K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

21 tháng 3 2017

Đất nước Việt Nam — đất nước của những câu hát ru ngọt ngào, đất nước của cánh cò trắng bay, đất nước của bàn tay mẹ tảo tần quà bao năm tháng… và từ trong cái nguồn mạch dạt dào ấy, người phụ là đề tài chưa bao giờ vơi cạn trong nguồn cầm hứng của người nghệ sĩ, qua nhiều thời đại khác nhau. Hình ảnh người phụ nữ Việt Nam hiện diện ở nhiều vị trí trong cuộc đời và đã để lại nhiều hình ảnh bóng sắc trong văn thơ hiện đại. Nhưng thật đáng tiếc thay, trong xã hội phong kiến, người phụ nữ lại phải chịu một số phận đầy bị kịch và đáng thương:

Đau đớn thay thân phận đàn bà
Lời rằng bạc mệnh cũng là lời chung,
(Truyện Kiều – Nguyễn Du)

Câu thơ trên đã hơn một lần xuất hiện trong sáng tác của đại thi hào Nguyễn Du giống như một điệp khúc đau thương. Chả thế những người phụ nữ miền núi lại than rằng "Thân em chỉ là thân cọn bọ ngựa, chão chuộc mà thôi", còn phụ nữ miện xuôi lại than mình như con Ong cái kiến. Đây không phải là một lời nói quá mà điều này lại được thể hiện khá phổ biến trong văn học Việt Nam, trong Bánh trôi nước của Hồ Xuân Hương, trong Truyền kì mạn lục, Truyện Kiều của Nguyễn Du, các đoạn trích Chinh phụ ngâm (Đặng Trần Côn, Đoàn Thị Điểm)…

Thần thoại Hi Lạp kể rằng: “Thượng đế đã lấy vẻ đầy đặn của mặt trăng, đường uốn cong của loài dây leo, dáng run rẩy của các loài cỏ hoa, nét mềm mại của loài lau cói, màu rực rỡ của nhị hoa, điệu nhẹ nhàng của chiếc lá, cảm giác tinh vi của vòi voi, cái nhìn đăm chiêu của mắt hươu, cái xúm xít của đàn ong, ánh rực rỡ của mặt trời, nỗi xót xa của tầng mây, luồng biên động của cơn gió, tính nhút nhát của con hươu rừng, sắc lộng lẫy của con chim công, hình nhuần nhuyễn của con chim yểng, chất cứng rắn của ngọc kim cương, vị ngon ngọt của đường mật, khí lạnh lẽo của băng tuyết đức trung trinh của chim uyên ương đem mọi thứ ấy hỗn hợp lại, nặn thành người phụ nữ”. Có thể nói, người phụ nữ là biểu tượng của cái đẹp. Nhưng trong thời đại phong kiến trọng nam khinh nữ, đầy rẫy những sự bốt công oan trái, người phụ nữ phải chịu nhiều đắng cay, oan trái nhất. Thế nhưng, những người phụ nữ ấy vẫn luôn xinh đẹp, nết na, giàu lòng thương yêu và nhân hậu. Ta có thể bắt gặp hình ảnh của họ qua nhiều tác phẩm văn học dân gian và văn học trung đại Việt Nam.

Người phụ nữ ngày xưa xuất hiện trong văn học thường là những người phụ nữ đẹp. Từ vẻ đẹp ngoại hình cho đến tính cách. Đều là đẹp nhưng mỗi người lại mang một vẻ đẹp khác nhau, mỗi thân phận có một đặc điểm ngoại hình riêng biệt.Trong tác phẩm " Bánh trôi nước" của nữ sĩ Hồ Xuân Hương, hiện lên hình ảnh người con gái "vừa trắng lại vừa tròn", một người mang vẻ bề ngoài đầy đặn, tròn trịa. Đó là vẻ đẹp tự nhiên, dân dã, không chăm chút mà mộc mạc, tự nhiên nhưng không kém phần duyên dáng với làn da trắng mịn màng. Đấy chính là vẻ đẹp của người con gái lao động hay lam hay làm, đầy mạnh mẽ chốn thôn quê. Ta cũng bắt gặp người phụ nữ như thế xuất hiện trong "Chuyện người con gái Nam Xương" của Nguyễn Dữ. Vũ Thị Thiết cũng giống như cô gái trong "Bánh tôi nước", là một người phụ nữ tư dung tốt đẹp, chăm chỉ siêng năng,… khiến Trương Sinh phải đem lòng thương mến mà bỏ ra trăm lạng vàng rước nàng về làm dâu.

Từ những cô gái quê chân chất đến tiểu thư đài các con của viên ngoại "gia tư nghĩ cũng thường thường bậc trung" đều mang vẻ đẹp thật đáng yêu, đáng quý. Như Thúy Vân và Thúy Kiều trong tác phẩm lớn của đại thi hào Nguyễn Du "Truyện Kiều", là hai tiểu thư cành vàng lá ngọc, thông minh xinh đẹp "mai cốt cách, tuyết tinh thần’. Tuy mỗi người một vẻ nhưng ai cũng vô cùng xinh đẹp, dáng vẻ thanh thoát, yêu kiều như nhành mai, còn tâm hồn lại trắng trong như băng tuyết, thanh cao, kiều diễm và quý phái…

Những người phụ nữ đẹp là thế, vậy mà đáng tiếc thay họ lại sống trong một xả hội phong kiến thối nát với bộ máy quan lại mục ruỗng, chế độ trọng nam khinh nữ vùi dập số phận họ. Càng xinh đẹp họ lại càng đau khổ, lại càng phải chịu nhiều sự chén ép, bất công. Như một quy luật khắc nghiệt của thời bấy giờ "hồng nhan bạc phận". Đớn đau thay số phận của nàng Vũ Nương! Chỉ vì muốn con vui, muốn bớt buồn,giải khuây khi sống cô đon vò võ nuôi con nên nàng đã lấy cái bóng, nói với con đó là cha. Nhưng nàng đâu thể ngờ, chính điều này đã gây ra cho nàng bao nỗi bất hạnh, tủi nhục, bị chồng nghi oan mà phải trầm mình xuống sông tự vẫn! với nàng, để minh oan, không còn cách nào khác nữa. Nàng đã cùng đường mất rồi! Giá như cái xã hội này có một chút công bằng, để cho lời nói của người phụ nữ có giá trị thì chắc chuyện đáng tiếc này đã không xảy ra. nàng không phải chịu uất ức, không phải lấy nước sông để rửa trôi nỗi nhục mà chồng nàng áp đặt.

Vâng, số phận người phụ nữ thời xưa phải chịu bao nhiêu oan khuất, bất hạnh. Bị vu oan, bị nghi ngờ mà không thể giãi bày, không thể minh oan cho bản thân. Số phận của họ ở thế bị động, phải phụ thuộc vào người khác – những gã đàn ông chỉ lấy phụ nữ làm thứ mua vui, tiêu khiển. Họ không làm chủ được số phận của chính họ:

"Thân em như hạt mưa sa
Hạt vào đài các, hạt ra ruộng cày"
"Thân em như tấm lụa đào
Phất phơ giữa chợ biết vào tay ai"

Những câu ca dao than thân của người phụ nữ với cụm từ bắt đầu quen thuộc "Thân em…". Số phận người phụ nữ, lúc thì như "hạt mưa sa", lúc thi như "tấm lụa đào"…Dù được dân gian ví với điều gì, thì người phụ nữ cũng đều chung một số phận đau khổ gian nan. Họ không biết sẽ sống ra sao, sẽ bị dòng đời đưa đẩy trôi nổi đến phương trời nào? Sẽ sống sung sướng nơi "đài các" hay lại làm lụng vất vả nơi "ruộng cày"? Đối với họ, quãng đời phía trước vô cùng mịt mù, chẳng biết được điều gì sắp xảy đến, sẽ "vào tay ai"…Có khi lấy phải người chồng vô dụng, người phụ nữ yếu đuối sẽ phải chịu nhiều cực khổ.

