K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

câu1 đến đầu thế kỷ XVIII, tình hình sản xuất nông nghiệp ở đàng ngoài như thế nàocâu 2 loại gốm nào ở nước ta vào thế kỉ XVI-XVIII rất được ưu chuộngcâu 3 địa danh không phải là trung tâm buôn bán nổi tiếng của nước ta trong các thế kỷ XVI-XVIIIcâu 4 mục đích chính quang trung ban hành chiếu lập họccâu 5 điểm giống nhau về chính sách ngoại thương ở đàng trong và đàng ngoàicâu 6...
Đọc tiếp

câu1 đến đầu thế kỷ XVIII, tình hình sản xuất nông nghiệp ở đàng ngoài như thế nào
câu 2 loại gốm nào ở nước ta vào thế kỉ XVI-XVIII rất được ưu chuộng
câu 3 địa danh không phải là trung tâm buôn bán nổi tiếng của nước ta trong các thế kỷ XVI-XVIII
câu 4 mục đích chính quang trung ban hành chiếu lập học
câu 5 điểm giống nhau về chính sách ngoại thương ở đàng trong và đàng ngoài
câu 6 nguyên nhân thất bại của các cuộc khởi nghĩa nông dân đàng ngoài thế kỉ XVIII
câu 7 trình bày diễn biến,ý của chiến thắng rạch gầm-xoài mút 1785
câu 8 tại sao nguyên huệ chọn rach gầm- xoài mút làm trận địa quyết chiến
câu 9 nhận xét về tình hình thủ công nghiệp ở thời nguyễn
câu 10 lập niên biểu diễn biến chính cuộc khởi nghĩa nông dân tây sơn chống phong kiến và chống ngoại xâm theo mẫu sau:
thứ tự                thời gian                                 sự kiện

0
14 tháng 5 2017

3:lật đổ chính quyền pk Trinh-Nguyễn. thống nhất đất nước

đánh tan 5 vạn quân xiêm

đập tan 29 vạn quân thanh

có những chính sách phát triển KT,góp phần xây dựng nền văn hóa, dân tộc, chính sách quốc phòng và ngoại giao khéo léo

* Chọn phương án trả lời đúng nhất - (mỗi ý đúng 0,25 điểm).Câu 1. Công trình kiến trúc nổi tiếng cuối thế kỉ XVIII làA. tượng Phật Bà Quan Âm (Bắc Ninh).​B. chùa Tây Phương (Hà Nội).C. chùa Thiên Mụ (Thừa Thiên Huế).​D. Khuê văn các (Hà Nội).Câu 2. Kinh đô nước ta dưới triều Nguyễn đặt ởA. Hà Nội.​B. Sài Gòn.​C. Phú Xuân (Huế).​D. Đà Nẵng.Câu 3. Tên một làng tranh dân gian nổi...
Đọc tiếp

* Chọn phương án trả lời đúng nhất - (mỗi ý đúng 0,25 điểm).
Câu 1. Công trình kiến trúc nổi tiếng cuối thế kỉ XVIII là
A. tượng Phật Bà Quan Âm (Bắc Ninh).​B. chùa Tây Phương (Hà Nội).
C. chùa Thiên Mụ (Thừa Thiên Huế).​D. Khuê văn các (Hà Nội).
Câu 2. Kinh đô nước ta dưới triều Nguyễn đặt ở
A. Hà Nội.​B. Sài Gòn.​C. Phú Xuân (Huế).​D. Đà Nẵng.
Câu 3. Tên một làng tranh dân gian nổi tiếng thế kỉ XIX là:
A. Bát Tràng         B. Đông Hồ​      ​C. Đình Bảng  ​ ​ D. Thăng Long
Câu 4. Nguyên nhân cơ bản nhất dẫn đến thắng lợi của khởi nghĩa Lam Sơn là
A. lòng yêu nước của nhân dân ta được phát huy cao độ.
B. bộ chỉ huy khởi nghĩa là những người tài giỏi, mưu lược cao, tiêu biểu là Lê Lợi và Nguyễn Trãi.
C. nghĩa quân Lam Sơn có tinh thần kĩ thuật cao và chiến đấu dũng cảm.
D. sự ủng hộ của các tầng lớp nhân dân cho cuộc khởi nghĩa.
Câu 5. Sau khi chiến thắng ngoại xâm, Quang Trung bắt tay vào việc xây dựng chính quyền mới, đóng đô ở đâu?
A. Phú Xuân. ​B. Thăng Long.​C. Bình Định.​D. Thanh Hóa.
Câu 6. Việc làm nào không phải của nhà Nguyễn sau khi được thành lập?
A. Ban hành bộ luật Hồng Đức.
B. Ban hành bộ Hoàng triều luật lệ (luật Gia Long).
C. Xây dựng thành trì ở kinh đô, nhà vua trực tiếp điều hành công việc.
D. Xây dựng bộ máy nhà nước quân chủ chuyên chế thống nhất.
Câu 7. Thời kì nào nước ta bước vào giai đoạn độc lập, tự chủ?
A. Thời kì nhà Đinh.​B. Thời kì nhà Ngô.
C. Thời kì nhà Lý.​D. Thời kì nhà Trần.
Câu 8. Thời Lê sơ là thời kì nào trong lịch sử nước ta?
A. Thời kì Lê Hoàn và Lê Long Đỉnh lên làm vua (980 - 1009).
B. Thời kì Lê Lợi lên ngôi vua (1428 - 1527).
C. Thời kì Mạc Đăng Dung lật đổ nhà Lê, lập ra nhà Mạc.
D. Thời kì Trịnh Tùng giúp nhà Lê diệt nhà Mạc, khôi phục vương triều Lê.
Câu 9: Vì sao nhà Lý dời đô từ Hoa Lư về Thăng Long?
A. Thăng Long gần Đình Bảng, quê cha đất tổ của họ Lý.
B. Địa thế Thăng Long đẹp hơn Hoa Lư.
C. Đóng đô ở Hoa Lư, các triều đại không kéo dài được.
D. Thăng Long ở vị trí trung tâm, có điều kiện thuận tiện để trở thành trung tâm chính trị, kinh tế và văn hóa của một quốc gia độc lập.
Câu 10: Ý nào sau đây không phải nguyên nhân Đinh Bộ lĩnh dẹp loạn được 12 sứ quân?
A. Đinh Bộ Lĩnh là người có tài.
B. Được nhân dân tin tưởng, ủng hộ.
C. Có sự giúp đỡ của nghĩa quân Trần Lãm, Phạm Văn Hổ.
D. Được nhà Tống giúp đỡ.
Câu 11. Nguyễn Huệ lên ngôi Hoàng đế có ý nghĩa gì?
A. Khẳng định chủ quyền dân tộc.​​B. Phô trương thanh thế.
C. Muốn lên ngôi từ lâu.​D. Uy hiếp địch.
Câu 12. Cách  đánh giặc của nhà Trần trong 3 lần kháng chiến có điểm gì giống nhau?
A. Tổng tiến công ngay từ đầu.
B. Dụ địch ra hàng.
C. "vườn không nhà trống” đẩy giặc vào thế bị động.
D. Phòng thủ biên giới vững chắc.

