K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

ĐỀ KIỂM TRA MÔN TIẾNG VIỆTThời gian làm bài: 90 phút( không kể thời gian giao đề )Câu 1(3 điểm): Cho đoạn văn:(1)Làng quê tôi đã khuất hẳn nhưng tôi vẫn đăm đắm nhìn theo.(2)Tôi đã đi nhiều nơi, đóng quân nhiều chỗ phong cảnh đẹp hơn đây nhiều, nhân dân coi tôi như người làng và cũng có những người yêu tôi tha thiết, nhưng sao sức quyến rũ, nhớ thương vẫn không mãnh liệt, day dứt...
Đọc tiếp

ĐỀ KIỂM TRA MÔN TIẾNG VIỆT
Thời gian làm bài: 90 phút( không kể thời gian giao đề )

Câu 1(3 điểm): Cho đoạn văn:

(1)Làng quê tôi đã khuất hẳn nhưng tôi vẫn đăm đắm nhìn theo.(2)Tôi đã đi nhiều nơi, đóng quân nhiều chỗ phong cảnh đẹp hơn đây nhiều, nhân dân coi tôi như người làng và cũng có những người yêu tôi tha thiết, nhưng sao sức quyến rũ, nhớ thương vẫn không mãnh liệt, day dứt bằng mảnh đất cọc cằn này.
(Theo Nguyễn Khải)
a. Trong đoạn văn trên, từ ngữ làng quê tôi được thay thế bằng những từ ngữ nào?Sự thay thế từ ngữ ở đây có tác dụng gì?
b. Xác định các từ láy có trong đoạn văn.
c. Tìm chủ ngữ, vị ngữ của câu(1) và cho biết đó là câu đơn hay câu ghép?
Câu 2(2 điểm): Chọn 1 từ thích hợp nhất trong số các từ có trong ngoặc đơn để điền vào ô trống ở mỗi câu dưới đây:
a. Nắng cứ như từng.....(tia lửa, dòng lửa, đốm lửa) xối xuống mặt đất.
b. Những cơn mưa mù hạ đến rất nhanh và ra đi cũng rất.....(chậm chạp, chầm chậm, vội vàng).
c. Ông già.....(mùa thu, mùa xuân, mùa đông) xuất hiện, vội trùm cả chiếc áo choàng xám lên cây cỏ, vạn vật.
d. Những cánh đồng lúa xanh mướt.....(rào rào, dập dờn, cuồn cuộn) trong gió nhẹ.

Câu 3(5 điểm): Hãy viết 1 đoạn văn 10-12 câu trình bày cảm nhận của em về đoạn thơ sau:
Bão bùng thân bọc lấy thân
Tay ôm, tay níu tre gần nhau thêm.
Thương nhau, tre chẳng ở riêng
Lũy thành từ đó mà nên hỡi người.
Chẳng may thân gãy, cành rơi
Vẫn nguyên cái gốc truyền đời cho măng.
(Tre Việt Nam- Nguyễn Duy)

Câu 4(2 điểm): Dùng câu thơ Trái đất này là của chúng mình(trích từ bài thơ Bài ca về trái đất của nhà thơ Định Hải) làm câu mở đầu đoạn văn, hãy viết tiếp 2 câu để biểu hiện mơ ước về trái đất.
Tìm 2 từ đồng nghĩa hoặc gần nghĩa với từ trái đất.
Câu 5(8 điểm): Mùa đông qua rồi mùa xuân đến, mỗi 1 mùa, cây bàng trường em lại có những vẻ riêng. Hãy miêu tả những vẻ riêng ấy của cây bàng.

2
GN
GV Ngữ Văn
Giáo viên
26 tháng 4 2018

1.

a. "Làng quê tôi" được thay bằng "đây", "mảnh đất cọc cằn này".

b. Các từ láy: đăm đắm, tha thiết, day dứt, cọc cằn.

c. Câu (1) là câu ghép.

Làng quê tôi // đã khuất hẳn nhưng tôi // vẫn đăm đắm nhìn theo.

CN                     VN                         CN            VN

2.

a. dòng lửa

b. vội vàng

c. mùa đông

d. dập dờn

3. Gợi ý nội dung viết đoạn văn cảm nhận:

Đoạn thơ nói về tinh thần đoàn kết, bao bọc, sự tiếp nối của tre (cha truyền con nối, tre già măng mọc). Đồng thời cũng chính là những đức tính, phẩm chất tốt đẹp của người dân Việt Nam: kiên cường, bất khuất, đoàn kết, gắn bó, nghĩa tình.

