K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

Câu 1. Khoanh tròn vào chữ cái trước câu kể:
A. Ôi, đẹp quá!
B. Các bạn có thích chơi trò ô ăn quan không?
C. Chiếc bút chì nhỏ, thon thon, ruột bút đen lánh.
D. Có phải mẹ em là một bác sĩ giỏi?
Câu 2. Trong các câu hỏi dưới đây, câu nào thể hiện được phép lịch sự:
A. Lấy giúp chi cốc nước được không?
B. Nam ơi, cho chi xin cốc nước được không?
C. Ngồi đấy mà không lấy cho người ta cốc nước à?
Câu 3 . Đọc đoạn văn dưới đây. Cho biết có mấy câu kể.
“Nhìn vào các khe đá chung quanh, tôi thấy những nhện là nhện. Chúng đứng im như đá mà coi vẻ hung dữ. Tôi cất tiếng hỏi lớn:
- Ai đứng chóp bu bọn này? Ra đây ta nói chuyện.
Từ trong hốc đá, một mụ nhện cong chân nhảy ra. Tôi thét:
- Thật đáng xấu hổ! Có phá hết các vong vây đi không?
Bọn nhên sợ hãi cùng dạ ran. Cả bọn cuống cuồng chạy dọc chạy ngang, phá hết các dây tơ chăng lối.”
A. 5 câu kể
B. 7 câu kể
C. 8 câu kể
Câu 4. Câu hỏi sau đây được dùng để làm gì? “Có phá hết vòng vây đi không?”
A. Hỏi về điều mình chưa biết.
B. Nêu yêu cầu.
C. Nêu khẳng định về một sự việc.
Câu 5. Câu hỏi sau đây được dùng để làm gì? “Các chú có biết đền thờ ai đây không?”
A. Nêu yêu cầu.
B. Hỏi về điều mình chưa biết.
C. Nêu khẳng định về một sự việc.
Phần II: Tự luận
Bài 1:  Tìm 3 từ láy trong đó tiếng nào cũng bắt đầu bằng âm tr và 3 từ láy tiếng nào cũng bắt đầu bằng âm ch.
……………………………………………………………………………………….....
………………………………………………………………………………………….
Bài 2: Gạch dưới các từ láy trong đoạn thơ sau đây:
Dòng sông mới điệu làm sao
Nắng lên mặc áo lụa đào thướt tha
Trưa về trời rộng bao la.
Áo xanh sông mặc như là mới may
Chiều rồi thơ thẩn áng mây
Cài lên màu áo hây hây ráng vàng.
Bài 3: Viết 2 thành ngữ (hoặc tục ngữ) vào chỗ trống:
a. Nói về tình đoàn kết:…………………………………………………………………….
……………………………………………………………………………………………………………….
b. Nói về lòng nhân hậu…………………………………………………………………..
………………………………………………………………………………………………
c. Nói về đức tính trung thực:…………………………………………………………….
………………………………………………………………………………………………
d. Nói về lòng tự trọng:…………………………………………………………………….
………………………………………………………………………………………………
Bài 4: Hãy xếp các từ phức sau thành hai loại: Từ ghép và từ láy: sừng sững, chung quanh, lủng củng, hung dữ, mộc mạc, nhũn nhặn, cứng cáp, dẻo dai, vững chắc, thanhcao, giản dị, chí khí.
Từghép:…………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………...
Từ láy:………………………………………………………………………………...
…………………………………………………………………………………………
Bài 5:  Gạch dưới các danh từ có trong đoạn văn sau và ghi vào hai nhóm trong bảng:
       Nước Việt Nam xanh muôn ngàn cây lá khác nhau. Cây nào cũng đẹp, cây nào cũng quý nhưng thân thuộc nhất vẫn là tre nứa. Tre Đồng Nai, nứa Việt Bắc, tre ngút ngàn Điên Biên Phủ. Lũy tre thân mật làng tôi, đâu đâu ta cũng có nứa tre làm bạn.

                                                                Thử xem ai nhanh tay hơn ai

0
1 tháng 2 2021
B)Mong các bạn có thể ra chỗ khác nhảy dây! C) Tiết mục đơn ca của bạn Hải hay quá! A) Mong mọi người nói nhỏ một chút ạ! (D mình chưa nghĩ ra)
16 tháng 4 2020

hôm nay cô lại giao bài mới trong kì nghỉ dịch cho mình,mong các bạn giúp đỡ mình

16 tháng 4 2020

câu c) Chiếc bút chì nhỏ,thon thon,ruột bút đen lánh.