2

- Sai thì choii

* Chọn phương án trả lời đúng nhất - (mỗi ý đúng 0,25 điểm).

Câu 1. Công trình kiến trúc nổi tiếng cuối thế kỉ XVIII là

A. tượng Phật Bà Quan Âm (Bắc Ninh).​B. chùa Tây Phương (Hà Nội).C. chùa Thiên Mụ (Thừa Thiên Huế).​D. Khuê văn các (Hà Nội).

Câu 2. Kinh đô nước ta dưới triều Nguyễn đặt ở

A. Hà Nội.​B. Sài Gòn.​C. Phú Xuân (Huế).​D. Đà Nẵng.

Câu 3. Tên một làng tranh dân gian nổi tiếng thế kỉ XIX là:

A. Bát Tràng         B. Đông Hồ​      ​C. Đình Bảng  ​ ​ D. Thăng Long

Câu 4. Nguyên nhân cơ bản nhất dẫn đến thắng lợi của khởi nghĩa Lam Sơn là

A. lòng yêu nước của nhân dân ta được phát huy cao độ.

B. bộ chỉ huy khởi nghĩa là những người tài giỏi, mưu lược cao, tiêu biểu là Lê Lợi và Nguyễn Trãi.

C. nghĩa quân Lam Sơn có tinh thần kĩ thuật cao và chiến đấu dũng cảm.

D. sự ủng hộ của các tầng lớp nhân dân cho cuộc khởi nghĩa.

Câu 5. Sau khi chiến thắng ngoại xâm, Quang Trung bắt tay vào việc xây dựng chính quyền mới, đóng đô ở đâu?

A. Phú Xuân. ​B. Thăng Long.​C. Bình Định.​D. Thanh Hóa

.Câu 6. Việc làm nào không phải của nhà Nguyễn sau khi được thành lập?

A. Ban hành bộ luật Hồng Đức.

B. Ban hành bộ Hoàng triều luật lệ (luật Gia Long).

C. Xây dựng thành trì ở kinh đô, nhà vua trực tiếp điều hành công việc.

D. Xây dựng bộ máy nhà nước quân chủ chuyên chế thống nhất

Câu 7. Thời kì nào nước ta bước vào giai đoạn độc lập, tự chủ?

A. Thời kì nhà Đinh.​B. Thời kì nhà Ngô.C. Thời kì nhà Lý.​D. Thời kì nhà Trần.

Câu 8. Thời Lê sơ là thời kì nào trong lịch sử nước ta?

A. Thời kì Lê Hoàn và Lê Long Đỉnh lên làm vua (980 - 1009).

B. Thời kì Lê Lợi lên ngôi vua (1428 - 1527).

C. Thời kì Mạc Đăng Dung lật đổ nhà Lê, lập ra nhà Mạc.

D. Thời kì Trịnh Tùng giúp nhà Lê diệt nhà Mạc, khôi phục vương triều Lê.

Câu 9: Vì sao nhà Lý dời đô từ Hoa Lư về Thăng Long?

