K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

10 tháng 12 2023

Câu 1: 

b. Công cuộc khai phá vùng đất phía Nam của nước ta 
=>

-1558, Nguyễn Hoàng vào trấn thủ Thuận Hóa.

-Quá trình di dân, khái quát vùng đất phía Nam được các chúa Nguyễn đẩy mạnh.

-Kế nghiệp Nguyễn Hoàng, các chúa Nguyễn tiếp tục xây dựng bộ máy chính quyền phong kiến ở Đàng Trong, củng cố việc phòng thủ vùng đất Thuận-Quảng và thực hiện chính sách khai hoang, khai phá các vùng đất mới.

-Đến năm 1757, chúa Nguyễn hoàn thiện hệ thống chính quyền trên vùng đất Nam Bộ tương đương như ngày nay.

 

c. Quá trình thực thi chủ quyền biển đảo của các Chúa Nguyễn 
=> 

-Hoạt động khai thác và xác lập chủ quyền của các chúa Nguyễn được thực hiện có tổ chức, hệ thống và liên tục qua đội Hoàng Sa và đội Bắc Hải.

  +Thực thi : Khai thác tài nguyên biển và kiểm soát, quản lí biển, đảo.

  +Ý nghĩa : Từng bước xác lập chủ quyền đối với hai quần đảo này.

-Thời Tây Sơn tiếp tục duy trì quá trình khai thác và thực thi chủ quyền.

 

Câu 2: Mô tả một số nét chính về cùng đấu tranh tiêu biểu ở Đông Nam Á chống thực dân phương tây cai trị từ thế kỷ 16 đến thế kỷ 19 thực dân pháp hoàn thành xâm lược ba nước Đông Dương vào thời gian nào?

=> 

 

Câu 3: Ai là Tổng thống đầu tiên của nước Mỹ?

=> George Washington (22/2/1732-14/12/1799)

Câu 4: Cách mạng tư sản Pháp: kết quả, ý nghĩa, tính chất 

=> 

Kết quả:

-Lật đổ chế độ phong kiến, thành lập chế độ cộng hòa, đưa giai cấp tư sản lên nắm quyền, xóa bỏ trợ ngại trên con đường phát triển của chủ nghĩa tư bản.

Ý nghĩa:

-Là sự kiện lịch sử trọng đại, có ý nghãi to lớn không chỉ với nước Pháp mà còn ảnh hưởng sâu sắc đến nhiều nước trên thế giới.

-Để lại nhiều bài học kinh nghiệm cho phong trào cách mạng cả nước.

-Tư tưởng tự do, bình đẳng, bác ái được truyền bá rộng rãi.

Tính chất:

-Là cuộc cách mạng dân chủ tư sản điển hình, đã thiết lập chế độ cộng hòa cùng các quyền tự do dân chủ, giải quyết vấn đề ruộng đất cho nông dân, xóa bỏ chế độ đẳng cấp và quan hệ sản xuất phong kiến.

 

Câu 5: chiến tranh Nam-Bắc Triều: Nguyên nhân hậu quả

=> 

Nguyên nhân:

-1533 Nguyễn Kim vào Thanh Hóa lấy danh nghĩa (Phù Lê diệt Mạc) đưa một người con vua Lê lên ngôi thiết lập lại vương triều (Nam Triều) để phân biệt Bắc Triều (nhà Mạc).

Hậu quả:

-Đất nước bị chia cắt.

-Gây tổn thất lớn về người và của: nhiều gia đình phải li tán. Làng mạc bị tàn phá, đời sống nhân dân khốn cùng.

-Kinh tế bị tàn phá: sản xuất bị đình trệ, trao đổi và buôn bán giữa các vùng  gặp nhiều khó khăn.