Trong văn học trung đại Việt Nam khi viết về người phụ nữ, một mặt vẫn có sự kế thừa tư tưởng của văn học dân gian, song mặt khác, “Hồng nhan bạc phận” cũng được xem là tư tưởng chủ đạo của các tác giả. Nàng Vũ Nương hiếu thảo, đảm đang, chung thủy thì bị ngờ oan là ngoại tình, đến nỗi phải lấy cái chết để minh oan – mà khi chết đi rồi trong lòng vẫn mang nặng nỗi oan uổng đó (Chuyện người con gái Nam Xương – Nguyễn Dữ).

Người cung nữ xinh đẹp, tài hoa, khát khao hạnh phúc thì bị nhà vua bỏ rơi, sống cô đơn, mòn mỏi, lạnh lẽo nơi cung cấm, chôn vùi tuổi thanh xuân trong cung điện thâm u (Cung oán ngâm khúc – Nguyễn Gia Thiều). Người phụ nữ chỉ có một khát vọng rất bình thường là được chung sống cùng với người chồng thân yêu, song lại rơi vào cảnh đau đớn “tử biệt sinh li”, đằng đẵng chờ đợi không biết có ngày gặp lại. (Chinh phụ ngâm – Đặng Trần Côn). Nàng Kiều của Nguyễn Du xinh đẹp tài hoa là thế, nhưng lại bị dập vùi trong cảnh "Thanh lâu hai lượt, thanh y hai lần", liên tiếp bị đầy đọa cả về thể xác lẫn tinh thần để rồi phải thốt lên (thực tế là sự đầu hàng hoàn cảnh) rằng: "Thân lươn bao quản lấm đầu/ Chút lòng trinh bạch từ sau xin chừa!". Đây không chỉ là bi kịch của riêng nàng Kiều, mà còn là bi kịch chung của những người phụ nữ trong xã hội phong kiến. Mặt khác văn học trung đại Việt Nam, bước đầu đã phản ánh được quan niệm về con người cá nhân trong xã hội. Nhiều nhân vật nữ trong giai đoạn này cũng thể hiện sự phản kháng, sự tố cáo xã hội cũ, nêu lên nhiều suy nghĩ, nhiều quan điểm chống đối lại quan điểm của xã hội phong kiến (tiêu biểu hơn cả là thơ Hồ Xuân Hương). Đặc biệt, văn học đã chú ý khám phá nội tâm nhân vật. Các tác giả Nguyễn Dữ, Nguyễn Du, Đoàn Thị Điểm, Hồ Xuân Hương… khi miêu tả người phụ nữ, thường để cho nhân vật bộc bạch trực tiếp những nỗi đau khổ, những niềm riêng tư (sự tự ý thức về mình):
Đau đớn thay phận đàn bà Lời rằng bạc mệnh cũng là lời chung.

(Truyện Kiều – Nguyễn Du)
hoặc bộc lộ những phản ứng:
Kẻ đắp chăn bông kẻ lạnh lùng
Chém cha cái kiếp lấy chồng chung
(Lấy chồng chung – Hồ Xuân Hương)

Có thể khẳng định rằng, cảm giác mất mát hạnh phúc và nỗi khát khao hạnh phục là hai tâm trạng, hai nỗi niềm thường gặp nhất ở các nhân vật nữ trong văn học trung đại Việt Nam. Cả nước Việt thời phong kiến chìm trong những ràng buộc, lễ giáo khắc, nghiệt tối tăm. Và vô hình chung, số phận của người phụ nữ cũng không thể nào vượt ra khỏi ranh giới của hoàn cảnh xã hội. Trong thơ ca, họ hiện lên là những kiếp người nhỏ nhoi, bất hạnh. Một nàng Kiều tài sắc vẹn toàn mà cuộc đời lênh đênh trong suốt 15 năm lựu lạc; một Hồ Xuân Hương khát khao hạnh phúc mãnh liệt mà trọn đời ngao ngán bởi phận “làm lẽ”, “kiếp chồng chung”… Rồi trên thi đàn Việt Nạm lúc ấy, còn biết bao người phụ nữ cũng cùng một số phận như vậy.

Người phu nữ càng đẹp, càng tài, càng lắm bất hạnh, khổ đau. Nguyên nhân vì đâu thì vào cái thời đại ấy chưa cổ câu trả lời. Và đo đó mà câu thơ của Nguyễn Du chính là khúc “bạc mệnh” tấu lên cho mọi “kiếp hồng nhan”.

Ngày nay, người phụ nữ đã chiếm một vị trí quan trọng trong gia đình và ngoài xã hội. Bởi lẽ cái xã hội “trọng nam khinh nữ” đã bị xóa bỏ mà thay vào đó là một xã hội “công bằng, bình đẳng, nam nữ bình quyền”. Nhưng không vì thế mà người phụ nữ Việt Nam làm mất đi vẻ thuần phong mĩ tục vốn có của mình mà họ còn vẫn giữ được phẩm chất, vẻ đẹp truyền thống. Điều đặc biệt hơn là họ có cá tính mạnh mẽ hơn, dám đấu tranh triệt để vì hạnh phúc, vì quyền lợi của chính mình và phấn đấu “Giỏi việc nước, đảm việc nhà”.

Có ai đó nói rằng: “Người phụ nữ là một nửa thế giới”. Và quả thật, họ đã đi vào những trang viết chảy suốt trong văn học từ trước đến nay, để rồi không phỉ làm nên một nửa, mà là trọn vẹn tấm hình trong sâu thẳm tâm hồn thế hệ người đọc hôm nay và cả mai sau:

Chị em tôi tỏa nắng vàng lịch sử
Nắng cho đời nên cũng nắng cho thơ

21 tháng 3 2017

Văn học trung đại Việt Nam trải qua mười hai thế kỉ từ thế kỉ Xuân Hương đến hết thế kỉ XIX. Đây là thời kì dân tộc ta đã thoát khỏi ách thống trị nặng nề của phong kiến phương Bắc hơn một ngàn năm. Nền văn học trung đại Việt Nam gắn liền với quá trình đấu tranh dựng nước và giữ nước của dân tộc. Về nội dung văn học thời kỳ này mang hai đặc điểm lớn đó là: Cảm hứng yêu nước và cảm hứng nhân đạo. Cảm hứng yêu nước và cảm hứng nhân đạo thực ra không hoàn toàn tách biệt nhau. Bởi yêu nước cũng là phương diện cơ bản của nhân đạo.
Tuy vậy cảm hứng nhân đạo cũng có những đặc điểm riêng. Nó bao gồm những nguyên tắc đạo lí làm người, những thái độ đối xử tốt lành trong các mối quan hệ giữa con người với nhau, những khát vọng sống, khát vọng về hạnh phúc. Đó còn là tấm lòng cảm thương cho mọi kiếp người đau khổ, đặc biệt là với trẻ em, với phụ nữ và những người lương thiện bị hãm hại, những người hồng nhan mà bạc mệnh, những người tài hoa mà lận đận…Những nội dung nhân đạo đó đã được thể hiện ở trong toàn bộ văn học trung đại, những biểu hiện tập trung nhất là ở trong các tác phẩm văn học nửa
sau thế kỉ XVIII và nửa đầu thế kỉ XIX, đặc biệt là trong những tác phẩm thơ. Nội dung cảm hứng nhân đạo của văn học trung đại có ảnh hưởng sâu sắc từ tư tưởng từ bi bác ái
của đạo phật và học thuyết nhân nghĩa của đạo Nho.
Trong thơ trung đại Việt Nam có thể kể ra rất nhiều những tác phẩm mang nội dung nhân đạo như: Bình Ngô đại cáo của Nguyễn Trãi, Truyện Kiều của Nguyễn Du, Cung oán ngâm khúc của Nguyễn Gia Thiều, Chinh phụ ngâm của Đặng Trần Côn, Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc của Nguyễn Đình Chiểu,... Trong Bình Ngô đại cáo của Nguyễn Trãi đó là tư tưởng nhân nghĩa gắn liền với tư tưởng yêu nước và độc lập tự do của Tổ quốc.
Từng nghe:
Việc nhân nghĩa cốt ở yên dân
Quân điếu phạt trước lo trừ bạo.
Nhà nước Đại Việt ta từ trước
Vốn xưng nền văn hiến đã lâu.
Trước hết đó là tấm lòng cảm thông của tác giả dành cho những con người nhỏ bé bất hạnh trong xã hội đã bị bọn giặc ngoại xâm đàn áp dã man:
Nướng dân đen lên ngọn lửa hung tàn
Vùi con đỏ xuống dưới hầm tai vạ.
Truyện Kiều của Nguyễn Du, Cung oán ngâm khúc của Nguyền Gia Thiều đó là việc lên án chế độ phong kiến chà đạp lên quyền sống của người phụ nữ, lên những số phận tài hoa. Xã hội đó đã tước đoạt đi những quyền sống thiêng liêng mà lẽ ra con người phải có. Đặc biệt các tác giả nói lên tiếng nói bênh vực người phụ nữ những người chịu nhiều thiệt thòi trong xã hội.
Không chỉ lên tiếng đòi quyền sống, quyền hạnh phúc cho con người mà các tác giả còn cất lên tiếng nói nhân đạo phản đối những cuộc chiến tranh phi nghĩa đã cướp đoạt đi những quyền sống thiêng liêng mà lẽ ra con người phải có. Đặc biệt các tác giả nói lên tiếng nói bênh vực người phụ nữ những người chịu nhiều thiệt thòi trong xã hội.
Không chỉ lên tiếng đòi quyền sống, quyền hạnh phúc cho con người mà các tác giả còn cất lên tiếng nói nhân đạo phản đối những cuộc chiến tranh phi nghĩa đã cướp đi biết bao nhiêu cảnh sống yên vui, chia lìa bao nhiêu đôi lứa. Qua lời của người chinh phụ trong tác phẩm Chinh phụ ngâm - Đặng Trần Côn muốn lên án cuộc chiến tranh phong kiến phi nghĩa đó là nỗi nhớ người chồng nơi chiến trường gian khổ.
Buồn rầu nói chẳng nên lời
Hoa đèn kia với bóng người khá thương.
Gà eo éc gáy sương năm trống
Hòe phất phơ rủ bóng bốn bên
Khắc giờ đằng đẵng như niên
Nỗi sầu dằng dặc tựa miền biển xa.
Những cuộc chiến tranh này thực chất chỉ là việc tranh quyền đoạt lợi của các tập đoàn phong kiến và phủ lên nó là một bầu trời đầy tang thương. Thế lực đồng tiền cũng đã phủ mờ đi những nét truyền thống tốt đẹp của xã hội đó là với trường hợp nàng Kiều. Trong xã hội trung đại, thế lực đồng tiền cũng rất đáng lên án vì nó đã vùi lấp và nhấn chìm đi biết bao những con người tài hoa, những người có khát vọng hoài bão lớn muốn đem sức lực nhỏ bé của mình cống hiến cho sự nghiệp của dân tộc.
Văn học trung đại đã chứng minh cho tinh thần nhân đạo cao cả của dân tộc Việt Nam. Đó là một dân tộc có những truyền thống tốt đẹp. Quay trở lại với bài Đại cáo bình Ngô, sau khi đánh thắng quân xâm lược nhà Minh, quân và dân ta đã mở đường hiếu sinh cho kẻ thù chứ không phải đuổi cùng giết tận, việc làm nhân đạo đó chẳng những đã thể hiện tinh thần nhân đạo cao cả của dân tộc mà còn thể hiện niềm khát vọng được sống trong hòa bình của nhân dân.
Nhìn chung cảm hứng nhân đạo trong thơ trung đại chủ yếu được thể hiện qua những nét chủ yếu sau: Trước hết đó là tiếng nói của tác giả, đó là tình cảm của tác giả dành cho những con người nhỏ bé chịu nhiều thệit thòi trong xã hội qua đó mà đòi quyền sống, quyền hạnh phúc cho họ, có được tình cảm như vậy, các tác giả thơ thời kì này mới viết được những dòng thơ, trang thơ xúc động đến như thế. Thơ trung đại còn thể hiện ở tiếng nói bênh vực giữa con người với con người, đề cao tình bạn, tình anh em, tình cha con, thể hiện mong muốn được sống trong hòa bình. Thơ trung đại đã thể hiện bước đi vững chắc của mình trong hơn mười thế kỉ, đó là sự tiếp nối bước đi của nền văn học dân gian. Tuy văn học dân gian thời kì này vẫn phát triển nhưng dấu ấn không còn như trước. Thơ trung đại đã thể hiện những truyền thống tốt đẹp của dân tộc đó là chủ nghĩa yêu
nước và tinh thần nhân đạo qua đó mà làm tiền đề cho sự phát triển văn học các thời kì sau đó.

28 tháng 1 2017

happy new year bn nha @Trần Bảo Ngân

Happy new year Trần Bảo Ngân ok

18 tháng 10 2017

Cảnh tượng về một cánh đồng nhỏ hẹp, nằm xen giữa những ngôi nhà thấp lè tè, có những hàng cau bao bọc xung quanh cứ ám ảnh tôi mãi.Bởi mùa đã hết, lúa vẫn đang còn xanh-đợi đến giáp hạt còn lâu-vậy mà Tết lại sắp đến cận bên.

Ở quê tôi, cái miền quê nghèo xơ xác của dải đất miền Trung này có bao người nông dân thiếu gạo vào dịp Tết. Thế mà với họ, kể cả với tôi nữa vẫn coi cây lúa như người bạn của mình. Đã bao người bỏ làng đi làm ăn, mong đổi đời. Chỉ có ba tôi vẫn ở lại vì cây lúa, vì mảnh vườn, vì ở quê tôi vẫn còn nội.

Cây lúa gắn với bờ vai ba, gắn với đôi chân trần của mẹ, gắn với những ngày nắng hạn, khô mưa gió Lào táp vào mặt như cố lột đi đi từng lớp da bong trên trán của bà. Vậy mà… cả gia đình tôi ai cũng một lòng vì cây lúa.Ba tôi thường bảo: ” Nhất sĩ nhì nông, hết gạo chạy rông nhất nông nhì sĩ” Tôi không hiểu ba tôi muốn nói gì, nhưng nghe mãi thành thuộc làu làu rồi cũng đem lòng si mê cây lúa từ bao giờ không biết.

Mà làm sao không yêu lúa. Khi mới những ngày đầu tập cầm chiếc bút lá tre tôi đã mê cái màu lá mạ.Cả ruộng mạ non mơn mởn dập dờn trước gió, lấp lánh giọt sương đêm còn sót lại trông như dát bạc.Yêu nhất vẫn là lúc cây lúa đang thời con gái. Thân lúa nõn nà, bụng lúa no căng. Chiều.Theo mẹ ra đồng. Ngắt trộm một bông, mở bụng lúa ra… xòa một cành non trắng nõn nà như hoa cau mới nở bung vào sáng sớm. Cho bông lúa vào miệng khẽ nhai nhè nhẹ để nghe cái vị ngòn ngọt, lờ lợ ấy tan ra nơi đầu lưỡi. Ngọt ngào như dòng sữa mẹ ngày nào ta vẫn chưa quên được. Có lẽ không đứa trẻ nào ở quê tôi không thích ăn lúa làm đòng như gặm bắp non khi bắp vừa tượng sữa. Mẹ tôi vẫn thường bảo:

– Ngày xưa bà nuôi mẹ bằng chính những quả bắp non ấy. (Bởi bà không có sữa)

Những bông lúa non hứa hẹn một mùa vàng trĩu hạt. Và khi cánh đồng chỉ còn trơ rạ, cánh đồng trở thành giang sơn của tụi trẻ con chúng tôi.

Tôi không thể nào quê được những mớ rạ được phơi phóng thẳng hàng dưới trời nắng gắt. Mùi thơm của rơm rạ thật ngọt ngào. Ai đã từng đi chăn trâu trên cánh đồng chiều sau vụ gặt, mới cảm hết được cái mùi khô rơm rạ ấy.Chúng tôi thả trâu thung thăng gặm cỏ trên bờ ruộng còn chúng tôi, những chiến binh dũng cảm thì tha hồ đánh trận. Những ụ rơm trở thành pháo đài, những bờ ruộng trở thành chiến lũy. Và trò chơi con trẻ cứ diễn ra trong tiếng cười giòn giã.Tháng ba hoa gạo nở, tháng ba đồng chiều trơ rạ. Tháng ba là tháng ấn tượng nhất trong kí ức tuổi thơ chúng tôi.