A. Thăng Long gần Đình Bảng, quê cha đất tổ của họ Lý.

B. Địa thế Thăng Long đẹp hơn Hoa Lư.

C. Đóng đô ở Hoa Lư, các triều đại không kéo dài được.

D. Thăng Long ở vị trí trung tâm, có điều kiện thuận tiện để trở thành trung tâm chính trị, kinh tế và văn hóa của một quốc gia độc lập.

Câu 10: Ý nào sau đây không phải nguyên nhân Đinh Bộ lĩnh dẹp loạn được 12 sứ quân?

A. Đinh Bộ Lĩnh là người có tài.

B. Được nhân dân tin tưởng, ủng hộ.

C. Có sự giúp đỡ của nghĩa quân Trần Lãm, Phạm Văn Hổ.

D. Được nhà Tống giúp đỡ.

Câu 1. Nguyễn Huệ lên ngôi Hoàng đế có ý nghĩa gì?

A. Khẳng định chủ quyền dân tộc

.​​B. Phô trương thanh thế.

C. Muốn lên ngôi từ lâu

.​D. Uy hiếp địch.

Câu 12. Cách  đánh giặc của nhà Trần trong 3 lần kháng chiến có điểm gì giống nhau

?A. Tổng tiến công ngay từ đầu.

B. Dụ địch ra hàng.

C. "vườn không nhà trống” đẩy giặc vào thế bị động

.D. Phòng thủ biên giới vững chắc.

15 tháng 3 2021

CÂU 1:

KHỞI NGHĨA TRẦN TUÂN

KHỞI NGHĨA HY LÊ ,TRỊNH HƯNG

KHỞI NGHĨA PHÙNG CHƯƠNG

KHỞI NGHĨA CỦA TRẦN CẢO

15 tháng 3 2021

1

Các cuộc khởi nghĩa nông dân đầu thế kỉ XVI:

  • Khởi nghĩa Trần Tuân (Cuối năm 1511) ở Sơn Tây ( Hà Nội).
  • Khởi nghĩa Lê Hy, Trịnh Hưng năm 1512 ở Nghệ An, Thanh Hóa
  • Khởi nghĩa Phùng Chương (năm 1515) ở vùng Tam Đảo.
  • Khởi nghĩa của Trần Cảo (năm 1516 ở Đông triều (Quảng Ninh).

2

-Các cuộc khởi nghĩa thất bại do thiếu tổ chức , lãnh đạo, vũ khí còn thô sơ , cuối cùng bị chính quyền nhà Trần đàn áp.

3

* Bảng tóm tắt về tình hình kinh tế, văn hóa nước ta ở các thế kỉ XVII - XVIII:

Kinh tế

* Nông nghiệp:

- Đàng Ngoài: nông nghiệp trì trệ, vua quan không quan tâm đến ruộng đất.

- Đàng Trong: rất phát triển, tổ chức khai hoang, cấp nông cụ,…

* Thủ công nghiệp:

- Ở cả Đàng Trong và Đàng Ngoài đều phát triển.

- Xuất hiện nhiều làng nghề thủ công nổi tiếng như làng gốm Thổ Hà (Bắc Giang), Bát Tràng (Hà Nội), dệt La Khê (Hà Nội), rèn sắt Nho Lâm (Nghệ An),…

* Thương nghiệp:

- Các chợ làng, chợ huyện được xây dựng, việc giao lưu buôn bán với các thương nhân châu Á, châu Âu được đẩy mạnh.

- Xuất hiện thêm nhiều thành thị.

Văn hóa

* Tôn giáo:

- Từ thế kỉ XVI, xuất hiện đạo Thiên Chúa giáo.

* Chữ viết:

- Thế kỉ XVII, chữ Quốc ngữ được ra đời.

* Văn học và nghệ thuật:

- Văn học: Xuất hiện nhiều tác phẩm chữ Nôm, tiêu biểu là Nguyễn Bỉnh Khiêm, Đào Duy Từ,... Văn học dân gian có nhiều thể loại.

- Nghệ thuật: phát triển đa dạng như chèo tuồng, hát ả đào,...         

* Điểm mới:

- Kinh tế công - thương nghiệp phát triển mạnh mẽ.

- Thiên Chúa giáo được truyền bá vào nước ta.

- Chữ Quốc ngữ ra đời.

- Nhiều loại hình nghệ thuật dân gian ra đời và phát triển,...

29 tháng 3 2017

Văn học :

-Văn học chữ Nôm :có vị trí quan trọng

-Văn học chữ Hán:chiếm ưu thế

-Có thể có nhiều tác phẩm tiêu biểu ,biểu hiệnnội dung yêu nước sâu sắc,thể hiện khí phách anh ùng bất khuất,niềm tự hào dân tộc

Nghệ thuật dân gian

-Sân khấu :như ca ,múa được phcuj hổi nhanh chóng

-Điêu khắc và kiến trúc thể hiện rõ nét và đặc sắc ở các công trình lăng tẩm,........

