Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
bạn tham khảo ở đây nha : Bài 12 : Đời sống kinh tế, văn hóa thời Lý | Học trực tuyến
Tham khảo:
Lý Thường Kiệt có những cách đánh giặc rất độc đáo như:
- Thực hiện chiến thuật “Tiên phát chế nhân”: Chủ động tiến công địch, đẩy địch vào thế bị động.
- Lựa chọn và xây dựng phòng tuyến phòng ngự vững chắc trên sông Như Nguyệt.
- Tiêu diệt thủy quân của địch, không cho thủy quân tiến sâu vào hỗ trợ cánh quân đường bộ.
- Sử dụng chiến thuật “công tâm”: đánh vào tâm lí của địch bằng bài thơ thần “Nam quốc sơn hà”
- Chủ động tấn công quy mô lớn vào trận tuyến của địch khi thấy địch yếu.
- Chủ động kết thúc chiến sự bằng biện pháp mềm dẻo, thương lượng, đề nghị “giảng hòa” để hạn chế tổn thất.
Sau sự thất bại ở Xuân Lộc, ngày 23 tháng 4 tổng thống Mỹ tuyên bố: “cuộc chiến tranh ở Việt Nam đã chấm dứt đối với người Mỹ…” Nguyễn Văn Thiệu vội vã công bố từ chức tổng thống chuồn sang Mỹ. Trần Văn Hương lên thay, sau đó, ngày 28 – 4 – 1975, Dương Văn Minh thay Hương làm tổng thống Việt Nam Cộng hòa.
Địch vá víu 5 sư đoàn chủ lực tan rã từ miền Trung và Xuân Lộc về chốt giữ vòng cung: Biên Hòa – Long Bình – Tây Ninh – Long An.
Ở Biên Hòa, sư đoàn 18 sau khi tháo chạy khỏi Xuân Lộc, nhưng củng cố lại thành 3 chiến đoàn án ngữ quốc lộ 1. Tàn quân bảo an Xuân Lộc chạy về kết hợp với bảo an thị xã Biên Hòa thành 2 liên đoàn 933 và 318, cùng với lữ đoàn 468 thủy quân lục chiến án ngữ quốc lộ 15. Lữ đoàn 3 kỵ binh và lữ đoàn 258 thủy quân lục chiến chốt giữ khu vực Biên Hòa – Long Bình. Hai lữ đoàn dù đảm nhiệm giữ các cầu: Đồng Nai, Rạch Chiếc, cầu Gềnh, cầu Hóa An… và tuyến ngoại vi Sài Gòn.
Bộ Chính trị Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam quyết định chiến dịch giải phóng Sài Gòn – Gia Định mang tên là: CHIẾN DỊCH HỒ CHÍ MINH ([1][36]).
Lực lượng quân chủ lực ta tham gia chiến dịch Hồ Chí Minh tương đương 5 quân đoàn và tiến vào Sài Gòn từ 4 hướng:
- Hướng bắc từ Bình Dương (theo quốc lộ 13) do quân đoàn 1 đảm nhiệm.
- Hướng đông – đông bắc từ Biên Hòa theo quốc lộ 1 và 15 do quân đoàn 4 và quân đoàn 2 đảm nhiệm.
- Hướng tây bắc từ Tây Ninh do quân đoàn 3 đảm nhiệm.
- Hướng tây nam – Long An do đoàn 232 đảm nhiệm.
Để chuẩn bị cho chiến dịch cuối cùng quét sạch quân thù, từ ngày 9 – 4, đồng chí Phan Văn Trang, Bí thư Thành ủy Biên Hòa vào nội thành triển khai kế hoạch chuẩn bị phát động quần chúng nổi dậy, thành lập 10 Ủy ban khởi nghĩa trong nội ngoại thành phố. Ngày 16 tháng 4, Thành ủy Biên Hòa ra nghị quyết về “Tổng công kích và nổi dậy ở thị xã Biên Hòa”.
