Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Cách ăn mặc của học sinh ngày nay vô cùng phong phú, muôn màu muôn vẻ. Nhưng có một thực tế không thể phủ nhận rằng, phù hợp nhất khi tới trường có lẽ chỉ có bộ đồng phục mà thôi. Ngoài vẻ đẹp giản dị, thường mang màu trắng tựa như sự hồn nhiên, trong trắng phù hợp với lứa tuổi học trò, bộ đồng phục còn xóa nhòa đi ranh giới giữa giàu nghèo, sang hèn, khiến cho mọi người đều hòa đồng, bình đẳng như nhau. Không chỉ vậy, mỗi khi nhìn thấy tấm phù hiệu trên tay áo, chắc hẳn bạn còn thấy gắn bó, tự hào về ngôi trường của mình nữa đúng không? Ấy thế mà, nhiều bạn lại coi đồng phục chỉ là bắt buộc, không tự giác mặc dẫn tới vi phạm nội quy. Tệ hơn nữa, có bạn lại cố gắng “cách tân” bộ đồng phục như mang cạp trễ, quần bó, áo chẽn,... làm mất đi vẻ đẹp thuần khiết của bộ trang phục này. Không chỉ vậy, ngoài giờ học, nhiều bạn còn chạy theo các mốt hàng hiệu. Mỗi khi xã hội theo một trào lưu mới thì bạn cũng diện một bộ cánh mới cho phù hợp với “thị trường”.
Nhưng các bạn đâu biết rằng, quan niệm đẹp của lứa tuổi chúng ta đâu chỉ dựa vào những “mốt” đó. Mặc đồ là phải phù hợp với lứa tuổi, ví dụ như tuổi chúng ta nên mặc những bộ đồ giản dị, kín đáo, lịch sự, thể hiện mình là người có giáo dục. Hay nếu đến đám tang, liệu bạn nên mặc đồ sẫm, tối hay sặc sỡ? Đó là sự phù hợp với hoàn cảnh giao tiếp đấy! Còn một yếu tốkhác cũng ảnh hưởng tới quan niệm đẹp chính là điều kiện gia đình. Nếu bố mẹ bạn chỉ có thu nhập trung bình, có lẽ bạn nên hướng tới vẻ đẹp tiện dụng, giản dị mà giá cả phải chăng, thay vì những bộ đồ lộng lẫy mà giá cả chục triệu đồng.
Vậy đua đòi theo mốt nọ, mốt kia có hại gì mà chúng ta phải tránh? Mốt thời trang thường có giá khá cao, lại thường xuyên thay đổi, nếu muốn cập nhật thì bố mẹ bạn sẽ phải chi trả một khoản tiền không nhỏ để thỏa mãn sở thích vô tận đó. Ngoài ra, bạn cũng phải dành nhiều thời gian ngoài cửa hiệu để chọn đồ nữa chứ. Mà thời gian dành cho thời trang nhiều thì dĩ nhiên thời gian dành cho học tập sẽ ít đi. Khi đó, nếu kết quả học tập của bạn sa sút thì cũng không có gì khó hiểu. Không chỉ vậy, bạn còn đánh mất sự yêu thương và tôn trọng của người khác nữa. Thật là những hộ lụy khôn lường!
Thế thì chắc hẳn phải có nguyên nhân gì đó mới khiến các bạn từ bỏ nhiều thứ như vậy để đến với thời trang nhỉ? Xin thưa, phần lớn là do quan niệm sai lầm của chính các bạn, rằng phải ăn mặc theo mốt mới được coi là sành điệu, là đẳng cấp. Cũng có thể đó là do sự nuông chiều thái quá của các bậc phụ huynh, cái gì cũng đáp ứng khiến cho con em mình trở thành quen... Và còn nhiều lí do khác nữa mà các bạn nên xem lại bản thân mình đi nhé!