HỌC TỐT

11 tháng 3 2018

(1)

- Văn học:

+ Văn học chữ Hán: chiếm ưu thế

+ Văn học chữ Nôm: phát triển mạnh

+ Có nhiều tác phẩm nổi tiếng thể hiện lòng yêu nước sâu sắc niềm tự hào dân tộc.

- Nghệ thuật dân gian:

+ Nghệ thuật điêu khắc rất phát triển

+ Nghệ thuật sân khấu đa dạng, phong phú với nhiều hình thức

(2) Nhận xét:

- Các tác phẩm văn học thể hiện lòng yêu nước sâu sắc của nhân dân, khí phách anh dũng bất khuất, niềm tự hào dân tộc

- Nghệ thật dân gian phát triên mạnh chứng tỏ nhân dân lao động có ý chí mạnh mẽ với sức sống mạnh tinh thần không chịu khuất phục trước Nho giáo

22 tháng 3 2017

* Giáo dục và khoa cử
- Vua Lê Thái Tổ cho dựng lại Quốc tử giám ờ kinh đô Thăng Long. Ở các đạo, phủ đều có trường công, hằng năm mở khoa thi để tuyển chọn quan lại. Đa số dân đều có thể đi học, trừ kẻ phạm tội và làm nghề ca hát. Nội dung học tập, thi cử là các sách của đạo Nho. Nho giáo chiếm địa vị độc tôn. Phật giáo, Đạo giáo bị hạn chế.
- Thời Lê sơ (1428 - 1527) tổ chức được 26 khoa thi, lấy đỗ 989 tiến sĩ và 20 trạng nguyên.
* Văn học, khoa học, nghệ thuật
- Văn học chữ Hán tiếp tục chiếm ưu thế, văn học chữ Nôm giữ vị trí quan trọng. Văn thơ thời Lê sơ có nội dung yêu nước sâu sắc, thể hiện niềm tự hào dân tộc, khí phách anh hùng và tinh thần bất khuất của dân tộc.
- Sử học có tác phẩm Đại Việt sử kí toàn thư, Đại Việt sử kí, Lam Sơn thực lục...
- Địa lí có tác phẩm Hồng Đức bản đồ, Dư địa chí, An Nam hình thăng đồ.
- Y học có Bản thảo thực vật toát yếu.
- Toán học có Đại thành toán pháp, Lập thành toán pháp.
- Nghệ thuật sân khấu ca múa nhạc, chèo, tuồng... đều phát triển.
- Điêu khắc có phong cách khối đồ sộ, kĩ thuật điêu luyện.
Một số danh nhân văn hoá xuất sắc của dân tộc như Nguyễn Trãi, Lê Thánh Tông

22 tháng 3 2017

cảm ơn bạn

10 tháng 4 2017

Câu 1 :

Để trả lời câu hỏi sự phát triển rực rỡ của văn hoá Nôm cuối thế kỉ XVIII - nửa đầu thế kỉ XIX nói lên điều gì về ngôn ngữ văn hoá của dân tộc ta, cần biết được ý nghĩa của sự ra đời chữ Nôm và văn thơ bằng chữ Nôm ; sự phát triển rực rỡ cũng như nội dung các tác phẩm văn học viết bằng chữ Nôm đã phản ánh phong phú và sâu sắc cuộc sống xã hội, sự thay đổi trong tâm tư, tình cảm và nguyện vọng của con người Việt Nam đương thời, điều đó cho thấy sự phát triển mạnh mẽ, rực rỡ của văn hoá dân tộc, ngôn ngữ dân tộc Việt Nam.

Câu 2 :

Nghệ thuật nước ta ở cuối thế kỉ XVIII - nửa đầu thế kỉ XIX có những nét gì đặc sắc so với các thế kỉ trước. Dựa vào SGK, nội dung về tình hình và đặc điểm của văn nghệ dân gian và các công trình kiến trúc nổi tiếng so sánh với thời kì trước để thấy được những nét đặc sắc trong nghệ thuật nước ta bấy giờ.

6 tháng 4 2019

1.Tôn giáo

-nho giáo vẫn đc chính quyền phog kiến đề cái trong học tập, thi cử và tuyển chọn quan lại

- Phật giáo và đạo giáo đc phục hồi

- nhân dân vẫn giữ đc những nếp sống văn hóa truyền thống

- đạo Thiên Chúa giáo xuất hiện thế kỉ XVII

2. Sự ra đời chữ quốc ngữ

- thế kỉ XVII chữ quốc ngữ ra đời để truyền đạo

6 tháng 4 2019

Có một câu hỏi mà sinh viên thường hỏi tôi mỗi khi chúng tôi trao đổi về vấn đề bảo vệ chủ quyền biển đảo:“Liệu chúng ta có thể giành lại quần đảo Hoàng Sa không thầy?”. Đây là câu hỏi rất khó, cá nhân tôi không thể trả lời cho các em được, tôi chỉ có thể nói với các em rằng: “Chúng ta đấu tranh bảo vệ chủ quyền biển đảo, không chỉ vì để giành lại quần đảo Hoàng Sa, mà trước tiên là vì chúng ta cần phải bảo vệ không gian sinh tồn và không gian văn hóa tự ngàn xưa của người Việt”. Câu trả lời ấy có thể không làm hài lòng sinh viên của tôi, nhưng nó phản ánh một sự thực: Biển Đông không chỉ có Hoàng Sa mà biển Đông chính là không gian sinh tồncủa người Việt và là hành lang văn hóa kết nối Việt Nam với thế giới từ ngàn đời nay. Và vì thế mà chúng ta phải làm tất cả để giữ gìn không gian ấy, hành lang ấy.