Mẹ tôi nấu nồi cơm mới. Mâm cơm cũng bao giờ cũng thổi xôi.Và bao giờ cũng thịt một chú gà. Và tất nhiên cúng cơm mới thì phải có cơm gạo mới.Cơm mới vừa thơm, vừa béo, vừa dẻo vừa vừa khô hấp dẫn tụi trẻ con chúng tôi mỗi độ mùa về. Cơm là món ăn hàng ngày vậy mà sao cơm mới lại làm ta nhớ mãi.

Mùa về, được bao nhiêu lúa, mẹ lại bán đi một ít để lo phân bả, để trả tiền học phí cho con. Còn bao nhiêu lúa để quay vòng? Mẹ nhẩm tính còn bao tháng ăn nữa thì giáp hạt.

Còn ba thì lo chuyện khác. Những bó rơm cao quá đầu người được ba gánh gồng về. Rồi những đêm sáng trăng, ba và mẹ cùng chất.Vui nhất vẫn là lúc này.Chúng tôi được ba mẹ bế lên cây rơm, nhảy nhún trên những đụn rơm cao chất ngất ấy. Để rồi sau vụ gặt, lại hì hụi rút rơm để lót ổ gà, rút rợm đẻ ủ cho con lợn nái, và đặt biệt là chú trâu Bỉnh, mùa về không thể thiếu những bó rơm khô.

Còn nội thì lại khác. Lúc nào mùa về nội cũng vui cả. Bà nhẩn nha hát, rồi tuốt rạ, rồi bện chổi. Bà bảo chổi lớn để nhà dưới, chổi bé để quét bếp tro. Vừa bền, vừa sạch.

Xem ra cây lúa đúng là hạt ngọc Trời. Bởi không chỉ cho ta hạt gạo mà lúa còn cho ta cả cuộc đời mình.Nhiều lúc rỗi, tôi đâm ra nghĩ ngợi. Chắc có lẽ vì quá hiểu nghề nông, quá yêu cây lúa mà Vua Hùng đã truyền ngôi lại cho Lang Liêu. Bởi vua cũng rất quý trọng hạt ngọc của trời, quý trọng sức lao động của người và yêu quý sự sáng tạo của người nông dân chân lấm tay bùn.

Ba thường bảo tôi:

– Con gắng học để sau này đừng làm nông như ba. Khổ lắm!

Vâng! Ba ơi con sẽ gắng học. Con sẽ gắng làm một điều gì đó. Bởi sau này, dù con có đi đâu, dù con có làm gì, thì trong mỗi bát cơm con ăn con vẫn thấy được vị mặn của giọt mồ hôi ba, vị ngọt của ngào của tình cảm ba mẹ dành cho con. Con vẫn không bao giờ quên được hương vị cánh đồng lúa quê mình. Mùi lúa non ấy, rùi rơm rạ ấy sẽ hằn in mãi trong kí ức con. Con sẽ nhớ mãi tiếng thở dài của mẹ nhẩm tính ngày giáp hạt mùa sau.

8 tháng 2 2017

Trong văn bản Sự giàu đẹp của tiếng Việt, để chứng minh cho sự giàu đẹp của tiếng Việt, tác giả Đặng Thai Mai đã trình bày những ý kiến theo hai phương thức là trực tiếp và gián tiếp.

Phương thức gián tiếp là trình bày các ý kiến về tiếng Việt của người nước ngoài, cả ý kiến của người biết và không biết tiếng Việt. Người không biết tiếng Việt thì căn cứ vào âm thanh mà đưa ra nhận xét rằng “tiếng Việt là một thứ tiếng giàu chất nhạc”. Còn những người biết và rành tiếng Việt thì đưa ra những nhận xét cụ thể hơn, rằng “có thể nói đến tiếng Việt như là một thứ tiếng “đẹp” và “rất rành mạch trong lối nói, rất uyển

chuyển trong câu kéo, rất ngon lành trong những câu tục ngữ”. Những nhận xét, đánh giá về tiếng Việt trên đây là hết sức khách quan chứ không phải là nhữnglời khen xã giao của người ngoại quốc, tuy nhiên nó chưa thật sự cho thấy sự giàu đẹp của tiếng Việt.

Để làm rõ hơn, tác giả đã trực tiếp phân tích, miêu tả và đánh giá các yếu tố ngôn ngữ của tiếng Việt trên các phương diện như ngữ âm, ngữ pháp, từ vựng...

Về ngữ âm, tiếng Việt có hệ thống nguyên âm, phụ âm phong phú và rất giàu thanh điệu, ngoài hai thanh bằng (âm bình và dương bình) còn có bốn thanh trắc. “Do đó, tiếng Việt có thể kể vào những thứ tiếng giàu hình tượng ngữ âm như những âm giai trong bản nhạc trầm bổng”.

Về ngữ pháp, tiếng Việt cũng “dần dần trở nên uyển chuyển hơn, chính xác hơn”.

Về từ vựng, “tiếng Việt qua các thời kì diễn biến của nó tăng lên mỗi ngày một nhiều”, đồng thời tiếng Việt rất gợi hình và giàu nhạc điệu. Tiếng Việt có khả năng lớn trong việc cấu tạo từ ngữ và hình thức diễn đạt. Tiếng Việt có sự phát triển qua các thời kì lịch sử về cả từ vựng lẫn ngữ pháp.

Từ sự chứng minh đó, tác giả Đặng Thai Mai đưa ra kết luận: “Chúng ta có thể khẳng định rằng: cấu tạo của tiếng Việt với khả năng thích ứng với hoàn cảnh lịch sử như chúng ta vừa nói trên đây, là một chứng cớ khá rõ về sức sống của nó”.

Trong văn bản Sự giàu đẹp của tiếng Việt, để chứng minh cho sự giàu đẹp của tiếng Việt, tác giả Đặng Thai Mai đã trình bày những ý kiến theo hai phương thức là trực tiếp và gián tiếp.

Phương thức gián tiếp là trình bày các ý kiến về tiếng Việt của người nước ngoài, cả ý kiến của người biết và không biết tiếng Việt. Người không biết tiếng Việt thì căn cứ vào âm thanh mà đưa ra nhận xét rằng “tiếng Việt là một thứ tiếng giàu chất nhạc”. Còn những người biết và rành tiếng Việt thì đưa ra những nhận xét cụ thể hơn, rằng “có thể nói đến tiếng Việt như là một thứ tiếng “đẹp” và “rất rành mạch trong lối nói, rất uyển

chuyển trong câu kéo, rất ngon lành trong những câu tục ngữ”. Những nhận xét, đánh giá về tiếng Việt trên đây là hết sức khách quan chứ không phải là nhữnglời khen xã giao của người ngoại quốc, tuy nhiên nó chưa thật sự cho thấy sự giàu đẹp của tiếng Việt.

Để làm rõ hơn, tác giả đã trực tiếp phân tích, miêu tả và đánh giá các yếu tố ngôn ngữ của tiếng Việt trên các phương diện như ngữ âm, ngữ pháp, từ vựng...

Về ngữ âm, tiếng Việt có hệ thống nguyên âm, phụ âm phong phú và rất giàu thanh điệu, ngoài hai thanh bằng (âm bình và dương bình) còn có bốn thanh trắc. “Do đó, tiếng Việt có thể kể vào những thứ tiếng giàu hình tượng ngữ âm như những âm giai trong bản nhạc trầm bổng”.

Về ngữ pháp, tiếng Việt cũng “dần dần trở nên uyển chuyển hơn, chính xác hơn”.

Về từ vựng, “tiếng Việt qua các thời kì diễn biến của nó tăng lên mỗi ngày một nhiều”, đồng thời tiếng Việt rất gợi hình và giàu nhạc điệu. Tiếng Việt có khả năng lớn trong việc cấu tạo từ ngữ và hình thức diễn đạt. Tiếng Việt có sự phát triển qua các thời kì lịch sử về cả từ vựng lẫn ngữ pháp.

Từ sự chứng minh đó, tác giả Đặng Thai Mai đưa ra kết luận: “Chúng ta có thể khẳng định rằng: cấu tạo của tiếng Việt với khả năng thích ứng với hoàn cảnh lịch sử như chúng ta vừa nói trên đây, là một chứng cớ khá rõ về sức sống của nó”.

