K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

20 tháng 8 2017

ách trung tâm thành phố Hải Phòng không xa khoảng 20Km về phía tây nam. Núi Voi huyện An Lão từ lâu được biết đến không chỉ là khu di tích danh thắng nổi tiếng ẩn chứa bên trong nhiều giá trị văn hoá lịch sử, kho cổ học của vùng đồng bằng Duyên hải Bắc bộ mà còn là nơi gìn giữ, phát huy những giá trị văn hoá dân gian độc đáo của người dân vùng biển.

Núi Voi là một quần thể danh thắng thơ mộng giữa miền đồng bằng phì nhiêu. Dáng tựa như hòn non bộ khổng lồ với những hang sâu, động lớn, hồ trong như; động Họng Voi, hang Già Vị, hang Chiêng, hang Trống, hang cá chép… còn lưu giữ đầy vẻ hoang sơ, huyền bí. Theo đánh giá của các nhà nghiên cứu lịch sử và các tài liệu khảo cổ thì Núi Voi là một trong những di chỉ khảo cổ học lớn thuộc nền văn hoá Đông Sơn thời các vua Hùng dựng nước, ẩn chứa nhiều dấu ấn lịch sử về thời kỳ đồ đá, đồ đồng… Những công cụ lao động của người cổ được tìm thấy ở đây như rìu đá, bôn đá, quả cân đá, bàn mài đá, giáo đồng dao găm đồng … về giá trị khảo cổ đây là những hiện vật cực quý, minh chứng cho vùng đất có chiều sâu, bề dày lịch sử văn hoá cùng với những truyền thuyết bí ẩn và hấp dẫn. Núi Voi hiện đang thu hút sự quan tâm của nhiều nhà nghiên cứu trong và ngoài nước.

Núi Voi xưa gắn liền với những bước lịch sử thăng trầm của dân tộc như dấu tích sông Đào, hồ nhà Mạc, đấu đong quân, Vàm chúa Thượng, Vàm chúa Hạ và những sự kiện đã đưa Núi Voi trở thành huyền thoại trong những năm kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ, với hình ảnh “ Những cô gái dân quân treo mình trên vách đá, lưng chừng trời bắn máy bay rơi” và lời thề bất tử như khắc vào vách đá của đội du kích Núi Voi;

“ Đứng trên đỉnh núi ta thề

Không giết được giặc không về núi Voi”

Trong những ngày bom đạn ác liệt nhất của cuộc kháng chiến cống giặc Mỹ xâm lược, tháng 4 năm 1968 Đại hội Đảng bộ thành phố lần thứ 2 được tổ chức tại đây thông qua nghị quyết, động viên nhân dân thành phố quyết tâm đánh bại âm mưu chiến tranh phá hoại của đế quốc Mỹ.

Núi Voi ngày nay còn đó những địa chỉ đỏ như hang Thành uỷ, hang Huyện uỷ, hang Già Vị, trận địa súng phòng không,…vầ truyền thống du kích Núi Voi mãi mãi là niềm tự hào của người dân An Lão và thành phố Hải Phòng.

Núi Voi cũng được biết đến và nổi tiếng với những công trình văn hoá, kiến trúc cổ như; chùa Long Hoa, được xây dựng vào thế kỷ XI thời Lý theo đánh giá của các nhà nghiên cứu sử học thì chùa Long Hoa là trung tâm phật giáo lớn ra đời từ rất sớm của quốc gia Đại Việt thời độc lập tự chủ.

Nằm trong hệ thống di tích của Núi Voi cùng với di tích đình, chùa Chi Lai một công trình kiến trúc gỗ cổ độc đáo. Đền thờ Nữ tướng Lê Chân có giá trị tín ngưỡng sâu sắc, đền thờ vị tướng thời Hai Bà Trưng người đã có công tạo dựng lên vùng đất An Biên Trang tức Hải Phòng ngày nay. Không chỉ chứa đựng một kho tàng các giá trị văn hoá lịch sử quý báu, Núi Voi còn là vùng đất sản sinh nhiều danh tài mặc sĩ được lịch sử ghi nhận và đánh giá cao như Đại học sĩ Bùi Mộng Hoa, Trạng nguyên Trần Tất Văn, Tiến sĩ nhà thơ yêu nước Lê Khắc Cẩn …

Nhiều nét văn hoá độc đáo ở đây vẫn được lưu giữ và phát triển tiêu biểu là Lễ hội Núi Voi được tổ chức hằng năm vào dịp Rằm tháng giêng, đây dịp để người dân tôn vinh và tưởng nhớ các vị anh hùng của dân tộc, các thế hệ người An Lão đã chiến đấu xây dựng lên vùng đất này. Cùng với những dấu ấn lịch văn hoá, cảnh sắc thiên nhiên hùng vĩ và những câu chuyện đi vào truyền thuyết, những hoạt động văn hoá dân gian độc đáo tại lễ hội như tế lễ, đền thờ Lê Chân, đình chùa Chi Lai. Biểu diễn nghệ thuật chèo truyền thống, các trò chơi dân gian… mà ở đó quần chúng nhân dân là chủ thể tham gia vào các hoạt động. Những yếu tố đó tạo nên một không gian lễ hội đặc trưng đa sắc màu.

Không chỉ dừng lại ở hoạt động văn hoá, lễ hội Núi Voi là nơi hội tụ gìn giữ phát huy các giá trị văn hoá nghệ thuật dân gian, cổ vũ, động viên phát triển các hoạt động phong trào văn hoá, văn nghệ thể thao quần chúng. Ngay từ những ngày đầu xuân mới khắp làng trên xóm dưới trong huyện đều sôi nổi, tưng bừng tổ chức các hoạt động văn hoá, văn nghệ, thể thao để lựa chọn những chương trình, tiết mục đặc sắc, những diễn viên, vận động viên xuất sắc tham dự lễ hội. Có nhiều mô hình phong trào được khi dậy và phát triển từ những hoạt động này như Vật ở Thái Sơn, Bóng chuyền ở Bát Trang, Hát chèo, Cải lương ở Tân Dân, Quang Trung… Chính sự hoà quyện giữa không gian thiên nhiên của danh thắng Núi Voi và những hoạt động mang đậm nét truyền thống tạo nên nét riêng hấp dẫn, thu hút đông đảo quần chúng nhân dân tham gia vào các hoạt động của lễ hội.

Phát huy những giá trị lịch sử văn hoá, truyền thống, nét đẹp của quê hương là chuẩn bị tâm thế vững vàng trên bước đường phát triển và hội nhập. Những năm qua huyện An Lão tích cực đẩy mạnh công tác quy hoạch, đầu tư khơi dậy, phát triển tiềm năng giá trị của khu di tích danh thắng Núi Voi đến nay đã hoàn thành một số hạng mục thuộc quy hoạch tổng thể, một số công trình cơ sở hạ tầng công trình văn hoá tâm linh như đường giao thông nội bộ, đường đến các điểm di tích và một số công trình tạo cảnh quan khác như trùng tu khu di tích Đình, chùa Chi Lai, Nhà bảo tàng. Đặc biệt là một số công trình văn hoá tâm linh như đền thờ Nữ tướng Lê Chân, Chùa Long Hoa…các công trình này đã và đang được tích cực triển khai hoàn thành; năm 2010 an vị tượng phật bằng đồng lớn nhất thành phố tại chùa Long Hoa; Khánh thành Đền thờ nữ tướng Lê Chân dịp khai hội Núi Voi năm 2011, đang khẩn trương hoàn thành công trình cải tạo, mở rộng hệ thống đường giao thông nội bộ.