10 tháng 12 2023

bạn thiếu câu a, Em hãy trình bày hiểu biết của em về chúa Nguyễn Hoàng d, Bài học rút ra từ chúa Nguyễn Hoàng rồi ạ

13 tháng 12 2016

1.nhật bản

Tình hình kinh tế:
- Điều kiện:
+ Không bị chiến tranh tàn phá.
+ Thu lợi nhuận sản xuất vũ khí.
+ Lợi dụng châu Âu có chiến tranh để sản xuất hàng hóa, xuất khẩu.
- Biểu hiện: Năm 1914 - 1919
+ Sản lượng CN tăng 5 lần.
+ Tổng giá trị XNK tăng 4 lần.
+ Dự trữ vàng và ngoại tệ tăng 6 lần.
b. Tình hình chính trị – xã hội:
- Khó khăn: Thiếu nguyên liệu, thị trường tiêu thụ, mất cân đối giữa CN và N2, giá cả đắt đỏ, đời sống nhân dân không được cải thiện...
- Phong trào đấu tranh của công nhân, nông dân bùng nổ mạnh.
+ “Bạo động lúa gạo” – mang tính chất quần chúng.
+ Tháng 7/ 1922 ĐCS thành lập

Mĩ

Tình hình kinh tế
- Sau chiến tranh thế giới thứ nhất, Mĩ có nhiều lợi thế:
+ Mĩ trở thành chủ nợ của Châu Âu (Anh, Pháp nợ 10 tỉ USD).
+ Thu lợi nhuận lớn nhờ buôn bán vũ khí và hàng hoá
+ Mĩ chú trọng ứng dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất.
=> Những cơ hội vàng đó đã đưa Mĩ vào thời kỳ phồn vinh trong suốt thập niên 20 của thế kỷ XX
Năm 1923-1929, sản lượng công nghiệp tăng 69%, năm 1929 chiếm 48% sản lượng công nghiệp thế giới.
Đứng đầu thế giới về sản xuất ôtô thép, dầu hoả -> Ông vua ôtô của thế giới.
Năm 1929, nắm trong
tay 60% dự trữ vàng của thế giới -> Chủ nợ của thế giới
Hạn chế :
tình hình chính trị - xã hội
* Chính trị:
- Nắm chính quyền là tổng thống Đảng cộng hoà
- Thực hiện chính sách ngăn chặn công nhân đấu tranh, đàn áp những tư tưởng tiến bộ.
Hãy cho biết tình hình chính trị của Mỹ sau chiến tranh thế giới thứ nhất?
* Xã hội:
Nhà ở của người lao động Mỹ những năm 20 thế kỷ XX

 

Giống nhau:
Trong thập niên 20 của thế kỉ XX, kinh tế Mĩ và Nhật Bản đều phát triển do không mất mát gì nhiều và thu được nhiều lợi nhuận sau chiến tranh, để đạt được sự phát triển đô, giai cấp tư sản không ngừng bóc lột tầng lớp nhân dân, khiến họ đói khổ bần cùng.
* Khác nhau:
-Kinh tế Mĩ rất phát triển, trở thành trung tâm công nghiệp thương mại tài chính quốc tế.

-Kinh tế Nhật Bản chỉ phát triển trong những năm đầu

2. >> Diễn biến:

+ Đêm 24 - 10 - 1917 khởi nghĩa bắt đầu, các đơn vị cận vệ đỏ đã chiếm được những vị trí then chốt của thủ đô và bao vây cung điện Mùa Đông, nơi ẩn náu cuối cùng của Chính phủ tư sản.
+ Đêm 25 - 10 (7 - 11) quân khởi nghĩa đã tấn công cung điện Mùa Đông. bắt giữ các bộ trưởng của Chính phủ tư sản. (Vào lúc 00h40’ đêm 25 - 10 đại bác của các đơn vị cận vệ đã bắt đầu nả đạn vào cung điện Mùa Đông. Các chiến sĩ cận vệ đỏ từ bốn phía trực tiếp tấn công, nhanh chóng chọc thủng phòng tuyến bên ngoài, xông vào cổng chính của cung điện, toàn bộ 1050 gian phòng lớn nhỏ đều bị lục soát. Đến 1h50’ sáng 26 - 10, cánh cửa gian phòng, nơi các Bộ trưởng An-tô-nốp ốp-sen-kô dõng dạc tuyên bố “Nhân danh ủy ban quân sự cách mạng Xô Viết Pêtơrôgrát, tôi tuyên bố Chính phủ tư sản lâm thời đã bị lật đổ”.)
>>Khởi nghĩa Pêtơrôgrát giành thắng lợi.
+ Sau Pêtơrôgrát là thắng lợi ở Mátxcơva, đầu 1918 cách mạng giành được thắng lợi hoàn toàn trên đất nước Nga rộng lớn. Cách mạng tháng Mười giành thắng lợi, chính quyền đã thuộc về tay nhân dân.
>> Ý nghĩa lịch sử:
Đối với nước Nga:
+ CMTM đã làm thay đổi hoàn toàn tình hình đất nước và số phận của hàng triệu con người Nga
+ Mở ra một kỉ nguyên mới: giai cấp công nhân,nhân dân lao động và các dân tộc được giải phóng khỏi mọi ách áp bức,bóc lột đứng lên làm chủ đất nước và vận mệnh của mình.
Đối với thế giới:
+ Làm thay đổi cục diện thế giới (chủ nghĩa tư bản không còn nữa là hệ thống duy nhất nữa).
 