23 tháng 5 2024

TÌM TRONG BÀI MỘT CÂU GHÉP VÀ PHÂN TÍNH CÂU GHÉO ĐÓ CÓ MẤY VẾ CÂU ( BÀI TIẾNG ĐỒNG QUÊ

 

 

9 tháng 4 2018

a.Trong căn phòng ấy/, mỗi lần được bà chải tóc /, để thêm thú vị/,  tôi /đều kể một câu chuyện vui.

        TN 1                            TN2                                      VN1          CN             VN2

b.Dù bận, mẹ /vẫn lo cho em trong /khi còn rất nhiều công việc.

                CN      VN                                    TN

c.Tôi /chờ bạn nơi cuối con đường. 

CN                      VN

d.Tôi /vẫn luôn nhớ kỉ niệm này, /đó là một kỉ niệm hằn sâu vào /kí ức tôi/ trong năm trước.

  CN  1               VN    2                             VN2                                 CN2       TN

e.Tuy nhiên,/ tôi/ không mệt.

      TN          CN   VN

f.Một tấc đất /là một tấc vàng.

 CN                        CN

Học tốt ~~~~~~

9 tháng 4 2018

cho mik hỏi, mỗi lần được bà chải tóc các bạn nói là trạng ngữ , vậy đó là trạng ngữ chỉ gì?

A) Vì sao nhiều loài chim và muông thú muốn tụ tập ở chỗ cây tụ?

 Đáp án : Vì cây có bóng mát rộng ( bóng cây mát mẻ , cành lá xum xuê )

B) Vì sao cây cổ thụ muốn đi đến khắp nơi?

Đáp án : vì cây cổ thụ muốn biết nhiều nơi và  nhiều chuyện thú vị 

17 tháng 5 2020

A) Lặp từ ngữ.Đó là từ "ta"

Mik cx có đáp án như bn nhưng ko chắc lắm vì mik hok tiếng việt ko giỏi > thanks

mình chọn đáp án C , lặp từ ngữ và thay thế từ ngữ

1 tháng 5 2018

Mik nghĩ là đáp án B )

22 tháng 5 2021

Trả lời:

Đáp án D đúng nhé

Từ nối "nhưng"

"nó" thay thế cho "cây cơm nguội"

Lặp lại "nó"

22 tháng 5 2021

Là D đấy

Chắc chắn luôn

"nhưng" là từ dùng để nối mà

Câu 1. Tìm đại từ trong đoạn văn sau và xác định các đại từ đó thay thế cho từ ngữ nào :          " Năm nhuận ấy tôi lên tám. Đúng vào ngày sinh nhật tôi thì bố tôi mất việc ở nhà máy nước đá. Chuyện bố tôi mất việc cũng đơn giản thôi. Nó bắt nguồn từ người thợ quét vôi bị thằng xếp Tây ở nhà máy mắng bằng tiếng Việt ngay cạnh cái bàn nguội của bố tôi, vì máy giọt...
Đọc tiếp

Câu 1. Tìm đại từ trong đoạn văn sau và xác định các đại từ đó thay thế cho từ ngữ nào :

          " Năm nhuận ấy tôi lên tám. Đúng vào ngày sinh nhật tôi thì bố tôi mất việc ở nhà máy nước đá. Chuyện bố tôi mất việc cũng đơn giản thôi. Nó bắt nguồn từ người thợ quét vôi bị thằng xếp Tây ở nhà máy mắng bằng tiếng Việt ngay cạnh cái bàn nguội của bố tôi, vì máy giọt nước vôi bắn vào đôi giày của hắn. "

Câu 2. Chỉ ra bộ phận TN ( trạng ngữ ), CN ( chủ ngữ ), VN ( vị ngữ ) trong 2 câu sau :

1)Ngày mai, chúng ta phải đi học sớm để trực nhật, Hồng ạ.

.................................................................................................................

2)Minh ơi, bây giờ, ngoài đồng, người ta đã trẩy lá ké rồi.

................................................................................................................

Các bạn giúp mình với ! Help me, please !!!

2

Câu 1 :

- Các đại từ trong đoạn văn trên là :

+ Nó : thay thế cho " chuyện bố tôi mất việc "

+ Hắn : thay thế cho " người thợ quét vôi "

Chúc bn hok tốt ~

2 tháng 11 2019

câu 2:

a) ngày mai ,chúng ta/ phải đi học sớm để trực nhật,Hồng ạ.

        TN          CN               VN

b)Minh ơi,bây giờ,ngoài đồng , người ta /đã trẩy lá ké rồi.