Hy vọng với những giải pháp chủ động, tích cực của các cấp, các ngành cùng tiềm năng sẵn có. Núi Voi sẽ thực sự trở thành điểm đến hấp dẫn của du khách và là nơi nuôi dưỡng, bảo tồn gìn giữ phát huy các giá trị văn hoá dân gian độc đáo của quê hương.

Tham khảo nhé bn :))

7 tháng 2 2019

1

Mỗi người sinh ra đều gắn bó với mảnh đất đất quê hương mình, với những cảnh sắc tươi đẹp của quê hương. Đối với em, cảnh quê hương vào buổi sáng mùa hè luôn là để lại ấn tượng khó phai trong tâm trí em.

Buổi sáng mùa hè ở quê hương thật yên lành và trong trẻo. Sau một đêm dài, ông mặt trời thức giấc từ từ nhô lên sau lũy tre làng, chiếu những tia nắng yếu ớt đầu tiên đánh thức nhân gian. Vạn vật đang ngủ say bỗng bừng lên trong nắng sớm. Những giọt sương như hạt ngọc trời long lanh vẫn còn đọng lại trên những chiếc lá, giăng mắc trên những lùm cây tạo một sự huyền ảo mơ hồ. Trong vườn, cây cối còn thấm đẫm sương đêm, những cây cau cao mảnh dẻ đang vươn cánh tay dài rộng để hứng những tia nắng sớm đầu tiên. Chú gà trống dường như cũng thức giấc cùng ông mặt trời, đứng trên đống rơm gáy vang bài ca quen thuộc chào đón ngày mới, nhắc mọi người rằng một ngày nữa sắp bắt đầu rồi, mau mau dậy đi thôi. Tiếng gáy của chú làm cho cây cối giật mình tỉnh giấc, khẽ vươn mình cựa quậy. Màu xanh của cây được ánh nắng chiếu vào trở nên tươi tắn, rực rỡ hơn, tràn đầy nhựa sống. Những chú chim cũng rời tổ bay lượn khắp trời, vui vẻ hót lên những khúc ca hay nhất để ca ngợi quê hương yên bình và hạnh phúc.

Mọi người đang chuẩn bị để sẵn sàng đón ngày mới đầy tốt đẹp của mình. Các bác nông dân đang dắt những chú trâu ra đồng, mang theo hi vọng về một ngày làm việc hiệu quả để có một vụ mùa bội thu. Cánh đồng lúa trong nắng sớm ánh lên sắc vàng của sự trù phú, những cơn gió mát lành của mùa hạ thổi qua làm biển lúa khẽ gợn lên vô vàn những con sóng nhỏ nối đuôi nhau đi về tận phía chân trời. Các bà, các mẹ rủ nhau đi chợ sớm, họ trò chuyện rôm rả về việc gia đình, việc đồng áng, việc buôn bán.Vài đứa trẻ con đang nô đùa như những con chim non ríu rít. Từng tốp học sinh thong thả đi bộ đến trường, chiếc khăn quàng đỏ thắm trên vai, gương mặt họ ánh lên niềm háo hức và rạng rỡ. Ai ai cũng bắt đầu ngày mới với tâm trạng thật háo hức, vui tươi, lòng tràn đầy niềm tin và hi vọng về một khởi đầu tốt lành.

Buổi sáng mùa hè ở quê hương luôn để lại trong em những dư vị ngọt ngào cùng cảm xúc thân thương. Ngắm nhìn vẻ đẹp của quê hương thanh bình, em càng cảm thấy yêu quê hơn, tự nhủ phải học tập thật tốt để sau này góp phần xây dựng quê hương đất nước giàu đẹp.
2

Là mảnh đất địa đầu tận cùng phía Nam của Việt Nam, mũi Cà Mau được nhắc đến như một vùng đất thiêng trong tâm thức người Việt. Với những hình ảnh đầy thân thương từ ruộng đồng bạt ngàn cò bay thẳng cánh, những đìa tôm, những mái nhà tranh ngói xen lẫn phủ dưới bóng dừa, những cây cầu khỉ với dòng sông bến nước con đò… nơi đây luôn toát lên những nét quyến rũ khác biệt đến khó tả với những du khách vốn không phải con dân vùng sông nước khi đến đây.

Đất đai ở Cà Mau đang sinh sôi nảy nở. Bãi Khai Long có hàng dương xanh ngát, có bờ cát chạy dài tới sáu cây số và rộng hàng trăm mét, mỗi năm phù sa lại lấn biển ở chính nơi đây từ tám mươi đến một trăm mét nữa. Điều thú vị là đất mở ra tới đâu, cây mắm mọc lên tới đó, như là để giữ đất đừng có trôi đi, khi thớ đất đã se kết tầng cây đước lao tới, nhanh chóng cùng với mắm tạo thành rừng. Trong rừng Cà Mau lạ nhất vẫn là cây đước. Khi cây cao ngang thân người là rễ phụ đâm ra. Nó thẳng, gần như cái que chứ không mềm tua tủa như rễ phụ ở cây đa hay cây si ngoài Bắc. Những nan rễ phụ ấy cắm trên đất tạo ra cháng rễ hình cái nơm, làm cho cây đước vững vàng đời đời, trong khi rễ chính nếu không thoái hóa thì cũng không còn giá trị gì nữa.
Một điểm có thể coi là “đặc sản” nơi đây, đó chính là sông nước. Chính sông nước đã tạo dựng nên sự sống đa dạng, phong phú cho những con người nơi đây. Sông cho họ cái tôm, con cá; sông cung cấp phù sa cho ruộng đồng và sông cũng là loại hình giao thông phổ biến nhất tại đây. Mọi sinh hoạt diễn ra từ đời sống đến giao thương đều thấy được hầu hết trên những chuyến đò.

Cà Mau có khá nhiều chợ nổi nhưng có hai chợ được xếp loại là chợ nổi phường 8, trên sông Gành Hào, Cà Mau và chợ nổi Thới Bình, tại ngã ba sông Trẹm – Chắc Băng, huyện Thới Bình.

Phần lớn chợ nổi nhóm họp, buôn bán trên sông mang tính tự phát. Sản phẩm trao đổi mua bán chủ yếu là các loại hàng nông sản thực phẩm, trái cây, hoa màu… sản xuất tại địa phương, các vùng lân cận chuyển tới phục vụ nhu cầu tiêu dùng tại chỗ hoặc đưa đi tiêu thụ tại các chợ huyện, xã…

Từng chiếc thuyền, ghe với bắp cải, khoai lang, bầu, bí, sắn, quýt, cam… treo lủng lẳng trên mui để giới thiệu, mời gọi khách mua hàng. Và, đây cũng là hình ảnh thường thấy tại các tỉnh khu vực Đồng bằng Sông Cửu long.