+ Cổ vũ và để lại nhiều bài học kinh nghiệm cho cách mạng thế giới.
3. Thắng lợi của Cách mạng tháng Mười Nga và sự kết thúc cuộc Chiến tranh thế giới thứ nhất đã mở ra một thời kì phát triển mới trong phong trào độc lập dân tộc ở châu Á. Phong trào lên cao và lan rộng khắp các khu vực : Đông Bắc Á, Đông Nam Á, Nam Á và Tây Á, tiêu biểu là phong trào cách mạng ở Trung Quốc, Ấn Độ, Việt Nam và In-đô-nê-xi-a.
Phong trào Ngũ tứ ở Trung Quốc đã mở đầu cho cao trào cách mạng chống đế quốc, chống phong kiến ở châu Á. Cuộc cách mạng của nhân dân Mông Cổ (1921 - 1924) giành được thắng lợi, đưa đến việc thành lập Nhà nước dân chủ nhân dân Mông cổ, ở Đông Nam Á, phong trào độc lập lan rộng khắp các nước, Ở Ấn Độ đã đã diễn ra những cuộc bãi công với quy mô lớn của công nhân và khởi nghĩa của nông dân chống thực dân Anh.Đảng Quốc Đại dưới sự lãnh đạo của Ma-hát-ma Gan-đi đã động viên nhân dân đấu tranh đòi quyền độc lập, tẩy chay hàng hóa của Anh, phát triển kinh tế dân tộc. Cuộc chiến tranh giải phóng dân tộc ở Thổ Nhĩ Kì (1919 -1922) kết thúc thắng lợi, dẫn tới việc thành lập nước Cộng hòa Thổ Nhì Ki. Phong trào đấu tranh giải phóng dân tộc ở Việt Nam phát triển mạnh mẽ trong cả nước.
Trong cao trào cách mạng này, giai cấp công nhân tích cực tham gia đấu tranh giành độc lập dân tộc. Các đảng cộng sản được thành lập và giữ vai trò lãnh đạo phong trào cách mạng ở một số nước châu Á như Trung Quốc, Việt Nam.
4. tự suy nghĩ nhaleu
 

 

 

31 tháng 10 2021

Câu 1: 

+Nguyên nhân: Nhiều công trường, thủ công ra đời

- Nhiều trung tâm lớn về công nghiệp, tài chính được hình thành, lớn nhất ở luân đôn

- ở nông thôn địa chủ và quý tộc vừa và nhỏ kinh doanh theo lối tư bản trở thành quý tộc mới

+Diễn biến:

Tháng 8-1642, Sác-lơ I tuyên chiến với Quốc hội.

- Từ năm 1642 đến năm 1648, đã xảy ra nội chiến giữa Quốc hội được sự ủng hộ của quần chúng nhân dân, với nhà vua có sự hỗ trợ của quý tộc phong kiến và Giáo hội Anh.

- Tháng 1-1649, Sác-lơ I bị xử tử. Anh trở thành nước cộng hoà do Ô-li-vơ Crôm-oen (1599-1658) đứng đầu. Cách mạng đạt tới đỉnh cao.

- Năm 1653, nền độc tài quân sự được thiết lập. Bước thụt lùi của cách mạng.

