K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

3 tháng 3 2019

Tham khảo:

Câu 1:

IV. Tình hình phát triển kinh tế

1. Công nghiệp

Trước ngày miền Nam hoàn toàn giải phóng, công nghiệp ở Đông Nam Bộ phụ thuộc nước ngoài, chi có một số ngành sản xuất hàng tiêu dùng và chế biến lương thực, thực phẩm, phân bố chủ yếu ở Sài Gòn - Chợ Lớn.

Ngày nay, khu vực công nghiệp - xây dựng tăng trưởng nhanh, chiếm tỉ trọng lớn nhất trọng GDP của vùng; cơ cấu sản xuất cân đối, bao gồm công nghiệp nặng, công nghiệp nhẹ và chế biến lương thực thực phẩm. Một số ngành công nghiệp hiện đại đã hình thành và đang trên đà phát triển như dầu khí, điện tử, công nghệ cao.

Bảng 32.1. Cơ cấu kinh tế của Đông Nam Bộ và cả nước, năm 2002 (%)

Khu vực

Vùng

Nông, lâm, ngư nghiệp

Công nghiệp – xây dựng

Dịch vụ

Đông Nam Bộ

6,2

59,3

34,5

Cả nước

23,0

38,5

38,5

Thành phố Hồ Chí Minh, Biên Hoà, Vũng Tàu là các trung tâm công nghiệp lớn nhất ở Đông Nam Bộ. Thành phố Hồ Chí Minh chiếm khoảng 50% giá trị sản xuất công nghiệp toàn vùng. Bà Rịa - Vũng Tàu là trung tâm công nghiệp khai thác dầu khí.

Hình 32.2. Lược đố kinh tế vùng Đông Nam Bộ

Tuy nhiên, trong sản xuất công nghiệp cũng gặp không ít khó khăn như cơ sở hạ tầng chưa đáp ứng yêu cầu phát triển sản xuất, chất lượng môi trường đang bị suy giảm.



Câu 2:

Đông Nam Bộ là vùng có sức thu hút mạnh mẽ đôi với lao động cả nước vì hiện nay:

+ Đông Nam Bộ là vùng có cơ cấu kinh tế chuyển dịch mạnh theo hướng công nghiệp hóa, cơ cấu ngành nghề rất đa dạng, người lao động dễ tìm được việc làm, thu nhập của người lao động tương đối cao hơn mặt bằng của cả nước

+ Là vùng tập trung nhiều khu công nghiệp, nhiều hoạt động dịch vụ và thu hút mạnh đầu tư của nước ngoài, nhu cầu về lao động rất lớn, nhất là lao động có chuyên môn kĩ thuật, có tay nghề giỏi

+ Nhiều địa phương trong vùng có những chính sách ưu đãi thu hút lao động, đặc biệt là lao động có chuyên môn kĩ thuật cao.

Câu 3:

Những đặc điểm chủ yếu về dân cư, xã hội ở Đồng bằng sông Cửu Long:

- Dân cư:

+ Đồng bằng sông Cửu Long có dân số khá đông (16,7 triệu người năm 2002).

+ Mật độ dân số cao (năm 1999: mật độ dân số của vùng là 407 người/km2, cả nước là 233 người/km2), gấp 1,75 lần cả nước.

+ Tỉ lệ gia tăng tự nhiên dân số của vùng tương đương với cả nước (1,4% năm 1999).

+ Về thành phần dân tộc, ngoài người Kinh còn có người Khơ - me, người "Chăm, người Hoa.

- Xã hội:

+ Trình độ đô thị hóa còn thấp: tỉ lệ dân thành thị thấp (năm 1999: tỉ lệ dân thành thị của vùng là 17,1 %, trong khi cả nước chỉ 23,6%).

+ Tỉ lệ hộ nghèo ít hơn so với cả nước (năm 1999: tỉ lệ hộ nghèo của vùng là 10,2% và cả nước lả 13,3%).

+ Thu nhập bình quân đầu người cao hơn cả nước (với 342,1 nghìn đồng, cả nước là 295 nghìn đồng).

+ Trình độ dân trí thấp hơn cả nước (88,1% < 90,3%).