Đến Cà Mau vào một ngày đầu hạ, với những khách lạ không biết bơi thì việc ngồi chòng chành trên một chiếc ghe nhỏ và bước từ ghe này qua ghe khác xem, mua đồ quả là một thử thách không nhỏ. Bạn, rất có thể sẽ bị ngã bởi sự “ghập ghềnh” sóng nước. Nhưng đổi lại, một thế giới khép kín được mở ra trên sông, thường là nơi giao tụ của khá nhiều những con sông, rạch trong vùng.
Bước xuống chiếc ghe nhỏ bé, đó là cả một gia đình lưu động tại đây. Cũng có những thiết bị, dụng cụ gia đình giản đơn, cũng có những thế hệ cha con thắm đượm. Cuộc sống của họ nay đây mai đó, sông chảy đến đâu, đó là nhà. Đời sóng nước lênh đênh, hợp tan theo con nước với đầy, theo từng phiên chợ sớm, theo từng gánh hàng treo trên mũi ghe. Với nhiều đứa trẻ, trong giấc mơ của các em, chỉ có con thuyền, bến nước và những buổi chợ sớm khuya. Người dân nơi đây vốn hay cho rằng, bao giờ sông cạn nước thì chợ nổi mới không tồn tại. Nói như vậy để thấy rằng, đây đã trở thành một nét văn hóa, một lối sống riêng biệt, đặc trưng của người dân nơi đây.

Người Việt khi nói về đất nước của mình thường dùng câu “Nước Việt Nam trải dài từ Ải Nam Quan đến Mũi Cà Mau”. Vì vậy, trong tâm thức mỗi người, cùng với Ải Nam Quan, Mũi Cà Mau là một địa điểm thiêng liêng, xa xôi nhưng rất đỗi gần gũi. Và, nếu bạn một lần đặt chân đến nơi đây, bạn sẽ bị “chòng chành” bởi sóng nước, bởi sự thân thiện của người dân và tâm hồn bạn cũng sẽ đôi lúc “chòng chành” vì những cuộc đời lênh đênh sông nước.
 

10 tháng 2 2019

xao lại sai?

Hải Hậu xưa là đất Quần Anh có lịch sử hình thành gắn liền với công lao các vị “tứ tổ cửu tộc” khai hoang mở đất. Hiện nay, huyện Hải Hậu là địa phương có số lượng từ đường được xếp hạng di tích lịch sử - văn hóa nhiều nhất tỉnh (13 từ đường). Tiêu biểu là 3 từ đường thờ thủy tổ Vũ Chi, thủy tổ Phạm Cập, tổ Nguyễn Đại Tông (Hải Anh), 3 từ đường thờ thuỷ tổ Trần Vu, thuỷ tổ Hoàng Gia, tổ họ Lại (Hải Trung), từ đường họ Nguyễn (Hải Sơn), từ đường họ Lâm (Hải Lộc)… Các di tích từ đường này đều lưu giữ được khối kiến trúc cổ và các lễ nghi truyền thống, đáp ứng nhu cầu văn hóa tâm linh và niềm tự hào truyền thống của con cháu trong dòng họ. 
 
Thủy tổ Trần Vu là người đứng đầu Tứ tổ khai sáng đất Quần Anh. Năm Giáp Dần niên hiệu Cảnh Thịnh thứ 2 (1794), con cháu dòng họ xây dựng từ đường nhằm tưởng nhớ công lao của thủy tổ Trần Vu (nay ở xã Hải Trung). Từ đường thuỷ tổ Trần Vu là công trình kiến trúc văn hoá còn bảo lưu được kiến trúc gỗ với nhiều mảng chạm khắc đẹp, mặc dù trải qua nhiều lần xây dựng, tu sửa tôn tạo nhưng vẫn bảo lưu được đường nét cùng phong cách nghệ thuật truyền thống của dân tộc. Từ đường với kiến trúc “nội công ngoại quốc” với tiền đường thiết kế 3 gian, 2 chái, bốn vì, cột lim, xà bảy chạm khắc kênh bong hoa lá tinh xảo. Hậu cung xây cuốn, bên trong là lâu các, phía ngoài, trên có cổ lâu đắp nổi 3 chữ “Trần Khai Sáng”... Từ đường hiện đang lưu giữ được nhiều tư liệu quý như: câu đối, đại tự ghi lại công lao, sự nghiệp của thuỷ tổ Trần Vu. Từ đường thủy tổ Vũ Chi (xã Hải Anh) là một trong những công trình có quy mô lớn so với các từ đường khác (với diện tích trên 1.400m2). Thủy tổ Vũ Chi là một trong bốn thuỷ tổ có công khai sáng đất Quần Anh xưa đảm nhiệm công việc đắp đê khai thông sông ngòi, cải tạo đồng cho lúa khoai tươi tốt, đời sống cư dân ngày càng sung túc. Để tri ân công đức của thuỷ tổ Vũ Chi, con cháu trong dòng họ lập từ đường vào năm Đinh Tỵ niên hiệu Cảnh Thịnh thứ 5 (1797) (nay ở xóm 3, xã Hải Anh). Năm 1943, con cháu trong dòng họ Vũ Chi tiến hành đại tu toàn bộ các hạng mục công trình gồm: Tiền đường, trung đường, cung cấm, nhà tả vũ. Từ đó đến nay, trải qua 6 lần trùng tu, tôn tạo nhưng công trình vẫn giữ được nguyên trạng kiến trúc nghệ thuật thời Nguyễn. Trong đó đặc trưng là kiến trúc 5 gian tiền đường, 3 gian trung đường và 5 gian hậu chẩm. Tại di tích hiện lưu giữ được nhiều di vật, cổ vật có giá trị về lịch sử và nghệ thuật như: Sắc phong, văn bia, câu đối, đại tự. 
Từ đường họ Nguyễn, xã Hải Sơn thờ thủy tổ Nguyễn Kim, tổ Nguyễn Khắc Cần và các vị tổ trong dòng họ. Theo thế phả Nguyễn Đại Tông Hải Hậu - Trực Ninh, dưới triều Vua Lê Huy Tông (1516-1522) Nguyễn Kim giữ chức Hữu vệ Điện tiền Chỉ huy sứ, tước An Tĩnh Hầu. Năm 1527 đời Vua Lê Trang Tông, ông được phong làm Thượng phụ Thái sư Hưng công thống lĩnh toàn bộ quân đội. Năm 1545, ông qua đời, được Vua Lê chiếu tặng “Chiêu huân tĩnh công”. Theo gia phả dòng họ Nguyễn, Nguyễn Khắc Cần là người đóng góp công sức cùng nhân dân đắp đê, trị thủy, lập làng với các địa danh như Nhất Trùng, Nhị Trùng, Tam Trùng, Tứ Trùng. Để ghi nhớ công ơn các vị tổ trong dòng họ đã có công với dân, với nước, năm 1830, con cháu họ Nguyễn đã xây dựng một am nhỏ thờ tự. Năm 1875, từ đường được dựng lại kiểu chữ “Nhất”. Đến năm 1912, từ đường được xây theo kiểu chữ “Đinh” gồm 2 tòa tiền đường và hậu đường. Từ năm 1912 đến nay, từ đường được trùng tu, tôn tạo 9 lần nhưng vẫn đảm bảo giữ kiến trúc cổ. Từ đường gồm 3 tòa: Tiền đường, trung đường, hậu đường. Ngoài giá trị kiến trúc, từ đường họ Nguyễn còn lưu giữ được nhiều hiện vật tiêu biểu như: Tượng thủy tổ Nguyễn Kim, ngai và bài vị các tổ kế thành, sắc phong niên hiệu Khải Định (1924)… 
 
