K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

17 tháng 2 2022

Câu 1: Bài thơ “Tức cảnh Pác Bó” do ai sáng tác?

A. Tố Hữu

B. Chế Lan Viên

C. Phan Bội Châu

D. Hồ Chí Minh

Câu 2: ý nào nói đúng nhất hoàn cảnh sáng tác của bài thơ Tức cảnh Pác  Bó? 

A. Trong thời gian Bác Hồ hoạt động cách mạng ở Cao Bằng chuẩn bị cho Tổng khởi nghĩa.

B. Trong thời gian Bác Hồ lãnh đạo toàn quốc kháng chiến chống Pháp.

C. Trong thời gian Bác Hồ lãnh đạo toàn quốc kháng chiến chống Mĩ.

D. Trong thời gian Bác Hồ bôn ba hoạt động cách mạng ở nước ngoài.

Câu 3: Dòng nào nói đúng nhất giọng điệu chung của bài Tức cảnh Pác Bó ?

A. Giọng tha thiết, trìu mến.

B. Giọng vui đùa, dí dỏm.

C. Giọng nghiêm trang, chừng mực.

D. Giọng buồn thương, phiền muộn.

17 tháng 2 2022

d,a

12 tháng 3 2022

B

1. Bài thơ “Nhớ rừng” được sáng tác vào khoảng thời gian nào?A. Trước Cách mạng tháng Tám năm 1945B. Trong kháng chiến chống thực dân PhápC. Trong kháng chiến chống đế quốc MĩD. Trước năm 19302. Nhận xét nào nói đúng nhất ý nghĩa của việc xây dựng hai cảnh tượng đối lập nhau trong “Nhớ rừng”?A. Để làm nổi bật hình ảnh con hổB. Để gây ấn tượng đối với người đọcC. Để làm...
Đọc tiếp

1. Bài thơ “Nhớ rừng” được sáng tác vào khoảng thời gian nào?

A. Trước Cách mạng tháng Tám năm 1945

B. Trong kháng chiến chống thực dân Pháp

C. Trong kháng chiến chống đế quốc Mĩ

D. Trước năm 1930

2. Nhận xét nào nói đúng nhất ý nghĩa của việc xây dựng hai cảnh tượng đối lập nhau trong “Nhớ rừng”?

A. Để làm nổi bật hình ảnh con hổ

B. Để gây ấn tượng đối với người đọc

C. Để làm nổi bật tình cảnh và tâm trạng của con hổ

D. Để thể hiện tình cảm của tác giả đối với con hổ

3. Ý nào nói đúng nhất tâm tư của tác giả được gửi gắm trong bài thơ “Nhớ rừng”?

A. Niềm khao khát tự do mãnh liệt

B. Niềm căm phẫn trước cuộc sống tầm thường, giả rối

C. Lòng yêu nước kín đáo và sâu sắc

D. Cả 3 ý kiến trên

4. Nhận định nào nói đúng nhất về hình ảnh của chúa sơn lâm hiện lên trong đoạn 2 và 3 của bài thơ “Nhớ rừng” ?

A. Có tư thế hùng dũng, kiêu ngạo của một kẻ ỷ vào sức mạnh của mình

B. Có tư thế oai phong và mềm mại, uyển chuyển của một vị chúa tể

C. Có tư thế ngạo ngược của một kẻ hung hăng, khát máu

D. Có tư thế uy nghiêm của một kẻ thi hành công lí chốn đại ngàn

5. Những biện pháp tu từ nào được sử dụng ở đoạn 3 trong bài “Nhớ rừng”?

A. Ẩn dụ và nhân hóa

B. So sánh và hoán dụ

C. Câu hỏi tu từ và điệp ngữ

D. Câu hỏi tu từ và so sánh

6. Ý nghĩa của câu: “ Than ôi! Thời oanh liệt nay còn đâu?” trong bài thơ “ Nhớ rừng” là gì?