24 tháng 10 2017

Trước sân nhà em có một cây bàng. Truờng em cũng rất nhiều bàng. Hai bên hè phố nơi em ở lại là những dãy bàng xanh ngút ngái. Những cây bàng đứng đó, nhìn em lớn lên và lưu giữ bao kỷ niệm ấu thơ. Em yêu cây bàng như yêu một người bạn gần gũi nhất, thân thương nhất và không bao giờ vắng mặt trong cuộc sống của em. Vào mùa nào, cây bàng cũng có một vẻ đẹp riêng, khi trẻ trung xanh mướt khi già cỗi, sắt siu. Cây bàng lúc tươi tắn, lúc trầm ngâm, lúc vui, lúc buồn như con người vậy. Em thích nhất là ngắm nhìn cây bàng vào xuân. Đó là mùa hồi sinh của vạn vật. Trong làn mưa bụi, hơi lạnh se se, những chồi non chúm chím hé nở trên những nhành cây gầy mảnh vươn dài, xoè rộng. Màu xanh non nớt, mượt mà ấy làm dãy phố sáng bừng lên sau một mùa đông dài xanh xám. Có lúc em thấy cây bàng đang cháy lên những ngọn nến xanh. Có lúc em lại thấy dường như bàng là một cô gái đang múa đèn duyên dáng. Cây bàng biến hoá với bao hình dáng kỳ diệu. Những chồi bàng lớn rất nhanh. Khi trong những vòm lá bắt đầu lấp ló nhánh hoa li ti ấy là lúc mùa xuân sắp tàn nhường quyền tạo hoá cho mùa hè rực rỡ. Mùa hè sang mang đến cho cây bàng một sức sống mạnh mẽ. Cả phố phường ngợp bóng mát xanh um của những tán bàng toả rợp. Em lại được nô đùa chơi đồ hàng, chơi nhảy dây với lũ bạn dưới gốc bàng. Cây bàng đu đưa, rì rào hiền như một người bạn lớn tốt bụng xoè rộng cánh tay cầm ô che nắng cho chúng em vui chơi. Và mỗi buổi trưa hè, em lại mở cửa sổ ngủ dưới tiếng ve bàng râm ran êm ả, dưới vòm hương lá bàng nồng dịu và những chùm quả xanh non chao chao trong nắng. Lũ trẻ trong xóm em bao giờ cũng háo hức đón cây bàng vào thu. Bởi khi ấy những chùm quả bàng bắt đầu chín toả hương thơm nồng nàn ngai ngái phảng phất quyến rũ khắp phố phường . Em còn nhớ một buổi chiều đi lao động ở trường, cả cô trò tụ tập dưới gốc bàng to nhất sân trường đẩy bàng chín ăn. Cô cứ đẩy được chùm nào cả bọn lại xúm xút tranh nhau. Em cắn ngập răng vào quả chín cảm nhận cái vị ngọt rất riêng, bùi ngùi như vị của nắng thu mà thêm yêu da diết cây bàng thân quen ấy. Cây bàng sần sùi, nâu xám. Mỗi vết nám là một kỷ niệm học trò được lưu giữ . Một ngày nào đó, khi em xa rời mái trường yêu dấu, em sẽ về đây đặt tay lên những vết chai sần này để tìm lại bao ký ức đẹp tuổi thơ. Thương nhất là khi cây bàng vào đông. Dãy bàng ngoài phố thỉnh thoảng lại rùng mình khi cơn gió lạnh lướt qua. Trong nắng đông hao hao, những chiếc lá bàng đỏ sạm buồn buồn. Bà bán xôi đầu ngõ gói xôi bằng chiếc lá đỏ ấy cầm gói xôi vừa thổi vừa ăn, em mới thấy cây bàng dù khi tươi tốt hay khi tàn úa vẫn luôn luôn có ích cho đời. Dưới gốc bàng đơn côi, trơ trọi khẳng khiu ngoài phố, quán cóc mọc lên nhiều hơn, lũ trẻ xóm em ít ngồi chơi hơn. Còn ở sân trường thì thật vắng vẻ. Chúng em chẳng muốn ra ngoài vì lạnh. Lúc ấy trông cây bàng thật tội. Cái dáng gầy guộc, khô se thỉnh thoảng lại lay lay như muốn gọi chúng em “Lại đây chơi với tôi đi, tôi buồn lắm”! Nhưng chắc chắn bàng sẽ vượt qua mùa đông buốt giá một cách dễ dàng thôi. Trong cái giá rét ấy, những nhánh cây ngày nào cũng giơ ngón tay gầy gom nắng đông lại chăm chút, ấp ủ một cái gì đó để khi mùa xuân về thì tách lên những búp nõn xanh tươi. Cây bàng lại hồi sinh, lại bắt đầu một vòng sống mới đẹp đẽ hơn, rực rỡ hơn. Em rất khâm phục sức sống bất diệt của cây bàng. Em yêu cây bàng như yêu một người bạn lặng thầm bình dị và gần gũi. Người bạn ấy lúc nào cũng ở bên cạnh em, có mặt trong cuộc sống của em. Một ngày nào đó, em không còn được ăn trái bàng chín thơm nồng, không được cầm gói xôi bọc lá bàng đỏ đầu đông nóng hổi, không được nghe tiếng ve bàng rộn rã thì cuộc sống khi ấy sẽ tẻ nhạt biết bao. Cây bàng là nhà ở, là phố phường, là trường học, là kỷ niệm...là tất cả những gì mà em gắn bó và yêu quý.

25 tháng 10 2017

uk bn nhưng mk làm bài rồi,nhưng thui vẫn tick đúng cho bn

chúc bn hok tốt nhéok

14 tháng 11 2017

a là chúng tôi giữ vai trò cn bao nhiêu giữ vai trò cn

10 tháng 2 2017

Bắt đầu từ lớp một, chúng ta bước vào công cuộc tiếp thu tri thức để chinh phục cũng như chung sống với xã hội loài người và tự nhiên. Rời bàn tay mẹ, bước qua cánh cổng trường là có bao điều kì thú đến với ta. Trong văn bản “Cổng trường mở ra”, tác giả Lí Lan viết: “Ngày mai là ngày khai trường lớp Một của con. Mẹ sẽ đưa con đến trường, cầm tay con dắt qua cánh cổng, rồi buông tay mà nói: “Đi đi con, hãy can đảm lên, thế giới nay là của con, bước qua cánh cổng trường là một thế giới kì diệu sẽ mở ra". Lời nhắn nhủ của người mẹ xiết bao cảm động và giàu ý nghĩa.

Thế giới này rộng lớn biết bao nhiêu nhưng thế giới nếu không có bàn tay con người khai phá thì đó chỉ là thế giới hoang vu đầy thú dữ và cỏ dại. Con người xây dựng nhà máy, trường học, tạo nên những cánh đồng tít tắp, đưa người lên vũ trụ, thám hiểm đại dương, khai thác các mỏ quặng kim loại. Rồi tương lai thế giới này sẽ thuộc về ai khi những thế hệ của thời đại hôm nay sẽ ra đi? Nó thuộc về tuổi trẻ của hôm nay, thuộc về những cô bé, cậu bé đang rụt rè nấp sau cha mẹ, thầy cô mà ngỡ ngàng nhìn cuộc sống. Vậy thì thế giới rộng này thuộc về tuổi trẻ “Thế giới này là của con”, con cần phải biết thế giới của mình như thế nào, nó đẹp đẽ giàu có và cũng có những góc khuất ra sao. Để biết về thế giới của mình, con hãy can đảm rời tay mẹ bước qua cánh cổng trường cao rộng.

Trước khi đến trường, cuộc sống của chúng ta bó hẹp trong một ngôi nhà, một góc phố, một ngôi làng với những con người ta đã quen mặt, quen tình, với những trò chơi ta đã thành thạo, thuần thục. Nhưng ngày qua ngày, vẫn bầu trời ấy, vẫn ngôi nhà ấy, vẫn những con người với những công việc và thói quen ấy,... thật khó có thể tưởng tượng dược sự đơn điệu, tẻ nhạt bao trùm lên chúng ta như thế nào.