Để bảo tồn, phát huy giá trị các di tích lịch sử - văn hóa từ đường ở Hải Hậu, con cháu ở các dòng họ đã tự nguyện chung tay góp công, góp của để tu bổ, tôn tạo đảm bảo chất lượng và giữ được nguyên vẹn kiến trúc di tích gốc. Từ năm 2009 đến nay, con cháu họ Nguyễn (xã Hải Sơn) đã đóng góp hàng trăm triệu đồng tu sửa tiền đường, xây mới trung đường, hậu đường và lâu các, nhà táo… Năm 2014 con cháu dòng họ Vũ Chi (Hải Anh) tự nguyện đóng góp xây mới tường bao, lát sân gạch, nhà bia với kinh phí trên 100 triệu đồng. Cùng với việc huy động con cháu trong các dòng họ chung tay bảo tồn, tôn tạo, Ban quản lý di tích các từ đường dòng họ đã thực hiện có hiệu quả nếp sống văn minh trong dịp giỗ tổ. Tại từ đường họ Nguyễn, hằng năm, vào 14-15 tháng Giêng con cháu dòng họ tập trung ở từ đường làm lễ dâng hương, tế tổ. Vào các ngày 16 và 17 tháng 11 âm lịch là ngày giỗ thủy tổ Nguyễn Kim, dòng họ tiến hành phát thưởng khuyến học khuyến tài động viên con cháu học tập tiến bộ. Tại từ đường Vũ Chi con cháu dòng họ gồm 53 ngành sinh sống khắp mọi miền đất nước. Hằng năm, vào ngày 16 tháng Giêng; ngày 13 đến 15-3 âm lịch và ngày Đông chí, con cháu trong dòng họ lại về dâng hương báo công tiên tổ. 
 
Các di tích từ đường ở Hải Hậu hiện nay ngoài việc là nơi thờ tự các vị thủy tổ, còn là những “bảo tàng” nhỏ để giáo dục truyền thống cho thế hệ con cháu tiếp tục góp sức xây dựng quê hương giàu đẹp. Hằng năm, con cháu các dòng họ có di tích từ đường thường xuyên đóng góp để trùng tu, tôn tạo di tích theo đúng quy định của Nhà nước. Các di tích lịch sử - văn hóa từ đường đều có Ban trị sự dòng họ trông coi, bảo vệ, hoạt động dưới sự giám sát của Ban quản lý di tích lịch sử - văn hóa địa phương; chính quyền các cấp và con cháu các dòng họ luôn thực hiện các quy định về bảo tồn, tôn tạo, phát huy giá trị các di tích từ đường nhằm gìn giữ và tôn vinh những giá trị văn hóa truyền thống./.
12 tháng 3 2020

Hải Hậu xưa là đất Quần Anh có lịch sử hình thành gắn liền với công lao các vị “tứ tổ cửu tộc” khai hoang mở đất. Hiện nay, huyện Hải Hậu là địa phương có số lượng từ đường được xếp hạng di tích lịch sử - văn hóa nhiều nhất tỉnh (13 từ đường). Tiêu biểu là 3 từ đường thờ thủy tổ Vũ Chi, thủy tổ Phạm Cập, tổ Nguyễn Đại Tông (Hải Anh), 3 từ đường thờ thuỷ tổ Trần Vu, thuỷ tổ Hoàng Gia, tổ họ Lại (Hải Trung), từ đường họ Nguyễn (Hải Sơn), từ đường họ Lâm (Hải Lộc)… Các di tích từ đường này đều lưu giữ được khối kiến trúc cổ và các lễ nghi truyền thống, đáp ứng nhu cầu văn hóa tâm linh và niềm tự hào truyền thống của con cháu trong dòng họ. 

Thủy tổ Trần Vu là người đứng đầu Tứ tổ khai sáng đất Quần Anh. Năm Giáp Dần niên hiệu Cảnh Thịnh thứ 2 (1794), con cháu dòng họ xây dựng từ đường nhằm tưởng nhớ công lao của thủy tổ Trần Vu (nay ở xã Hải Trung). Từ đường thuỷ tổ Trần Vu là công trình kiến trúc văn hoá còn bảo lưu được kiến trúc gỗ với nhiều mảng chạm khắc đẹp, mặc dù trải qua nhiều lần xây dựng, tu sửa tôn tạo nhưng vẫn bảo lưu được đường nét cùng phong cách nghệ thuật truyền thống của dân tộc. Từ đường với kiến trúc “nội công ngoại quốc” với tiền đường thiết kế 3 gian, 2 chái, bốn vì, cột lim, xà bảy chạm khắc kênh bong hoa lá tinh xảo. Hậu cung xây cuốn, bên trong là lâu các, phía ngoài, trên có cổ lâu đắp nổi 3 chữ “Trần Khai Sáng”... Từ đường hiện đang lưu giữ được nhiều tư liệu quý như: câu đối, đại tự ghi lại công lao, sự nghiệp của thuỷ tổ Trần Vu. Từ đường thủy tổ Vũ Chi (xã Hải Anh) là một trong những công trình có quy mô lớn so với các từ đường khác (với diện tích trên 1.400m2). Thủy tổ Vũ Chi là một trong bốn thuỷ tổ có công khai sáng đất Quần Anh xưa đảm nhiệm công việc đắp đê khai thông sông ngòi, cải tạo đồng cho lúa khoai tươi tốt, đời sống cư dân ngày càng sung túc. Để tri ân công đức của thuỷ tổ Vũ Chi, con cháu trong dòng họ lập từ đường vào năm Đinh Tỵ niên hiệu Cảnh Thịnh thứ 5 (1797) (nay ở xóm 3, xã Hải Anh). Năm 1943, con cháu trong dòng họ Vũ Chi tiến hành đại tu toàn bộ các hạng mục công trình gồm: Tiền đường, trung đường, cung cấm, nhà tả vũ. Từ đó đến nay, trải qua 6 lần trùng tu, tôn tạo nhưng công trình vẫn giữ được nguyên trạng kiến trúc nghệ thuật thời Nguyễn. Trong đó đặc trưng là kiến trúc 5 gian tiền đường, 3 gian trung đường và 5 gian hậu chẩm. Tại di tích hiện lưu giữ được nhiều di vật, cổ vật có giá trị về lịch sử và nghệ thuật như: Sắc phong, văn bia, câu đối, đại tự. 

Di tích lịch sử - văn hóa cấp tỉnh từ đường thờ thủy tổ Vũ Chi, xã Hải Anh (Hải Hậu).
Di tích lịch sử - văn hóa cấp tỉnh từ đường thờ thủy tổ Vũ Chi, xã Hải Anh (Hải Hậu).

