K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

1 tháng 10 2018

1. Vũ Nương là một người con gái đẹp đúng chuẩn của phụ nữ ngày xưa. Nàng không những đẹp về nhan sắc mà còn đẹp về phẩm chất. Nhưng ai ơi, người xưa đã có câu "Hồng nhan bạc mệnh". Nàng vốn là con kẻ khó, nhưng được chàng Trương Sinh con nhà hào phú mê đắm về tư dung. Nhưng chàng Trương Sinh lại là một con người ít học thô lỗ, với tính cách thùy mị, nết na cùng trí thông minh của mình, nàng luôn giữ gìn bền chặt hạnh phúc gia đình, không để vợ chồng xảy ra thất hòa. Khi chồng đi lính, nàng một mình hết lòng chăm sóc mẹ chồng già yếu, đứa con thơ chưa biết mặt cha. Thật đúng là một người phụ nữ "tam tòng, tứ đức". Khi mẹ chồng ra đi, nàng lo ma chay, tế lễ cho mẹ chồng như bố mẹ đẻ thể hiện tấm lòng hiếu thảo, đảm đang, tháo vát, đậm tình nghĩa. Suốt những năm tháng xa chồng, Vũ Nương đã nói với con rằng cái bóng chính là cha. Nhưng chỉ vì lòng thương nhớ chồng ấy mà dẫn đến cái chết oan nghiệt của nàng. Khi chồng về nhà cùng với nỗi đau mất mẹ và tính đa nghi, phòng ngừa vợ quá sức nghe thấy đứa con bảo hàng đêm vẫn có một người cha đến thăm nó, Trương Sinh đã không tìm hiểu ngọn ngành mà đổ oan cho Vũ Nương. Một người phụ nữ đẹp, luôn tuân theo "tam tòng tứ đức" mà nay lại bị nghi ngờ không đoan chính, bị chồng con ruồng bỏ, chắc chắn sẽ nghĩ đến cách tự vẫn giải oan. Người phụ nữ ấy luôn hết mực yêu thương chồng con nhưng phải chịu cái chết oan ức, thật là đáng thương!

Bài 4: Đọc đoạn văn sau và trả lời các câu hỏi:“Ngắn dài có số, tươi héo bởi trời. Mẹ không phải không muốn đợi chồng con về, mà không gắng ăn miếng cơm miếng cháo đặng cùng vui sum họp. Song lòng tham vô cùng mà vận trời khó tránh. Nước hết chuông rền, số cùng khí kiệt. Một tấm thân tàn,nguy trong sớm tối, việc sống chết không khỏi phiền đến con. Chồng con nơi xa xôi chưa biết...
Đọc tiếp

Bài 4: Đọc đoạn văn sau và trả lời các câu hỏi:

“Ngắn dài có số, tươi héo bởi trời. Mẹ không phải không muốn đợi chồng con về, mà không gắng ăn miếng cơm miếng cháo đặng cùng vui sum họp. Song lòng tham vô cùng mà vận trời khó tránh. Nước hết chuông rền, số cùng khí kiệt. Một tấm thân tàn,

nguy trong sớm tối, việc sống chết không khỏi phiền đến con. Chồng con nơi xa xôi chưa biết sống chết thế nào, không thể về đền ơn được. Sau này, trời xét lòng lành, ban cho phúc đức, giống dòng tươi tốt, con cháu đông đàn, xanh kia quyết chẳng phụ con, cũng như con đã chẳng phụ mẹ.”

1. Đoạn văn trên trích trong tác phẩm nào? Của ai?

2. Đoạn văn dẫn lại lời nói của ai? Nói trong hoàn cảnh nào? Nội dung đoạn văn nói về điều gì?

3
3 tháng 9 2021

1,Trong tác phẩm “Chuyện người con gái Nam Xương” của Nguyễn Dữ

2, Trước khi mất, bà mẹ đã nói với Vũ Nương

 

3 tháng 9 2021

1,Trong tác phẩm “Chuyện người con gái Nam Xương” của Nguyễn Dữ

2, Trước khi mất, bà mẹ đã nói với Vũ Nương

BỘ ĐỀ I: Phần I Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu: Cùng một cơn mưa, người tiêu cực sẽ bực mình vì phải trùm áo mưa, người lạc quan thì nghĩ đến cây cối xanh tươi, không khí sẽ được trong lành. Và một khi chúng ta không thể thay đổi được hiện tượng xảy ra, tốt nhất là nhìn nó bằng ánh mắt tích cực. Cải thiện nó có thể sẽ thua...
Đọc tiếp