Trong tiến trình lịch sử Việt Nam, biển đảo đóng vai trò quan trọng trong việc tạo lập không gian sinh tồn, hình thành nền văn hóa biển, thiết lập quan hệ giao thương với lân bang và xác lập chủ quyền và an ninh biển quốc gia.

Trưng bày văn hóa biển tại Bảo tàng Đà Nẵng. Ảnh: Trần Đức Anh Sơn.Trưng bày văn hóa biển tại Bảo tàng Đà Nẵng. Ảnh: Trần Đức Anh Sơn.

Là một quốc gia có bờ biển trải dài hơn 3.260 km, với gần 3.000 hòn đảo lớn nhỏ, Việt Nam có một không gian biển rộng lớn, không chỉ là nơi cung cấp nguồn sống cho các thế hệ người Việt mà còn là nơi hình thành nên các cơ tầng văn hóa Việt và cũng là nơi lưu giữ các trầm tích văn hóa Việt tự bao đời nay. Trong các thế kỷ trước và sau Công nguyên, chủ nhân các nền văn hóa Đông Sơn, Sa Huỳnh, Champa, Óc Eo - Phù Nam đã từ vùng trung du, đồng bằng cận duyên tiến dần ra phía biển, khai thác tài nguyên biển để tồn tại và du nhập các yếu tố biển vào văn hóa của cộng đồng mình. Ngược lại, từ thời đại đá mới, những lớp cư dân thuộc văn hóa Nam Đảo từ phía biển đã bắt đầu thâm nhập sâu vào nội địa Việt Nam. Họ biết khai thác tài nguyên và “tiêu thụ” những “sản phẩm” của đồng bằng và rừng núi để duy trì cuộc sống, để rồi cuối cùng hòa lẫn với cộng đồng cư dân Việt cổ bản địa. Huyền thoại Lạc Long Quân - Âu Cơ chính là sự phản ánh hai xu thế “di cư” của các cộng đồng cư dân Việt cổ trong thời kỳ lập quốc: những cộng đồng từ vùng rừng núi tràn xuống phía biển và những cộng đồng khác từ biển tiến vào lục địa, hợp nhất với nhau để hình thành nền dân tộc Việt Nam. Biển đã trở thành môi trường sống, là nhân tố hợp thành và nuôi dưỡng các nền văn hóa Việt cổ, góp phần định hình bản sắc văn hóa và tư duy của dân tộc Việt Nam. Chính các yếu tố biển là tác nhân quan trọng góp phần hình thành nêntư duy thương nghiệp của dân tộc Việt Nam bên cạnh tư duy nông nghiệp lúa nước đã được định hình bởi các nền văn hóa ở sâu trong đất liền.

Có một không gian biển rộng lớn, Việt Nam lại ở vào một vị trí đắc địa khi nằm cạnh các luồng hải thương quan trọng của thế giới, nên không gian biển Việt Nam không chỉ là môi trường sống mà còn là mạch nguồn giao lưu chính trị, kinh tế, văn hóa với các quốc gia trong khu vực và trên thế giới. Các cư dân của nền văn hóa Đông Sơn đã có mối quan hệ mật thiết với cư dân ở nam Trung Hoa, ở tây nam Nhật Bản, ở các quốc đảo trong khu vực Đông Nam Á.

Xét trên khía cạnh “truyền bá văn hóa”, không gian biển chính là “đường dẫn” để văn hóa Việt Nam “nối thông” với thế giới bên ngoài và lưu lại những dấu ấn và ảnh hưởng mạnh mẽ ở những nơi mà văn hóa Việt “cập bến”. Trống đồng Đông Sơn và đồ gốm Việt chính là những “sứ giả” xuất sắc trong hành trình “truyền bá văn hóa Việt” này.

Hũ gốm Chu Đậu, thế kỷ XV, khai quật từ tàu đắm ở Cù Lao Chàm, Hội An. Ảnh: Trần Đức Anh Sơn.Hũ gốm Chu Đậu, thế kỷ XV, khai quật từ tàu đắm ở Cù Lao Chàm, Hội An. Ảnh: Trần Đức Anh Sơn.