Từ đường họ Nguyễn, xã Hải Sơn thờ thủy tổ Nguyễn Kim, tổ Nguyễn Khắc Cần và các vị tổ trong dòng họ. Theo thế phả Nguyễn Đại Tông Hải Hậu - Trực Ninh, dưới triều Vua Lê Huy Tông (1516-1522) Nguyễn Kim giữ chức Hữu vệ Điện tiền Chỉ huy sứ, tước An Tĩnh Hầu. Năm 1527 đời Vua Lê Trang Tông, ông được phong làm Thượng phụ Thái sư Hưng công thống lĩnh toàn bộ quân đội. Năm 1545, ông qua đời, được Vua Lê chiếu tặng “Chiêu huân tĩnh công”. Theo gia phả dòng họ Nguyễn, Nguyễn Khắc Cần là người đóng góp công sức cùng nhân dân đắp đê, trị thủy, lập làng với các địa danh như Nhất Trùng, Nhị Trùng, Tam Trùng, Tứ Trùng. Để ghi nhớ công ơn các vị tổ trong dòng họ đã có công với dân, với nước, năm 1830, con cháu họ Nguyễn đã xây dựng một am nhỏ thờ tự. Năm 1875, từ đường được dựng lại kiểu chữ “Nhất”. Đến năm 1912, từ đường được xây theo kiểu chữ “Đinh” gồm 2 tòa tiền đường và hậu đường. Từ năm 1912 đến nay, từ đường được trùng tu, tôn tạo 9 lần nhưng vẫn đảm bảo giữ kiến trúc cổ. Từ đường gồm 3 tòa: Tiền đường, trung đường, hậu đường. Ngoài giá trị kiến trúc, từ đường họ Nguyễn còn lưu giữ được nhiều hiện vật tiêu biểu như: Tượng thủy tổ Nguyễn Kim, ngai và bài vị các tổ kế thành, sắc phong niên hiệu Khải Định (1924)… 

Để bảo tồn, phát huy giá trị các di tích lịch sử - văn hóa từ đường ở Hải Hậu, con cháu ở các dòng họ đã tự nguyện chung tay góp công, góp của để tu bổ, tôn tạo đảm bảo chất lượng và giữ được nguyên vẹn kiến trúc di tích gốc. Từ năm 2009 đến nay, con cháu họ Nguyễn (xã Hải Sơn) đã đóng góp hàng trăm triệu đồng tu sửa tiền đường, xây mới trung đường, hậu đường và lâu các, nhà táo… Năm 2014 con cháu dòng họ Vũ Chi (Hải Anh) tự nguyện đóng góp xây mới tường bao, lát sân gạch, nhà bia với kinh phí trên 100 triệu đồng. Cùng với việc huy động con cháu trong các dòng họ chung tay bảo tồn, tôn tạo, Ban quản lý di tích các từ đường dòng họ đã thực hiện có hiệu quả nếp sống văn minh trong dịp giỗ tổ. Tại từ đường họ Nguyễn, hằng năm, vào 14-15 tháng Giêng con cháu dòng họ tập trung ở từ đường làm lễ dâng hương, tế tổ. Vào các ngày 16 và 17 tháng 11 âm lịch là ngày giỗ thủy tổ Nguyễn Kim, dòng họ tiến hành phát thưởng khuyến học khuyến tài động viên con cháu học tập tiến bộ. Tại từ đường Vũ Chi con cháu dòng họ gồm 53 ngành sinh sống khắp mọi miền đất nước. Hằng năm, vào ngày 16 tháng Giêng; ngày 13 đến 15-3 âm lịch và ngày Đông chí, con cháu trong dòng họ lại về dâng hương báo công tiên tổ. 

Các di tích từ đường ở Hải Hậu hiện nay ngoài việc là nơi thờ tự các vị thủy tổ, còn là những “bảo tàng” nhỏ để giáo dục truyền thống cho thế hệ con cháu tiếp tục góp sức xây dựng quê hương giàu đẹp. Hằng năm, con cháu các dòng họ có di tích từ đường thường xuyên đóng góp để trùng tu, tôn tạo di tích theo đúng quy định của Nhà nước. Các di tích lịch sử - văn hóa từ đường đều có Ban trị sự dòng họ trông coi, bảo vệ, hoạt động dưới sự giám sát của Ban quản lý di tích lịch sử - văn hóa địa phương; chính quyền các cấp và con cháu các dòng họ luôn thực hiện các quy định về bảo tồn, tôn tạo, phát huy giá trị các di tích từ đường nhằm gìn giữ và tôn vinh những giá trị văn hóa truyền thống./.

6 tháng 2 2019

Quê hương! Hai tiếng ấy cất lên thật thiêng liêng trong lòng mỗi con người. Quả đúng như vậy, hình bóng quê hương yêu dấu thanh bình, yên ả đã hằn sâu vào kí ức tuổi thơ em. Càng lớn khôn trưởng thành em càng thấy quê hương mình có nhiều vẻ đẹp. Nhưng có lẽ thích nhất là được ngắm nhìn phong cảnh quê em vào những buổi sáng mùa xuân đẹp trời.

Khi tiếng gà gáy râm ran vang vọng khắp xóm làng như xé tan bầu không khí yên tĩnh của buổi sớm mai, gọi mọi vật tỉnh giấc sau một đêm dài yên lặng. Làn sương mùa xuân mỏng manh như tấm khăn voan khổng lồ bao trùm khắp không gian. Gió vẫn nhè nhẹ thổi. Những ngôi sao trên bầu trời thức dậy muộn hối hả chạy trốn. Từ trong các bếp ánh lửa bập bùng, ngọn khói lan xa. Đâu đó tiếng chó sủa văng vẳng, tiếng vo gạo sàn sạt, tiếng xoong nồi va vào nhau loảng xoảng vọng ra từ các gia đình. Tiếng gọi nhau dậy đi học, đi làm í ới. Em cũng đã trở dậy ăn sáng rồi chuẩn bị đến trường. Vừa bước chân ra đến đầu làng em đã thấy một bầu không khí trong lành và dễ chịu. Chao ôi! Tiết trời mùa xuân thật là đẹp từ phía đằng đông ông mặt trời từ từ nhô lên chiếu muôn vàn ánh hào quang xuống trần gian. Từ trong vòm cây vải, cây nhãn trong vườn nhà ông Tư đầu làng những anh chích choè đang luyện giọng hoà cùng muôn điệu tiếng chim khác tấu lên khúc nhạc không lời chào bình minh tươi đẹp. Em khoan khoái dạo bước trên con đường quen thuộc cùng các bạn trong xóm đến trường. Trên đường tấp nập, nhộn nhịp những bước chân, tiếng trò chuyện của người đi làm, đi chợ, tiếng các bạn học sinh cười nói vui vẻ, ríu ran...

Phóng tầm mắt ra xa nhìn cánh đồng quê hương trong buổi ban mai mới thấy sức sống mùa xuân đang dâng trào mãnh liệt. Cánh đồng lúa mượt mà như một tấm thảm bằng nhung xanh trải dài xa tít. Nắng sớm dìu dịu, làn gió mơn man làm cho cánh đồng hệt như một bức tranh thêu của một nghệ nhân khéo léo. Những giọt sương mai còn đọng trên lá cây ngọn cỏ láp lánh. Một đàn cò trắng bay ngang rồi đậu xuống một bờ cỏ xanh mượt. Hương lúa nồng nàn lan toả theo chiều gió, sóng lúa nhấp nhô, rì rào.

Xa xa là dòng sông quê hương hiền hoà chảy. Sông tốt bụng lắm, xin bao nhiêu nước cũng cho. Hai bên bờ những bãi dâu, vườn chuối xanh um. Vài con thuyền chầm chậm xuôi dòng. Tiếng máy hút cát trên thuyền xình xịch vang động mặt sông. Trên triền đê mấy chú bò thung thăng gặm cỏ. Luỹ tre ven đê vẫn đu mình trong gió, xanh biếc một màu xanh quê hương. Mặt trời đã lên cao, nắng vàng lan toả khắp muôn nơi. Em cùng các bạn đã đến trường từ lúc nào không biết. Em bước vào lớp học trong lòng trào dâng một cảm xúc khó tả.