BỘ ĐỀ I: Phần I Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu: Cùng một cơn mưa, người tiêu cực sẽ bực mình vì phải trùm áo mưa, người lạc quan thì nghĩ đến cây cối xanh tươi, không khí sẽ được trong lành. Và một khi chúng ta không thể thay đổi được hiện tượng xảy ra, tốt nhất là nhìn nó bằng ánh mắt tích cực. Cải thiện nó có thể sẽ thua cái ác trong một thời điểm nhưng chung cuộc sẽ chiến thắng. Cứ sau một sự cố, con người lại tìm nguyên nhân và khắc phục nó. Sau lũ lụt, phù sa sẽ làm màu mỡ hơn cho cánh đồng, sâu bọ sẽ bị quét sạch ra biển, dư lượng hóa chất trong đất đai sẽ bị rửa sạch. Lỗi lầm của người khác, thay vì giữ trong lòng và tức giận, thôi bỏ qua, mình sẽ thấy thoải mái hơn rất nhiều. Nói một cách khác, nếu bạn sống được 100 năm, xem như là một bộ phim có 100 tập, thì hãy tạo ra ít nhất 2/3 tập có tiếng cười thay vì tập nào cũng rơi vào bi kịch chán chường, đau khổ, chia li, mất mát. (...) Người tích cực và lạc quan sẽ có gương mặt sáng bừng, nụ cười thường trực trên môi, sống và cháy hết mình, học tập và làm việc hết mình dù ngày mai trời có sập. (Theo Tony Buổi sáng, Cà phê cùng Tony, Tư duy tích cực, NXB Trẻ, 2016) Câu 1: Đoạn trích trên sử dụng phương thức biểu đạt chính nào? Câu 2: Tìm và chỉ ra một phép liên kết trong những câu sau: Cùng một cơn mưa, người tiêu cực sẽ bực mình vì phải trùm áo mưa, người lạc quan thì nghĩ đến cây cối xanh tươi, không khí sẽ được trong lành. Và một khi chúng ta không thể thay đổi được hiện tượng xảy ra, tốt nhất là nhìn nó bằng ánh mắt tích cực. Câu 3: Nêu nội dung chính của đoạn trích trên ? Câu 4: Em rút ra bài học gì từ đoạn trích trên? (Trình bày bằng một đoạn văn từ 3 -5 dòng) Câu 5: Xét về câu tạo ngữ pháp, câu “Sau lũ lụt, phù sa sẽ làm màu mỡ hơn cho cánh đồng, sâu bọ sẽ bị quét sạch ra biển, dư lượng hóa chất trong đất đai sẽ bị rửa sạch.” thuộc kiểu câu gì? Vì sao? Câu 6: Từ nội dung đoạn trích ở phần đọc hiểu, hãy viết một đoạn văn (khoảng 15 đến 20 dòng) trình bày suy nghĩ của em về ý nghĩa của tinh thần lạc quan trong cuộc sống. Phần II: Trình bày cảm nhận của em về vẻ đẹp của thiên nhiên và con người lao động trong khổ 3,4,5 của bài thơ Đoàn thuyền đánh cá.

0
4 tháng 12 2017

Hay quá điiiiiiiiiii~!

4 tháng 12 2017

cậu làm thơ rất tuyệt vời

Cho đoạn trích sau Trương tuy con nhà hào phú nhưng không có học,nên tên phải ghi trong sổ lính đi vào loại đầu.Buổi ra đi mẹ chàng mới dặn rằng: - Này con phải tạm ra tòng quân xa lìa dưới gối.Tuy hội công danh từ xưa ít gặp nhưng trong chỗ binh cách phải biết giữ mình làm trọng gặp khó nên lui lường sức mà tiến đừng nên tham miếng mồi thơm để lỡ...
Đọc tiếp

Cho đoạn trích sau

Trương tuy con nhà hào phú nhưng không có học,nên tên phải ghi trong sổ lính đi vào loại đầu.Buổi ra đi mẹ chàng mới dặn rằng:

- Này con phải tạm ra tòng quân xa lìa dưới gối.Tuy hội công danh từ xưa ít gặp nhưng trong chỗ binh cách phải biết giữ mình làm trọng gặp khó nên lui lường sức mà tiến đừng nên tham miếng mồi thơm để lỡ mặc vào cạm bẫy. Quan cao tước lớn nhường để ng ta. Có như thế mẹ ở nhà mới khỏi lo lắng cho con được.