Chính Pi-e Các-đanh. Nhà tạo mốt nối tiếng của thủ đô Pa-ri nước Pháp, đã khẳng định: “Mốt phải hợp với lứa tuổi và hợp với túi tiền. Mốt không phải phát sinh từ thói đỏng đảnh của một nhóm người nào, mà là một hiện tượng xã hội, nhằm đáp ứng nhu cầu của xã hội [...]. Do đó mốt là tài sản chung của tất cả mọi người, chứ không phải dành riêng cho giới thượng lưu quý tộc”. Bên cạnh đó, ngoài vẻ đẹp của trang phục bề ngoài là quần áo, thì hơn hết thảy các thứ trang sức ngọc ngà khác chính là vẻ đẹp của phẩm hạnh và trí tưệ. Nếu quần áo đẹp mà trí tuệ trống rỗng, tâm hồn khô khan thì chắc chắn sẽ không nhận được sự đánh giá xứng đáng từ người khác đâu, tôi cam đoan là như vậy đấy!
Không thể phủ nhận rằng, trang phục sẽ giúp tôn thêm vẻ đẹp của mỗi người chúng ta. Nhưng trước khi lựa chọn một bộ trang phục nào, khoác lên mình bộ cánh mới nào, các bạn đừng quên tự nhắc nhở mình rằng: trang phục và văn hóa luôn song hành và có quan hệ mật thiết với nhau, các bạn nhé!
|
Đồng phục là những bộ trang phục được may giống nhau từ kiểu cách cho đến chi tiết in và thêu. Các bộ đồng phục chỉ khác nhau ở kích cỡ để phù hợp với tất cả người mặc.
Đồng phục học sinh là gì? Đồng phục học sinh thường là đồng phục được may cho toàn thể học sinh trong một trường học.
Bộ đồng phục thể dục, thể thao: để ta thoải mái hơn khi tập luyện thể thao
Đồng phục áo phông được toàn trường và các lớp mặc trong các buổi dã ngoại, đi chơi … đó là cách để mang lại hình ảnh đẹp của nhà trường trong mắt mọi người.
Những lợi ích sử dụng mà bộ đồng phục học sinh đem lại?
Những bộ đồng phục học sinh thường được các nhà trường may theo quy cách quần đen áo sơ mi trắng, một số trường phụ huynh có điều kiện kinh tế hơn nhà trường thường may thêm trang phục áo phông những bộ trang phục đó không nằm ngoài những ý nghĩa sử dụng sau:
Để toàn trường cùng mặc trong ngày thứ 2 đầu tuần trong buổi chào cờ với ý nghĩa trang nghiêm sâu sắc.
Một số ngày trong tuần nhà trường yêu cầu học sinh mặc đồng phục với ý nghĩa đem lại sự đồng đều trong phong cách ăn mặc của các em học sinh, tránh tư duy phân biệt giàu nghèo bởi lẽ: Có nhiều trường hợp là con nhà khá giả, các em thường đua đòi theo những phong cách thời trang mới và đưa vào trường học. Tất nhiên là không phải là số đông, nhưng cũng có không ít bạn dựa vào điều đó mà ra oai với những bạn bè cùng trang lứa, thậm chí chê bai trang phục của người khác. Điều đó có thể tác động đến tâm lý của các bạn ấy trong thời gian dài và đôi khi gây cho các bạn ấy sự tự ti về bản thân. Tất cả những điều này có thể tránh được nếu chúng mình mặc đồng phục chung của nhà trường.
Khi các em đã khoác lên mình chiếc áo đồng phục thì tất cả đều cùng là học sinh một trường và cùng phấn đấu để bản thân và nhà trường có những thành tích tốt nhất.
Giá trị của bộ đồng phục học sinh cần được bảo vệ:
Với lứa tuổi học sinh nhiều em còn mang cho mình tư duy “phải” mặc chứ không phải là “được” mặc đồng phục đến trường. Vì các em chưa hiểu hết được những ý nghĩa mà bộ đồng phục đem lại.
Cùng với tư tưởng đó 1 số em đã chỉnh sửa bộ đồng phục của mình khác với kiểu cách riêng của mình. Như vậy các em đang tự làm khác mình đi trong bộ đồng phục điều đó sẽ đánh mất những giá trị thiêng liêng mà chiếc áo đồng phục đem lại.