Quê hương thật thân quen giản dị. Quê hương đã lưu giữ bao kỉ niệm êm đềm ngày thơ ấu. Dù có đi đâu xa, em cũng chẳng thể nào quên được vẻ đẹp của quê mình vào những buổi sáng mùa xuân đẹp trời. Bởi đó là những gì thiêng liêng thơ mộng nhất của tuổi thơ em.

6 tháng 2 2019

Mùa hè năm ngoái quả thực là một mùa hè mang lại cho em nhiều ý nghĩa với chuyến hành trình về Cúc Phương. Một cuộc gặp gỡ thú vị với một cánh rừng nguyên sinh ít ỏi còn lưu giữ được của Việt Nam. Đây là một cánh rừng khá đặc trưng của khí hậu nhiệt đới nước ta, cây dây leo mọc chằng chịt qua các thân cây gỗ lớn, chúng quấn lấy thân cây chủ mà vươn lên. Có những bụi dây leo không biết đã sống nhờ như vậy từ bao giờ, chỉ biết chúng đan vào nhau tới mức khó mà nhận ra đâu là tán lá cây chủ, đâu là của cây sống gửi! Dưới lán rừng khá nguyên sơ này, thỉnh thoảng cũng có thể bắt gặp vài chú sóc dạn người, vài chú cáo với ánh mắt đầy vẻ đề phòng. Những chú sóc nhỏ nhanh nhẹn tìm kiếm trên mặt đất những hạt quả, hai chân trước đưa lên rất khéo léo như hai cánh tay đỡ lấy những phần thức ăn đưa lên miệng ăn ngon lành. Các chú cáo trông có vẻ như đang tìm kiếm bạn bè để trút một nỗi niềm gì đó! Có những khu được chỉ dẫn là có rắn, gà rừng hay chim chóc.... Chúng em cứ thả sức lang thang tìm kiếm và thưởng thức không khí trong lành, yên tĩnh tách xa những nơi dân cư sinh sống.

"Lòng mẹ bao la như biển Thái Bình dạt dào..." - Câu hát ấy đã ngấm mãi trong em không bao giờ nhai nhạt! Mỗi người ai cũng có người để mến mộ và tự hào, với em đó là mẹ của em. Mẹ của em rất tuyệt vời! Mẹ em là chỗ dựa vững chắc, là nơi em san sẻ niềm vui, nỗi buồn. Mẹ cho em cuộc đời hôm nay và mai sau. 

Mẹ em đã ngoài bốn mươi tuổi nhưng trông mẹ vẫn còn trẻ. Dáng người mẹ không cao nhưng cân đối. Mái tóc mẹ uốn cao ôm gọn lấy khuôn mặt tròn trĩnh, phúc hậu, tạo cho mẹ một vẻ đẹp dịu hiền, dễ mến. Nổi bật trên khuôn mặt mẹ là đôi mắt to, đen láy, luôn ánh lên cái nhìn ấm áp và trìu mến. Mỗi khi cười, mẹ em để lộ hàm răng trắng, đều, trông rất duyên.

Mẹ em ăn mặc rất giản dị nhưng không kém phần lịch sự. Mỗi khi đi làm, thường là bộ váy màu xanh dương có điểm hoa văn hay bộ đồ tây màu trắng trang nhã. Còn lúc ở nhà, với đồ bộ gọn gàng trông cũng rất duyên dáng.

Mẹ em rất yêu thương gia đình và hết lòng chăm sóc, dạy dỗ con cái. Dù công việc ở cơ quan bận rộn nhưng mẹ đều dành thời gian cho gia đình, cho việc học hành của em. Những lần, em mắc khuyết điểm, mẹ không mắng nhiếc, đánh đập mà nhẹ nhàng chỉ bảo, nhắc nhở, chỉ ra chỗ sai để em khắc phục, sửa lỗi. Mẹ vui mừng, hạnh phúc khi em đạt kết quả cao trong học tập.

Em còn nhớ, có lần, em không nghe lời mẹ chạy chơi ngoài nắng, đến tối thì sốt cao. Em ngất đi cho đến gần sáng mới tỉnh lại. Thật bất ngờ, mẹ em vẫn ngồi đó. Mẹ đã thức thâu đêm để chăm sóc em nên khuôn mặt hiện rõ sự mệt mỏi, lo âu. Mẹ âu yếm sờ tay lên trán em, rồi đặt tay em trong tay mẹ. Em thấy người ấm lên còn bệnh thì bớt đi nhiều.

Đối với đồng nghiệp, mẹ được mọi người tin yêu và mến phục. Với hàng xóm, mẹ luôn vui vẻ và sẵn sàng giúp đỡ nên ai ai cũng yêu quý.

Mẹ là "Tổ quốc" riêng của em! Mỗi lần nhắc đến mẹ, lòng em lại dạt dào những tình cảm thiêng liêng nhất. Em thầm nhủ: "Mình phải cố gắng học thật giỏi và không ngừng rèn luyện để trở thành người có ích cho xã hội". Đó cũng là nguyện vọng lớn lao nhất mà hằng ngày mẹ vẫn thường nhắn nhủ và khuyên bảo em.

Bài làm tả ông Nội:

Nhà em khá đông người, nhưng người em kính trọng và gần gũi nhất là ông nội của em.

Nội em năm nay đã ngoài bảy mươi tuổi nhưng cử chỉ vẫn còn khá nhanh nhẹn. Người tầm thước, hơi gầy, còn da dẻ nội vẫn hồng hào.

Đầu ông hói, lơ thơ những sợi tóc bạc như cước. Vầng trán cao hằn sâu những nếp nhăn. Đôi mắt còn tinh nhanh ẩn dưới cặp lông mày đã ngả bạc. Má hơi hóp làm hai gò má nhô cao lên. Răng ông đã rụng nhiều nhưng nhờ lắp răng giả nên nụ cười vẫn tươi tắn. Em thích nhất chòm râu bạc của ông. Mỗi lần được ngồi trong lòng ông, em ngước nhìn mãi những sợi râu trắng dài và thích được ông cho vuốt râu.

Hằng ngày, ông thường mặc bộ quần áo màu xanh, đi đôi dép nhựa đã mòn. Chỉ lúc đọc sách ông mới đeo kính và khi nào đi bộ xa ông mới chống cây gậy trúc. Tuổi đã cao nhưng ông làm việc luôn chân, luôn tay. Khi quét nhà, quét sân, quét vườn; lúc vun gốc cho các cây trong vườn; lúc tìm bắt sâu đục phá cây chanh. Ông thường xuyên kiểm tra việc học của em, dạy em làm toán, làm văn… Ông còn tham gia việc chăm sóc thiếu nhi trong xã và xây dựng tủ sách cho nhà văn hóa xã. Khi rảnh rỗi, ông đọc sách, báo, nằm võng ngoài hiên và nghe đài truyền thanh hoặc chăm dãy hoa trước sân và dọc hai bên lối ra vào cổng. Những đêm trăng sáng, ông thường ngồi trên chõng tre kê giữa sân kể chuyện cổ tích cho em và các bạn nhỏ trong xóm nghe.