8 tháng 12 2017

xàm xí đú

I. ĐỌC HIỂUĐọc đoạn văn sau và trả lời câu hỏi bên dưới:NGU CÔNG DỜI NÚIXưa kia, có một ông lão sống ở vùng Hoa Bắc, tên gọi Bắc Sơn Ngu Công. Ở phía namnhà ông có hai quả núi to Thái Hành và Vương Ốc chắn ngang nên giao thông đi lại rất khókhăn.Một hôm, lão Ngu cho gọi tất cả cháu con lại, bàn rằng: “Ta muốn cùng các người đồngtâm hiệp sức bạt phẳng hai ngọn núi phía trước,...
Đọc tiếp

I. ĐỌC HIỂU
Đọc đoạn văn sau và trả lời câu hỏi bên dưới:
NGU CÔNG DỜI NÚI
Xưa kia, có một ông lão sống ở vùng Hoa Bắc, tên gọi Bắc Sơn Ngu Công. Ở phía nam
nhà ông có hai quả núi to Thái Hành và Vương Ốc chắn ngang nên giao thông đi lại rất khó
khăn.
Một hôm, lão Ngu cho gọi tất cả cháu con lại, bàn rằng: “Ta muốn cùng các người đồng
tâm hiệp sức bạt phẳng hai ngọn núi phía trước, dời đi nơi khác có nên chăng? Khi đấy, chúng
ta sẽ đến thẳng được phía Nam của Dư Châu và Hán Thủy”.
Ai nấy đồng thanh hô to: “ Được ạ!”.
Chỉ có người vợ thấy ngần ngại, liền hỏi vặn: “ Ông già yếu thế kia, sức không bạt nổi
một cái gò, sao bạt được những hai núi to như thế kia? Mà đất đá sẽ mang đổ đi đâu?”.
Mọi người đáp : “ Đem ra Bột Hải, phía bắc An Thổ”.
Nói xong , Ngu Công và con cháu cùng ra phá núi, kẻ đục đá , người đào đất, cho vào sọt
mang ra Bột Hải.
Láng giềng có đứa bé mới tám tuổi, con người đàn bà góa, cũng chạy theo giúp họ. Do
đường xa vợi , từ đông đến hạ, họ chỉ có thể quay về một lần.
Có người nọ thấy thế, can gián Ngu Công: “Ông thật ngốc nghếch! Hay là dừng lại lúc
chưa muộn, về an nghỉ tuổi già!”.
Lão Ngu bảo: “Ngươi xem ra còn không bằng người đàn bà góa và đứa trẻ dại! Ta già, ta
chế, đã có con ta. Hết đời con ta, đã có cháu ta, hết đời cháu ta, đã có chắt ta, con cháu đầy đàn,
núi dù cao, nhưng không thể cao hơn , lo gì không bạt nổi?”.
Trời nghe cụ già nói vậy, bèn đẩy hai trái núi ra xa để cụ có lối đi lại.

Câu 1. Câu chuyện kể về nhân vật nào?
A. Thái Hành

 B. Vương Ốc
C. Ngu Công
 D. Hán Thủy.
Câu 2. Điều gì đã khiến giao thông đi lại ở nhà lão Ngu Công trở nên khó khăn?
A. Ở phía nam nhà ông có hai quả núi to Thái Hành và Vương Ốc chắn ngang
B. Ở phía nam nhà ông có một tảng đá rất to Thái Hành và Vương Ốc chắn ngang
C. Ở phía bắc nhà ông có hai quả núi to Thái Hành và Vương Ốc chắn ngang
D. Ở phía bắc nhà ông có một tảng đá to Thái Hành và Vương Ốc chắn ngang

Câu 3. Lão Ngu cho gọi tất cả cháu con lại để bàn về điều gì?
A. Quyết đập vỡ tảng đá chắn ngang đường của gia đình ông. 
B. Bạt phẳng hai ngọn núi phía trước, dời đi nơi khác.
C. Chuyển đến nơi ở khác để sinh sống.
D. Bạt phẳng một trong hai ngọn núi phía trước, dời đi nơi khác.

4
A. Cả gia đình đều đồng thanh hô to: “ Được ạ!”
B. Bạt phẳng hai ngọn núi phía trước, dời đi nơi khác.
C. Chuyển đến nơi ở khác để sinh sống.
D. Bạt phẳng một trong hai ngọn núi phía trước, dời đi nơi khác.