- Tháng 12-1688, Quốc hội tiến hành chính biến, đưa Vin-hem Ô-ran-giơ (Quốc trưởng Hà Lan, con rể vua Anh) lên ngôi vua. Chế độ quân chủ lập hiến được thiết lập.

+ Ý nghĩa 

- Mở đường cho tư bản chủ nghĩa phát triển

- Tuy nhiên đây là cuộc cách mạng tư sản không triệt để

Chiến tranh giành độc lập của các thuộc địa Anh ở Bắc Mỹ:

+ Nguyên nhân: Sau khi Colombo tìm ra châu Mỹ, người Anh tìm đến đây ngày một nhiều

- Đến thế kỉ XVIII, thực dân Anh lập 13 thuộc địa và thi hành chính sách cai trị, bóc lột

- Kinh tế tư bản chủ nghĩa phát triển mạnh

- Thực dân Anh kìm hãm sự phát triển, mâu thuẫn giữa thuộc địa và chính quốc gay gắt

+Diễn biến: 

Diễn biến chính:

- Tháng 10-1773: Nhân dân cảng Bô-xton tấn công 3 tàu chở chè của Anh.

- Đầu tháng 9-1774, Đại hội lục địa lần thứ nhất được triệu tập ở Phi-la-đen-phi-a .

- Tháng 4-1775, chiến tranh giữa các thuộc địa với chính quốc bùng nổ.

- Nghĩa quân đã chiến đấu rất dũng cảm, song do lực lượng yếu và tổ chức kém nên không thắng nổi đội quân chính quy của vua Anh.

- Tháng 5-1775, Đại hội lục địa lần thứ hai được triệu tập, thành lập "Quân đội thuộc địa” do Gioóc-giơ Oa-sinh-tơn làm tổng chỉ huy.

- Cuộc đấu tranh giành độc lập không ngừng phát triển. Các thuộc địa lần lượt tuyên bố tách khỏi nước Anh.

- Ngày 4-7-1776, Thông qua bản Tuyên ngôn Độc lập, Hợp chúng quốc Mĩ ra đời.

- Ngày 17-10-1777: Quân khởi nghĩa thắng lớn ở Xa-ra-tô-ga, tạo nên bước ngoặt của cuộc chiến tranh.

- Năm 1781, Chiến thắng I-ooc-tao, chiến tranh kết thúc.

- Năm 1783, Anh kí hiệp ước Vec-xai chính thức công nhận nền độc lập của 13 thuộc địa ở Bắc Mĩ.

+Ý nghĩa: Cuộc chiến tranh này thực chất là một cuộc cách mạng tư sản

- Tuy nhiên đây là một cuộc cách mạng triệt để

Cách mạng tư sản Pháp:

+Nguyên nhân: + Kinh tế nông nghiệp lạc hậu, công thương nghiệp phát triển. + Chế độ quân chủ chuyên chế, đẳng cấp nặng nề; dẫn đến mâu thuẫn xã hội gay gắt. + Triết học Ánh sáng dọn đường.

+Ý nghĩa: - Lật đổ chế độ phong kiến, đưa giai cấp tư sản lên cầm quyền, mở đường cho chủ nghĩa tư bản phát triển.

-Quần chúng nhân dân là lực lượng chính đưa cách mạng đạt tới đỉnh ca chuyên chính dân chủ cách mang Gia Cô Banh

- Chưa giải quyết hoàn toàn vấn đề ruộng đất, không hoàn toàn xóa bỏ chế độ phong kiến bóc lột

Câu 2:

Thành tựu:

+ Năm 1764, Giêm Ha-gri-vơ chế tạo ra máy kéo sợi Gien-ni.

+ Năm 1769, Ác-crai-tơ chế tạo ra máy kéo sợi chạy bằng sức nước

+ Năm 1779, Crôm-tơn đã cải tiến máy kéo sợi với kĩ thuật cao hơn, kéo được sợi nhỏ lại chắc, dệt vải ra vừa đẹp lại vừa bền.

+ Năm 1785, Ét-mơn Các-rai chế tạo được máy dệt chạy bằng sức nước, đưa năng suất tăng gần 40 lần so với dệt bằng tay.