Câu hỏi: Có bạn cho rằng mẹ chàng Trương đã dạy con mình sống ích kỷ nhát gan thụ động trái ngược hẳn với những điều mà 1 ng lính khi ra trận phải thực hiện,em có đồng ý với quan điểm của bạn ấy k? Hãy thể hiện quan điểm của mình bằng 1 đoạn văn

Viết 1 đoạn văn nghị luận ngắn nêu giá trị nội dung và giá trị nghệ thuật của đoạn trích

1

m cx chưa làm đc à khocroi

Giúp em 3 câu này với mọi người ơi em cảm ơn ạ đọc đoạn trích sau và trả lời câu hỏi.. Lúc nhỏ, gia đình rất nghèo, cơm không đủ ăn, bữa ăn mẹ thường san phần cơm từ bát của mình cho con, mà nói: “Con ăn đi giúp mẹ, mẹ không đói”.Lúc con đang tuổi lớn, ngày nghỉ mẹ thường vất vả đi ra tận vùng sông nước nông thôn tìm mua cá tươi về cho con tẩm bổ. Cá rất ngon và tươi, lúc...
Đọc tiếp

Giúp em 3 câu này với mọi người ơi em cảm ơn ạ đọc đoạn trích sau và trả lời câu hỏi.. Lúc nhỏ, gia đình rất nghèo, cơm không đủ ăn, bữa ăn mẹ thường san phần cơm từ bát của mình cho con, mà nói: “Con ăn đi giúp mẹ, mẹ không đói”.Lúc con đang tuổi lớn, ngày nghỉ mẹ thường vất vả đi ra tận vùng sông nước nông thôn tìm mua cá tươi về cho con tẩm bổ. Cá rất ngon và tươi, lúc con ăn cá, mẹ chỉ chấm đũa khảy chút thịt bám vào xương đầu cá để ăn, con trai nhìn thấy thương mẹ, liền gắp cá từ bát mình vào bát mẹ, mời mẹ ăn. Mẹ không ăn, mẹ lại dùng đũa gắp cá trở lại bát con, mẹ nói: “Con à, con ăn đi, mẹ đâu thích ăn cá”.Lên trung học cơ sở, để có đủ tiền cho các con đóng học phí mẹ phải nhận thêm công việc may vá để trang trải cuộc sống gia đình. Một ngày mùa đông, con trai giật mình lúc nửa đêm, thấy mẹ vẫn ngồi căng người nơi ngọn đèn dầu, con trai gọi: “Mẹ ơi ngủ đi, sớm mai mẹ còn phải đi làm mà”. Mẹ chỉ cười: “Con à, con ngủ đi, mẹ không buồn ngủ”. a) phương thức biểu đạt là gì , chỉ ra lời dẫn trực tiếp trong đoạn trích? b) nêu nội dung chính của đoạn trích? c) những câu nói của người mẹ đã vi phạm phương châm hội thoại nào ? Sự vi phạm ấy cho thấy điều gì?

1
19 tháng 12 2021

đọc ko hỉu gì lun

Đọc đoạn trích sau, trả lời câu hỏi bên dưới: “…Ngắn dài có số, tươi héo bởi trời. Mẹ không phải không muốn đợi chồng con về, mà không gắng ăn miếng ăn miếng cháo đặng cùng vui sum họp. Song, lòng tham không cùng mà vận trời khó tránh. Nước hết chuông rền, số cùng khí kiệt. Một tấm thân tàn, nguy trong sớm tối, việc sống chết không khỏi phiền đến con. Chồng con nơi xa xôi...
Đọc tiếp

Đọc đoạn trích sau, trả lời câu hỏi bên dưới:

 “…Ngắn dài có số, tươi héo bởi trời. Mẹ không phải không muốn đợi chồng con về, mà không gắng ăn miếng ăn miếng cháo đặng cùng vui sum họp. Song, lòng tham không cùng mà vận trời khó tránh. Nước hết chuông rền, số cùng khí kiệt. Một tấm thân tàn, nguy trong sớm tối, việc sống chết không khỏi phiền đến con. Chồng con nơi xa xôi chưa biết sống chết thế nào, không thể về đền ơn được. Sau này, trời xét lòng lành, ban cho phúc đức, giống dòng tươi tốt, con cháu đông đàn, xanh kia quyết chẳng phụ con, cũng như con đã chẳng phụ mẹ….”