A. Thể hiện nỗi nhớ da diết cảnh nước non hùng vĩ

B. Thể hiện niềm tiếc nuối khôn nguôi quá khứ vàng son đã mất

C. Thể hiện niềm khao khát tự do một cách mãnh liệt

D. Thể hiện nỗi chán ghét cảnh sống thực tại nhạt nhẽo, tù túng

7. Hai nguồn thi cảm chủ yếu trong sáng tác của Vũ Đình Liên là gì?

A. Lòng thương người và tình yêu thiên nhiên

B. Tình yêu cuộc sống và tuổi trẻ

C. Tình yêu đất nước và nỗi sầu nhân thế

D. Lòng thương người và niềm hoài cổ

8. Hai câu thơ: “ Giấy đỏ buồn không thắm – Mực đọng trong nghiên sầu” sử dụng biện pháp tu từ gì?

A. So sánh

B. Hoán dụ

C. Nhân hóa

D. Ẩn dụ

9. Hình ảnh ông đồ ở hai khổ thơ đầu hiện ra nhơ thế nào?

A. Được mọi người yêu quý vì đức độ

B. Được mọi người trọng vọng, tôn kính vì tài viết chữ đẹp

C. Bị mọi người lãng quên theo thời gian

D. Cả A, B, C đều sai.

10. Bài thơ “Ông đồ” được viết theo thể thơ gì?

A. Lục bát

B. Song thất lục bát

C. Ngũ ngôn

D. Thất ngôn bát cú

11. Dòng nào nói đúng nhất tình cảm của tác giả gửi gắm trong hai câu thơ cuối bài thơ “ Ông đồ”?

A. Cảm thương và ngậm ngùi trước cảnh cũ người xưa

B. Lo lắng trước sự phai tàn của các nét văn hóa truyền thống

C. Ân hận vì đã thờ ơ với tình cảnh đáng thương của ông đồ

D. Buồn bã vì không được gặp lại ông đồ.

12. Dòng nào thể hiện rõ nhất tình cảnh đáng thương của ông đồ?

A. Nhưng mỗi năm mỗi vắng – Người thuê viết nay đâu?

B. Năm nay đào lại nở - Không thấy ông đồ xưa.

C. Ông đồ vẫn ngồi đấy – Qua đường không ai hay.

D. Những người muôn năm cũ – Hồn ở đâu bây giờ?

13. Mở đầu bài thơ “ Ông đồ” là Mỗi năm hoa đào nở - Lại thấy ông đồ già, và kết thúc bài thơ là Năm nay đào lại nở - Không thấy ông đồ xưa. Đó là kiểu bố cục gì?

A. Đầu cuối tương ứng

B. Trùng lặp

C. Đối lập

D. Cân xứng

14. Đọc câu thơ: “Những người muôn năm cũ – Hồn ở đâu bây giờ”. “Những người muôn năm cũ” trong bài thơ này là ai?

A. Người qua đường

B. Ông đồ

C. Ông đồ và người qua đường

D. Ông đồ và những người thuê ông viết chữ

15. Đọc câu thơ: “Những người muôn năm cũ – Hồn ở đâu bây giờ”. Hai câu thơ trên có hàm ý gì?

A. Gọi hồn những người đã khuất

B. Nhớ tiếc một mĩ tục không còn nữa

C. Nhớ tiếc những người đã tham dự vào trò chơi văn học

D. Nhớ những người muôn năm cũ

16. Điểm giống nhau giữa hai bài “Nhớ rừng” và “Ông đồ” là gì?

A. Khao khát cuộc sống tự do

B. Hoài niệm quá khứ

C. Bất hòa với cuộc sống thực tại

D. Niềm hoài cổ sâu sắc

17. Nhận định nào dưới đây nói đúng nhất tình cảm của Tế Hanh đối với cảnh vật, cuộc sống và con người của quê hương ông thể hiện qua bài thơ “ Quê hương”?

A. Nhớ về quê hương với những kỉ niệm buồn bã và đau xót, thương cảm

B. Yêu thương, trân trọng, tự hào và gắn bó sâu sắc với cảnh vật, cuộc sống và con người của quê hương

C. Gắn bó và bảo vệ cảnh vật, cuộc sống và con người của quê hương ông.

D. Cả A, B, C đều sai

18. Đọc câu thơ: “Làng tôi ở vốn làm nghề chài lưới – Nước bao vây cách biển nửa ngày sông”. Câu thơ cho ta hiểu địa thế của “làng tôi” như thế nào?