                         TN                       CN                VN

                       

Câu 1 (2đ): Chọn câu trả lời đúng:1.Một nghề cho chín còn hơn chín nghề.Từ chín trong câu trên là:a.Từ đồng âm b. Từ đồng nghĩa c. Từ nhiều nghĩa d. Từ tượng hình2. Chúng ta cần phát hiện và bồi dưỡng những ……………………….. trẻ cho đất nước.a. Tài trí b. Tài đức c. Tài năng d. Tài hoa3. Tiếng mưa bên hiên nhà nghe tí tách, thật vui tai.Từ “Tiếng mưa” trong câu trên là:a.Danh từ...
Đọc tiếp

Câu 1 (2đ): Chọn câu trả lời đúng:
1.Một nghề cho chín còn hơn chín nghề.
Từ chín trong câu trên là:
a.Từ đồng âm b. Từ đồng nghĩa c. Từ nhiều nghĩa d. Từ tượng hình
2. Chúng ta cần phát hiện và bồi dưỡng những ……………………….. trẻ cho đất nước.
a. Tài trí b. Tài đức c. Tài năng d. Tài hoa
3. Tiếng mưa bên hiên nhà nghe tí tách, thật vui tai.
Từ “Tiếng mưa” trong câu trên là:
a.Danh từ b. Động từ c. Tính từ d. Đại từ
4. Bài thơ Những cánh buồm của tác giả :
a. Tố Hữu b. Trần Đăng Khoa c.Nguyễn Đức Mậu d. Hoàng Trung Thông
5. Câu tục ngữ Người ta là hoa đất có nghĩa là:
a. Con người là hương thơm của trời đất
b. Con người là tinh túy của trời đất
c. Con người là vẻ đẹp của đất
d. Con người là hoa trong trời đất
6. Đọc đoạn văn sau:
“Từ trong nguồn sâu, Suối Nhỏ cần cù len lỏi qua những gốc cây, những hòn đá. Vừa đi Suối
Nhỏ vừa thiết tha gọi:
-Các bạn ơi. Hãy cùng chúng tôi! Chúng mình hòa nhập lại. Hãy cùng nhau, các bạn ơi!
Các lạch nước nghe lời Suối Nhỏ như bừng tỉnh giấc, róc rách nhập bọn.
Qua ba tầng núi cổ, vượt năm cánh rừng già, Suối Nhỏ đã trở thành Suối Lớn đầy sức lực. Nắng
quàng lên mình Suối Lơn một bộ cánh long lánh. Gió thổi vào hồn Suối Lớn một điệu nhạc ngân
nga”.

(Suối nhỏ và vũng nước – Hồng Nhu)
Trong đoạn văn trên có bao nhiêu từ láy?
a.4 từ láy b. 6 từ láy c. 7 từ láy d. 8 từ láy
7. Trong đoạn văn ở câu 6, có sử dụng phép liên kết là:
a. Phép lặp b. Phép thế c. Phép nối d. Phép lặp và phép thế
8. Đoạn thơ sau được trích từ văn bản nào:
“Nơi những dòng sông cần mẫn
Gửi lại phù sa bãi bồi
Để nước ngọt ùa ra biển
Sau cuộc hành trình xa xôi”
a.Những cánh buồm b. Cửa sông
c. Dòng sông mặc áo d. Tiếng đàn Ba – la – lai – ca trên sông Đà.

1
20 tháng 5 2020

1c 2c 3a 5b 6b 7d 8b

I. Kiểm tra đọc thành tiếng (3 điểm) II. Kiểm tra đọc hiểu - kiến thức Tiếng Việt: (7 điểm). Đọc bài văn sau: Cho và nhận    Một cô giáo đã giúp tôi hiểu rõ ý nghĩa phức tạp của việc cho và nhận.    Khi thấy tôi cầm sách trong giờ tập đọc, cô đã nhận thấy có gì không bình thường, cô liền thu xếp cho tôi đi khám mắt. Cô không đưa tôi đến bệnh viện, mà dẫn tôi đến bác...
Đọc tiếp

I. Kiểm tra đọc thành tiếng (3 điểm)

II. Kiểm tra đọc hiểu - kiến thức Tiếng Việt: (7 điểm).

Đọc bài văn sau:

Cho và nhận

   Một cô giáo đã giúp tôi hiểu rõ ý nghĩa phức tạp của việc cho và nhận.

   Khi thấy tôi cầm sách trong giờ tập đọc, cô đã nhận thấy có gì không bình thường, cô liền thu xếp cho tôi đi khám mắt. Cô không đưa tôi đến bệnh viện, mà dẫn tôi đến bác sĩ nhãn khoa riêng của cô. Ít hôm sau, như với một người bạn, cô đưa cho tôi một cặp kính.

    Em không thể nhận được! Em không có tiền trả đâu thưa cô! – Tôi nói, cảm thấy ngượng ngùng vì nhà mình nghèo.