Câu 4: Khi nghe Lão Ngu bàn như vậy, mọi người trong gia đình ông đã có thái độ như
thế nào?

A. Cả gia đình đều đồng thanh hô to: “ Được ạ!”
B. Cả gia đình đều không đồng ý chỉ có riêng vợ ông chấp thuận
C. Cả gia đình đều nhất trí nghe theo,chỉ có riêng vợ ông còn ngần ngại.
D. Cả gia đình ông đều phản đối, không chấp thuận theo ý kiến của Ngu Công

Câu 5: Sau khi bàn bạc xong, mọi người trong gia đình Ngu Công đã làm gì?
.......................................................................................................................................................................................................................................
Câu 6: Những ai đã chạy theo giúp gia đình Ngu Công?

A. Không có ai cả 
B. Tất cả mọi người trong xóm
C. Một người đàn ông
 D. Đứa bé tám tuổi, người đàn bà góa
Câu 7: Khi thấy Ngu Công dời núi, có người đã khuyên Ngu Công điều gì?
A. Đó là một việc làm rất tốt, khuyên ông hãy cô gắng quyết tâm sẽ thành công.
B. Cho rằng việc làm của ông là điên rồ và cười nhạo ông
C. Khuyên ông dừng lại, về an dưỡng tuổi già.
D. Động viên và giúp đỡ Ngu Công dời núi.

Câu 8: Qua câu chuyện, em rút ra được bài học gì cho bản thân?
......................................................................................................................................................................................................................................
II.luyen tu va cau
1Bài 1: Gạch chân dưới các từ bổ sung ý nghĩa thời gian cho động từ trong các câu dưới đây.
a) Tuy rét vẫn kéo dài nhưng mùa xuân đã đến.
b) Những cành cây đang trổ lá, lại sắp buông toả những tán hoa.


Bài 2: Chọn một trong ba từ đã, sẽ, đang điền vào từng chỗ trống trong câu chuyện dưới đây
cho thích hợp:

                 Sư tử và chuột nhắt
Một hôm, khi sư tử….......... nằm thì thấy chuột chạy qua lưng. Sư tử chồm dậy tóm gọn
chuột và nói:
- Hay lắm, mi…...........là món khai vị cho bữa tối của ta.
Chuột run lên vì sợ hãi:
- Xin anh hãy tha chết cho tôi. Một ngày nào đó, tôi…..........trả ơn anh. Sư tử phá lên
cười rồi nói:
- Trả ơn ta ư? Bé nhỏ như ngươi thì giúp gì được ta? Nhưng thôi được, ta…..........thả
ngươi ra.
Mấy ngày sau, trong lúc đi dạo trong rừng, chuột nghe thấy tiếng sư tử kêu rên. Chuột
vội vã đến gần và nhìn thấy sư tử…..........bị mắc trong lưới của người thợ săn. Chuột nhanh
nhẹn cắn đứt những sợi lưới thành một lỗ thủng để sư tử chui ra.
Sư tử…..........được chuột cứu thoát như vậy đó!


Bài 4: Đặt câu có từ bổ sung ý nghĩa thời gian cho động từ
….…………………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………………

Bài 5:
a) Gạch dưới các tính từ trong đoạn văn sau:

Thế là mùa hè đã đến rồi. Gốc nhài cằn cỗi bỗng bật nở những bông hoa trắng, thơm lừng.
Cây đại tháng trước trơ trụi những cành nay cũng vụt nở những chùm hoa thơm ngát. Chậu ô rỗ
bỗng nhiên đơm đầy hàng trăm nụ tròn xinh, nở ra những bông hoa nhỏ, mỏng manh, y hệt một
lẵng hoa do thiên nhiên ban tặng.


b) Gạch chân những từ in đậm là tính từ trong các cặp câu sau:
(1). a) Chiều chiều, mấy đứa trẻ con chúng tôi thường rủ nhau chơi đá bóng
b) Tính bạn ấy rất
trẻ con
(2). a) Học hay cày giỏi
b) Bố bạn hôm nay đi cày
hay đi bừa?
               