Nhưng bước qua cánh cổng trường là ta bước vào một thế giới sôi nổi, say mê ăm ắp khát khao với bao điều mới lạ. Những thầy cô - những người cha mẹ mới, hàng chục người bạn, hàng trăm gương mặt mới lạ,... Tính cách, cuộc sống của mỗi người đã là một điều thú vị cho ta. Nhìn vào mỗi ngươi là một lần ta được nhìn vào gương để xem xét chính mình, kiểm nghiệm chính mình. Nhưng đó cũng chưa phải là điều tuyệt diệu nhất khi đến với trường học.

Nhà văn M.Goócki từng nói: “Sách mở ra trước mắt tôi những chân trời mới”. Trên thế giới này, có thể trường học không phải là nơi nhiều sách vở nhất nhưng có thể khẳng định rằng đó là nơi có nhiều nhất những người dạy học. Dạy cách đọc sách. Và đó cũng là nơi sách được nâng niu trân trọng nhất. Và như thế. “những chân trời mới” đang được trải ra ngút ngàn trước mắt những đứa trẻ vừa chập chững bước vào cuộc sống. Thế giới rộng lớn ấy là thế giới của những cánh rừng rộng lớn, những cánh chim đại bàng mênh mông, những bước lao mình dũng mãnh. Là những lòng đại dương mênh mông xanh thẳm ăm ắp cá tôm. Là lòng đất thẳm sâu với bao khoáng sản, bao lò lửa đang rùng rùng sôi sục. Đó còn là những đất nước xa xôi với bao phong tục tập quán lí thú, độc đáo. Là nhưng người anh em cùng chung một Tổ với chúng ta trên khắp non nước Việt Nam,... Chao ôi! Thế giới này có bao điều diệu kì mới lạ. Từ hiện thực cuộc sống, “Cổng trường mở ra” còn dạy cho con biết ước mơ những điều tốt đẹp nhất trong cuộc đời này. Con ước thế giới này mãi hòa bình không có chiến tranh; con ước trẻ em trên khắp thế giới có cơm ăn, áo mặc và được đến trường như con; con ước ngày mai con sẽ được bay lên cung trăng thăm chú Cuội,... Thế giới của ước mơ rực rỡ, đẹp đẽ biết nhường nào!

“Cổng trường mở ra” cũng đồng thời mở ra trong mỗi chúng ta bao điều kì thú và hạnh phúc. "Đi đi con, hãy can đảm lên, thế giới này là của con, bước qua cánh cống trường là một thế giới kì diệu sẽ mở ra", là những người học sinh đang được sống, đang được ước mơ sau cánh cổng trường vĩ đại, chúng ta càng cần can đảm bước đi khám phá, học tập cái thế giới rộng lớn mà tương lai sẽ thuộc về mình.

12 tháng 5 2017

bn làm j thế

4 tháng 9 2017

Theo mình nghĩ là từ " tứ " bởi vì bỏ dấu thì nó vẫn là số 4

26 tháng 9 2017

bn này có logic hay thật

8 tháng 9 2017

trong làm văn thì có quyền chém gió mà , ko nhất thiết là phải đúng thực tế đâu bn à !!!hehe