+ Tuổi thọ trung bình cao hơn mức trung bình cả nước (của vùng là 71,1 tuổi, cả nước là 70,9 tuổi).

* Phải đặt vấn đề phát triển kinh tế đi đôi với nâng cao mặt bằng dân trí và phát triển đô thị vì:

- Đồng bằng sông Cửu Long là vùng giàu tiềm năng nhưng mặt bằng dân trí còn thấp, thiếu lao động có chuyên môn kĩ thuật, làm hạn chế việc khai thác các tiềm năng để đẩy mạnh phát triển kinh tế.

- Tỉ lệ dân đô thị còn thấp cho thấy trình độ công nghiệp hóa ở đồng bằng còn thấp, chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa còn chậm

⟹ Phát triển kinh tế đi đôi với nâng cao mặt bằng’ dân trí và phát triển đô thị sẽ:

- Thu hút mạnh hơn đầu tư của các vùng khác trong nước và của nước ngoài, từ đó phát huy tốt hơn các thế rnạnh về tự nhiên và lao động của vùng để đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu kinh tế.

- Nâng cao chất lượng cuộc sống của dân cư.


Câu 4:

Những điều kiện thuận lợi để đồng bằng sông Cửu Long trở thành vùng sản xuất lương thực lớn nhất của cả nước:

- Diện tích tự nhiên gần 4 triệu ha, trong đó diện tích đất nông nghiệp khoảnng 3 triệu ha, chiếm gần 1/3 diện tích đất nông nghiệp của cả nước.

- Đất đai màu mỡ, nhất là dải đất phù sa ngọt dọc theo sông Tiền và sông Hậu, thích hợp cho việc trồng lúa với quy mô lớn.

- Khí hậu nóng ẩm quanh năm, thời tiết ít biến động, nguồn nước sông ngòi tương đối dồi dào, thuận lợi cho việc thâm canh tăng vụ lúa.

- Sông ngòi kênh rạch chằng chịt, với hệ thống sông Tiền sông Hậu tạo nên tiềm năng về cung cấp phù sa màu mỡ, nguồn nước tưới cho sản xuất nông, cải tạo đất phèn, đất mặn.

- Nguồn lao động đông, có truyền thống, nhạy bén trong việc tiếp thu kĩ thuật và công nghệ mới về trồng lúa.

- Được Nhà nước chú trọng đầu tư cơ sở vật chất kĩ thuật (thủy lợi, trạm, trại giống ...) ,

- Nhu cầu lớn của thị trường trong nước và xuất khẩu.

26 tháng 10 2023

Câu 1: Vùng Đông Nam Bộ trở thành vùng trồng cây công nghiệp lớn của cả nước nhờ những điều kiện thuận lợi như sau:

- Khí hậu ấm áp và mưa đều đặn: Đông Nam Bộ có khí hậu nhiệt đới với mùa mưa đều đặn, điều này rất thuận lợi cho việc trồng cây công nghiệp như cao su, cacao, hạt điều, và cây lúa.

- Đất phù hợp cho nông nghiệp: Đất ở vùng này thường có độ phì nhiêu tốt và phù hợp cho việc trồng cây công nghiệp. Điều này đã tạo điều kiện thuận lợi cho sự phát triển của ngành nông nghiệp công nghiệp.

- Mạng lưới sông ngòi và hệ thống tưới tiêu: Vùng Đông Nam Bộ có nhiều sông ngòi và hệ thống tưới tiêu phát triển, giúp cải thiện khả năng sản xuất cây trồng và nâng cao hiệu suất nông nghiệp.

26 tháng 10 2023

Câu 2: Vùng Đông Nam Bộ phát triển mạnh kinh tế biển vì:

- Vị trí địa lý gần biển: Vùng này có bờ biển dài, tạo điều kiện thuận lợi cho ngành thủy sản và du lịch biển.

- Các cảng biển quan trọng: Các cảng biển như Vũng Tàu, Cần Thơ, và TP.HCM là cửa ngõ quan trọng cho vận chuyển hàng hóa và thương mại quốc tế, giúp kích thích phát triển kinh tế biển.

- Ngành công nghiệp dầu khí: Các nguồn tài nguyên dầu khí ngoại khơi cũng tạo cơ hội phát triển lớn cho kinh tế vùng Đông Nam Bộ.