                                   (Trích “ Chuyện người con gái Nam Xương”- Truyền kì mạn lục- Nguyễn Dữ)

1.  “Chuyện người con gái Nam Xương” được viết dựa trên cơ sở truyện cổ tích nào? Giải thích ý nghĩa nhan đề tác phẩm “ Truyền kì mạn lục”?

2. Lời nói trong đoạn văn trên là lời  của mẹ chồng  đã nói với Vũ Nương trước khi mất. Qua lời nói đó, bà mẹ chồng muốn bày tỏ với  Vũ Nương những điều gì ?

3.  “Bên cạnh lòng chung thủy son sắt đáng ngợi ca,  hình ảnh người phụ nữ  trong các tác phẩm văn học trung đại còn mang một vẻ đẹp đáng trân trọng đó chính là  lòng vị tha.”.  Qua nhân vật Vũ Nương  trong  “Chuyện người con gái Nam Xương” ( Nguyễn Dữ),( Theo SGK Ngữ văn 9 tập I), hãy viết 1 đoạn văn diễn dịch có độ dài khoảng 12 câu để làm sáng tỏ nhận định trên. Trong đoạn văn có sử dụng lời dẫn trực tiếp và câu nghi vấn. (Gạch chân –chú thích)

4.Trong chương trình Ngữ văn 7, có một bài thơ trung đại  cũng ngợi ca vẻ đẹp người phụ nữ mà tác giả được mệnh danh là “ Bà chúa thơ nôm”. Đó là bài thơ nào? Và “ Bà chúa thơ nôm,, đó là ai?

0
24 tháng 11 2018

Hình ảnh con ngựa và cả tàu (cả đàn ngựa) đã được sử dụng với nghệ thuật ẩn dụ đã thể hiện một lớp nghĩa rất hay đó là sự gắn bó, đoàn kết. Khi đọc qua câu tục ngữ “Một con ngựa đau, cả tàu bỏ cỏ”, trước hết, trong chúng ta hiện ra những hình ảnh đơn giản.

Đó chính là hình ảnh một con ngựa bị bệnh thì cả đàn ngựa “cả tàu” lo lắng “ bỏ cỏ”, chăm sóc con ngựa bị ốm.

Đó chỉ là những suy nghĩ đơn giản, thoáng qua và khi ta suy ngẫm thì ta có thể hiểu được một lớp nghĩa hay, chứa đựng một bài học về đạo đức. Một con ngựa biểu trưng cho những cá nhân, riêng lẻ, đơn độc còn cả tàu là biểu trưng cho tập thể lớn, sự đoàn kết, gắn bó. Khi một cá nhân gặp trắc trở thì tất cả tập thể, mọi người xung quanh lo lắng, quan tâm, chăm sóc cho một cá nhân ấy. Một lối sống tốt của người Việt Nam.

Tất cả chúng ta đều biết trong cuộc sống ai cũng gặp những chông gai, sóng gió và để vượt qua được thì chúng ta phải đoàn kết, gắn bó với nhau. Sống, học tập hay làm việc trong một tập thể như gia đình, trường lớp, xã hội hay đất nước, thì dù chỉ một cá nhân nào gặp khó khăn thì sự đoàn kết, giúp đỡ, quan tâm chính là những cơ sở để vượt qua và chiến thắng. Sự đùm bọc, che chở, giúp đỡ không những giúp cho 1 cá nhân vượt qua được khó khăn mà còn là cơ sở để giúp cả tập thể ngày càng tiến, hoàn thiện hơn, gặt hái được nhiều thành công và trở thành một tập thể, xã hội tiên tiến.

Song sự tương thân tương ái ấy được nhân dân xưa nhắc nhở qua các câu ca dao, thành ngữ và tục ngữ như: Lá lành đùm lá rách; Đoàn kết là sống, chia rẽ là chết, Thương người như thề thương thân. Câu tục ngữ “Một con ngựa đau, cả tàu bỏ cỏ cũng thế, qua câu tục ngữ, nhân dân khuyên con người khi sống trong một tập thể thì chúng ta phải đoàn kết, gắn bó, hợp tác, quan tâm và giúp đỡ lẫn nhau thì mới có thể tồn tại, trụ vững và tiến đến những tầm cao vì tất cả mọi thứ, mọi người trong cuộc sống đều có sự liên quan mật thiết với nhau. Là người Việt Nam, chúng ta nên gìn giữ và phát huy tinh thần đoàn kết này để xây dựng một xã hội, đất nước giàu mạnh.