Chiến dịch Hồ Chí Minh trên địa bàn Biên Hòa hình thành hai mũi tiến công của 2 quân đoàn chủ lực. Quân đoàn 4 tiến vào Sài Gòn – Gia Định theo quốc lộ 1 và xa lộ Biên Hòa. Quân đoàn 2 sau khi đập tan tuyến phòng thủ ở Phan Rang vào đến Xuân Lộc, tiến công vào Sài Gòn – Gia Định theo hai mũi là quốc lộ 15 và bến phà Cát Lái. Sư đoàn 2 đặc công (mới được thành lập) có nhiệm vụ đánh chiếm các cầu Đồng Nai trên xa lộ, cầu Rạch Chiếc, cầu Gành, cầu Rạch Cát và quốc lộ 1 đảm bảo cho đại quân ta tiến về Sài Gòn được thuận lợi.
Ngày 26 tháng 4 năm 1975 chiến dịch lịch sử mang tên chủ tịch Hồ Chí Minh bắt đầu.
Tại Biên Hòa trận địa pháo tầm xa 130 ly ở Hiếu Liêm (chiến khu Đ) nã đạn dồn dập vào các căn cứ sân bay Biên Hòa, các sư đoàn bộ binh đồng loạt tấn công. Sư đoàn 6 tiến công yếu khu Trảng Bom. Sư đoàn 7 tiến công các căn cứ địch dọc lộ 1 đến Hố Nai. Lực lượng vũ trang huyện Thống Nhất và nhân dân nổi dậy giải phóng toàn huyện vào ngày 27 – 4 – 1975.
Ngay từ 17 giờ ngày 26 tháng 4 đạn pháo 130 ly của ta trùm lên căn cứ Nước Trong (Long Thành ). Pháo vừa ngưng, bộ binh xe tăng ta từ nhiều hướng tiến công mãnh liệt. Sư đoàn 304 Quân đoàn 2 đánh chiếm căn cứ Nước Trong. Sư đoàn 325 Quân đoàn 2 tiến vào chi khu Long Thành. Lực lượng vũ trang địa phương tiểu đoàn 240 Biên Hòa phối hợp với quân chủ lực đánh phân khu Phước Thiền.
Đêm 26 rạng 27 – 4 tiểu đoàn thuộc trung đoàn đặc công 116 đánh chiếm khu trung tâm tổng kho Long Bình, cụm bố phòng Bến Gỗ, tiến chiếm và chốt giữ cầu Đồng Nai. Đêm 27 rạng 28 tiểu đoàn 174 và tiểu đoàn 23 đánh chiếm cầu Hóa An (cầu Mới), cầu Gành, cầu Rạch Cát…
Ngày 27 tháng 4 sư đoàn 6 và sư đoàn 7 Quân đoàn 4 quét sạch địch ở ngã ba Dầu Giây, trận địa pháo Sông Thao, tiến lên tiêu diệt địch và làm chủ chi khu Trảng Bom, Bàu Cá; sư đoàn 325 Quân đoàn 2 làm chủ chi khu Long Thành.
Ngày 27 tháng 4 sân bay quân sự Biên Hòa hoàn toàn bị tê liệt.
Ngày 28 tháng 4 hướng Biên Hòa sư đoàn 6, sư đoàn 7 đánh các cụm quân địch dọc theo quốc lộ 1 từ Suối Đỉa, Trà Cổ và truy kích địch về căn cứ ở Hố Nai. Tám giờ 30 phút trung tướng Nguyễn Văn Toàn tư lệnh quân đoàn 3 đến Long Bình giao nhiệm vụ “tử thủ” cho tướng Lê Minh Đảo tư lệnh sư đoàn 18 rồi lên máy bay chuồn thẳng. Các tướng tá trong Bộ tư lệnh quân đoàn 3 cũng cuốn gói chuồn về Sài Gòn. Sở chỉ huy quân đoàn 3 chỉ còn viên thiếu tá quản trị hành chánh quân đoàn tiếp tục “tử thủ”.
Hai giờ sáng ngày 26 tháng 4 tiểu đoàn 9 trung đoàn đặc công 113 tập kích căn cứ thiết đoàn 15 tại Hóc Bà Thức bắt sống tên chỉ huy. Sư đoàn 6 phát triển ra ga Long Lạc. Sư đoàn 6 cùng sư đoàn 7 tiến quân về Hố Nai trước sự chống cự điên cuồng của địch.