0
Kỉ niệm mùa hèTôi là một cô bé say mê diều. Nhà tôi ở gần bãi đất rộng, dốc - chỗ bọn con trai trong xóm chọn làm nơi thả diều. Chiều chiều, khi đã nấu cơm xong, tôi có thể đứng lặng hàng giờ để ngắm những cánh diều đủ loại màu sắc bay trên bầu trời xanh lộng gió.Đây những chiếc diều bướm mảnh mai duyên dáng với gam màu đỏ, vàng rực rỡ. Kia những chiếc diều dơi, diều...
Đọc tiếp

Kỉ niệm mùa hè

Tôi là một cô bé say mê diều. Nhà tôi ở gần bãi đất rộng, dốc - chỗ bọn con trai trong xóm chọn làm nơi thả diều. Chiều chiều, khi đã nấu cơm xong, tôi có thể đứng lặng hàng giờ để ngắm những cánh diều đủ loại màu sắc bay trên bầu trời xanh lộng gió.
Đây những chiếc diều bướm mảnh mai duyên dáng với gam màu đỏ, vàng rực rỡ. Kia những chiếc diều dơi, diều sáo,... trông mạnh mẽ chao liệng trên cao tựa như chạm vào mây.
Chiều nay cũng vậy, tôi tha thẩn xem bọn con trai trèo lên bãi đất dốc lấy đà chạy xuống dong diều lên cao, tay chúng giật dây mới điệu nghệ làm sao. Bỗng "bụp", mắt tôi tối sẫm. Tôi giật mình vì cái diều hình mặt trăng khuyết của một em nhỏ va vào mặt. Cậu bé lắp bắp vẻ hối hận:
- Em... xin lỗi. Chị... chị có sao không?
Câu nói của nó không làm tôi dịu đi chút nào, tôi gắt:
- Mắt mũi nhìn đi đâu mà để diều va vào mặt người ta. Diều này...! Diều này...!- Vừa gắt, tôi vừa giằng mạnh cái diều hình mặt trăng của nó, định xé, khiến thằng bé bật khóc.
Bỗng tôi có nghe tiếng con gái:
- Này, bạn!
Thì ra là một "đứa" con gái trạc tuổi tôi. Tôi lạnh lùng:
- Gì?
- Em bé chỉ không may làm rơi diều vào bạn sao bạn định phá đi niềm vui của nó thế.
Nhìn ánh mắt bạn, tôi bối rối cúi đầu. Tôi liền trả lại cho thằng bé cái diều, rồi lặng lẽ bỏ đi. Nhưng tôi vẫn nghe tiếng bạn ấy nói với thằng bé:
- Thôi nín đi, nhà em ở đâu để chị dẫn em về.
Tôi ân hận nghĩ:
- Mình sẽ không bao giờ làm thế nữa.

I. Đọc bài và trả lời câu hỏi

A, Theo em, bạn nhỏ đã học được bài học gì?

A: Phá đi niềm vui người khác lại là niềm vui cho chính mình

B:Biết lỗi nhưng cố tình tìm lí do dể bào chữa.

C: Niềm vui của người khác là niềm vui của chính mình. Không nên phá hoại niềm vui người khác và nên sửa chữa.

20
29 tháng 9 2017

Đáp án đúng là: C

Niềm vui của người khác cũng có thể là niềm vui của mình

Không nên phá hoại và làm tổn thương niềm vui của người khác

28 tháng 9 2017

câu c là đáp án chính xác

28 tháng 12 2021

câu B nha

28 tháng 12 2021

Trả lời

B

Học tốt

Đọc thầm và làm bài tập:BÀI KIỂM TRA KÌ LẠHôm ấy là ngày đầu tiên của năm học mới. Tiết Toán đầu tiên. Vừa vào lớp, thầy cho cả lớp làm bài kiểm tra.Cả lớp đều rất ngạc nhiên khi thầy phát cho mỗi đứa ba đề bài khác nhau rồi nói:- Đề thứ nhất kiểm tra những kiến thức rất cơ bản nhưng là đề khó, nếu làm hết các em sẽ được 10 điểm. Đề thứ hai tương đối khó, điểm...
Đọc tiếp