Con cháu làm gì sai, ông nhẹ nhàng răn dạy chứ không quát mắng bao giờ. Bà con hàng xóm có điều gì xích mích với nhau thường gặp nhờ ông giải quyết.

Mọi người đều yêu quý ông và khen ông tuổi cao mà vẫn còn minh mẫn. Riêng em, nếu được một điều ước như trong truyện cổ tích ông kể, em sẽ ước ông có sức khỏe, sống mãi bên em.

Bài làm tả Bà Nội:

Chuông đồng hồ đều đặn buông chín tiếng. Màn đêm yên ắng, tĩnh mịch lạ thường. Chỉ còn âm thanh của gió khuya xào xạc trong khu vườn trước ngõ. Em rời bàn học bước ra sân, vươn vai hít thở không khí trong lành để cố xua đi cơn buồn ngủ. Còn hai bài tập Toán nữa, phải cố làm cho hết. Từ giường bên có tiếng trở mình khe khẽ. Bà nội vẫn thức chờ em.

Bà nội em năm nay hơn bảy mươi tuổi, dáng gầy guộc và lưng đã hơi còng. Dấu ấn thời gian in rõ trên mái tóc bạc phơ và trên gương mặt nâu rám hằn sâu vết nhăn của bà. Mắt bà đã hơi mờ nhưng đôi tai còn thính lắm. Chỉ nghe bước chân hay giọng nói từ xa là bà đã nhận ra đúng từng người trong gia đình.

Cũng vì quen với công việc nhà nông quanh năm vất vả từ thời còn trẻ cho nên đến nay, bà vẫn còn khỏe mạnh, dẻo dai. Những lúc bố mẹ em ra đồng, một mình bà lo đi chợ, nấu cơm, chăm sóc bầy gà, bầy lợn. Ít khi em thấy bà ngồi yên một chỗ. Mọi việc xong xuôi thì bà lại vác chiếc cuốc ra vườn, cặm cụi xới đất, nhổ cỏ, bón phân cho mấy luống rau và hơn chục gốc na, gốc bưởi.

Bà hay kể chuyện. Em rất phục trí nhớ của bà. Ngày xưa bà chỉ học trường làng, thế nhưng bà lại thuộc lòng “Truyện Kiều”, “Nhị Độ Mai”, “Phạm Công Cúc Hoa”, “Đồng tiền vạn lịch”… cùng với bao nhiêu là ca dao, và truyện cổ. Những trưa hè gió nồm nam mát lộng, bà mắc võng ở chái nhà, nằm đung đưa và bỏm bẻm nhai trầu vừa ngâm nga hát. Em nghe mấy cụ già bảo rằng hồi con gái, bà là một “liền chị” quan họ nổi tiếng trong vùng.

Con cháu, họ hàng làng xóm rất quý bà vì bà hiền lành, phúc hậu. Ai gặp khó khăn cần đến bà sẵn sàng giúp đỡ, chẳng quản sớm khuya. Bà thường khuyên con cháu “Thương người như thể thương thân” và đối xử với làng xóm có tình có nghĩa. 

Học xong bài, em thu xếp sách vở cho vào cặp, cài cửa, tắt đèn rồi nhẹ nhàng chui vào màn. Bà nằm dịch sang bên nhường chỗ cho em. Hơi ấm tỏa ra từ người bà rất dễ chịu. Em vòng tay ôm lấy lưng bà, thủ thủ “Bà ơi! Cháu đấm lưng cho bà nhé!” Bà mắng yêu: Bố chị! Để bà chờ mãi! Thôi, ngủ đi, mai dậy sớm còn đi học!

Em yêu bà lắm và mong bà mạnh khỏe, sống lâu cùng con cháu.

Bài văn tả em bé số 1

“Bé bé bồng bông, hai má hồng hồng..”. Đó là tiếng hát ngọng nghịu của bé Bống. Bé đang ớ tuổi tập di, tập nói… Bống là cháu gái gọi em bằng cô.

Bé Bống có thân hình nhỏ nhắn, bụ bẫm rất dễ thương. Bé thích mặc áo đầm. Bé có làn da trắng hồng, nõn nà, để lộ những mạch máu nhỏ li ti trên khuôn mặt. Nhìn bé, ai cũng muốn ôm bé vào lòng mà hôn lên đôi má phúng phình của em.

Đầu bé Bống hơi thon thả, nhỏ như trái dừa xiêm, tóc đen và xoắn tròn. Đôi mắt to đen, tròn như hai hột nhãn. Mũi bé hơi cao và cái miệng chúm chím rất đễ thương. Chân mày dài, mờ mờ cong, cùng với đôi môi đỏ hồng như có ai thoa son. Đôi cánh tay bé tròn tựa như ống chỉ đầy nguyên. Bàn tay, bàn chân năm ngón mũm mĩm xinh xinh. Em thích cầm đôi bàn tay bé vồ vào má em lúc em bế Bống.

Bé đi chưa vững vậy mà bé rất thích chạy, đôi lúc còn đòi chơi lò cò với chị. Mỗi khi mẹ đi chợ về, bé hay chạv ra đón, chân bước loạng choạng, băng xiên, hai tay vỗ mừng, cười toét miệng gọi mẹ.

Bé Phương hay hát, bạn em đến chơi cùng thường dạy bé hát. Bé hát đôi lần là nhớ được ngay. Nhìn cái miệng duyên dáng hát ca, đôi chân xinh xắn bước chưa vững, em thấy thương bé vô cũng, cứ muốn cắn vào cái miệng bé mỗi lần bé ngồi lên xe gọi “i…o, i… o”.

Bống là niềm vui của gia đình. Vắng bé một buổi là em thấy nhà vắng hẳn đi. Mỗi lần đi học về, em chạy liền đi tìm bé. Em mong bé chóng lớn để được dẫn bé cùng đến trường.

Bài văn tả em bé số 2

Bé Na là con của dì Năm em, bé vừa tròn mười hai tháng. Khi em đến chơi, bé đang đứng trên chiếc nôi gỗ, giậm chân, nũng nịu giơ tay ra đòi bế. Em dang tay đón bé vào lòng.

Hôm nay bé được mặc một chiếc váy đầm ngắn màu xanh da trời, trước ngực có kết ren trắng và thêu hoa rất xinh. Da bé trắng hồng, mịn màng. Đôi má bầu bĩnh trông rất dễ thương. Em thích hôn thật nhẹ vào chiếc má phúng phình ấy để bé cười lên như nắc nẻ. Cập mắt bé lúc nào cũng mở to, tròn đen lay láy như hai hạt nhãn. Chiếc miệng với đôi môi hồng tươi tắn luôn nhoẻn cười đế lộ mấy chiếc răng sữa nhỏ xíu, trắng muốt trông dễ yêu làm sao! Nhìn xa, trông bé như con búp bê biết khóc biết cười trong tủ kính của hiệu bán đồ chơi ngoài phố.

