...">
K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

5 tháng 3 2023

- Văn hoá lễ hội thể hiện qua “lễ hội 5 không":

+ Không để xe gây ùn tắc giao thông, ảnh hưởng tới quá trình tham gia lễ hội

+ Không để xảy ra tình trạng ép giá, “chặt chém” khách du lịch

+ Không để người ăn xin tràn lan, cản trở lễ hội

+ Không phục vụ đồ ăn kém vệ sinh

+ Không để xảy ra trường hợp phản cảm, không phù hợp trong lễ hội.

6 tháng 3 2023

- Lễ hội Katê là bức tranh phác họa đời sống sinh hoạt cộng đồng, nơi hội tụ những giá trị tinh hoa văn hóa của đồng bào dân tộc Chăm. Lễ hội mang ý nghĩa tưởng nhớ tổ tiên, ông bà, cầu mong mưa thuận gió hòa, mùa màng bội thu; cầu mong cho sự hòa hợp lứa đôi, sự sinh sôi nảy nở của con người và vạn vật.

- Thông qua lễ hội Ka – tê người Chăm hướng tới cuộc sống cộng đồng hòa thuận, ấm no, hạnh phúc. Thể hiện sự biết ơn của bản thân mình đối với các vị thần linh và gia tiên. Đồng thời cũng thể hiện khát vọng về một màu màng bội thu, ấm no của mình.

5 tháng 3 2023

- Những thông tin cơ bản về lễ hội Ka-tê trong văn bản:

+ Thời gian diễn ra lễ hội Ka-tê

+ Phần lễ và phần hội của lễ hội Ka-tê

+ Ý nghĩa của lễ hội Ka-tê

- Điểm đặc sắc của lễ hội: “phần nghi lễ” và “phần hội” rất đặc sắc và phong phú, làm nên nét riêng và độc đáo của lễ hội Ka-tê.



 

5 tháng 3 2023

- Nội dung chính của lễ hội:

+ Khai mạc lễ hội Đền Hùng

+ Lễ hội văn hóa dân gian đường phố: Có sự tham gia của trên 2000 nghệ sĩ, với những tiết mục nghệ thuật đặc sắc.

+ Màn bắn pháo hoa kéo dài 5 phút

5 tháng 3 2023

- Nhan đề cung cấp thông tin ban đầu rằng lễ hội Ka-tê ở Ninh Thuận là một lễ hội dân gian đặc sắc.

- Tác giả không đưa tên gọi là lễ hội Ka-tê bởi nếu chỉ nêu ra như vậy thì người đọc sẽ chưa hình dung rõ ràng được đây là lễ hội gì, của toàn thể dân tộc hay chỉ thuộc về một dân tộc. Như vậy sẽ không để lại ấn tượng tốt cho người đọc.

6 tháng 3 2023

- “Trong mỗi năm, một gia đình được cử đại diện làm mầm cúng tế thần linh và phần lộc thụ hưởng được chia đều cho các hộ gia đình.”

- “Trong ngày hội, du khách dễ bắt gặp hình ảnh đội chum nước rất duyên dáng, khéo léo của các cô gái Chăm trong cuộc thi để nhanh về đích.”

- “Ở khoảng sân rộng, nam thanh nữ tú Chăm thể hiện những bài dân ca, biểu diễn dân vũ. Họ say sưa ca hát, nhảy múa đến đèm khuya.”

- “Hội làng tan dần, mọi người hân hoan trở về mái ẩm gia đình để họp mặt gia tiên.”

QT
Quoc Tran Anh Le
Giáo viên
28 tháng 8 2023

LỄ HỘI ĐỀN A SÀO

Tọa lạc tại xã An Thái, huyện Quỳnh Phụ, tỉnh Thái Bình, Đền A Sào là nơi thờ cúng, hương hỏa của Quốc Công Tiết chế Hưng Đạo Vương Trần Quốc Tuấn, cùng với những lễ hội, nghi thức cổ xưa vẫn được duy trì đến ngày nay.

Khu di tích A Sào bao gồm: di tích Đền A Sào, di tích Bến Tượng; di tích Gò Đống Yên được Bộ Văn hóa – Thể thao và Du lịch đã cấp bằng Di tích lịch sử – văn hóa cấp quốc gia năm 2011. Ngôi đền này nằm trên vùng đất gắn liền với sự tích Hưng Đạo Đại Vương đánh thắng giặc Nguyên – Mông. Sau này, nhân dân đã lập đền thờ Trần Hưng Đạo gọi là Đệ nhị sinh từ hay A Sào linh miếu (đền A Sào) để tưởng nhớ công ơn Ngài.