+ Năm 1784, máy hơi nước do Giêm Oát phát minh được đưa vào sử dụng.

+ Năm 1814, Xti-phen-xơn chế tạo thành công chiếc đầu máy xe lửa đầu tiên.

+ Năm 1825, nước Anh khánh thành đoạn đường sắt đầu tiên nối trung tâm công nghiệp Man-chét-xto với cảng Li-vơ-pun.

Hệ quả:

Về kinh tế: Làm thay đổi bộ mặt của các nước tu bản như nâng cao năng suất lao động, hình thành trung tâm kinh tế, thành phố lớn

Về xã hội: hình thành 2 giai cấp cơ bản là tư sản và vô sản

Câu 1: 

+Nguyên nhân: 

– Thế kỉ XVIII, thực dân Anh đã thiết lập được 13 thuộc địa ở Bắc Mỹ và tiến hành chính sách cai trị, bóc lột nhân dân ở đây.

– Giữa thế kỉ XVIII, nền kinh tế TBCN ở 13 thuộc địa phát triển mạnh nhưng thực dân Anh ngăn cản, kìm hãm sự phát triển ở thuộc địa dẫn đến mâu thuẫn giữa nhân dân Bắc Mĩ và giai cấp tư sản, chủ nô với thực dân Anh trở nên gay gắt => chiến tranh bùng nổ

+ Diễn biến: 

- Tháng 10-1773: Nhân dân cảng Bô-xton tấn công 3 tàu chở chè của Anh.

- Đầu tháng 9-1774, Đại hội lục địa lần thứ nhất được triệu tập ở Phi-la-đen-phi-a .

- Tháng 4-1775, chiến tranh giữa các thuộc địa với chính quốc bùng nổ.

- Nghĩa quân đã chiến đấu rất dũng cảm, song do lực lượng yếu và tổ chức kém nên không thắng nổi đội quân chính quy của vua Anh.

- Tháng 5-1775, Đại hội lục địa lần thứ hai được triệu tập, thành lập "Quân đội thuộc địa” do Gioóc-giơ Oa-sinh-tơn làm tổng chỉ huy.

- Cuộc đấu tranh giành độc lập không ngừng phát triển. Các thuộc địa lần lượt tuyên bố tách khỏi nước Anh.

- Ngày 4-7-1776, Thông qua bản Tuyên ngôn Độc lập, Hợp chúng quốc Mĩ ra đời.

- Ngày 17-10-1777: Quân khởi nghĩa thắng lớn ở Xa-ra-tô-ga, tạo nên bước ngoặt của cuộc chiến tranh.

- Năm 1781, Chiến thắng I-ooc-tao, chiến tranh kết thúc.

- Năm 1783, Anh kí hiệp ước Vec-xai chính thức công nhận nền độc lập của 13 thuộc địa ở Bắc Mĩ.

+  Kết quả:

– Anh phải thừa nhận nền độc lập của 13 thuộc địa và Hợp chúng quốc Mĩ được ra đời.

– Năm 1787, Mĩ ban hành Hiến pháp, quy định Mĩ là nước cộng hòa liên bang, đứng đầu là Tổng thổng.

+ Ý nghĩa:

– Cuộc chiến tranh thực chất là cuộc cách mạng tư sản, nó đã thực hiện được hai nhiệm vụ cùng một lúc là lật đổ ách thống trị của thực dân và mở đường cho CNTB phát triển.

– Tuy nhiên, cuộc cách mạng này không triệt để vì chỉ có giai cấp tư sản, chủ nô được hưởng quyền lợi, còn nhân dân lao động nói chung không được hưởng chút quyền lợi gì.

Câu 2: 

- Lật đổ chế độ phong kiến, mọi tàn dư của chế độ phong kiến bị thủ tiêu.

- Người nông dân được giải phóng, vấn đề ruộng đất được giải quyết.

- Những cản trở đối với công thương nghiệp bị xóa bỏ tạo điều kiện cho chủ nghĩa tư bản phát triển.

20 tháng 12 2022

Đáp án có bị thiếu gì không bạn

20 tháng 12 2022

Nhưng mà dùng phương pháp loại trừ thì là D =))