Tại khu kỹ nghệ Biên Hòa, Ủy ban khởi nghĩa của Thành ủy Biên Hòa phát lệnh đánh địch. Lập tức cơ sở mật trong 17 nhà máy lãnh đạo tự vệ và công nhân nổi dậy. Trên 200 công nhân và nông dân khu vực Bình Đa, Tam Hiệp cùng nổi dậy hỗ trợ cơ sở mật ở khu kỹ nghệ. Cờ giải phóng được kéo lên trung tâm SONADEZI và các nhà máy. Cơ sở nội tuyến của Thành ủy Biên Hòa lái 2 chiếc xe thiết giáp M113 của địch đầy ắp súng đạn, dẫn đầu đoàn người tiếp tục truy kích tàn quân địch trong khu kỹ nghệ, bắt sống tên Lành cảnh sát trưởng khu kỹ nghệ, thu toàn bộ hồ sơ. Đến chiều 29 tháng 4, hầu hết các nhà máy Khu kỹ nghệ Biên Hòa và một số ấp lân cận hoàn toàn giải phóng.
Sau hơn một ngày liên tục tiến công, đến 11 giờ ngày 29 tháng 4 sư đoàn 304 làm chủ căn cứ ngã ba Thái Lan, quét sạch địch từ căn cứ Nước Trong đến tổng kho Long Bình, phát triển về xa lộ Biên Hòa. Sư đoàn 325 đã làm chủ chi khu Nhơn Trạch và tiếp tục tiến công Thành Tuy Hạ, chiếm được đồi Bình Phú, đặt trận địa pháo 130 ly. Đêm 29 tháng 4 tại đồi Bình Phú pháo binh ta nã đạn dồn dập vào sân bay Tân Sơn Nhất. Đến chiều 29 tháng 4 toàn bộ địch ở Long Thành – Nhơn Trạch bị quét sạch, sư đoàn 325 tập kết ở bến phà Cát Lái, nơi đây Huyện ủy Nhơn Trạch đã chuẩn bị trên 100 ghe thuyền sẵn sàng đưa lực lượng quân đoàn 2 tiến vào Sài Gòn.
Sáng 30 tháng 4 từ Long Thành, Nhơn Trạch - lữ đoàn tăng 203 đến cầu Đồng Nai. Trung đoàn đặc công 116 sau 3 ngày đếm đánh chiếm giữ cầu đã lên xe tăng dẫn đường cho lữ đoàn 203 hành quân vào đánh chiếm dinh Độc Lập. Sư đoàn 325 (quân đoàn 2) dùng xuồng, ghe máy, ghe chèo tay… ào ạt vượt sông - tại bến phà Cát Lái cùng tiến vào Sài Gòn.
15 giờ ngày 29 – 4 – 1975, tù nhân trong nhà tù Tân Hiệp nổi dậy phá khám ra quốc lộ 1 về hướng Trảng Bom. Đến tối ngày 29 – 4 đoàn đến Bộ chỉ huy tiền phương Mặt trận Biên Hòa, được đưa về chỉ huy sở sư đoàn 6 tại nhà thờ Bắc Hòa (Hố Nai). Pháo địch vẫn còn bắn xối xả dọc quốc lộ 1. Bộ phận tiếp nhận đưa tù nhân về hướng Gia Kiệm. Lực lượng ta tiếp tục tiến công. 6 giờ sáng ngày 30 – 4 – 1975, Bộ Tư lệnh sư đoàn 6 đến ngã ba Kẻ Sặt, cùng lúc đài phát thanh Sài Gòn thông tin tổng thống ngụy Dương Văn Minh đầu hàng. Quân đoàn 4 nhanh chóng triển khai lực lượng tiến về Sài Gòn. Sư đoàn 6 tiếp quản sân bay Biên Hòa, tổng kho Long Bình.
6 giờ sáng 30 – 4 – 1975, đảng viên mật Trương Thị Sáu (chi bộ Đảng chợ Biên Hòa ) được anh Muộn, cơ sở nội tuyến bảo vệ đã hạ cờ ba que thượng cờ Tổ quốc ở Tòa hành chánh tỉnh Biên Hòa.