Bài viết số 1 lớp 7 đề 4 bài làm 1: Miêu tả chân dung một người bạn thân của em Nếu ai hỏi tôi rằng người bạn thân nhất của bạn là ai? Tôi sẽ không ngần ngại mà trả lời rằng đó chính là Lan - Cô bạn lớp trưởng lớp tôi. Lan năm nay 11 tuổi, bằng tuổi tôi. Bạn có dáng người cân đối, khỏe mạnh cùng với cách ăn mặc trang nhã, gọn gàng cộng với tác phong nhanh nhẹn, hoạt bát nên trông bạn thật xứng đáng là con chim đầu đàn của lớp. Lan thật xinh đẹp, luôn nổi bật trong đám bạn gái lớp tôi bởi bạn có khuân mặt trái xoan, nước da trắng hồng cùng với mái tóc dài đen nhánh. Đôi mắt tròn, đen lộ rõ vẻ thông minh. Cái mũi dọc dừa xinh xắn càng làm cho khuân mặt của bạn thêm thanh tú. Mỗi lúc vui đùa hay nói chuyện Lan luôn nở ra nụ cười rất tươi, để lộ hai hàm răng trắng đều như hạt bắp. Ai gặp Lan cũng phải trầm trồ khen ngợi vì vẻ đẹp dịu dàng, ít ai có được. Còn tính tình của Lan thì khỏi phải nói. Tuy bằng tuổi tôi nhưng bạn chính chắn hơn tôi rất nhiều. Lan sống chan hòa, cởi mở với bạn bè. Về học tập Lan luôn đứng đầu lớp, không những thế bạn còn luôn đi đầu trong các hoạt động của lớp cũng như của trường. Con người bạn thật mẫu mực. Vừa xinh đẹp lại giỏi giang nhưng bạn không hề kiêu căng mà sống hết mình về tập thể. Ở lớp, có việc gì khúc mắc, bạn bình tĩnh khéo léo giải quyết. Đối với những bạn học yếu bạn tận tâm giúp đỡ, chỉ bảo đến nơi, đến chốn. Nhờ có bạn mà lớp tôi luôn luôn đi đầu trong các hoạt động của liên đội. Vì thế trong trường thầy cô nào cũng yêu quý Lan. Ở lớp Lan như vậy đấy còn về nhà Lan lại càng tuyệt vời hơn. Ngoài giờ học, Lan còn rất chăm chỉ làm việc nhà. Đối với ông bà cha mẹ Lan còn là một đứa cháu hiếu thảo, một người con ngoan ngoãn. Đối với mọi người xung quanh Lan luôn kính trọng, lễ phép. Vì thế mọi người đã dặt cho Lan một cái tên thật thân mật: ''Cô Tấm chăm làm". Tình bạn giữa tôi và Lan ngày càng thân thiết. Tôi và Lan cùng vui chơi, truy bài, học nhóm. Nhiều lần tôi chưa hiểu bài Lan đến tận nhà giảng bài cho tôi. Tôi thật ngưỡng mộ bạn. Không chỉ với tôi mà tất cả các bạn trong lớp, trong trường đều ngưỡng mộ bạn. Chơi với Lan tôi thấy rất thỏa mái. Tôi thật tự hào khi có một người bạn như vậy. Tôi mong ước sẽ được học cùng bạn để học tập những phẩm chất tốt của Lan. Bài viết số 1 lớp 7 đề 4 bài làm 2 : Miêu tả chân dung một người bạn thân (Đề 4 - bài viết số 1 - Ngữ văn 7) Trong cuộc sống con người chúng ta luôn có những niềm vui, nỗi buồn, luôn có những khó khăn cần được chia sẻ và giúp đỡ. Chính vì vậy chúng ta cần có những người bạn tốt để giúp ta trong những lúc như vậy. Và em cũng có một người như vậy ngay từ tuổi nhỏ. Cậu ấy tên Quang. Quang là hàng xóm của em. Chúng em chơi với nhau lúc còn bé xíu. Khi ấy cậu mập mạp, trắng trẻo rất đáng yêu. Lớn hơn một chút, chúng em học cùng lớp mẫu giáo, rồi lại cùng nhau vào trường tiểu học. càng ngày chúng em càng thân thiết với nhau hơn. Giờ đây cậu ấy sở hữu một khuôn mặt chữa điền, làn da không còn trắng mịn như con gái mà ngăm đen khỏe mạnh. Cậu ấy chỉ cao hơn em một chút. Mái tóc cắt ngắn trông rất gọn gàng. Quang là một con người thân thiện, luôn tươi cười, cởi mở với mọi người xung quanh. Học nhóm, chơi thể thao, làm bài tập ngữ văn, lúc nào em và Quang cũng thành một cặp, gắn bó với nhau như hình với bóng. Không chỉ thông minh, nhanh nhẹn, Quang còn rất biết quan tâm giúp đỡ người khác, nhất là với em. Vì em học kém môn Ngữ văn nên Quang ngày nào cũng sang nhà em làm gia sư bất đắc dĩ. Anh bạn gia sư của em còn là một cây văn nghệ cừ khôi. Cậu ấy đã từng dành ngôi vị quán quân trong cuộc thi tiếng hát học .sinh toàn trường. Mỗi dịp có lễ hội, nhìn cậu ấy hát trên sân khấu nhà trường, em thấy bạn rất chuyên nghiệp và trong lòng em có cảm giác tự hào khi có được người bạn như Quang. Không chỉ học giỏi, hát hay, Quang còn rất ngoan ngoãn và biết giúp đỡ cha mẹ. Mỗi chiều đi học về em thường thấy Quang giúp bố mẹ cơm nước, dọn dẹp nhà cữa. Không những thế, những món ăn mà Quang nấu cũng không thể chê vào đâu được. Trong mắt em Quang trở thành một người bạn hoàn hảo. Là tấm gương xứng đáng cho em học tập và cố gắng noi theo. Mỗi người bạn đều đem lại cho chúng ta những tình cảm tốt đẹp. Nhưng người bạn thân thiết gắn bó khiến ta tự hào, ngưỡng mộ mà trở nên cố gắng tốt đẹp hơn càng đáng quý. Em mong tình cmar giữa em và Quang mãi mãi như bây giờ. Bài viết số 1 lớp 7 đề 4 bài làm 3: Miêu tả chân dung và kể về một người bạn của em Mỗi năm học em đều được quen biết nhiều bạn bè, mỗi gương mặt như một đoá hoa trong khu vườn muôn sắc của cô giáo em. Trong đó có đóa hoa mà em yêu quý và nhớ mãi. Đó là Đang Anh. Đang Anh là một cô bạn gái có gương mặt bầu bĩnh, mái tóc dài đen mượt ngang vai cột rè hai bên chiếc nơ hồng lấm tấm trắng, đôi mắt sáng hiền hoà và nụ cười hồn nhiên. Lần đầu em gặp bạn ấy là ngày khai trường năm lớp 1, lúc em và các bạn đang lúng túng tìm lớp 1 thì đã thấy một cỏ bé cầm bảng tên lớp đứng ngay ngắn trong,bộ đồng phục chỉnh tề luôn miệng lên tiếng “Các bạn ơi, lớp Một ba của mình đây nè!”. Từ lúc ấy em và bạn ấy rất có cảm tình với người bạn đầy tự tin, nhanh nhẹn và già dặn ấy. Có bạn còn gọi Đang Anh là “chị Hai” nửa. Năm năm trời trôi qua, Đang Anh luôn được bạn bè tín nhiệm bầu làm lớp trưởng. Càng ngày bạn ấy càng biểu lộ nhiều tính tốt như lễ phép, chăm chỉ, thông minh, đoàn kết, gương mẫu, dù phái làm công tác lớp nhưng bạn luôn đạt điểm tốt ở các môn. Vì thế mỗi lần cô giáo vắng mặt, Đang Anh nhắc nhở trật tự làm cho ai cũng nể nang nghe lời bạn ấy. Một dạo nào năm lớp 4, cô giáo em bị bệnh nặng phải nghỉ dạy, Đang Anh đã tự giác kêu gọi các bạn góp tiền mua trái cây và kéo cả năm mươi sáu học sinh cùng đến thăm cô. Thấy chúng em đến đông đủ cô cảm động, đù mệt nhưng cô cũng cố gắng ngồi dậy, cô nói : ‘‘Không ngờ các em đến đông đủ cả, cô vui lắm. Thấy các em thương cô thế này cô cũng thấy khoẻ ra”. Bài viết số 1 lớp 7 đề 4 bài làm 4: Miêu tả chân dung và kể về một người bạn của em. Mỗi năm học em đều được quen biết nhiều bạn bè, mỗi gương mặt như một đoá hoa trong khu vườn muôn sắc của cô giáo em. Trong đó có đóa hoa mà em yêu quý và nhớ mãi. Đó là Đang Anh. Đang Anh là một cô bạn gái có gương mặt bầu bĩnh, mái tóc dài đen mượt ngang vai cột rè hai bên chiếc nơ hồng lấm tấm trắng, đôi mắt sáng hiền hoà và nụ cười hồn nhiên. Lần đầu em gặp bạn ấy là ngày khai trường năm lớp 1, lúc em và các bạn đang lúng túng tìm lớp 1 thì đã thấy một cỏ bé cầm bảng tên lớp đứng ngay ngắn trong,bộ đồng phục chỉnh tề luôn miệng lên tiếng “Các bạn ơi, lớp Một ba của mình đây nè!”