Câu 1. Đặc điểm không đúng với vùng ĐNB làA. Dân cư đông đúc, mật độ dân số khá cao.B. Thị trường tiêu thụ hạn chế .C. Lực lượng lao động dồi dào, có trình độ chuyên môn, nghiệp vụ.D. Có sức hút mạnh mẽ với lao động cả nước.Câu 2. Trung tâm du lịch lớn nhất của ĐNB và cả nước làA. Vũng Tàu                                          B. TP Hồ Chí...
Đọc tiếp

Câu 1. Đặc điểm không đúng với vùng ĐNB là

A. Dân cư đông đúc, mật độ dân số khá cao.

B. Thị trường tiêu thụ hạn chế .

C. Lực lượng lao động dồi dào, có trình độ chuyên môn, nghiệp vụ.

D. Có sức hút mạnh mẽ với lao động cả nước.

Câu 2. Trung tâm du lịch lớn nhất của ĐNB và cả nước là

A. Vũng Tàu                                          B. TP Hồ Chí Minh          

C. Đà Lạt                                               D. Nha Trang

Câu 3. Trong cơ cấu GDP của ĐNB, chiếm tỉ trọng lớn nhất là khu vực

A. Nông- lâm- ngư nghiệp                   B. Dich vụ

C. Công nghiệp- xây dựng                   D. Khai thác dầu khí

Câu 4. Cây công nghiệp lâu năm được trồng nhiều nhất ở ĐNB là

A. Chè                                                    B. Cà phê                           

C. Cao su                                               D. Hồ tiêu

Câu 5. Khoáng sản quan trọng nhất ở Đông Nam Bộ là

A. Than                                                B. Dầu khí

C. Boxit                                                D. Sắt

 Câu 6. Thành phố có sức thu hút lao động nhất cả nước ở Đông Nam Bộ là

A. Biên Hòa                                         B. Thủ Dầu Một

C. TP. Hồ Chí Minh                             D. Bà Rịa – Vũng Tàu

Câu 7. Hai loại đất chiếm diện tích lớn nhất ở Đông Nam Bộ

A. Đát xám và đất phù sa                     B. Đất badan và đất feralit

C. Đất phù sa và đất feralit                   D. Đất badan và đất xám

Câu 8. Có một chợ đặc trưng của vùng đồng bằng Sông Cửu Long là

A. Chợ đêm                                           B. Chợ gỗ                   

C. Chợ nổi                                             D.  Chợ phiên

Câu 9. Là đồng bằng châu thổ lớn nhất nước ta, Đồng bằng sông Cửu Long có diện tích khoảng

A. 20 000km2                                                              B. 30 000km2

C. 40 000km2                                                              D. 50 000km2

Câu 10. Đồng bằng sông Cửu Long được tạo nên bởi phù sa của sông?

A. Đồng Nai.                                          B. Mê Công.

C. Thái Bình.                                          D. Sông Hồng.

Câu 11. Trung tâm kinh tế lớn nhất ở Đồng bằng sông Cửu Long là

A. Thành phố Cần Thơ.                          B. Thành phố Cà Mau.

C. Thành phố Mĩ Tho.                            D. Thành phố Cao Lãnh.

Câu 12. Bên cạnh là vựa lúa số 1 của cả nước, Đồng bằng sông Cửu Long còn phát triển mạnh

A. Nghề rừng.                                         B. Giao thông.

C. Du lịch.                                               D. Thuỷ hải sản.

Câu 13. Ngành công nghiệp có điều kiện phát triển nhất ở Đồng bằng Sông Cửu Long là

A. Sản xuất hàng tiêu dùng.                    B. Dệt may.

C. Chế biến lương thực thực phẩm.        D. Cơ khí.

Câu 14. ĐBSCL là

A. Vùng trọng điểm cây công nghiệp lớn nhất cả nước.

B. Vùng trọng điểm lúa lớn nhất cả nước.

C. Vùng trọng điểm chăn nuôi gia súc lớn nhất cả nước.

D. Vùng trọng điểm cây thực phẩm lớn nhất cả nước.

Câu 15. Các dân tộc ít người sinh sống ở ĐBSCL là

A. Tày, Nùng, Thái.                                 B. Gia Rai, Ê Đê, Ba Na.                         

C. Khơ me, Chăm, Hoa.                           D. Giáy, Dao, Mông.                            

Câu 16.Trong cơ cấu công nghiệp của vùng Đồng bằng sông Cửu Long, ngành công nghiệp nào chiếm tỉ trọng cao nhất?

