĐã làm nên thế kỷQuá khứ và tương laiNhững sai lầm bé nhỏTa tưởng chẳng là gìTích lại thành tai hoạLàm chệch hướng ta điNhững điều tốt nhỏ...
Đọc tiếp

PHẦN ĐỌC HIỂU: (3.0 điểm)
Đọc văn bản sau và thực hiện các yêu cầu nêu ở dưới:
NHỮNG ĐIỀU BÉ NHỎ

Ảnh đại diện

 

Những giọt nước bé nhỏ
Những hạt bụi đang bay
Đã làm nên biển lớn
Và cả trái đất này

Cũng thế, giây và phút
Ta tưởng ngắn, không dài
Đã làm nên thế kỷ
Quá khứ và tương lai

Những sai lầm bé nhỏ
Ta tưởng chẳng là gì
Tích lại thành tai hoạ
Làm chệch hướng ta đi

Những điều tốt nhỏ nhặt
Những lời nói yêu thương
Làm trái đất thành đẹp
Đẹp như chốn Thiên Đường

Câu 1: Chỉ ra những điều bé nhỏ được tác giả nhắc đến trong bài thơ

Câu 2: Theo tác giả ,mối quan hệ giữa những điều nhỏ bé và những điều lớn lao là gì? Anh chị tâm đắc nhất với phát hiện nào của người viết trong bài thơ?

Câu 3: Chỉ ra và phân tích tác dụng của một biện pháp tu từ được sử dụng trong bài thơ .

Câu 4: Anh chị có đồng tình với quan điểm của tác giả ở khổ 3:"Những sai lầm nhỏ bé...Làm ta chệch hướng đi." không? Vì sao?

PHẦN LÀM VĂN:

Từ nội dung bài thơ ở phần đọc hiểu, anh chị hãy viết một đoạn văn(khoảng 200 chữ )trình bày quan niệm của mình về ý nghĩa của "những điều tốt nhỏ nhặt" trong cuộc sống.

0
Phú sông Bạch Đằng Câu 1 Tác phẩm Phú sông Bạch Đằng có mấy nhân vật trữ tình? • A. Hai. • B. Ba. • C. Một. • D. Rất nhiều. Câu 2 Dòng nào kể không đúng tên tác phẩm, tác giả văn học viết về sông Bạch Đằng (ngoài tác phẩm Phú sông Bạch Đằng của Trương Hán Siêu)? • A. Bạch Đằng giang - Phạm Ngũ Lão. • B. Bạch Đằng giang - Nguyễn Sưởng. • C. Hậu Bạch Đằng giang phú - Nguyễn...
Đọc tiếp

