Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Từ thế kỷ X đến thế kỷ XVIII, dân tộc Việt Nam phải liên tục đối diện với các thế lực ngoại xâm, nhưng luôn bất khuất chiến đấu để giữ vững độc lập quốc gia. Các cuộc chiến đó là:
- Cuộc kháng chiến chống quân Nam Hán (939-938): Dưới sự lãnh đạo của Ngô Quyền, quân Việt Nam đã đánh bại quân Nam Hán tại trận Bạch Đằng, kết thúc gần 1000 năm Bắc thuộc và mở ra một thời kỳ độc lập dài hạn.
- Cuộc kháng chiến chống quân Tống (1075-1077): Dưới sự lãnh đạo của Lý Thường Kiệt, quân Đại Việt đã phản công và đánh bại quân Tống.
- Cuộc kháng chiến chống quân Nguyên Mông (1257, 1284-1285, 1287-1288): Dưới sự lãnh đạo của Trần Hưng Đạo và các vị tướng khác, quân Đại Việt ba lần đánh bại quân Nguyên Mông.
- Cuộc kháng chiến chống quân Minh (1406-1427): Quân Minh xâm lược Đại Việt và thiết lập chế độ đô hộ. Dưới sự lãnh đạo của Lê Lợi và Nguyễn Trãi, quân Lam Sơn đã đánh bại quân Minh và phục hồi độc lập.
- Cuộc kháng chiến chống quân Xiêm (đầu thế kỷ XVIII): Dưới sự lãnh đạo của các nhà Trịnh, Đại Việt đã chống lại các đợt xâm lược của quân Xiêm.
Trong những cuộc xâm lược nêu trên, các thế lực ngoại xâm đều có những âm mưu và thủ đoạn riêng:
- Mục đích chiếm đất: Việt Nam có vị trí địa lý chiến lược và là cầu nối giữa Trung Quốc và Đông Nam Á. Do đó, nhiều nước muốn chiếm lĩnh để mở rộng lãnh thổ và tăng cường ảnh hưởng khu vực.
- Thuận tiện cho việc mở rộng thương mại: Việt Nam có nhiều tài nguyên và là điểm trung chuyển thương mại quan trọng. Việc kiểm soát Việt Nam giúp các nước ngoại xâm tăng cường sức mạnh kinh tế.
- Áp đặt văn hóa và tín ngưỡng: Một số nước ngoại xâm cố gắng áp đặt văn hóa, tôn giáo và quan điểm chính trị của mình lên người Việt, nhằm định hình và kiểm soát dân tộc Việt Nam theo ý muốn của họ.
Phân tích sự phát triển và vai trò của Nho giáo đối với nhà nước phong kiến Việt Nam trong thế kỷ X đến thế kỷ XV .Xã hội Việt Nam hiện nay có cần phát huy những yếu tố tích cực của nho giáo không? Tại sao?
Về sự phát triển của nho giáo tại Việt Nam
Sự du nhập Nho giáo vào Việt Nam từ rất sớm (thế kỷ I TCN), tuy nhiên do quá trình chống Hán hóa, nên Nho giáo thời kỳ Bắc thuộc không xâm nhập mãnh mẽ vào xã hội Việt Nam, nó chỉ được ghi bởi dấu ấn một số cá nhân như Tích Quang, Nhâm Diên, Sĩ Nhiếp.
Sau năm 938, nước ta hoàn toàn độc lập, từ đây Nho giáo có bước thăng tiến đáng kể. Thời kỳ Ngô, Đinh, Tiền Lê, nho giáo chưa thực sự mạnh mẽ, chỉ là một trong những hệ tư tưởng ở nước ta nhưng không có ảnh hưởng sâu rộng. Phật giáo và đạo giáo vẫn là những hệ tư tưởng, tôn giáo mạnh, trong triều đình luôn có 1 quốc sư phật giáo.
Sang thời Lý Trần, Nho giáo có bước tiến lớn, các vua nhà Lý và nhà Trần chú trọng quan tâm nho giáo (mở Văn miếu, lập Quốc tử giám)… đặc biệt các khoa thi đã được mở, tuyển chọn quan lại từ khoa bảng nho học. Tuy nhiên, thời kỳ này phật giáo và đạo giáo phát triển mạnh mẽ do được các vua Lý Trần chú trọng quân tâm, thời Lý là thời kỳ của 3 tôn giáo, hệ tư tưởng này cùng đồng hành, được gọi là Tam giáo đồng nguyên. Thời Trần, Nho giáo được phát triển mạnh hơn, các khoa thi được tổ chức quy củ hơn, định danh tước rõ ràng. Tuy nhiên tại các làng xã, nho giáo chưa có tác động sâu rộng.
Sang thời Lê sơ, Nho giáo được độc tôn và phát triển mạnh mẽ, nhà nước được xây dựng trên nền tảng nho giáo, quan lại được tuyển chọn qua con đường thi cử, các khoa thi có quy định, tổ chức rõ ràng, thời gian đều đặn. Đặc biệt, nho giáo đã bắt đầu ảnh hưởng đến các làng xã, có tác động nhất định đến đời sống làng xã Việt Nam.
Vai trò của nho giáo
- Thứ nhất, tạo ra một hệ tư tưởng góp phần ổn định xã hội.
- Thứ hai, hòa quyện vào văn hóa dân tộc, góp phần tạo nên văn hóa Việt Nam trong suốt thời kỳ phong kiến.
- Thứ ba, giúp dân tộc ta trong quá trình mở rộng lãnh thổ.
- Thứ tư, góp phần xây dựng bộ máy chính trị nước ta ngày càng hoàn thiện hơn.
Ngày nay, chúng ta cần phát huy những giá trị tốt của Nho giáo như: đề cao lễ nghĩa, sự hiếu thảo, tôn sư trọng đạo, đề cao lòng nhân từ trong cuộc sống, chữ tín trong làm ăn, đề cao trí tuệ, lòng dũng cảm…