A. Cơ khí nông nghiệp.                                 B. Vật liệu xây dựng.

C. Khai khoáng.                                             D. Chế biến lương thực, thực phẩm.

1
2 tháng 4 2021

Choo Choo 1B nha em

2 tháng 4 2021

Câu 1. Đặc điểm không đúng với vùng ĐNB là

A. Dân cư đông đúc, mật độ dân số khá cao.

B. Thị trường tiêu thụ hạn chế .

C. Lực lượng lao động dồi dào, có trình độ chuyên môn, nghiệp vụ.

D. Có sức hút mạnh mẽ với lao động cả nước.

Câu 2. Trung tâm du lịch lớn nhất của ĐNB và cả nước là

A. Vũng Tàu                                          B. TP Hồ Chí Minh          

C. Đà Lạt                                               D. Nha Trang

Câu 3. Trong cơ cấu GDP của ĐNB, chiếm tỉ trọng lớn nhất là khu vực

A. Nông- lâm- ngư nghiệp                   B. Dich vụ

C. Công nghiệp- xây dựng                   D. Khai thác dầu khí

Câu 4. Cây công nghiệp lâu năm được trồng nhiều nhất ở ĐNB là

A. Chè                                                    B. Cà phê                           

C. Cao su                                               D. Hồ tiêu

Câu 5. Khoáng sản quan trọng nhất ở Đông Nam Bộ là

A. Than                                                B. Dầu khí

C. Boxit                                                D. Sắt

 Câu 6. Thành phố có sức thu hút lao động nhất cả nước ở Đông Nam Bộ là

A. Biên Hòa                                         B. Thủ Dầu Một

C. TP. Hồ Chí Minh                             D. Bà Rịa – Vũng Tàu

Câu 7. Hai loại đất chiếm diện tích lớn nhất ở Đông Nam Bộ 

A. Đát xám và đất phù sa                     B. Đất badan và đất feralit

C. Đất phù sa và đất feralit                   D. Đất badan và đất xám

Câu 8. Có một chợ đặc trưng của vùng đồng bằng Sông Cửu Long là

A. Chợ đêm                                           B. Chợ gỗ                   

C. Chợ nổi                                             D.  Chợ phiên

Câu 9. Là đồng bằng châu thổ lớn nhất nước ta, Đồng bằng sông Cửu Long có diện tích khoảng

A. 20 000km2                                                              B. 30 000km2

C. 40 000km2                                                              D. 50 000km2

Câu 10. Đồng bằng sông Cửu Long được tạo nên bởi phù sa của sông?

A. Đồng Nai.                                          B. Mê Công.

C. Thái Bình.                                          D. Sông Hồng.

Câu 11. Trung tâm kinh tế lớn nhất ở Đồng bằng sông Cửu Long là

A. Thành phố Cần Thơ.                          B. Thành phố Cà Mau.

C. Thành phố Mĩ Tho.                            D. Thành phố Cao Lãnh.

Câu 12. Bên cạnh là vựa lúa số 1 của cả nước, Đồng bằng sông Cửu Long còn phát triển mạnh

A. Nghề rừng.                                         B. Giao thông.

C. Du lịch.                                               D. Thuỷ hải sản.

Câu 13. Ngành công nghiệp có điều kiện phát triển nhất ở Đồng bằng Sông Cửu Long là

A. Sản xuất hàng tiêu dùng.                    B. Dệt may.

C. Chế biến lương thực thực phẩm.        D. Cơ khí.

Câu 14. ĐBSCL là

A. Vùng trọng điểm cây công nghiệp lớn nhất cả nước.

B. Vùng trọng điểm lúa lớn nhất cả nước.

C. Vùng trọng điểm chăn nuôi gia súc lớn nhất cả nước.

D. Vùng trọng điểm cây thực phẩm lớn nhất cả nước.

Câu 15. Các dân tộc ít người sinh sống ở ĐBSCL là

A. Tày, Nùng, Thái.                                 B. Gia Rai, Ê Đê, Ba Na.                         

C. Khơ me, Chăm, Hoa.                           D. Giáy, Dao, Mông.                            

Câu 16.Trong cơ cấu công nghiệp của vùng Đồng bằng sông Cửu Long, ngành công nghiệp nào chiếm tỉ trọng cao nhất?