Đọc thầm và làm bài tập:
BÀI KIỂM TRA KÌ LẠ
Hôm ấy là ngày đầu tiên của năm học mới. Tiết Toán đầu tiên. Vừa vào lớp, thầy cho cả lớp làm bài kiểm tra.
Cả lớp đều rất ngạc nhiên khi thầy phát cho mỗi đứa ba đề bài khác nhau rồi nói:
- Đề thứ nhất kiểm tra những kiến thức rất cơ bản nhưng là đề khó, nếu làm hết các em sẽ được 10 điểm. Đề thứ hai tương đối khó, điểm cao nhất là 8. Với đề thứ ba, các em dễ dàng đạt điểm 6. Các em được quyền chọn một trong ba đề này.
Tôi quyết định chọn đề thứ hai cho “chắc ăn”. Các bạn khác trong lớp phần lớn cũng chọn đề thứ hai. Số học yếu hơn thì chọn đề thứ ba.
Một tuần sau, thầy trả bài. Cả lớp càng ngạc nhiên hơn khi ai chọn đề nào thì được điểm tối đa của đề đó, bất kể đúng sai. Tôi tự hỏi: “Chẳng lẽ thầy bận đến mức không kịp chấm bài ?”
Lớp trưởng rụt rè đứng lên:
- Thưa thầy, vì sao lại thế ạ? Thầy mỉm cười:
- Với bài kiểm tra này, thầy chỉ muốn thử thách sự tự tin của các em. Các em ai cũng ước mơ đạt điểm 10 nhưng ít ai dám vượt qua thử thách để biến ước mơ đó thành sự thật. Nhưng nếu không tự tin đối đầu với thử thách thì chúng ta sẽ chẳng biết khả năng của mình đến đâu và cũng khó vươn tới đỉnh điểm của thành công.
Bài kiểm tra kì lạ của thầy giáo đã dạy cho chúng tôi một bài học: Hãy biết ước mơ và vượt qua mọi thử thách để đạt được ước mơ.
Theo Linh Nga
Dựa vào nội dung bài đọc, khoanh tròn chữ cái trước ý trả lời đúng và đủ nhất hoặc viết tiếp câu trả lời vào chỗ chấm cho phù hợp:

1. Vì sao cả lớp ngạc nhiên khi thầy giáo phát đề kiểm tra?
a. Vì ngay trong tiết học mở đầu năm học mới thầy đã cho cả lớp làm bài kiểm tra.
b. Vì thầy cho ba đề với độ khó và điểm tối đa khác nhau để mỗi người tự chọn.
c. Vì thầy ra đề kiểm tra những kiến thức rất cơ bản nhưng dạng đề lại khó.
2. Phần đông học sinh trong lớp chọn đề nào?
a. Phần đông chọn đề thứ nhất.
b. Phần đông chọn đề thứ hai.
c. Số học yếu hơn thì chọn đề thứ ba.
3. Vì sao cả lớp ngạc nhiên khi nhận lại bài kiểm tra mà thầy giáo trả? a. Vì không một ai được điểm 10, kể cả những người học giỏi nhất.
b. Vì không một ai bị điểm kém, kể cả những người học yếu nhất.
c. Vì ai cũng đạt điểm tối đa của đề đã chọn, bất kể đúng sai.
4. Qua bài kiểm tra kì lạ của thầy giáo, các bạn rút ra được bài học gì? a. Hãy biết ước mơ và vượt qua mọi thử thách để đạt được ước mơ.
b. Hãy chọn những đề kiểm tra khó nhất vì sẽ được điểm cao.
c. Hãy chọn những đề kiểm tra vừa phải cho hợp với sức mình.
5. Câu Tôi quyết định chọn đề thứ hai cho “chắc ăn”, dấu ngoặc kép
được dùng để làm gì?
a. Để dẫn lời nói trực tiếp của nhân vật.
b. Để dẫn lời nói gián tiếp của nhân vật.
c. Để đánh dấu từ ngữ được dùng với ý nghĩa đặc biệt
6. Có thể chuyển xuống dòng câu “Chẳng lẽ thầy bận đến mức không
kịp chấm bài?” và thay dấu ngoặc kép bằng dấu gạch ngang đầu
dòng không?Vì sao?
a. Không, vì đó không phải là câu đối thoại.
b. Có, vì đó là lời nói trực tiếp của nhân vật.
c. Không, vì đó là lời nói gián tiếp của nhân vật.
7. Dòng nào ghi đúng các động từ trong câu “Cả lớp càng ngạc nhiên
hơn khi ai chọn đề nào thì được điểm tối đa của đề đó.” ? a. Ngạc nhiên, tối đa, được
b. Ngạc nhiên, chọn, được
c. Ngạc nhiên, tối đa, chọn
8. Tiếng nào dưới đây không có đủ 3 bộ phận:
a. là
b. ước
c. mơ
9. Viết lại các tên riêng viết sai trong các tên sau:
Mát-xcơ va; Tô-ki-ô; anbe anh-xtanh
.....................................................................................
 

0
14 tháng 12 2021

Câu C. Cậu ta chẳng chịu học gì cả?

Đúng là: Cậu ta chẳng chịu học gì cả.

K cho mik nha

14 tháng 12 2021

Đáp án C ko phải là câu hỏi