10 giờ 30 phút sáng 30 – 4 – 1975, Ủy ban Quân quản thành phố Biên Hòa, trung đoàn 5 tiến vào tiếp quản Tòa hành chánh Biên Hòa trong tiếng reo hò, hoan hô của hàng ngàn quần chúng trong thành phố Biên Hòa.
Lịch sử đã lập lại một cách kỳ diệu. Ba mươi năm trước (26 – 8 – 1945), nhân dân Biên Hòa đã chiếm Tòa bố giành chính quyền trong cách mạng tháng Tám. Ba mươi năm sau, một lần nữa quân dân Biên Hòa cắm cờ ở Tòa hành chánh, hoàn thành nhiệm vụ giải phóng quê hương, cùng cả nước bước vào kỷ nguyên độc lập thống nhất đất nước và đi lên xây dựng chủ nghĩa xã hội.
- Sự hưng khởi của các đô thị:
+ Thế kỉ XVI – XVIII nhiều đô thị mới hình thành và phát triển hưng thịnh.
+ Thăng Long – Kẻ Chợ với 36 phố phường trở thành đô thị lớn của cả nước.
+ Những đô thị mới như : Phố Hiến, Hội An, .. trở thành những nơi buôn bán sầm uất.
- Sự phát triển của các đô thị có ý nghĩa rất lớn:
+ Tạo điều kiện hàng hóa lưu thông, thúc đẩy sản xuất thủ công nghiệp và thương nghiệp.
+ Hình thành các trung tâm buôn bán lớn và phồn thịnh.
* Thủ công nghiệp
+ Nghề thủ công truyền thống tiếp tục phát triển và đạt trình độ cao như dệt, làm gốm
+ Một số nghề mới xuất hiện như : khắc bản in, làm đồng hồ, tranh sơn mài
+ Các làng nghề thủ công xuất hiện ngày càng nhiều
+ Ở các đô thị, thợ thủ công đã lập các phường vừa sản xuất vừa bán hàng.
* Thương nghiệp
- Nội thương
+ Chờ làng, chợ huyện mọc lên khắp nơi và ngày càng đông đúc.
+ Ở nhiều nơi xuất hiện làng buôn
+ Buôn bán giữa các vùng miền phát triển.
- Ngoại thương
+ Thuyền buôn các nước đến VIệt Nam buôn bán ngày càng tấp nập.
+ Thương nhân nhiều nước đã tụ hội lập phố xá, cửa hàng buôn bán lâu dài.
1. Cả bè hơn cây nứa.
2. Góp gió thành bão
3. Hợp quần gây sức mạnh.
4. Giỏi một người không được, chăm một người không xong.
5. Bẻ đũa không bẻ được cả nắm.
6. Chết cả đống còn hơn sống một người.
7. Chung lưng đấu cật.
8. Khi đói cùng chung một dạ, khi chết cùng chung một lòng.
9. Một con ngựa đau, cả tàu bỏ cỏ.
10. Tướng chuộng nhiều quân, dân chuộng nhiều người.
11. Dựng nhà cần nhiều người, đánh giặc cần nhiều sức.
12. Ngựa chạy có bầy, chim bay có bạn.
13. Đồng thanh tương ứng,
14. Khi rét ta chung một lòng, khi đói ta chung một dạ.
15. Đồng thanh tương ứng, đồng khí tương cầu.
16. Đoàn kết thì sống, chia rẻ thì chết.