Ngoài ra, khi cuối cấp trong tâm lý các em muốn lưu giữ lại kỷ niệm yêu thương nhiều bạn chọn cách để lại dấu ấn bằng chữ ký hay hình vẽ lên áo đồng phục. Điều này thoáng qua các em có thể nghĩ đó là cách lưu giữ những kỷ niệm học trò thân thương nhưng các em quên mất một điều là nơi lưu giữ những kỷ niệm đó, là quyển lưu bút với ý nghĩa trang trọng riêng của nó. Chiếc áo đồng phục giống như màu cờ sắc áo của 1 trường, các em tôn trọng chiếc áo đó cũng giống như các em đang tôn trọng nơi mình đã tu dưỡng và rèn luyện đễ trưởng thành.
Giảm chi tiêu tài chính
Mặc đồng phục cũng là một trong những việc giúp cho gia đình tránh phải chi những khoản áo quần mặc đi học nhiều như trước. Bởi chi phí cho đồng phục trường là không tốn quá nhiều. Nếu là để mua được quần áo cho chúng mình mà đáp ứng các tiêu chí thời trang mới nhất, thì bố mẹ sẽ phải bỏ ra rất nhiều tiền. Việc này đối với những gia đình có điều kiện thì không thành vấn đề, nhưng với những gia đình khác thì cũng là một vấn đề. Bởi vậy, gánh nặng tài chính có thể được giảm bớt đi bằng cách làm đồng phục học sinh bắt buộc.
Nói tóm lại: Các em cần nhận thức được những giá trị của chiếc áo đồng phục đem lại. Từ đó trân trọng giữ gìn nó, đó cũng là cách các em thể hiện tình cảm của mình với thầy cô, với mái trường và với những kỷ niệm thân thương.
lâu nay, hình ảnh các em học sinh mặc đồng phục đã trở thành một nét đẹp văn hóa trong trường học. Đó là hình ảnh thân thương, trong sáng, gắn liền với thuở cắp sách tới trường. Không chỉ làm đẹp thêm hình ảnh của trường, của lớp, trên hết, nó còn góp phần giáo dục nhân cách của các em.
Năm 2009, Bộ GD&ĐT ban hành Thông tư 26 quy định về việc mặc đồng phục và lễ phục của học sinh, sinh viên. Theo đó, tại nhiều trường học trên địa bàn tỉnh Nghệ An nói riêng và cả nước nói chung đã thực hiện tốt điều này. Giờ đây, việc mặc đồng phục của học sinh không chỉ nhận được sự quan tâm của các trường học ở thành phố mà còn tại các trường miền núi. Hầu hết học sinh khi được mặc đồng phục của trường, của lớp đều cảm thấy tự hào bởi sự giản dị, gắn bó thân thuộc. Nó còn xóa đi ranh giới giàu nghèo, từ đó khiến các em tự tin, hòa đồng hơn với các bạn cùng trang lứa. Tại nhiều trường học, lãnh đạo nhà trường đã chủ động lựa chọn, sáng tạo những bộ đồng phục mang bản sắc riêng, tạo dấu ấn không trộn lẫn cho trường.
Trường Tiểu học Lê Lợi, TP Vinh là một trong những trường triển khai việc may đồng phục cho các em từ rất sớm. Vào năm học 1995 - 1996, nhà trường đã tổ chức cho học sinh may đồng phục thông qua ý kiến của các bậc phụ huynh. Đồng phục của các em thường theo suốt nhiều năm học, chỉ có một số trường hợp phải bổ sung theo năm để phù hợp với cơ thể, chứ không triển khai việc mỗi năm thay đổi đồng phục một lần. Cứ vào chào cờ đầu tuần hoặc cuối tuần vào ngày thứ 6, các em học sinh nữ lại mặc đồng phục áo trắng thắt nơ và váy, còn học sinh nam là quần soóc xanh đi kèm áo trắng có logo của trường.