A. Trên hòn đảo gần bờ biển

B. Trên bờ con sông chảy ra biển

C. Trên một cù lao giữa sông

D. Trên cù lao, đi đường sông nửa ngày mới tới biển

19. Câu thơ nào miêu tả cụ thể những nét đặc trưng của “dân chài lưới”?

A. Khi trời trong, gió nhẹ, sớm mai hồng – Dân trai tráng bơi thuyền đi đánh cá.

B. Ngày hôm sau, ồn ào trên bến đỗ - Khắp dân làng tấp nập đón ghe về.

C. Dân chài lưới làn da ngăm rám nắng – Cả thân hình nồng thở vị xa xăm.

D. Làng tôi ở vốn làm nghề chài lưới - Nước bao vây cách biển nửa ngày sông.

20. Câu thơ: “Dân chài lưới làn da ngăm rám nắng – Cả thân hình nồng thở vị xa xăm” cho ta hiểu gì về người dân chài?

A. Có tầm vóc phi thường

B. Cơ thể khỏe mạnh do nắng gió đại dương

C. Mang vẻ đẹp và sức sống của biển cả

D. Mang vẻ đẹp của lao động và tâm hồn phóng khoáng

2
11 tháng 2 2022

1. Bài thơ “Nhớ rừng” được sáng tác vào khoảng thời gian nào?

A. Trước Cách mạng tháng Tám năm 1945

B. Trong kháng chiến chống thực dân Pháp

C. Trong kháng chiến chống đế quốc Mĩ

D. Trước năm 1930

2. Nhận xét nào nói đúng nhất ý nghĩa của việc xây dựng hai cảnh tượng đối lập nhau trong “Nhớ rừng”?

A. Để làm nổi bật hình ảnh con hổ

B. Để gây ấn tượng đối với người đọc

C. Để làm nổi bật tình cảnh và tâm trạng của con hổ

D. Để thể hiện tình cảm của tác giả đối với con hổ

3. Ý nào nói đúng nhất tâm tư của tác giả được gửi gắm trong bài thơ “Nhớ rừng”?

A. Niềm khao khát tự do mãnh liệt

B. Niềm căm phẫn trước cuộc sống tầm thường, giả rối

C. Lòng yêu nước kín đáo và sâu sắc

D. Cả 3 ý kiến trên

4. Nhận định nào nói đúng nhất về hình ảnh của chúa sơn lâm hiện lên trong đoạn 2 và 3 của bài thơ “Nhớ rừng” ?

A. Có tư thế hùng dũng, kiêu ngạo của một kẻ ỷ vào sức mạnh của mình

B. Có tư thế oai phong và mềm mại, uyển chuyển của một vị chúa tể

C. Có tư thế ngạo ngược của một kẻ hung hăng, khát máu

D. Có tư thế uy nghiêm của một kẻ thi hành công lí chốn đại ngàn

5. Những biện pháp tu từ nào được sử dụng ở đoạn 3 trong bài “Nhớ rừng”?

A. Ẩn dụ và nhân hóa

B. So sánh và hoán dụ

C. Câu hỏi tu từ và điệp ngữ

D. Câu hỏi tu từ và so sánh

6. Ý nghĩa của câu: “ Than ôi! Thời oanh liệt nay còn đâu?” trong bài thơ “ Nhớ rừng” là gì?