Phú sông Bạch Đằng
Câu 1 Tác phẩm Phú sông Bạch Đằng có mấy nhân vật trữ tình?
• A. Hai. • B. Ba. • C. Một. • D. Rất nhiều.
Câu 2 Dòng nào kể không đúng tên tác phẩm, tác giả văn học viết về sông Bạch Đằng (ngoài tác phẩm Phú sông Bạch Đằng của Trương Hán Siêu)?
• A. Bạch Đằng giang - Phạm Ngũ Lão.
• B. Bạch Đằng giang - Nguyễn Sưởng.
• C. Hậu Bạch Đằng giang phú - Nguyễn Mộng Tuân.
• D. Bạch Đằng hải khẩu - Nguyễn Trãi.
Câu 3 Dòng nào dưới đây nói đúng nguồn gốc, đặc điểm thể loại phú theo lối cổ thể mà Trương Hán Siêu sử dụng trong bài văn Bạch Đằng giang phú?
• A. Có trước thời Đường, có vần, không nhất thiết phải có đối, cuối bài thường được kết lại bằng thơ.
• B. Được đặt ra từ thời Tống, tương đối tự do, dùng câu văn xuôi.
• C. Được đặt ra từ thời cổ xưa, thường làm theo lối văn biền ngẫu.
• D. Được đặt ra từ thời Đường, có vần, có đối, có luật bằng trắc chặt chẽ.
Câu 4 Trong Phú sông Bạch Đằng của Trương Hán Siêu có những địa danh, địa danh nào sau đây không lấy từ điển cố Trung Quốc?
• A. "Ngũ Hồ".
• B. "Tam Ngô".
• C. "Cửa Đại Than".
• D. "Cửu Giang".
Câu 5 Đoạn đầu của bài phú Phú sông Bạch Đằng của Trương Hán Siêu đã cho thấy nhân vật Khách là người như thế nào?
• A. Một người ham đọc sách và có hiểu biết rộng.
• B. Một bậc du tử, ham thích thú tiêu dao, một con người lịch lãm và từng trải.
• C. Một con người từng trải, lịch lãm tìm về nơi chiến địa xưa để hồi nhớ về những kỉ niệm một thời tuổi trẻ của mình.
• D. Một nghệ sĩ tài hoa ham thích thú tiêu dao.
Câu 6 Đọc câu văn: "Kìa trận Bạch Đằng mà đại thắng - Bởi đại vương coi thế giặc nhàn" (Phú sông Bạch Đằng). Câu văn trên nhắc đến nhân vật lịch sử nào?
• A. Trần Quốc Tuấn. • B. Trần Nhân Tông. • C. Trần Thánh Tông. • D. Trần Thủ Độ.
Câu 7 "Tử Trường" trong bài phú Phú sông Bạch Đằng của Trương Hán Siêu là tên chữ của
• A. Đào Tiềm. • B. Gia Cát Lượng. • C. Lý Bạch. • D. Tư Mã Thiên.
Câu 8 Tại sao bài “Phú sông Bạch Đằng” của Trương Hán Siêu được đánh giá là đỉnh cao nghệ thuật của thể phú trong văn học trung đại Việt Nam?
• A. Vì bài phú đã vận dụng thể văn biền ngẫu một cách linh hoạt, diễn đạt được mọi cung bậc của tình cảm, mọi diễn biến của sự việc.
• B. Vì cấu tứ đơn giản chỉ có hai nhân vật "khách" và "các bô lão" đối đáp, ngôn ngữ chau truốt, bóng bẩy.
• C. Vì bố cục logic, chặt chẽ, mạch lạc, xây dựng được hình tượng độc đáo là con sông, vừa là một thiên nhiên sinh động và cụ thể, vừa như một nhân chứng lịch sử vô hình thâm trầm, sâu sắc.
• D. Vì bố cục bài rất logic, chặt chẽ, mạch lạc; hình tượng nghệ thuật được sáng tạo thật tuyệt vời, vừa có tính tạo hình vừa giàu khả năng biểu hiện; ngôn từ vừa sâu sắc triết lí vừa nồng nàn tình cảm, vừa giàu chi tiết cụ thể vừa sâu đậm chất khái quát, vận dụng thể văn biền ngẫu.
Câu 9 Về nghệ thuật thể hiện trận đánh trong bài phú Phú sông Bạch Đằng của Trương Hán Siêu, nhận xét nào sau đây là sai?
• A. Dùng những hình ảnh phóng đại mang tính ẩn dụ để nói về nỗi nhục nhã không cùng mà kẻ thù xâm lược tự chuốc lấy.
• B. Dẫn những điển tích rất phổ biến nói về những trận đánh lớn trong lịch sử chiến tranh của Trung Quốc, tạo sự liên tưởng về tầm vóc chiến thắng của ta và thất bại của giặc trên sông Bạch Đằng.
• C. Dùng thủ pháp chơi chữ, dùng nghệ thuật miêu tả, dựng lại quang cảnh trận đánh làm hiện ra trước mắt người đọc.
• D. Sử dụng lối văn biền ngẫu, các vế đối nhau nhịp nhàng, cùng với việc vận dụng các câu văn dài ngắn khác nhau, diễn tả được không khí hào hùng khốc liệt của trận đánh cũng như những cảm xúc, ý nghĩ của nhân vật.
Câu 10 Trong bài “Phú sông Bạch Đằng”, lời kể của các bô lão với nhân vật khách về những chiến công trên sông Bạch Đằng có đặc điểm gì?
• A. Lời kể hết sức cụ thể, chân thực, chi tiết.
• B. Lời kể rất súc tích, cô đọng giàu sức gợi.
• C. Giọng điệu u hoài, tiếc nhớ.
• D. Lời kể mang đậm vẻ bùi ngùi xót xa.
- Mọi người giúp em giải với ạ. Em cảm ơn