Trống đồng là biểu tượng của những thành tựu về kỹ thuật, kinh tế và văn hóa của cư dân Việt cổ sống vào thời đại kim khí, mà đỉnh cao là văn hóa Đông Sơn. Trống đồng cũng là biểu tượng của một nhà nước được xác lập đầu tiên trên đất nước ta: nhà nước của các vua Hùng. Chính vì thế, trống đồng đã trở thành một biểu tượng của văn hóa Việt, trở thành “linh vật của dân Giao Chỉ” như ghi nhận của Hậu Hán thư. Tuy nhiên, trống đồng không chỉ hiện diện trên lãnh thổ Việt Nam, mà còn được phát hiện ở phía nam Trung Hoa, ở Nhật Bản và một số quốc gia trong khu vực Đông Nam Á như Lào, Myanma, Thái Lan, Malaysia, Philippines, Indonesia… Những phát hiện khảo cổ học ở Đông Nam Á liên quan đến trống đồng trong những năm qua cho thấy những dòng sông và những tuyến giao thương đường bộ xuyên quốc gia chính là những lộ trình để trống đồng Việt thâm nhập vào các quốc gia Đông Nam Á lục địa, trong khi đường biển là con đường duy nhất để trống đồng Việt “cập bến” Nhật Bản và các nước Đông Nam Á hải đảo. Những trống đồng Đông Sơn phát hiện trong các di chỉ ở vùng cận duyên, vốn là những cảng thị cổ, ở Philippines, Malaysia và Indonesia là những bằng chứng sống động cho điều này. Đặc biệt, những trống đồng Đông Sơn phát hiện ở Indonesia là những trống đồng có kiểu dáng đẹp nhất, hoa văn tinh xảo nhất và kích thước lớn nhất trong di sản trống đồng Đông Sơn. Nhiều nhà dân tộc học và văn hóa học đã xác quyết hình thuyền khắc trên trống đồng Đông Sơn chính là hình mẫu của kiểu nhà mái cong và là totem của nhiều tộc người sống trong vòng cung Thái Bình Dương, điển hình là cư dân ở vùng Batak và vùng Tongkonan ở Indonesia. Thậm chí, nhà dân tộc học người Áo Robert Von Heine Geldern (1885 - 1968), khi nghiên cứu về những điểm tương đồng trong văn hóa của một số dân tộc ở châu Mỹ với văn hóa của cư dân Đông Sơn, đã cho rằng những cư dân đi biển ở Đông Nam Á đã mang văn hóa Đông Sơn tới châu Mỹ trước khi Christopher Columbus đặt chân đến vùng đất này.

Từ thời Bắc thuộc, cư dân Champa ở Trung Bộ Việt Nam đã dong thuyền đi buôn bán với các quốc gia ở tận Trung Đông. Trong các thế kỷ VII - XII, cư dân Óc Eo - Phù Nam ở châu thổ sông Mékông đã giao thương với các quốc gia trong vùng ảnh hưởng của văn hóa Ấn Độ. Còn Vân Đồn ở vùng biển cực bắc của Tổ quốc đã trở thành một thương cảng quốc tế kết nối giao thương giữa Việt Nam với các nước ở khu vực Đông Bắc Á kể từ thời Lý - Trần (thế kỷ XI - XIV). Sau trống đồng trong thời Việt cổ chính là đồ gốm trong thời đại đại thương mại hàng hải (thế kỷ XVI - XVII) của thế giới. Sự kiện Christopher Columbus đặt chân đến châu Mỹ vào năm 1492 đã đưa chủ nghĩa tư bản vượt khỏi phạm vi châu Âu và tạo ra một cục diện thương mại mới trong kỷ nguyên đại hàng hải của nhân loại. Quá trình tìm kiếm thị trường và nguồn hàng hóa mới cho thị trường châu Âu, đặc biệt là hàng gia vị, tơ lụa, đồ gốm sứ... của các quốc gia ở bờ tây Cựu lục địa như Bồ Ðào Nha, Hà Lan, Anh..., đã dẫn đến việc hình thành các con đường tơ lụa, con đường chè, con đường gốm sứ, con đường hồ tiêu... xuyên qua Trung Á, Thái Bình Dương, Ấn Ðộ Dương, Ðịa Trung Hải, nối liền các quốc gia Ả Rập, các nước Ðông Á và Ðông Nam Á với châu Âu.

Đĩa gốm Chu Đậu (Hải Dương), thế kỷ XV, khai quật từ tàu đắm ở Cù Lao Chàm. Ảnh: Trần Đức Anh Sơn.Đĩa gốm Chu Đậu (Hải Dương), thế kỷ XV, khai quật từ tàu đắm ở Cù Lao Chàm. Ảnh: Trần Đức Anh Sơn.

Trong thời kỳ này có một sự kiện đáng chú ý đó là lệnh cấm vận hàng hải do triều Minh ban hành từ năm 1371 đến năm 1567 đã khiến cho một số mặt hàng thông thương truyền thống giữa Trung Hoa với Nhật Bản và một số nước phương Tây như tơ lụa, gốm sứ... bị cấm vận. Do đó, thương thuyền của Nhật Bản và các nước phương Tây phải tìm mua những mặt hàng thay thế ở các nước khác như Việt Nam, Ấn Ðộ, Xiêm La, hoặc dùng hải cảng của các nước này để trung chuyển hàng hóa giữa Nhật Bản và Trung Hoa. Ðiều này đã khiến cho các cảng thị ở miền Trung Việt Nam như: Thanh Hà, Hội An, Nước Mặn... trở thành những nơi “trung chuyển” hàng hóa trong vùng biển tây nam Thái Bình Dương và là mắt xích quan trọng trong mạng lưới hải thương từ Á sang Âu và ngược lại.