 

Câu tục ngữ “Một con ngựa đau, cả tàu bỏ cỏ” hay, xúc tích. Câu tục ngữ sữ dụng hình ảnh ẩn dụ một cách tài tình. Nó nhắc nhở chúng ta cách ứng xử, làm người trong cuộc sống và hướng chúng ta đến một chuẩn mực đạo đức cần có ở con người là sống đoàn kết, quan tâm lẫn nhau. Dù trong thời đại nào thì câu tục ngữ này cũng luôn luôn đúng.

24 tháng 11 2018

Hình ảnh con ngựa và cả tàu (cả đàn ngựa) đã được sử dụng với nghệ thuật ẩn dụ đã thể hiện một lớp nghĩa rất hay đó là sự gắn bó, đoàn kết. Khi đọc qua câu tục ngữ “Một con ngựa đau, cả tàu bỏ cỏ”, trước hết, trong chúng ta hiện ra những hình ảnh đơn giản.

Đó chính là hình ảnh một con ngựa bị bệnh thì cả đàn ngựa “cả tàu” lo lắng “ bỏ cỏ”, chăm sóc con ngựa bị ốm.

Đó chỉ là những suy nghĩ đơn giản, thoáng qua và khi ta suy ngẫm thì ta có thể hiểu được một lớp nghĩa hay, chứa đựng một bài học về đạo đức. Một con ngựa biểu trưng cho những cá nhân, riêng lẻ, đơn độc còn cả tàu là biểu trưng cho tập thể lớn, sự đoàn kết, gắn bó. Khi một cá nhân gặp trắc trở thì tất cả tập thể, mọi người xung quanh lo lắng, quan tâm, chăm sóc cho một cá nhân ấy. Một lối sống tốt của người Việt Nam.

Tất cả chúng ta đều biết trong cuộc sống ai cũng gặp những chông gai, sóng gió và để vượt qua được thì chúng ta phải đoàn kết, gắn bó với nhau. Sống, học tập hay làm việc trong một tập thể như gia đình, trường lớp, xã hội hay đất nước, thì dù chỉ một cá nhân nào gặp khó khăn thì sự đoàn kết, giúp đỡ, quan tâm chính là những cơ sở để vượt qua và chiến thắng. Sự đùm bọc, che chở, giúp đỡ không những giúp cho 1 cá nhân vượt qua được khó khăn mà còn là cơ sở để giúp cả tập thể ngày càng tiến, hoàn thiện hơn, gặt hái được nhiều thành công và trở thành một tập thể, xã hội tiên tiến.

Song sự tương thân tương ái ấy được nhân dân xưa nhắc nhở qua các câu ca dao, thành ngữ và tục ngữ như: Lá lành đùm lá rách; Đoàn kết là sống, chia rẽ là chết, Thương người như thề thương thân. Câu tục ngữ “Một con ngựa đau, cả tàu bỏ cỏ cũng thế, qua câu tục ngữ, nhân dân khuyên con người khi sống trong một tập thể thì chúng ta phải đoàn kết, gắn bó, hợp tác, quan tâm và giúp đỡ lẫn nhau thì mới có thể tồn tại, trụ vững và tiến đến những tầm cao vì tất cả mọi thứ, mọi người trong cuộc sống đều có sự liên quan mật thiết với nhau. Là người Việt Nam, chúng ta nên gìn giữ và phát huy tinh thần đoàn kết này để xây dựng một xã hội, đất nước giàu mạnh.

 

Câu tục ngữ “Một con ngựa đau, cả tàu bỏ cỏ” hay, xúc tích. Câu tục ngữ sữ dụng hình ảnh ẩn dụ một cách tài tình. Nó nhắc nhở chúng ta cách ứng xử, làm người trong cuộc sống và hướng chúng ta đến một chuẩn mực đạo đức cần có ở con người là sống đoàn kết, quan tâm lẫn nhau. Dù trong thời đại nào thì câu tục ngữ này cũng luôn luôn đúng.