“Việc mặc đồng phục góp phần xóa bỏ ranh giới giữa học sinh giàu và nghèo. Ngoài ra, đó là một nét đẹp văn hóa, thể hiện sự văn minh, lịch sự, không chỉ làm đẹp thêm hình ảnh của trường, của lớp mà còn góp phần giáo dục nhân cách của các em”, một giáo viên cho hay. Tại các trường học miền núi, dù không bắt buộc nhưng năm nào, lãnh đạo, cán bộ, giáo viên nhà trường cũng đều khuyến khích tổ chức cho học sinh mặc đồng phục khi đến trường, khuyến khích các em mặc trang phục truyền thống của dân tộc mình để tôn vinh bản sắc văn hóa quê hương.
Tuy nhiên, bên cạnh những ý nghĩa tốt đẹp mà đồng phục học sinh mang lại, đó cũng là nỗi lo của nhiều bậc phụ huynh trong năm học mới. Với nhiều khoản chi phí đóng góp thì việc thay đổi mẫu mã đồng phục theo từng năm đã trở thành mối lo ngại của nhiều bậc làm cha, làm mẹ. Bên cạnh đó, mỗi phụ huynh lại có quan điểm khác nhau về đồng phục, vì vậy, nhà trường cũng gặp khá nhiều khó khăn để đi đến sự thống nhất. Ngoài ra, hiện nay, vấn đề mà nhiều trường lo lắng là về chất liệu vải để may đồng phục tại các cơ sở may mặc...
Không thể phủ nhận ý nghĩa của việc học sinh mặc đồng phục khi đến trường. Tuy nhiên, phải tùy vào điều kiện từng trường, từng vùng miền để có cách làm phù hợp. Bên cạnh đó, rất cần sự quan tâm, nhận thức đúng đắn của các bậc phụ huynh về việc xây dựng hình ảnh của nhà trường thông qua những bộ đồng phục học sinh. Các trường cũng cần quan tâm hơn nữa tới tính tiện dụng của nó, để mỗi lần được mang trên mình bộ đồng phục, các em học sinh lại thêm phần háo hức xen lẫn tự hào.
Trong bài thơ" Bánh trôi nước " em thích nhất là câu thơ : " Thân em vừa trắng lại vừa tròn " . Từ " trắng " ở đây chỉ làn da trắng trẻo của con người , nhưng theo nghĩa bóng thì tác giả muốn nói tấm lòng trong trắng , thuỷ chung của người phụ nữ . Từ "tròn" ở đây muốn nói đến hình dáng tròn trịa , đầy đặn , nghĩa thứ hai chỉ phẩm chất vẹn toàn của người phụ nữ . Câu thơ trên muốn chỉ tấm chung thuỷ , phẩm chất vẹn toàn của người phụ nữ trong xã hội phong kiến xưa
Xin lỗi bạn văn mk viết không được hay !!!
Cảm ơn những chiến sĩ áo trắng, đã cùng chung ý chí, trách nhiệm trong cuộc chiến đấu với “giặc Covid-19”. Những cống hiến, hy sinh tận tụy không quản hiểm nguy vì cộng đồng của họ đã để lại ấn tượng vô cùng tốt đẹp. Họ là những anh hùng trong cuộc chiến này. họ Nỗ lực từng phút giây và Hạn chế đi lại, giảm gánh nặng cho ngành Y tế Những ngày này, đội ngũ thầy thuốc của Việt Nam đang ngày đêm nỗ lực cùng với việc tìm hiểu, học hỏi thêm về chuyên môn từ các đồng nghiệp quốc tế, từ đó, đưa ra các phương án điều trị tốt nhất cho từng ca bệnh. Điều đáng mừng là, dù tỷ lệ tử vong của bệnh nhân Covid-19 trên thế giới đang gia tăng, nhưng đến nay, Việt Nam chưa có trường hợp nào tử vong.
viết nha ko copy tham khỏa ok
#)Trả lời :
Câu thơ đó đã nói lên công lao to lớn của vua Quang Trung trong công cuộc xây dựng và bảo vệ tổ quốc => vua Quang Trung mất đột ngột là một mất mát lớn cho dân tộc lúc này.
