K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

20 tháng 7 2016

Lớp em có bạn Linh được nhiều người quý mến. Linh không đẹp nhưng có nhiều nết tốt.

Linh sinh ra và lớn lên trong một gia đình mà bố mẹ đều là thầy cô giáo. Nhà có hai chị em gái, chị của Linh đã học đại học, còn Linh năm nay học lớp Năm với em. Linh có dáng người dong dỏng không mập cũng không gầy, gương mặt thanh tú, mang dáng vẻ của một “tiểu thơ” đài các. Nổi bật nhất ở Linh là bạn có một làn da mịn màng như trứng gà bóc. Đôi mắt lá răm với hàng lông mi cong cong tạo cho Linh có một cái nhìn thật dễ thương. Hàm răng trắng đều như bọt biển lại thêm một chiếc răng khểnh bên trái khiến cho nụ cười của Linh vừa duyên dáng, vừa cởi mở, chân tình. Trong sinh hoạt, học tập bao giờ Linh cũng thực hiện theo một thời gian biểu quy định, không la cà ở dọc phố, túm tụm quà bánh ở cổng trường hoặc nói năng bừa bãi ở chỗ đông người. Linh sống nề nếp nhưng lại rất hòa đồng. Không những quý tính vui vẻ, hồn nhiên cởi mở bạn bè còn Linh ở tính bao dung, thương người của Linh. Em nhớ có lần trên đường đi học về, em và Linh gặp một bà lão yếu ớt chống gậy đi trên vỉa hè, bất ngờ bà lão khụy xuống. Thấy vậy, Linh chạy đến đỡ bà cụ dậy, đưa bà cụ vào bóng râm bên đường, rồi vội vã đi mua túi nước chanh cho bà uống. Cho đến lúc bà cụ tỉnh táo, khỏe khoắn, chúng em mới chia tay bà cụ ra về. Rồi một lần khác, có hai bạn gái trong lớp cãi nhau kịch liệt, Linh đến kéo hai bạn ra chỗ khác dàn hòa. Trong học tập, Linh, vốn học giỏi lại chăm chỉ nên thường giúp các bạn yếu kém bằng cách trao đổi và trả bài cho nhau. Nhờ vậy mà số các bạn học yếu đã vuơn lên trung bình và khá.

Con người của Linh là vậy đó. Linh thật xứng đáng là đứa con ngoan, trò giỏi được bạn bè và thầy cô quý mến. Sống với Linh ai cũng học tập được ở bạn rất nhiều những đức tính tốt.

 



 

21 tháng 7 2016

bạn ơi còn liệt kê nữa bạn ơi mình đang cần gấp

18 tháng 9 2016

a,  tôi --> con cò ( dựa vào 2 câu nói trên để phân biệt )

b, tôi --> Thành ( dựa vào xác định nhân vật để biết )

 

18 tháng 9 2016

câu 3 hay điền tiếp vào chỗ ..... bạn

24 tháng 9 2016

Em yêu hoa cúc vì hoa có nhiều cách đan xen khéo léo vào nhau trông vô cùng thích mắt. Hương hoa cúc thoang thoảng và dịu nhẹ. Nó làm cho người ta cảm thấy khoan khoái và đôi khi hình như còn giảm bớt lo âu. Mùa nào cũng vậy, bao giờ bà em cũng chọn khá nhiều những bông hoa cúc mãn khai để làm trà hoa cúc. Em không biết bà đã chế biến thế nào, thế nhưng nhấm một chút nước trà em thấy nó rất thơm, một mùi thơm rất đặc trưng và rất lạ.Gạt đi tất cả những ý nghĩa rối rắm kia, em cứ thế lớn lên và yêu những bông hoa cúc một cách chân thành. Hoa cúc không kiêu sa. Nó đẹp giản dị và sâu lắng. Phải chăng vì thế mà nó cứ gắn bó tự nhiên với những năm tháng tuổi thơ êm đềm và hạnh phúc của em.