Thực tế, việc “bế môn tỏa cảng” của Trung Quốc trong thời kỳ này đã tạo điều kiện cho đồ gốm Việt Nam từ các trung tâm gốm ở Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ “vượt biển” đi đến các nước trong khu vực Đông Nam Á và Nhật Bản. Theo kết quả nghiên cứu của nhà khảo cổ học người Nhật Aoyagi Yoji, cho đến năm 1990 đã có 32 địa điểm di tích trong vùng Đông Nam Á có phát hiện đồ gốm sứ Việt Nam. Cụ thể: Malaysia: 9 địa điểm; Brunei: 2 địa điểm; Philippines: 10 địa điểm; Indonesia: 11 địa điểm. Những đồ gốm này phần lớn là đồ gốm hoa lam, niên đại từ thế kỷ XIV đến thế kỷ XVI, bao gồm nhiều loại bát đĩa, chậu hoa, hũ và đồ uống trà... được phát hiện với số lượng lớn. Một học giả Nhật Bản khác là GS. Hasebe Gakuji cho biết “kỹ thuật sản xuất đồ gốm ở Nhật Bản vào thế kỷ XIV còn kém xa so với kỹ thuật Việt Nam”. Vì thế, cho đến đầu thế kỷ XVI, người Nhật vẫn nhập khẩu nhiều đồ gốm sứ Việt Nam, trong đó ngoài nhu cầu sử dụng còn có mục đích tìm hiểu, học hỏi kỹ thuật làm gốm sứ của người Việt Nam.

Vì chưa sản xuất được gốm sứ chất lượng cao nên, các tàu buôn Nhật Bản đã mua nhiều sành sứ từ Trung Quốc và Việt Nam. Nhiều thương nhân người Nhật đã tìm mua những đồ gốm Việt Nam để sử dụng trong nghi thức trà đạo. Theo sách Trà hội ký, từ cuối thế kỷ XIV, người Nhật đã nhập đồ gốm Việt Nam và gọi làNanban Shimamono (nếu là đồ gốm) và An Nam (nếu là đồ sành sứ). Người ta đã phát hiện đồ gốm Việt Nam trong các di chỉ khảo cổ học ở Nhật Bản và trong các sưu tập tư nhân của các “thế gia vọng tộc” thời kỳ Mạc phủ (1192 - 1867). Dựa vào kết quả giám định niên đại, các nhà khảo cổ học Nhật Bản như: Tani Akira, Nishino Noriko… cho rằng đồ gốm Việt Nam du nhập vào Nhật Bản trải qua bốn thời kỳ: thời kỳ thứ 1 là nửa sau thế kỷ XIV; thời kỳ thứ 2 là cuối thế kỷ XV - đầu thế kỷ XVI; thời kỳ thứ 3 là cuối thế kỷ XVI và thời kỳ thứ 4 là nửa đầu thế kỷ XVII. Và con đường để du nhập đồ gốm Việt Nam vào Nhật Bản chính là tuyến hải thương xuyên biển Đông trong thời kỳ thương mại shuinsen (châu ấn thuyền) do Mạc phủ Tokugawa Ieyasu ban hành và thực thi từ năm 1602 đến năm 1635. Đó chính là lý do giải thích về sự hiện diện của những món đồ gốm Việt Nam hoàn hảo nhất, toàn mỹ nhất trong các bảo tàng hàng đầu ở Nhật Bản như: Bảo tàng Quốc gia Fukuoka, Bảo tàng Quốc gia Tokyo, Bảo tàng Nghệ thuật Tokugawa ở Nagoya, Bảo tàng Machida ở Tokyo.

Những con đường tơ lụa, con đường gốm sứ, con đường gia vị… thành hình trên biển Đông, cũng là những con đường mang văn hóa Việt Nam ra nước ngoài và du nhập văn hóa bên ngoài vào Việt Nam. Như vậy, biển không chỉ là giao lộ, là huyết mạch kinh tế mà còn là một “hành lang” trao đổi văn hóa và giao lưu chính trị giữa Việt Nam với bên ngoài. Các chúa Nguyễn đã gửi những “đặc sứ” của mình, theo đường biển, đến đặt quan hệ bang giao với Mạc phủ Tokugawa cầm quyền ở Nhật Bản và các lãnh chúa dòng họ Sho trị vì vương quốc Lưu Cầu (nay thuộc tỉnh Okinawa, Nhật Bản). Theo sau các bang giao chính trị là những giao lưu về kinh tế và văn hóa. Tàu thuyền của các nước Trung Hoa, Nhật Bản, Lưu Cầu, Bồ Đào Nha, Hà Lan, Tây Ban Nha đến các thương cảng của Việt Nam để trao đổi, mua bán hàng hóa, để tránh bão, tiếp thêm nước ngọt… và du nhập văn hóa bên ngoài vào Việt Nam, đồng thời cũng đưa sản phẩm, văn hóa Việt Nam lan tỏa ra bên ngoài.