#~Will~be~Pens~#
Cung phòng phảng phất khói hương. Hoa lan rụng trước thềm. Ngọc Hân gầy như cái bóng, lặng lẽ vào ra. Một cơn gió thoảng qua, những cánh hoa tơi tả, nàng bàng hoàng ngỡ tiếng Quang Trung, vội sửa áo lên chầu. Nhưng "cảnh lầu quạnh quẽ, hoa tàn, nhện chăng", Quang Trung còn đâu nữa! Ðau buồn, cô đơn, Ngọc Hân giãi bày lòng mình qua những vần thơ đẫm nước mắt.
Bài Ai tư vãn in đậm ấn tượng về một tình yêu. Nhưng bao nhiêu đời nay, người ta nhớ nhất câu:
Mà nay áo vải cờ đào,
Giúp dân dựng nước xiết bao công trình.
"ÁO VẢI CỜ ĐÀO" ĐÃ THÀNH BIỂU TƯỢNG NGỢI CA QUANG TRUNG, người con yêu của dân tộc, con người từ nhân dân mà ra rồi lại trở về với nhân dân.
Tháng 11/1788, 29 vạn quân Thanh kéo vào nước ta theo lời cầu viện của Lê Chiêu Thống. Nghe tin ấy, ngày 21 tháng 12 năm 1788, Bắc Bình Vương Nguyễn Huệ lên ngôi Hoàng đế, lấy hiệu là Quang Trung, tiến quân ra Bắc, đánh đuổi quân Thanh.
Ðoàn quân vượt Trường Sơn vào một ngày giáp Tết. Quang Trung mặc áo chiến bào đỏ chói, ngồi trên bành voi, trước bành voi cắm một lá cờ lệnh đỏ. Quang Trung truyền tín hiệu xuống đoàn quân:
- Lá cờ lệnh của ta ngả về đằng trước là tiến, ngả về đằng sau là lùi, dựng lên là nghỉ.
Ðoàn quân nhìn lá cờ lệnh ngả về phía trước hăm hở đi như gió bão. Ðến núi Tam Ðiệp, Quang Trung cho quân ăn Tết trước và hẹn ngày mồng bảy Tết sẽ khao quân tại Thăng Long.
Và cuộc hành quân thần tốc bắt đầu. Quang Trung tuyên bố từ giờ phút này, cờ lệnh sẽ luôn ngả về phía trước, không dựng lên, không ngả về sau. Quân tướng đi như bay trong đêm, qua rừng rậm, cánh đồng, làng mạc. Quang Trung có sáng kiến: hai người thay nhau cáng một người để một người được nghỉ.
Tôn Sĩ Nghị lúc này đang cùng Lê Chiêu Thống rượu chè, huênh hoang khinh quân Tây Sơn quê mùa chỉ đánh quanh xó bếp. Không ngờ đoàn quân "áo vải cờ đào" đang chuẩn bị chôn chúng.
Ðêm 30 Tết Kỷ Dậu, Quang Trung chỉ huy quân chia làm năm mũi vượt sông Gián Khẩu, diệt đồn tiền tiêu, không một tên lính nào chạy thoát. Ðêm mùng ba Tết, quân Tây Sơn vây úp đồn Hạ Hồi, giặc đầu hàng vô điều kiện. Mờ sáng ngày mồng 5 Tết, Quang Trung chỉ huy đánh đồn Ngọc Hồi. Hàng vạn tên giặc bị giết. Nghe tin dữ, Tôn Sĩ Nghị kinh hoàng vứt ấn tín, nhảy lên ngựa chạy về phương Bắc. Trưa mồng 5 Tết, Quang Trung dân quân vào kinh thành Thăng Long thì giặc đã chuồn cả. Nhân dân ba mươi sáu phố phường chào đón đoàn quân áo vải. Lá cờ lệnh phấp phới bay dưới vòm trời Hà nội. Từ đó, hình ảnh "áo vải cờ đào" trở thành hình tượng ghi công quân Tây Sơn, sống mãi trong lòng nhân dân.
Ngọc Hân là Công chúa có trái tim đằm thắm, trí óc sáng ngời của Bắc Hà. Nàng đã đánh giá đúng Quang Trung như ý nguyện của nhân dân: Quang Trung chính là người nông dân khởi nghĩa, đập tan chế độ Vua, quan thối nát lúc ấy và đánh đuổi quân xâm lược.