   Thấy vậy, cô liền kể một câu chuyện cho tôi nghe. Chuyện kể rằng: “ Hồi cô còn nhỏ, một người hàng xóm đã mua kính cho cô. Bà ấy bảo, một ngày kia cô sẽ trả cho cặp kính đó bằng cách tặng cho một cô bé khác. Em thấy chưa, cặp kính này đã được trả tiền từ trước khi em ra đời”. Thế rồi, cô nói với tôi những lời nồng hậu nhất, mà chưa ai khác từng nói với tôi: “Một ngày nào đó, em sẽ mua kính cho một cô bé khác”.

   Cô nhìn tôi như một người cho. Cô làm cho tôi thành người có trách nhiệm. Cô tin tôi có thể có một cái gì để trao cho người khác. Cô chấp nhận tôi như thành viên của cùng một thế giới mà cô đang sống. Tôi bước ra khỏi phòng, tay giữ chặt kính trong tay, không phải như kẻ vừa được nhận món quà, mà như người chuyển tiếp món quà cho người khác với tấm lòng tận tụy.

    Dựa vào nội dung bài đọc, em hãy ghi lại chữ cái trước ý trả lời đúng hoặc viết câu trả lời vào giấy kiểm tra.

Câu 1: Vì sao cô giáo lại dẫn bạn học sinh đi khám mắt? (0,5 điểm)

a. Vì bạn ấy bị đau mắt
b. Vì bạn ấy không có tiền
c. Vì bạn ấy không biết chỗ khám mắt
d. Vì cô đã thấy bạn ấy cầm sách đọc một cách không bình thường.

Câu 2: Cô giáo đã làm gì để bạn học sinh vui vẻ nhận kính? (0,5 điểm)

a. Nói rằng đó là cặp kính rẻ tiền, không đáng là bao nên bạn không phải bận tâm.
b. Nói rằng có ai đó nhờ cô mua tặng bạn.
c. Kể cho bạn nghe một câu chuyện để bạn hiểu rằng bạn không phải là người được nhận quà mà chỉ là người chuyền tiếp món quà cho người khác.
d. Vì lời ngọt ngào, dễ thương của cô .

Câu 3: Dấu gạch ngang trong câu sau có tác dụng gì? (0,5 điểm)

- Em không thể nhận được ! Em không có tiền trả đâu thưa cô!

a. Đánh dấu những ý liệt kê.
b. Đánh dấu bộ phận giải thích.
c. Đánh dấu những từ đứng sau nó là lời nói trực tiếp của nhân vật.
d. Báo hiệu đó là các ý đối thoại trong đoạn văn.

Câu 4: Việc cô thuyết phục bạn học sinh nhận kính của mình cho thấy cô là người thế nào? (0,5 điểm)

a. Cô là người thường dùng phần thưởng để khuyến khích học sinh.
b. Cô là người hiểu rất rõ ý nghĩa của việc cho và nhận.
c. Cô là người luôn sống vì người khác.
d. Cô là người biết làm cho người khác vui lòng.

Câu 5: Câu chuyện muốn nói với em điều gì? (1 điểm)

Câu 6: Qua câu chuyện trên em học được điều gì ở các nhân vật? (1 điểm)

Câu 7: Từ nào dưới đây trái nghĩa với từ in đậm trong câu sau: “Một cô giáo đã giúp tôi hiểu rõ ý nghĩa phức tạp của việc cho và nhận.” (0,5 điểm)

a. đơn giản
b. đơn điệu
c. đơn sơ
d. đơn thuần

Câu 8: Câu nào sau đây là câu ghép. (0,5 điểm)

a. Một cô giáo đã giúp tôi hiểu rõ ý nghĩa phức tạp của việc cho và nhận.
b. Khi thấy tôi cầm sách trong giờ tập đọc, cô đã nhận thấy có gì không bình thường, cô liền thu xếp cho tôi đi khám mắt.
c. Thấy vậy, cô liền kể một câu chuyện cho tôi nghe.
d. Bà ấy bảo, một ngày kia cô sẽ trả cho cặp kính đó bằng cách tặng cho một cô bé khác.

Câu 9: Xác định bộ phận trạng ngữ, chủ ngữ và vị ngữ trong câu sau: (1 điểm)

Em thấy chưa, cặp kính này đã được trả tiền từ trước khi em ra đời.

Câu 10: Điền cặp từ hô ứng vào các chỗ trống cho thích hợp và viết lại câu văn đó ? (1 điểm)

Tôi … cầm sách để đọc, cô giáo… nhận ra là mắt tôi không bình thường.

625
15 tháng 5 2021

ko co ranh nha

15 tháng 5 2021

1.D