A. Cơ khí nông nghiệp.                                 B. Vật liệu xây dựng.

C. Khai khoáng.                                             D. Chế biến lương thực, thực phẩm.

3. Theo các chỉ tiêu phát triển dân cư, xã hội thì Đông Nam Bộ là vùng có trình độ phát triển như thế nào so với cả nước?4. thế mạnh để phát triển công nghiệp ở Đông Nam Bộ?5. Vùng nào thu hút mạnh nhất nguồn lao động lành nghề cả nước?6. Ngành công nghiệp nào có thế mạnh lớn nhất để phát triển ở Đông Nam Bộ?7. Cây công nghiệp nào có giá trị và trồng nhiều nhất ở Đông Nam...
Đọc tiếp

3. Theo các chỉ tiêu phát triển dân cư, xã hội thì Đông Nam Bộ là vùng có trình độ phát triển như thế nào so với cả nước?

4. thế mạnh để phát triển công nghiệp ở Đông Nam Bộ?

5. Vùng nào thu hút mạnh nhất nguồn lao động lành nghề cả nước?

6. Ngành công nghiệp nào có thế mạnh lớn nhất để phát triển ở Đông Nam Bộ?

7. Cây công nghiệp nào có giá trị và trồng nhiều nhất ở Đông Nam Bộ?

8. trung tâm kinh tế lớn nhất ở Đông Nam Bộ?

9. Khó khăn lớn nhất trong việc sử dụng tự nhiên của Đồng bằng sông Cửu Long là

gì?

10. Giải pháp tốt nhất để khai thác nguồn lợi từ lũ đem lại ở Đồng bằng sông Cửu Long?

11. Ngành công nghiệp nào chiếm tỉ trọng lớn nhất ở Đồng bằng sông Cửu Long?

12. Đâu là trung tâm kinh tế lớn nhất vùng Đồng bằng sông Cửu Long?

13. Bờ biển nước ta dài bao nhiêu km và có bao nhiêu tỉnh và thành phố giáp biển?

14. Trong vùng biển của nước ta có khoảng bao nhiêu đảo lớn nhỏ?

15. Quần đảo xa bờ nhất của nước ta thuộc tỉnh Khánh Hòa?

16. Môi trường biển bị ô nhiễm gây ảnh hưởng nghiêm trọng nhất tới ngành nào?

0
25 tháng 10 2023

Câu 1: Trình bày tình hình phát triển lương thực ở nước ta?

Tình hình phát triển lương thực ở nước ta đã trải qua nhiều giai đoạn. Từ một nước nhập khẩu lúa vào những năm 1980, Việt Nam đã trở thành một trong những quốc gia xuất khẩu gạo hàng đầu thế giới. Nhờ áp dụng khoa học và công nghệ vào sản xuất, cải tiến giống, và mở rộng diện tích trồng lúa, năng suất và chất lượng lúa của nước ta đã được nâng cao đáng kể.

25 tháng 10 2023

Câu 2: Trình bày tình hình phát chuyển cây công nghiệp ở nước ta?

Cây công nghiệp ở Việt Nam đang trong quá trình phát triển mạnh mẽ, với nhiều loại cây như cao su, cà phê, hạt điều, tiêu và dầu dừa. Việt Nam hiện là một trong những nước xuất khẩu cà phê hàng đầu thế giới. Diện tích trồng và năng suất của các cây công nghiệp cũng đã tăng trưởng mạnh, nhờ việc áp dụng khoa học và công nghệ vào sản xuất.

27 tháng 1 2018

Hướng dẫn trả lời:

   - Diện tích tự nhiên gần 4 triệu ha, trong đó diện tích đất nông nghiệp khỏang 3 triệu ha, chiếm gần 1/3 diện tích đất nông nghiệp của cả nước.