17. Lá lành đùm lá rách
18. Một con ngựa đau cả tàu bỏ cỏ.
19. Thương người như thể thương thân.
20. Thương nhau chia củ sắn lùi, bát cơm sẻ nửa chăn sui đắp cùng.
21. Môi hở răng lạnh.
22. Con chim khôn cả đàn cùng khôn, con chim dại cả đàn cùng dại.
23. Bẻ đũa chẳng bẻ được cả nắm.
Lòng biết ơn đối với người khác từ xưa đến nay vốn là truyền thống của dân tộc ta. Ông cha ta luôn nhắc nhở, dạy bảo con cháu phải sống ân nghĩa thuỷ chung, đã nhận ơn của ai thì không bao giờ quên. Truyền thống đạo đức đó được thể hiện rõ nét qua câu tục ngữ “Ăn quả nhớ kẻ trồng cây”.Đây là một lời giáo huấn vô cùng sâu sắc. Khi ăn những trái cây chín mọng với hương vị ngọt ngào ta phải nhớ tới công lao vun xới, chăm bón của người trồng nên cây ấy. Từ hình ảnh ấy, người xưa luôn nhắc nhở chúng ta một vấn đề đạo đức sâu xa hơn: Người được hưởng thành quả lao động thì phải biết ơnngười tạo ra nó. Hay nói cách khác: Ta phải biết ơn những người mang lại cho ta cuộc sống ấm no hạnh phúc như hôm nay.Tại sao như vậy? Bởi vì tất cả những thành quả lao động từ của cải vật chất đến của cải tinh thần mà chúng ta đang hưởng thụ không phải tự nhiên có được. Những thành quả đó là mồ hôi, nước mắt và cả xương máu của biết bao lớp người đã đổ xuống để tạo nên. Bát cơm ta ăn là do công lao khó nhọc vất vả “một nắng hai sương” của người nông dân trên đồng ruộng. Tấm áo ta mặc, ngôi nhà ta ở, cả những vật dụng hàng ngày ta tiêu dùng là do sức lao động cần cù, miệt mài của những người thợ, những chú công nhân. Cũng như những thành tựu văn hoá nghệ thuật, những di sản của dân tộc còn để lại cho đời sau hômnay là do công sức, bàn tay, khối óc của những nghệ nhân lao động sáng tạo không ngừng… Còn rất nhiều, nhiều nữa những công trình vĩ đại… mà ông cha ta làm nên nhằm phục vụ cho con người. Chúng ta là lớp người đi sau, thừa hưởng những thành quả ấy, lẽ nào chúng ta lại lãng quên, vô tâm không cần biết đến người đã tạo ra chúng ư? Một thời gian đằng đẵng sống trong những đêm dài nô lệ, chúng ta phảihiểu rằng đã có biết bao lớp người ngã xuống quyết tâm đánh đuổi kẻ thù… để cho ta có được cuộc sống độc lập, tự do như hôm nay. Chính vì vậy, ta không thể nào được quên những hi sinh to lớn và cao cả ấy.Có lòng biết ơn, sống ân nghĩ thuỷ chung là đạo lí làm người, đó cũng là bổn phận, nhiêm vụ của chúng ta đối với đời. Tuy nhiên, lòng biết ơn không phải là lời nói suông mà phải thể hiện bằng hành động cụ thể. Nhà nước ta đã có những phong trào đền ơn đáp nghĩa, xã dựng những ngôi nhà tình nghĩa cho các bàmẹ anh hùng, các gia đình thương binh liệt sĩ. Việc đền ơn đáp nghĩa này đã trở thành phong trào, là chính sách lan rộng trên cả nước. Đây không chỉ là sự đền đáp công ơn đơn thuần mà nó trở thành bài họcgiáo dục thiết thực về đạo lí làm người của chúng ta. Cho nên mỗi người ai ai cũng cần phải có ý thức bảovệ và phát huy những thành quả đạt được ấy ngày càng tốt đẹp hơn, có nghĩa là ta vừa là “người ăn quả” của hôm nay, vừa là “người trồng cây” cho ngày mai. Cũng từ đó ta càng thấm thía hiểu được rằng: Cha mẹ, thầy cô cũng chính là người trồng cây, còn ta là người ăn quả. Vì vậy ta cần phải thực hiện tốt bổn phận làm con trong gia đình, bổn phận người học trò trong nhà trường. Làm được như vậy tức là ta đã thểhiện được lòng biết ơn sâu sắc của mình đối với những người đã hi sinh, thương yêu, lo lắng cho ta. Đây là một việc làm không thể thiếu được ở thế hệ trẻ hôm nay.Tóm lại, câu tục ngữ trên giúp ta hiểu rõ về đạo lí làm người. Lòng biết ơn là tình cảm cao quý và cần phải có trong mỗi con người. Vì vậy, chúng ta cần phải luôn trau dồi phẩm chất cao quý đó, nhất là đối với cha mẹ, thầy cô… với những ai đã tạo ra thành quả cho ta hưởng thụ. Lòng biết ơn mãi mãi là bài họcquí báu và câu tục ngữ “Ăn quả nhớ kẻ trồng cây” có giá trị và tác dụng vô cùng to lớn trong cuộc sống của chúng ta.