A. Thể hiện nỗi nhớ da diết cảnh nước non hùng vĩ

B. Thể hiện niềm tiếc nuối khôn nguôi quá khứ vàng son đã mất

C. Thể hiện niềm khao khát tự do một cách mãnh liệt

D. Thể hiện nỗi chán ghét cảnh sống thực tại nhạt nhẽo, tù túng

7. Hai nguồn thi cảm chủ yếu trong sáng tác của Vũ Đình Liên là gì?

A. Lòng thương người và tình yêu thiên nhiên

B. Tình yêu cuộc sống và tuổi trẻ

C. Tình yêu đất nước và nỗi sầu nhân thế

D. Lòng thương người và niềm hoài cổ

8. Hai câu thơ: “ Giấy đỏ buồn không thắm – Mực đọng trong nghiên sầu” sử dụng biện pháp tu từ gì?

A. So sánh

B. Hoán dụ

C. Nhân hóa

D. Ẩn dụ

9. Hình ảnh ông đồ ở hai khổ thơ đầu hiện ra nhơ thế nào?

A. Được mọi người yêu quý vì đức độ

B. Được mọi người trọng vọng, tôn kính vì tài viết chữ đẹp

C. Bị mọi người lãng quên theo thời gian

D. Cả A, B, C đều sai.

10. Bài thơ “Ông đồ” được viết theo thể thơ gì?

A. Lục bát

B. Song thất lục bát

C. Ngũ ngôn

D. Thất ngôn bát cú

11. Dòng nào nói đúng nhất tình cảm của tác giả gửi gắm trong hai câu thơ cuối bài thơ “ Ông đồ”?

A. Cảm thương và ngậm ngùi trước cảnh cũ người xưa

B. Lo lắng trước sự phai tàn của các nét văn hóa truyền thống

C. Ân hận vì đã thờ ơ với tình cảnh đáng thương của ông đồ

D. Buồn bã vì không được gặp lại ông đồ.

12. Dòng nào thể hiện rõ nhất tình cảnh đáng thương của ông đồ?

A. Nhưng mỗi năm mỗi vắng – Người thuê viết nay đâu?

B. Năm nay đào lại nở - Không thấy ông đồ xưa.

C. Ông đồ vẫn ngồi đấy – Qua đường không ai hay.

D. Những người muôn năm cũ – Hồn ở đâu bây giờ?

13. Mở đầu bài thơ “ Ông đồ” là Mỗi năm hoa đào nở - Lại thấy ông đồ già, và kết thúc bài thơ là Năm nay đào lại nở - Không thấy ông đồ xưa. Đó là kiểu bố cục gì?

A. Đầu cuối tương ứng

B. Trùng lặp

C. Đối lập

D. Cân xứng

14. Đọc câu thơ: “Những người muôn năm cũ – Hồn ở đâu bây giờ”. “Những người muôn năm cũ” trong bài thơ này là ai?

A. Người qua đường

B. Ông đồ

C. Ông đồ và người qua đường

D. Ông đồ và những người thuê ông viết chữ

15. Đọc câu thơ: “Những người muôn năm cũ – Hồn ở đâu bây giờ”. Hai câu thơ trên có hàm ý gì?

A. Gọi hồn những người đã khuất

B. Nhớ tiếc một mĩ tục không còn nữa

C. Nhớ tiếc những người đã tham dự vào trò chơi văn học

D. Nhớ những người muôn năm cũ

16. Điểm giống nhau giữa hai bài “Nhớ rừng” và “Ông đồ” là gì?

A. Khao khát cuộc sống tự do

B. Hoài niệm quá khứ

C. Bất hòa với cuộc sống thực tại

D. Niềm hoài cổ sâu sắc

17. Nhận định nào dưới đây nói đúng nhất tình cảm của Tế Hanh đối với cảnh vật, cuộc sống và con người của quê hương ông thể hiện qua bài thơ “ Quê hương”?

A. Nhớ về quê hương với những kỉ niệm buồn bã và đau xót, thương cảm

B. Yêu thương, trân trọng, tự hào và gắn bó sâu sắc với cảnh vật, cuộc sống và con người của quê hương

C. Gắn bó và bảo vệ cảnh vật, cuộc sống và con người của quê hương ông.

D. Cả A, B, C đều sai

18. Đọc câu thơ: “Làng tôi ở vốn làm nghề chài lưới – Nước bao vây cách biển nửa ngày sông”. Câu thơ cho ta hiểu địa thế của “làng tôi” như thế nào?