Trên những con tàu đắm được phát hiện ở Hòn Cau, Cù Lao Chàm, Bình Thuận, Cà Mau, Bình Sơn… trong những năm qua, người ta không chỉ tìm thấy những sản phẩm gốm sứ của Trung Quốc, của Nhật Bản, của Thái Lan hay của Việt Nam mà còn phát hiện những trầm tích văn hóa Việt lưu dấu trong đồ dùng và trang phục của thủy thủ đoàn, trong vật liệu và kỹ thuật làm nên những con tàu này. Một nghiên cứu của GS. Li Tana, nhà sử học người Úc gốc Hoa, cho biết người Việt thời chúa Nguyễn đã từng đóng tàu để cung cấp cho người Hoa và người Thái. Người Hoa đến Gia Định thuê người Việt đóng tàu cho họ từ các nguồn vật liệu địa phương rồi dùng các con tàu ấy buôn gạo từ châu thổ sông Mékông về bán lại cho dân vùng Hải Nam, Quảng Đông, Phúc Kiến… Sau đó, họ bán lại những con tàu đó cho thương nhân người Hoa khác ở quê hương, lấy tiền mang sang Việt Nam đóng những con tàu mới. Những thương nhân người Hoa tại Phúc Kiến, Hạ Môn lại dùng những con tàu đóng ở Việt Nam để chở hàng hóa Trung Hoa đi buôn bán ở Lưu Cầu, Nam Dương... Còn người Thái thì dùng những con tàu do chúa Nguyễn cung cấp để chiến đấu với thủy binh Khmer. Nếu không có tri thức biển và kinh nghiệm đóng thuyền đi biển, hẳn những người thợ đóng thuyền Việt Nam thời chúa Nguyễn đã không được người Hoa, người Thái tin tưởng thuê đóng những con tàu phục vụ cho nhu cầu thương mại và chiến tranh của họ. Dấu ấn của văn hóa biển trong diễn trình lịch sử của dân tộc Việt Nam là như vậy. Những giao lưu nội vùng và ngoại vi gắn liền với biển của cư dân Việt đã góp phần hình thành nên “đường viền văn hóa biển” như cách nói của GS. Hà Văn Tấn, hay nói cách khác, đã khiến cho biển đảo Việt Nam không chỉ là không gian sinh tồn của người Việt mà còn là một hành lang để truyền bá văn hóa Việt ra bên ngoài và tiếp nhận văn hóa bên ngoài vào Việt Nam.

Vì vậy, bảo vệ chủ quyền biển đảo không đơn giản chỉ là đấu tranh đòi lại những gì thuộc chủ quyền Việt Nam đã bị Trung Quốc cưỡng chiếm, mà phải giữ gìn những gì mà biển đảo đã mang lại cho dân tộc Việt Nam từ bao đời nay, trong đó, có cả những “trầm tích văn hóa” đã được tích tụ từ ngàn xưa, đang cần được khơi thông mạch nguồn để tiếp nối giữa quá khứ với tương lai của dân tộc Việt Nam.

4 tháng 4 2017

Các thành tựu khoa học - kĩ thuật ở các thế kỉ XVI - XVIII :

Lĩnh vực

Thành tựu tiêu biểu

Sử học

Bên cạnh các bộ sử cửa nhà nước, xuất hiện nhiểu bộ sử của tư nhân như Ô châu cận lục, Đại Việt thông sử, Phủ biên tạp lục...

Địa lí

Có tập bản đồ Thiên Nam tứ chí lộ đồ thư

Quân sự

Có tập Hổ trướng khu cơ của Đào Duy Từ

Triết học

Có mội số bài thơ, tập sách của Nguyễn Bỉnh Khiêm, Lê Quý Đôn

Y học

Có bộ sách y dược của Hải Thượng Lãn Ông Lê Hữu Trác

Kĩ thuật

Biết dùng súng đại bác theo kiểu phương Tây, đóng thuyền chiến, xây thành lũy

— Nhận xét :

+ Những thành tựu khoa học đã diễn ra trên nhiều lĩnh vực hơn các thế kỉ trước, có nhiều tác phẩm có giá trị.

+ Do những hạn chế về quan niệm và giáo dục đương thời đã làm cho khoa học tự nhiên không có điều kiện phát triển. Trong lĩnh vực kĩ thuật, việc ứng dụng những thành tựu từ bên ngoài cũng chủ yếu dừng lại ở việc chế tạo thử chứ chưa phát triển.


4 tháng 4 2017

Về một số thành tựu văn học, nghệ thuật, khoa học, kĩ thuật ở nước ta cuối thế kỉ XVIII — nửa đầu thế kỉ XIX, lập bảng thống kê theo thứ tự các lĩnh vực văn học, nghệ thuật, khoa học, kĩ thuật và những thành tựu của mỗi lĩnh vực đó.