Một truyền thống tốt đẹp của ngàn đời để lại đó là phẩm chất uống nước nhớ nguồn ăn quả nhớ kẻ trồng cây, đạo lý đó đã thức tỉnh cho nhiều người về sự biết ơn và những đối đáp của họ với những con người đã có công ơn.
Câu nói này là câu tục ngữ đã để lại nhiều bài học quý báu cho dân tộc ta, nó là một bài học dậy dỗ chúng ta cần biết ơn những người đã tạo ra thành quả cho chúng ta ăn và ở đây đối với những người đã trồng cây và tạo nên quả ngọt cho chúng ta chúng ta cần biết ơn và có những thái độ để bảo tồn và phát triển truyền thống đó của dân tộc, những người trồng cây đã cố gắng để tạo nên những cây tốt tươi và từ đó kết trái cho chúng ta hưởng thụ, truyền thống tốt đẹp đó đã tạo nên những điều rất tốt và mang những giá trị sâu sắc, những người cố gắng để tạo nên thành quả để cho chúng ta ăn thì chúng ta cần phát huy và tôn tạo nó một cách sinh động và hấp dẫn hơn.
Câu nói này nó không chỉ dừng lại ở vấn đề người trồng và người ăn quả ý nghĩa của nó sâu rộng hơn, qua đó nó vừa là động lực để cho con người ý thức và trách nhiệm được tấm lòng biết ơn thành kính của mình, những điều đó đã tác động lớn không chỉ đến với mỗi người mà đối với toàn thể dân tộc Việt Nam, những điều đó đã tạo nên cho chúng ta rất nhiều suy nghĩ, khi cha mẹ sinh ra chúng ta đã có công lao sinh thành và nuôi dưỡng chúng ta, chúng ta cần biết ơn và hiếu thảo với cha mẹ, khi thầy cô dạy cho chúng ta những bài học hay có ích chúng ta cần biết ơn thầy cô vì những bài học đó, nó góp phần không chỉ tạo ra những lòng biết ơn đơn thuần mà điều đó đã thấm nhuần tư tưởng của mỗi chúng ta.
Những đạo lý đó không chỉ để lại cho chúng ta bài học quý giá mà nó còn là câu tực ngữ hay được lưu truyền rộng rãi và trở thành kim chỉ nan dậy dỗ và phát huy được những truyền thống tốt đẹp của dân tộc, những truyền thống ấy mang giá trị lớn sâu sắc, nó không chỉ làm cho con người, ngày càng ý thức được niềm tin và trách nhiệm của mỗi người chúng ta. Ý nghĩa mà câu nói muốn để lại đó là lòng biết ơn sây sắc, truyền thống đó không chỉ diễn ra mới mà đó đã được đúc kết từ ngàn đời, đó là những điều kiện sống mới và chúng ta cần trùng tu và phát triển nó phù hợp với tình hình của xã hội, khi xã hội ngày càng phát triển chúng ta ngày càng phải có những giá trị đó, đó là niềm tin và là một chuẩn mực của con người.
Những người đã có công rất lớn trong công cuộc phát triển và gây dựng đất nước như chủ tịch Hồ Chí Minh luôn luôn được người đời biết ơn đó là những truyền thống tốt đẹp của dân tộc ta, mỗi chúng ta đều tự hào về truyền thống đó của dân tộc mình, những hình ảnh đó đã làm cho dân tộc của chúng ta thêm vẻ vang và có nhiều những đóng góp lớn lao đối với một dân tộc có nhiều truyền thống tốt đẹp, ngày nay Việt Nam ngày càng có nhiều những ngày để báo đáp công ơn của cha mẹ, thầy cô, hay những người đã có công với đất nước, như ngày lễ vu lan đây là ngày lễ tưởng nhớ đến công ơn sinh thành của cha mẹ, ngày giỗ tổ Hùng Vương thì là ngày tưởng nhớ đến vị vua đã có ông xây dựng đất nước ta, chúng ta cần phải có những lòng biết ơn thành kính đối với dân tộc ta.