A. Trên hòn đảo gần bờ biển

B. Trên bờ con sông chảy ra biển

C. Trên một cù lao giữa sông

D. Trên cù lao, đi đường sông nửa ngày mới tới biển

19. Câu thơ nào miêu tả cụ thể những nét đặc trưng của “dân chài lưới”?

A. Khi trời trong, gió nhẹ, sớm mai hồng – Dân trai tráng bơi thuyền đi đánh cá.

B. Ngày hôm sau, ồn ào trên bến đỗ - Khắp dân làng tấp nập đón ghe về.

C. Dân chài lưới làn da ngăm rám nắng – Cả thân hình nồng thở vị xa xăm.

D. Làng tôi ở vốn làm nghề chài lưới - Nước bao vây cách biển nửa ngày sông.

20. Câu thơ: “Dân chài lưới làn da ngăm rám nắng – Cả thân hình nồng thở vị xa xăm” cho ta hiểu gì về người dân chài?

A. Có tầm vóc phi thường

B. Cơ thể khỏe mạnh do nắng gió đại dương

C. Mang vẻ đẹp và sức sống của biển cả

D. Mang vẻ đẹp của lao động và tâm hồn phóng khoáng

11 tháng 2 2022

Nhiều quá mình làm đỡ một phần :

1. Chọn A

2. Chọn C

3. Chọn D

4. Chọn B

5. Chọn C

6. Chọn B

7. Chọn D

8. Chọn A

9. Chọn D

10. Chọn C

24 tháng 3 2022

Sáng ra bờ suối, tối vào hang,

Cháo bẹ, rau măng vẫn sẵn sàng.

Bàn đá chông chênh dịch sử Đảng,

Cuộc đời cách mạng thật là sang”.

 

- Sau ba mươi năm hoạt động cách mạng ở nước ngoài, tháng 2-1941 Bác Hồ trở về Tổ quốc, trực tiếp lãnh đạo phong trào cách mạng ở trong nước. Khi đó, Người sống và làm việc trong một điều kiện hết sức gian khổ nhưng Bác vẫn vui vẻ lạc quan. Bài thơ Tức cảnh Pác Bó là một trong những tác phẩm Người sáng tác trong thời gian này.

- Thất ngôn tứ tuyệt Đường luật

Hoàn cảnh sáng tác: thể hiện tinh thần lạc quan của Bác Hồ trong những năm tháng khó khăn của đời sống cách mạng. Dù những điều kiện sinh hoạt vô cùng hạn chế song bằng tinh thần làm việc hăng say và niềm tin vào sự nghiệp cách mạng của dân lộc, Bác vẫn lạc quan mỉm cười để lấy đó làm động lực hoạt đông

- Mặc dù cuộc sống ở Pác Bó thật sự rất khó khăn,thiếu thốn,điều kiện làm việc như vậy,thế nhưng Bác vẫn làm tốt công việc của mình.Dù khó khăn đến thế nào thì Bác vẫn cho công việc Cách Mạng của mình thật là "sang".Vì thế,với bác niềm vui lớn nhất đó là được làm Cách Mạng,trực tiếp lãnh đạo Cách Mạng nước nhà cho dù có gian khổ,vất vả,thiếu thốn về vật chất nhưng trái lại bác còn cảm thấy thế là đủ,là "sang".

14 tháng 3 2023

Qua bài thơ "tức cảnh pác bó" đã cho ta thấy được Bác là một con người có tinh thần lạc quan và ung dung,hòa mình vào thiên nhiên.Bài thơ"tức cảnh pác bó" nói lại hoàn cảnh sống vô cùng khó khăn,thiếu thốn của Bác.Mỗi ngày ở trong hang chỉ ăn cháo ngô với rau măng để sống qua ngày.Trời ở bắc lúc bấy giừo vô cùng rét nhưng Bác vẫn ở trong hang ẩm ướt để chốn địch,tuy thiếu thốn nhưng không làm Bác bận lòng. Bác vẫn ung dung, lạc quan, dành trọn tâm huyết để lãnh đạo phong trào cách mạng Việt Nam lên một tầm đỉnh cao.Nên cho dù gian nan,khổ cực mấy Bác cũng chịu.Câu thơ thứ ba muốn nói lên sự thiếu thốn khi phải sống trong hang thiếu thốn vật chất. Và ở câu thơ cuối muốn nói là tuy cuộc đời cách mạng khó khăn nhưng nó sang,sang ở chỗ là nó thật anh hùng và tuyệt vời, tuy khó khăn, tâm hồn Bác vẫn ngời sáng một tinh thần cách mạng, lạc quan, ung dung.