Đền luôn mở cửa đón khách chiêm bái vào mọi ngày thường nhật. Đặc biệt, vào đầu xuân năm mới hoặc ngày lễ hội đền A Sào vào 10-2 âm lịch (tương truyền là ngày sinh của Đức Thánh Trần) và ngày 20-8 âm lịch (ngày hóa của Ngài) thì đền lại tấp nập đông vui hơn cả. Lúc này, đền tổ chức lễ hội với nhiều nghi lễ văn hóa truyền thống và các trò chơi dân gian đặc sắc như: thi pháo đất, đấu vật, cờ tướng, bơi chải, màn múa kéo chữ…Tham gia lễ hội đền A Sào, du khách thập phương được sống với lòng tự hào dân tộc, tái hiện lại một thời kì hào hùng trong lịch sử đấu tranh dựng nước và giữ nước của dân tộc Việt Nam.

Đền A Sào chỉ cách trung tâm Hà Nội chưa đến ̣100km. Bởi vậy, nếu quý khách có nhu cầu hành hương tới đây có thể lựa chọn những phương tiện di chuyển sau:

- Ô tô (thời gian di chuyển dự kiến 1h40’ ~ 97km): Hầm Kim Liên – Đại Cồ Việt – Trần Khát Chân – Nguyễn Khoái – QL1A – Cao tốc Hà Nội Hải Phòng – đi theo lỗi về hướng TP. Hải Dương – QL38B – đường Trục Bắc Nam – rẽ phải vào ĐT20A/ĐT392 – Nguyễn Quang Cáp/DT216/DT455 – tại vòng xuyến đi theo lối thứ 3 đi khoảng 500m nữa là đến đền A Sào.

- Xe máy (thời gian di chuyển dự kiến 2h10’~90km): Hầm Kim Liên – Đại Cồ Việt – Trần Khát Chân – Nguyễn Khoái – QL5 – cầu Vĩnh Tuy – đường Cổ Linh – Thạch Bàn – ngõ 68 Nguyễn Văn Linh – ĐCT Hà Nội Bắc Giang/QL5 (đoạn đường này mất phí cầu đường) – QL38 – rẽ trái vào ĐT20A/ĐT392 – Nguyễn Lương Bằng/DT20B/DT392B – ĐT396 – ĐT396B- Nguyễn Quang Cáp/DT216/DT455 – tại vòng xuyến đi theo lối thứ 3 đi khoảng 500m nữa là đến đền A Sào.

5 tháng 3 2023

    Điểm giống nhau giữa phong tục của người chăm (qua lễ hội Katê) và phong tục của người Kinh (qua Tết âm lịch truyền thống) đó là về ý nghĩa: Đây là khoảng thời gian những thành viên trong gia đình vui Tết đoàn viên, thể hiện sự tri ân với ông bà, tổ tiên, những bậc tiền bối và cầu chúc cho một năm hạnh phúc, bình an.

Nhận xét: Ở Việt Nam, dù là bất cứ dân tộc nào cũng luôn luôn đề cao lòng biết ơn với ông bà, tổ tiên – những thế hệ đi trước đã có công sinh thành, dưỡng dục.

5 tháng 3 2023

- Nhân vật chính trong văn bản là: Xúy Vân

- Được thể hiện qua các chi tiết ngôn ngữ, hành động, tâm trạng:

  + Con gái của huyện Tề, đảm đang, khéo léo, được gả cho Kim Nham - một học trò nghèo

  + Nghe lời xui giả điên để giải thoát khỏi Kim Nham của Trần Phương - một gã nhà giàu nổi tiếng phong tình -> bị Trần Phương bội hứa, Xúy Vân đau khổ, từ chỗ giả điên thành điên thật

  + Xúy Vân đi ăn xin, Kim Nham bắt gặp bèn sai người đem nén bạc và nắm cơm cho nàng, biết được Xúy Vân xấu hổ, đau đớn, nhảy xuống sông tự vẫn.

28 tháng 8 2023

- Nhân vật chính trong văn bản là: Xúy Vân

- Được thể hiện qua các chi tiết ngôn ngữ, hành động, tâm trạng:

+ Con gái của viên huyện Tề.

+ Đảm đang, khéo léo, được gả cho Kim Nham, một học trò nghèo tỉnh Nam Định.

+ Buồn vã chờ đợi chồng dùi mài kinh sử.

+ Bị Trần Phương xui giả điên để thoát khỏi Kim Nham, Xúy Vân nghe theo.

+ Đau khổ khi biết mình bị lừa, từ chỗ giả điên, nàng trở nên điên thật.

+ Xấu hổ, đau đớn, nhảy xuống sông tự vẫn.