Truyền thống tốt đẹp của dân tộc đã được truyền đời từ xa xưa đến nay, nó đang được bù đắp và ngày càng phát triển mạnh mẽ, ăn quả nhớ kẻ trồng cây là một truyền thống tốt của dân tộc, nó không chỉ tạo nên những điều tốt đẹp nhất cho con người mà cũng làm nên những điều quan trọng và luôn nhằm giáo dục ý thức của con người, mỗi người đều cần phải học tập và phát huy truyền thống đó của dân tộc, hiện nay cũng có rất nhiều những tấm gương về lòng biết ơn, và họ đã có những việc làm to lớn để đền đáp lại những sự báo hiếu đối với cha mẹ, đối với một người con luôn có những thái độ biết ơn và thành kính đối với cha mẹ của mình, luôn nghe lời và chăm sóc cha mẹ chu đáo.
Đối với đất nước đã tạo nên những thành quả lớn khi chúng ta là thế hệ sau của đất nước, và chúng ta đã được hưởng những thành quả của sự tự dao và một cuộc sống ấm no do ông cha ta đã đổ xương máu ra để có được, chúng ta cần phải có sự tự hào về những điều đó những điều đó góp phần làm nên những trang lịch sử vẻ vang của dân tộc, mỗi người đều là những tấm gương sáng có thể đền đáp và báo hiếu công ơn của ông cha bằng những việc làm đền ơn đáp nghĩa, đối với những người mẹ Việt Nam anh hùng nay đã được nhà nước trao tặng huân huy chương cao quý và nó góp phần quan trọng nên cho những lòng biết ơn của chúng ta.
Chúng ta cần phát huy và biết ơn những truyền thống tốt đẹp của dân tộc, đó là một truyền thống tốt và chúng ta cần bảo tồn và phát huy truyền thống tốt đẹp đó của dân tộc, mỗi chúng ta đều có thể học tập và phát huy truyền thống đó của dân tộc ta nó không chỉ là một truyền thống quý báu mà còn để lại cho chúng ta những điều thật ý nghĩa và mang ý nghĩa giáo dục sâu sắc.
Triều đại |
Thời gian |
Tên cuộc kháng chiến |
Lực lượng xâm lược |
Lý |
1075 - 1077 |
Chống Tống |
10 vạn bộ binh 1 vạn ngựa 20 vạn dân phu |
Trần |
1258 |
Chống Mông Cổ |
3 vạn quân |
1285 |
Chống Nguyên |
50 vạn quân |
|
1287-1288 |
Chống Nguyên |
30 vạn quân |
Triều đại |
Thời gian |
Tên cuộc kháng chiến |
Lực lượng xâm lược |
Lý |
1075 - 1077 |
Chống Tống |
10 vạn bộ binh 1 vạn ngựa 20 vạn dân phu |
Trần |
1258 |
Chống Mông Cổ |
3 vạn quân |
1285 |
Chống Nguyên |
50 vạn quân |
|
1287-1288 |
Chống Nguyên |
30 vạn quân |
nè bạn đã đi nhờ người khác giùm rồi còn ko chép đc cái đề bài ra lười nghĩ rồi còn lười vận động dài quá hả ,người ta mở ra cx kinh ko kém đâu bạn cứ tự nhgix đi nhé
Lâu đài phong kiến là dành cho các lãnh chúa ở và trong một cung điện lớn chỉ có một cổng ra
Họ mua bán trao đổi với nhau
mk chỉ giúp bạn được nhiêu đây thôi
Lâu đài phong kiến là dành cho những lãnh chúa và quý tộc ở . Người dân chỉ được buôn bán ở trong lâu đài , không dược ra ngoài .
Còn khung cảnh thành thị là nơi người dân sinh sống , họ có thể làm việc, buôn bán ở ngoài lâu đài.
?
câu hỏi đâu??