9 tháng 5 2017

Chủ tịch Hồ Chí Minh (tên lúc nhỏ là Nguyễn Sinh Cung, tên khi đi học là Nguyễn Tất Thành, trong nhiều năm hoạt động cách mạng trước đây lấy tên là Nguyễn Ái Quốc), sinh ngày 19-5-1890 ở làng Kim Liên, xã Nam Liên (nay là xã Kim Liên), huyện Nam Đàn, tỉnh Nghệ An và mất ngày 2-9-1969 tại Hà Nội.

Người sinh ra trong một gia đình: Bố là một nhà nho yêu nước, nguồn gốc nông dân; mẹ là nông dân; chị và anh đều tham gia chống Pháp và bị tù đày.

Ngày 5-6-1911, Người ra nước ngoài, làm nhiều nghề, tham gia cuộc vận động cách mạng của nhân dân nhiều nước, đồng thời không ngừng đấu tranh cho độc lập, tự do của dân tộc mình. Chủ tịch Hồ Chí Minh là người Việt Nam đầu tiên ủng hộ Cách mạng Tháng Mười Nga vĩ đại và tìm thấy ở chủ nghĩa Mác-Lênin con đường giải phóng của giai cấp công nhân và nhân dân các nước thuộc địa. Năm 1920, Người tham gia thành lập Đảng Cộng sản Pháp tại Đại hội Tua. Năm 1921, người tham gia thành lập Hội Liên hiệp các dân tộc thuộc địa Pháp; xuất bản tờ báo Người cùng khổ ở Pháp (1922). Năm 1923, Người được bầu vào Ban Chấp hành Quốc tế Nông dân. Năm 1924, Người tham dự Đại hội lần thứ V của Quốc tế Cộng sản và được chỉ định là Uỷ viên thường trực Bộ Phương Đông, trực tiếp phụ trách Cục Phương Nam. Năm 1925, Người tham gia thành lập Hội Liên hiệp các dân tộc bị áp bức châu á, Xuất bản hai cuốn sách nổi tiếng: Bản án chế độ thực dân Pháp (1925) và Đường cách mệnh (1927).

Năm 1925, Người thành lập Việt Nam thanh niên Cách mạng đồng chí Hội ở Quảng Châu (Trung Quốc) và tổ chức "Cộng sản đoàn" làm nòng cốt cho Hội đó, đào tạo cán bộ Cộng sản để lãnh đạo Hội và truyền bá chủ nghĩa Mác-Lênin vào Việt Nam.

Ngày 3-2-1930, Người chủ tọa Hội nghị thành lập Đảng họp tại Cửu Long (gần Hương Cảng). Hội nghị đã thông qua Chính cương vắn tắt, Sách lược vắn tắt, Điều lệ Đảng do chính Người soạn thảo. Người ra lời kêu gọi nhân dịp thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam (sau đổi là Đảng Cộng sản Đông Dương, rồi Đảng Lao động Việt Nam và nay là Đảng Cộng sản Việt Nam ).

Từ năm 1930 đến 1940, Chủ tịch Hồ Chí Minh tiếp tục hoạt động cho sự nghiệp giải phóng của dân tộc Việt Nam của các dân tộc bị áp bức khác trong những điều kiện vô cùng gian khổ và khó khăn.

Năm 1941, Người về nước, triệu tập Hội nghị lần thứ 8 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Đông Dương, quyết định đường lối cứu nước, thành lập Việt Nam độc lập đồng minh Hội (Việt Minh), tổ chức lực lượng vũ trang giải phóng, chính sách căn cứ địa, lãnh đạo nhân dân khởi nghĩa từng phần và chuẩn bị tổng khởi nghĩa giành chính quyền trong cả nước.

Sau Cách mạng Tháng Tám (1945) thắng lợi, ngày 2-9-1945, tại Quảng trường Ba Đình, Chủ tịch Hồ Chí Minh đọc bản Tuyên ngôn Độc lập tuyên bố thành lập nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa; tổ chức Tổng tuyển cử tự do trong cả nước, bầu Quốc hội và thông qua Hiến pháp dân chủ đầu tiên của Việt Nam. Quốc hội khóa I đã bầu Người làm Chủ tịch nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa (1946).

Cùng với Trung ương Đảng, Chủ tịch Hồ Chí Minh lãnh đạo toàn Đảng, toàn quân, toàn dân Việt Nam phá tan âm mưu của đế quốc, giữ vững và củng cố chính quyền cách mạng.