. Từ lúc ấy em và bạn ấy rất có cảm tình với người bạn đầy tự tin, nhanh nhẹn và già dặn ấy. Có bạn còn gọi Đang Anh là “chị Hai” nửa. Năm năm trời trôi qua, Đang Anh luôn được bạn bè tín nhiệm bầu làm lớp trưởng. Càng ngày bạn ấy càng biểu lộ nhiều tính tốt như lễ phép, chăm chỉ, thông minh, đoàn kết, gương mẫu, dù phái làm công tác lớp nhưng bạn luôn đạt điểm tốt ở các môn. Vì thế mỗi lần cô giáo vắng mặt, Đang Anh nhắc nhở trật tự làm cho ai cũng nể nang nghe lời bạn ấy. Một dạo nào năm lớp 4, cô giáo em bị bệnh nặng phải nghỉ dạy, Đang Anh đã tự giác kêu gọi các bạn góp tiền mua trái cây và kéo cả năm mươi sáu học sinh cùng đến thăm cô. Thấy chúng em đến đông đủ cô cảm động, đù mệt nhưng cô cũng cố gắng ngồi dậy, cô nói : ‘‘Không ngờ các em đến đông đủ cả, cô vui lắm. Thấy các em thương cô thế này cô cũng thấy khoẻ ra”. Đang Anh là một cô bạn gái có gương mặt bầu bĩnh, mái tóc dài đen mượt ngang vai Một lúc sau cô còn cố gắng giảng bài cho chúng em khỏi mất bài học. Khi cô ghi bảng thì bạn Đang Anh lau bảng cho cô. Có lúc cô không ghi bảng được thì Đang Anh chép hộ có lên bảng. Nhờ bạn ấy mà sau hai tuần lễ cô đau, chúng em vẫn theo kịp bài học với các lớp khác. Một hôm em đi học sớm, ghé ngang nhà bạn để hỏi bài. Bước vào góc học tập của bạn ây, em đứng say mè nhìn, thích thú không muốn dời chân. Bàn học của bạn ấy rất đầy đủ đồ dùng học tập : bút ồic xanh, bút Bic đỏ, bút chì các loại, thước kẻ, eke. coinpa. chồng sách vở xếp thật ngay ngắn gọn gàng. Bên cạnh thời khoá biểu được tô những màu sắc vui tươi là những cảnh bướm sặc sở. những bông hoá và những bức hình sinh vật học do bạn áy tự sưu tầm. Bạn ấy xếp thành từng họ, từng nhóm : như bộ bướm, bộ chuồn chuồn, bộ bò sát,.., Em trâm trồ: “Ồ những con bướm này đẹp quá, lại hiếm nữa. Bạn bắt ở đâu thế?” Đang Anh múm mím cười, đáp : “Mình bắt một phần lớn trong những ngày về nghỉ ở miền quê. Còn lại là người quen tặng cho mình vì biết mình rất thích”. Nói rồi, bạn lấy chiếc kính lúp ra đưa em và báo: “Bạn xem này, chiếc kính này cho mình thấy rõ cấu tạo cơ thể của chúng”. Em kêu lên : “Ồ ! Hay quá !” Đang Anh lại cho em xem những con vật bạn ấy đã sưu tầm được ngâm trong các lọ phoọc môn như rắn lục, bò cạp, rèt… Em rùng mình hỏi : “Bạn không sợ à ?” Đang Anh nói : “Ban đầu cùng sợ nó cắn. Nhưng chúng chét rồi nên không sợ nừa. Mình ao ườc sau này sẽ nghiên cứu nhiều hơn về thẻ giới loài vật". Hỏi bài bạn xong em về và rất tự hào về người bạn tốt có tinh thần say mê khoa học ấy. Ở trong lớp, ngoài việc học tập và làm công tác lớp trưởng, bạn ấy luôn luôn thân ái đoàn kết, cởi mở và giúp đỡ bạn bè. Bạn cũng là gương tốt về lễ phép với thầy cô và phụ giúp cho mẹ trong việc nhà. Thật trời chẳng phụ lòng người tốt ! Đang Anh của em luôn đạt danh hiệu học sinh xuất sắc trong nhiều năm liền. Bạn ấy là tấm gương tốt cho chúng em noi theo. Truyện cố tích ngày xưa có một tấm gương thần soi vào là biết ai tốt, ai xấu. Bạn Đang Anh chính là tấm gương thần ấy. Bài viết số 1 lớp 7 đề 4 bài làm 5. Miêu tả chân dung người bạn của em Bài làm: Như bao trẻ thơ khác, tôi có một đại gia đình hạnh phúc. Đại gia đình ấy là trường học của tôi. Nơi đây luôn vọng ra bao tiếng hát, tiếng cười. Và cũng nơi đây, tôi có một người bạn chí thân. Người ấy chính là Hoàng Minh Phúc. Năm nay Phúc 13 tuổi. Vóc người mảnh khảnh, nước da ngăm ngăm nên có vẻ rắn rỏi. Nổi bật trên khuôn mạt xương xương của Phúc là cặp mắt đen láy, tròn xoe, hai hàng mi dày cong vút. Cái mũi cao cao rất đáng yêu, cái miệng nhỏ với đôi môi đỏ hồng luôn chúm chím. Mỗi khi Phúc cười, hai hàm răng trắng muốt với hai chiếc răng khểnh lộ ra trong thật có duyên. Hợp với khuôn mặt có duyên ấy là mái tóc đen mượt luôn cắt cao, gọn gàng. Những lúc giải lao, Phúc ngồi trong lớp học nhìn nơi cửa sổ, nơi bầu trời trong xanh, khuôn mặt bạn như tỏa ra một ánh sáng rất lạ. Toát lên từ cặp mắt, mái tóc, tư thế ngồi, kể cả trang phục, tôi thấy Phúc rất đẹp. Dưới mắt tôi, Phúc là người hoàn hảo về chân dung êm ngoài. Không chỉ thế, nét đẹp từ nơi Phúc còn ẩn chứa bên trong. Một con người luôn khiêm tốn, sống giản dị, luôn quan tâm đến mọi người. Phúc học giỏi nhưng không tự cao, không ỉ lại, sẵn sàng giúp đỡ bạn bè, biết chia sẽ cùng mọi người. Phúc là tấm gương kiên trì vượt khó. Tuy gia đình bạn còn khó khăn nhưng Phúc không nản lòng, vẫn vượt lên trong học tập. Phúc chăm học, chăm làm. Vừa học vừa giúp đỡ bạn cùng tiến. Bản không hề nản lòng trước mọi khó khăn. Luôn tin tuongr ở ngày mai là tâm niệm của bạn. Không chỉ tin tưởng mà còn là sự cố gắng. Cố gắng hoàn thành nhiệm vụ học tập, giúp đỡ bố mẹ những công việc nhà. Đôi tay nhỏ nhắn của Phúc làm biết bao nhiêu việc. Nào là quét nhà, nấu cơm, nhặt rau, rửa bát... Tôi ở gần nhà Phúc nên chúng tôi thường cùng nhau đi học, trao đổi bài, cùng nhau hướng tới ngày mai tươi sáng. Có lần Phúc hỏi tôi: - Ước mơ ngày mai cảu bạn là gì? Tôi trả lời: - Mình muốn trở thành một kĩ sư công nghệ thông tin. Phúc cười tươi tắn rồi nói: - Thế là cùng ước mơ với mình rồi đấy! Cả hai chúng tôi đều toát lên một niềm vui khó tả. Chúng tôi cũng nghĩ rằng: không có một thành công nào tự đến mà không phải trải qua gian lao, thử thách và một quá trình bền bị, kiên trì. Phải có nghị lực vươn lên và một ước mơ cháy bỏng để đi đến một thành công trong cuộc sống. Từ những suy nghĩ đó, tôi và Phúc lại miệt mài hơn trong học tập. Mẹ Phúc bảo với tôi: - Bác rất tự hào về thằng Phúc và rất tự hào về cháu. Chúng cháu thân thiết như anh em ruột thịt và chăm ngoan, học giỏi nên Bác rất mừng. Bác muốn hai cháu mãi là đôi bạn tốt. Lời động viên ấy đã giúp tôi và Phúc không ngừng vương lên, nó như tiếp sức mạnh cho đôi bạn nhỏ chúng tôi. Hai chúng tôi có cùng một sở thích, muốn khám phá những điều bí ẩn về công nghệ. Có lần chúng tôi đã mở tanh bành chiếc điện thoại điện tử mà bố đã tặng chúng tôi nhân ngày sinh nhật. Vì muốn biết những điều kì diệu bên trong nên tôi và Phúc đã quên rằng đây là món quà có ý nghĩa, không nên làm hỏng. Và đây cũng là một kỉ niệm của đôi bạn chúng tôi ở những ngày thơ ấu. Tôi thật tự hào khi có một người bạn như Phúc. Một con người sống toàn diện, tình cảm dạt dào và đầy nghị lực. Tấm gương của Phúc đã soi sáng để các bạn của lớp tôi noi theo và hoàn thiện về mình. Bài viết số 1 lớp 7 đề 4 bài làm 6: Miêu tả chân dung một người bạn của em. Nếu ai hỏi em, người bạn thân nhất của em là ai thì em sẽ trả lời ngay đó là Hiền. Hiền là người bạn học chung với em suốt thời tiểu học. Dù lên cấp hai, em và Hiền không còn học chung nữa nhưng cả hai vẫn thường xuyên liên lạc với nhau. Hiền có dáng người nhỏ nhắn, khuôn mặt tròn trịa với nước da bánh mật. Bạn có đôi môi nhỏ, lúc nào cũng nở nụ cười rất duyên dáng. Đôi mắt Hiền hai mí, to tròn và đen láy. Mũi Hiền be bé, không cao nhưng khá cân xứng với khuôn mặt. Tóc bạn không nhiều và hơi hoe vàng vì bị phơi nắng. Hiền thường cột tóc đuôi gà trông rất tinh nghịch. Hiền có cách ăn mặc rất giản dị và gọn gàng, sạch sẽ. Bạn thường đeo vòng tay bằng bạc – món quà kỉ niệm mà mẹ Hiền ở dưới quê cho bạn. Nhà Hiền nghèo và ở xa nên bạn phải sống ở nhà bác ruột để tiện đi học. Dù thiếu thốn và sống xa gia đình nhưng Hiền luôn đạt thành tích tốt trong học tập. Năm nào bạn cũng đạt học sinh giỏi. Trên lớp, Hiền luôn chăm chú nghe thầy cô giảng bài. Môn học nào Hiền cũng thường xuyên giơ tay phát biểu. Chính vì thế Hiền luôn được thầy cô và bạn bè yêu quý. Ngoài ra, chữ viết Hiền rất đẹp. Hiền từng đạt giải nhì hội thi viết chữ đẹp toàn trường. Nhờ thành tích học tập tốt, Hiền được cô giáo phân làm tổ trưởng. Hiền rất gương mẫu và công bằng khi giải quyết các vấn đề trong tổ. Có bạn nào trong tổ không hiểu bài là Hiền sẵn sàng chỉ giúp. Phong trào của trường lớp thì Hiền đều tích cực tham gia và vận động các bạn khác. Khi em hỏi sau này Hiền muốn làm gì. Hiền trả lời ngay là muốn làm cô giáo để đi dạy học cho học sinh nghèo. Chình điều này làm em thêm yêu quý bạn. Ngày liên hoan chia tay lớp 5, Hiền thông báo là sẽ về quê học cấp hai để phụ giúp bố mẹ công việc nhà. Hiền tặng em một cây bút và chúc em cố gắng học tốt. Khi quay đi, em thấy Hiền len lén chìu đi những giọt nước mắt đang lăn dài trên má. Vậy là đã gần hai năm em và Hiền xa nhau. Cứ cách vài tháng là hai đứa lại gọi điện, hỏi thăm về tình hình học tập. Em thật may mắn khi có một người bạn như Hiền. Em sẽ trân trọng và giữ gìn tình bạn này mãi mãi.