13 tháng 8 2017

Cây bàng là loài cây tôi yêu thích nhất ! Bởi nó mang một vẻ đẹp giản dị mà kiên cường,vững chãi . Cây bàng cao sừng sững đứng im như một chú lính gác mạnh mẽ, hơi thở sống mãnh liệt như một thiếu niên mới lớn thứ thiệt .Thân cây sần sùi do vết khắc thời gian để lại như những vết nhăn thuở thiếu chống đỡ cho những cành cây khẳng khiu đang vươn cao lên trời ươm mầm những thứ tinh tuý nhất .Cái vẻ đẹp của cây bàng đang từng nét vẽ lên một cuộc sống vừa thâm trầm , sâu lắng vừa vui tươi , khỏe khoắn.Tôi thích nhất là hình ảnh cây bàng đang đón ánh nắng sương sớm , nó bừng sáng lên với những chiếc lá xanh mơn mỡn . Mẹ tôi nói cây bàng này đã sống rất lâu rồi , từ cái thời mẹ còn nhỏ đến khi có tôi ,nó chứng kiến sự trưởng thành của mẹ và đang dìu dắt cho tôi trên con đường đời ...tôi cũng mong như mẹ sống một cuộc đời an nhàn mà thảnh thơi này !

-Từ láy: sừng sững, sần sùi, khỏe khoắn, mạnh mẽ, khẳng khiu, tinh tuý, mơn mỡn, thảnh thơi
-Từ ghép: giản dị, kiên cường, vững chãi, mãnh liệt, thâm trầm, sâu lắng, vui tươi, dìu dắt, an nhàn

14 tháng 10 2016

I/ Mở bài: Giới thiệu con vật nuôi mà em thân thiết.
II/ Thân bài: Kể lại những kỉ niệm chung quanh con vật nuôi đó.
1/ Vài nét về con vật nuôi của em: Ví dụ nó bao nhiêu tuổi? lông màu gì? To hay nhỏ?...
2/ Lai lịch nguồn gốc của nó: Em có nó trong trường hợp nào? Mua hay được ai cho? Những kỉ niệm chung quanh việc nó về với gia đình em?
3/ Chung quanh việc đặt tên cho nó? Em có kỉ niệm gì không?
4/ Buổi ban đầu em đã có tình cảm với nó chưa? Vì sao?( Vd nó cắn giày dép của em, nó kêu làm em không ngủ được, nó đi vệ sinh hôi hám..v...v....
5/ Dần dần em bị nó chinh phục như thế nào? Chuyện gì khiến em không còn ghét nó? ( Vd : Nó mừng rỡ khi em đi học về. Nó cọ đầu vào em an ủi. Nó là cảm hứng để em làm dược một bài làm văn tốt, hoặc nó lập công bắt chuột, ...)
6/Bây giờ thì em và nó gắn bó với nhau như thế nào?( Nó là vệ sĩ của em? là bạn cùng chia sẻ vui buồn? Em chăm sóc nó như là em em vậy....)
III/ KẾT BÀI: Suy nghĩ của em về nó.
- Không thể tưởng tượng một ngày nào đó nó bị bắt cóc.
-Sẽ cố giữ gìn và chăm sóc nó như thể đó là một thành viên của gia đình

Time không có nhiều nên mình cho bạn bài này tham khảo nhé!

14 tháng 10 2016

Bạn tham khảo nhé mình không có time nên không làm cho bạn đc thông cảm nhé bạn

MB: Giới thiệu vật nuôi (vì sao em có nó, nó là con gì,..)
TB: +Nuôi nó trong nhà có ích: vd, nếu là chó thì trung thành, mèo bắt chuột,...
+Kỉ niệm của nó đối với em hoặc gia đình em
+Vật nuôi có ý nghĩa đối với em như thế nào
+Tình cảm dành cho nó

HOặc:

1/ Vài nét về con vật nuôi của em: Ví dụ nó bao nhiêu tuổi? lông màu gì? To hay nhỏ?...
2/ Lai lịch nguồn gốc của nó: Em có nó trong trường hợp nào? Mua hay được ai cho? Những kỉ niệm chung quanh việc nó về với gia đình em?
3/ Chung quanh việc đặt tên cho nó? Em có kỉ niệm gì không?
4/ Buổi ban đầu em đã có tình cảm với nó chưa? Vì sao?( Vd nó cắn giày dép của em, nó kêu làm em không ngủ được, nó đi vệ sinh hôi hám..v...v....
5/ Dần dần em bị nó chinh phục như thế nào? Chuyện gì khiến em không còn ghét nó? ( Vd : Nó mừng rỡ khi em đi học về. Nó cọ đầu vào em an ủi. Nó là cảm hứng để em làm dược một bài làm văn tốt, hoặc nó lập công bắt chuột, ...)
6/Bây giờ thì em và nó gắn bó với nhau như thế nào?( Nó là vệ sĩ của em? là bạn cùng chia sẻ vui buồn? Em chăm sóc nó như là em em vậy....)
KB: Khẳng định sự trung thành/... của loài vật đó ; tình cảm của em đối với nó và ngược lại

 

26 tháng 7 2016

Bài 1:Cụm từ lên thác xuống ghềnh có nghĩa là: 

+ Nghĩa đen: 

Lên – xuống: chỉ hành động di chuyển ngược chiều nhau

Thác – ghềnh: sự khó khăn, nguy hiểm.

+ Nghĩa bóng: là trải qua nhiều gian truân vất vả, nguy hiểm.

- Đây là thành ngữ vì:

+ Có cấu tạo cố định

+ Biểu thị 1 ý nghĩa hoàn chỉnh

Bài 2:

* Năm là danh từ:

- Bà Năm rất hiền và thường hay kể chuyện cổ tích cho chúng tôi nghe.

* Năm là số từ:

- Bạn Lan là học sinh đứng thứ năm trong lớp 6C

 

 

27 tháng 7 2016

Bài 1:

Câu thành ngữ lên thác xuống ghềnh có nghĩa là: 
Ngĩa đen:

- Lên - xuống: Nói đến hành động trái chiều nhau theo 2 hướng khác nhau
- Thác - Ghềnh: Nói đến nơi nguy hiểm ở chỗ sống súi
Ngĩa bóng:
- Từ những phần phân tích trên chúng ta có thể đưa ra rằng câu thành ngữ lên thác xuống ghềnh có nghĩa là ý nói đến sự khó khăn, cực khổ, nguy hiểm khi làm một việc gì đó cực nhọc, khiến cho bản thân cảm thấy mệt mỏi. Câu thành ngữ này nhằm nhắc đến những người lao động chân tay chỉ ra sự khó khăn thường được ví như lên núi đao xuống biển lửa như câu thành ngữ bên Trung Quốc thường nhắc đến ngoài ra mặt khác câu thành ngữ cũng chỉ đến sự cố gắng vượt qua những khó khăn trở ngại gian nan nguy hiểm để tiếp tục thực hiện công việc và cố gắng hoàn thành nó.

Bài 2: - Vậy là bây giờ tôi đã xa quê năm năm rồi , nhớ quá quê tôi.

                                                          DT   ST

16 tháng 12 2016

Cơ thể không có một bộ máy riêng để chuyển hóa năng lượng chung cho toàn cơ thể mà nó xảy ra mọi tế bào của cơ thể. Các protid, glucid và lipid (P, L, G) khi phân giải thành C02 và nước giải phóng rất nhiều năng lượng, năng lượng một phần được sử dụng để tạo ATP là chất giàu năng lượng để cung cấp cho mọi hoạt động của cơ thể, một phần tỏa ra dưới dạng nhiệt năng. Cơ thể chỉ sử dụng được năng lượng dưới dạng ATP, do vậy ATP là nguồn năng lượng trực tiếp cung cấp cho mọi hoạt động của tế bào trong cơ thể.Năng lượng chứa trong ATP có thể được sử dụng để thực hiện công ở tế bào như co cơ, vận chuyển vật chất qua màng, tổng hợp các phân tử hữu cơ trong tế bào, có thể biến đổi thành các dạng năng lượng khác như: động năng, điện năng, hóa năng...