Ngày 19-12-1946, người kêu gọi cả nước kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược, bảo vệ độc lập, tự do của Tổ quốc, bảo vệ và phát triển những thành quả của Cách mạng Tháng Tám.

Tại Đại hội lần thứ II của Đảng (1951), Người được bầu làm Chủ tịch Ban Chấp hành Trung ương Đảng. Dưới sự lãnh đạo của Trung ương Đảng, đứng đầu là Chủ tịch Hồ Chí Minh, cuộc kháng chiến của nhân dân Việt Nam chống thực dân Pháp xâm lược đã giành được thắng lợi to lớn, kết thúc bằng chiến thắng vĩ đại Điện Biên Phủ (1954).

Sau khi miền Bắc được hoàn toàn giải phóng (1955) Trung ương Đảng và Chủ tịch Hồ Chí Minh đề ra hai nhiệm vụ chiến lược của cách mạng Việt Nam là tiến hành cách mạng xã hội chủ nghĩa và xây dựng chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc, đồng thời đấu tranh giải phóng miền Nam, thực hiện thống nhất nước nhà, hoàn thành cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân trong cả nước.

Đại hội lần thứ III của Đảng (1960) đã nhất trí bầu lại Chủ tịch Hồ Chí Minh làm Chủ tịch Ban Chấp hành Trung ương Đảng Lao động Việt Nam. Quốc hội khóa II, khóa III đã bầu Người làm Chủ tịch nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa.

Cùng với Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Chủ tịch Hồ Chí Minh lãnh đạo cuộc kháng chiến vĩ đại của nhân dân Việt Nam chống chiến tranh xâm lược của đế quốc Mỹ; lãnh đạo sự nghiệp cải tạo xã hội chủ nghĩa và xây dựng chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc.

Chủ tịch Hồ Chí Minh đã vận dụng sáng tạo chủ nghĩa Mác-Lênin vào điều kiện cụ thể của Việt Nam, đề ra đường lối đúng đắn đưa cách mạng Việt Nam đi từ thắng lợi này đến thắng lợi khác. Người sáng lập ra Đảng Mácxít-Lêninnít ở Việt Nam, sáng lập ra Mặt trận dân tộc thống nhất Việt Nam, sáng lập ra các lực lượng vũ trang nhân dân Việt Nam và sáng lập ra nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, góp phần tăng cường đoàn kết quốc tế. Người là tấm gương sáng của tinh thần tập thể, ý thức tổ chức và đạo đức cách mạng.

Chủ tịch Hồ Chí Minh là người thầy vĩ đại của cách mạng Việt Nam, lãnh tụ kính yêu của giai cấp công nhân và của cả dân tộc Việt Nam, một chiến sĩ xuất sắc, một nhà hoạt động lỗi lạc của phong trào cộng sản quốc tế và phong trào giải phóng dân tộc.

Bài thơ được viết vào tháng 2/1941 tại hang Pác Bó, huyện Hà Quảng, tỉnh Cao Bằng. Nhan đề bài thơ: Tức cảnh là ngắm cảnh mà có cảm xúc, nảy ra tứ thơ, lời thơ. Tức cảnh sinh tình là ngắm cảnh mà có cảm xúc muốn làm thơ. Bài thơ được viết theo thể thơ truyền thống: Thất ngôn tứ tuyệt. Kết cấu: Ba câu đầu là tả cảch sinh hoạt vật chất của Bác ở Pác Bó. Câu kết phát biểu cảm xúc và suy nghĩ của Người.

Sau ba mươi năm hoạt động cách mạng ở nước ngoài, tháng 2-1941 Bác Hồ trở về Tổ quốc, trực tiếp lãnh đạo phong trào cách mạng ở trong nước. Khi đó, Người sống và làm việc trong một điều kiện hết sức gian khổ: ở trong hang Pác Bó - một hang núi nhỏ thuộc huyện Hà Quảng, tỉnh Cao Bằng; với những sinh hoạt hằng ngày rất đạm bạc. Bài thơ Tức cảnh Pác Bó là một trong những tác phẩm Người sáng tác trong thời gian này.