0
25 tháng 10 2016

hỏi rồi lại đáp cũng hỏi làm jlolang

27 tháng 7 2021

Xong, có đáp án rồi nha 

ĐỌC HIỂU Nhớ Quá Bạn Tôi ơi Chiều nay về thăm trường cũ Tìm nhặt những cánh phượng rơi Kỷ niệm xưa giờ yên ngủ Phong sương sỏi đá một thời Dĩ vãng im lìm rêu phủ Sân trường xưa ta vui chơi Gốc phượng già như nhắn nhủ Tình xưa không nói lên lời Nửa đời quay cuồng vần vũ Trở về bỗng thấy chơi vơi Bạn bè đâu còn đông đủ Giờ đây mỗi đứa một nơi Có đứa đã thành tỷ...
Đọc tiếp

ĐỌC HIỂU
Nhớ Quá Bạn Tôi ơi

Chiều nay về thăm trường cũ
Tìm nhặt những cánh phượng rơi
Kỷ niệm xưa giờ yên ngủ
Phong sương sỏi đá một thời

Dĩ vãng im lìm rêu phủ
Sân trường xưa ta vui chơi
Gốc phượng già như nhắn nhủ
Tình xưa không nói lên lời

Nửa đời quay cuồng vần vũ
Trở về bỗng thấy chơi vơi
Bạn bè đâu còn đông đủ
Giờ đây mỗi đứa một nơi

Có đứa đã thành tỷ phú
Có bạn còn khó trong đời
Có đứa ra quân xuất ngũ
Có bạn vĩnh viễn xa rồi

Gió lay cây buồn ủ rũ
Chợt nghe lệ đắng bờ môi
Mong được trở về quá khứ
Nhớ quá các bạn tôi ơi.

Câu 1: xác định các phương thức biểu đạt
Câu 2: xác định các biện pháp tu từ có trong đoạn thơ thứ 1, 2,4,5. Nêu tác dụng của từng biện pháp có trong mỗi khổ thơ trên.
Câu 3: Xác định nội dung của bài thơ

0
I. Đọc hiểu (3,0 điểm) Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu:           Người lên ngựa, kẻ chia bào,                                Rừng phong, thu đã nhuốm màu quan san                Dặm hồng bụi cuốn chính an            Trông người đã khuất mấy ngàn dâu xanh               Người về chiếc bóng năm canh                  Kẻ đi muôn dặm một mình xa xôi  ...
Đọc tiếp

I. Đọc hiểu (3,0 điểm)

Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu:

          Người lên ngựa, kẻ chia bào,
                               Rừng phong, thu đã nhuốm màu quan san
               Dặm hồng bụi cuốn chính an
           Trông người đã khuất mấy ngàn dâu xanh
              Người về chiếc bóng năm canh
                 Kẻ đi muôn dặm một mình xa xôi
         Vầng trăng ai xẻ làm đôi
   Nửa in gối chiếc nửa soi dặm trưởng.

(Thúc Sinh từ biệt Thúy Kiều, Trích Truyện Kiều,

Nguyễn Du, NXB Văn hóa thông tin, 2002, tr.142-143)

Chú thích: (1) Màu quan san: vé xa xôi cách trở

                   (2) Chính an: việc đi đường xa

Câu 1. Đoạn trích trên được viết theo thể thơ nào?

Câu 2. Chỉ ra hai hình ảnh thiên nhiên được miêu tả trong đoạn thơ trên.

Câu 3. Nêu tác dụng của phép điệp được sử dụng trong đoạn trích.

Câu 4. Anh/chị hãy nhận xét về tâm trạng của nhân vật Thúy Kiều trong hai câu thơ sau:

Vầng trăng ai xẻ làm đôi

Nửa in gối chiếc nửa soi dặm trường

25
13 tháng 5 2021

thể thơ lục bác hay sao ý

13 tháng 5 2021

Câu 1: Thể thơ: lục bát.

Câu 2: Những hình ảnh của thiên nhiên được miêu tả trong đoạn thơ: rừng phong, dặm hồng bụi cuốn, ngàn dâu, vầng trăng.

Câu 3: 

- Điệp từ: người, kẻ.

- Tác dụng của phép điệp:

+ Diễn tả tình cảnh chia li và tâm trạng lưu luyến, nhớ nhung của Thúy Kiều và Thúc Sinh.

+ Giúp cho lời thơ nhịp nhàng, giàu giá trị biểu cảm.

Câu 4:

Tâm trạng của nhân vật Thúy Kiều:

- Nỗi buồn li biệt và sự nhớ thương khôn nguôi dành cho Thúc Sinh.

- Sự cô đơn, trống trải khi vò võ nơi phòng vắng.