   - Đất nhìn chung màu mỡ, nhất là dải đất phù sa ngọt dọc theo sông Tiền và sông Hậu, thích hợp cho việc trồng lúa với quy mô lớn.

   - Khí hậu nóng ẩm quanh năm, thời tiết ít biến động, nguồn nước sông ngòi tương đối dồi dào, thuận lợi cho việc thâm canh tăng vụ lúa.

6 tháng 6 2019

- Điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên:

      + Có diện tích đất nông nghiệp lớn nhất trong các vùng của cả nước.

      + Đất đai nhìn chung màu mỡ, nhất là dải phù sa ngọt có diện tích 1,2 triệu ha dọc sông Tiền và sông Hậu

      + Khí hậu: nóng ẩm quanh năm, lượng mưa dồi dào.

      + Sông Mê Công và mạng lưới kênh rạch chằng chịt.

- Điều kiện kinh tế - xã hội:

      + Nguồn lao động dồi dào, người dân cần cù, năng động thích ứng linh hoạt với sản xuất hàng hóa.

      + Hệ thống thủy lợi khá hoàn chỉnh; giao thông vận tải thuận lợi

      + Mạng lưới cơ sở chế biến và dịch vụ sản xuất lương thực phát triển rộng khắp.

      + Thị trường tiêu thụ rộng lớn .

26 tháng 10 2023

1. Điều kiện thuận lợi để phát triển các ngành trồng cây công nghiệp ở vùng Đông Nam Bộ

   - Khí hậu ấm áp và mưa đều đặn: Vùng Đông Nam Bộ có khí hậu nhiệt đới với mùa mưa đều đặn, tạo điều kiện thuận lợi cho trồng cây công nghiệp như cao su, cacao, hạt điều và cây lúa.

   - Đất phù hợp: Đất ở vùng Đông Nam Bộ thường có độ phì nhiêu tốt và phù hợp cho việc trồng cây công nghiệp.

   - Hệ thống tưới tiêu và sông ngòi: Vùng này có nhiều sông ngòi và hệ thống tưới tiêu phát triển, giúp cải thiện khả năng sản xuất cây trồng và nâng cao hiệu suất nông nghiệp.

   - Dân cư lao động: Đông Nam Bộ có dân số đông đúc, cung cấp nguồn lao động lớn cho ngành nông nghiệp và sản xuất cây công nghiệp.

26 tháng 10 2023

2. Phân tích điều kiện phát triển công nghiệp chế biến lương thực và thực phẩm ở Đồng Bằng Sông Cửu Long

   - Nguyên liệu dồi dào: Đồng Bằng Sông Cửu Long có một diện tích rộng lớn của đồng ruộng, với sản lượng nông sản như gạo, cây ăn quả, và thủy sản đáng kể. Điều này tạo ra nguồn nguyên liệu dồi dào cho ngành công nghiệp chế biến lương thực và thực phẩm.

   - Hệ thống giao thông và cảng biển: Vùng này có hệ thống giao thông và cảng biển phát triển, giúp trong việc vận chuyển nguyên liệu và sản phẩm chế biến. Ví dụ, cảng Cái Cui ở Cần Thơ là một trong những cảng quan trọng ở vùng ĐBSCL.

   - Sản phẩm xuất khẩu: Vùng ĐBSCL sản xuất nhiều sản phẩm chế biến lương thực và thực phẩm có tiềm năng xuất khẩu, chẳng hạn như gạo, cá tra, và các sản phẩm chế biến từ trái cây. Sự phát triển của ngành công nghiệp này có thể đáp ứng nhu cầu nội địa và xuất khẩu.

   - Thị trường tiêu thụ: Vùng ĐBSCL nằm gần TP.HCM và các khu vực dân cư lớn, tạo điều kiện thuận lợi cho việc tiêu thụ sản phẩm chế biến. Ngoài ra, xuất khẩu cũng là một phần quan trọng của ngành công nghiệp này.

   - Chính sách hỗ trợ: Chính phủ đã thúc đẩy các chính sách hỗ trợ cho ngành công nghiệp chế biến lương thực và thực phẩm, bao gồm các ưu đãi về thuế và hỗ trợ tài chính, để thúc đẩy sự phát triển của ngành này.