Nhiều khi em lại thấy bé giống chú hề lật đật không lúc nào yên một chỗ. nhất là lúc tập lật, tập ngồi. Đến khi bé được hơn mười tháng, bắt đầu bập bẹ tập nói, bé thường bắt chước các chị làm đủ các động tác, cứ chỉ, kể cả nói từng tiếng rất ngộ nghĩnh dễ yêu. Bé rất hay cười mà cũng lại hay khóc nhè! Chiều chiều em hay bồng bé đi chơi, tập cho bé đi từng bước chập chững. Chưa đi vững mà lại thích đi nhanh nên cứ té hoài. Bây giờ em đã tập cho bé đi được năm bước rồi. Ngày nào đi học về em cũng ghé chơi với bé một chút, khi em đi bé khóc sướt mướt đòi theo, thương làm sao!

Em rất yêu bé, cố gắng dạy bé nói, tập bé đi cho vững, chơi đùa với bé để bé không nhõng nhẽo với dì và mau chóng biết thêm nhiều điều khác nữa.

Bài văn tả em bé số 3

Ba tháng biết lẫy, bảy tháng biết bò, chín tháng lò dò biết đi”. Bà em nói đúng bé Linh Nhi – cháu gọi em bằng cô ruột – vừa chín tháng tuổi đã lẫm đẫm tập đi và bi bô tập nói. Hằng ngày, bé mang lại cho cả nhà em những niềm vui ngộ nghĩnh.

Linh Nhi trông mới thật là xinh xẻo. Bé có thân hình nhỏ nhắn, bụ bẫm, dễ thương. Khuôn mặt bé tròn trặn, nước da hồng hào, bụ sữa. Tay chân no tròn hằn rõ từng ngấn.

Tóc tơ đen nhánh phủ kín trên đầu. Đôi mắt đen láy mở to như đôi hạt nhãn ít khi thấy chớp. Đôi má trắng hồng phúng phính, mỗi khi bé cười, hàn rõ đôi lúm đồng tiền va đế lộ ra hàm răng mới nhú răng ba chiếc ràng sữa tròng ngộ nghĩnh lạ.

Nửa tháng nay, Linh Nhi lon xon tập đi. Đôi chân bé chập chững từng bước ngắn Trông dáng người lắc lư, đầu chúi về trước của bé mới thú vị làm sao. Tuy bị té xuống hoài nhưng không lần nào bé khóc. Bây giờ, trước mặt mọi người, có ai bảo: “Bé Hoà làm ông già đi” là bé đứng lên, lưng cúi lom khom tay vờ chống gậy, bước nghiêng bước ngửa làm ca nhà cười rộ.

Miệng luôn cười tươi, Linh Nhi cũng đang bi bô tập nói. Bé mới nói sõi được vài tiếng: bà, ba. má, măm. Còn các tiếng khác giọng bé nói ngọng nghịu đến buồn cười. Mỗi lần thấy ai trong nhà sửa soạn đi dâu là bé lên tiếng: “Ti, ti” đòi đi theo. Có điều gì không vừa ý là bé lăn ra nằm vạ. Anh chị của em thường tập con mình chào hỏi ông, bà, cô chú và bất cứ người lớn nào đến nhà chơi. Lần nào, bé cũng ngoan ngoãn khoanh tay cúi đầu: “Dạ! Dạ!”. Những lúc đó, được khen bé thích thú lắm. Nhưng thích thú nhứt đối với Linh Nhi là được ẵm đi chơi. Khi ấy, đôi mắt sáng ra, bé nhảy lên sung sướng.

Linh Nhi là niềm vui của cả nhà em. Từ khi có bé, cả nhà em vui nhộn hẳn lên. Trong nhà em, ai cũng cưng chiều bé cũng mong bé ăn no, ngủ ngon, chóng lớn…

Bài văn tả em bé tập đi tập nói số 4

Thằng Cu Tí giống như con búp bê, cả nhà em ai cũng cưng nó.

Mới vừa qua thôi nôi vài tuần nên nó còn rất bụ sữa, nước da trắng hồng. Lúc nào nó cũng mang một trái xây hình vuông trên cổ. Tay chân no tròn. Đầu chi lưa thưa một lớp tóc nhuyễn. Hai con mắt long lanh đen như hai hột nhãn. Mỗi khi nó cười để lộ cặp nướu màu hồng tươi với vài cái răng sữa mới nhú nên trông đầy vẻ thơ ngây và rất dễ thương.

Chị Ba em cứ hôn hít thằng Cu Tí luôn, vì nó là đứa con trai đầu lòng của chị. Nó vừa mới tập đi. Cứ mỗi chiều gió mát, chị thường ẵm nó ra sân rồi để đứng xuống đất. Chị lùi ra sau một khoảng, vỗ tay kêu: “Cu Tí, Cu Tí lại đây con”. Nó chập chững vài ba bước bươn tới ngã chồm vào lòng chị. Chị dang hai tay đón lấy con và vuốt ve nựng nịu nó. Thấy mọi người cười khen ngợi, thằng Cu Tí hình như lấy làm thích thú, miệng toe toét kêu ba ba.

Em bắt chước chị Ba, ẵm nó để xuống đất rồi cũng lùi lại. Nó chi lo ngước nhìn xung quanh để trông chờ được tán thưởng, đi chưa được mấy bước đã ngã lăn cù, rồi khóc oà lên. Em lật đật đền cho nó một cái bánh lạt. Nó thò tay lấy và cười rạng rỡ ngay, dù nước mắt hãy còn ướt đẫm. Thật đúng là trẻ con. Khóc đó rồi cười đó.

Nhìn thằng Cu Tí, em chợt nghĩ: có lẽ hồi nhỏ mình cũng thế. Mới biết công lao cha mẹ nuôi con từ thuở ấu thơ đến lúc khôn lớn quả thật là to tát dường nào.

Bài văn tả em bé tập nói tập đi số 5

Trong gia đình em có một nàng công chúa nhỏ đáng yêu là bé Ngọc Hân. Em đã được 24 tháng tuổi.

Ngọc Hân thật bụ bẫm nên trông bé như một chú gấu bông xinh xắn, dễ thương. Tóc em là tóc tơ, lưa thưa như những ngọn cỏ non mới mọc bay trong gió. Khuôn mặt Ngọc Hân tròn trịa, bầu bĩnh trông thật đáng yêu. Em có làn da mịn màng, hồng hào như một thiên thần nhỏ dễ thương. Cặp mắt tròn xoe, đen láy dưới hàng lông mi cong và dài của Ngọc Hân ánh lên vẻ thông minh, nhanh nhẹn. Nó khắc sâu vào tâm trí em dễ dàng như sự hồn nhiên, trong sáng của trẻ thơ. Cái mũi của nàng công chúa Ngọc Hân hơi tẹt trông yêu ơi là yêu! Em có má bầu lúm đồng tiền hồng hồng phính ra hai bên như hai quả cà chua khiến ai đi qua cũng chỉ muốn bẹo mấy cái.Trên đôi môi đỏ thắm, chúm chím của Ngọc Hân hay rạng ngời nụ cười tươi tắn y như nụ hoa xinh vừa hé mở. Và mỗi khi nụ hoa ấy bung nở thì để lộ năm cái răng trắng nõn của bé. Em có đôi bàn tay mũm mĩm hình búp măng cứ nắm chặt vào nhau, ngọ nguậy như những con sâu đo. Trên đôi bàn tay trắng trẻo ấy được mẹ đeo cho chiếc lắc vòng bạc óng ánh rất đẹp. Ở nhà, miệng em bi bô suốt ngày không lúc nào nghỉ.

Nàng công chúa nhỏ đáng yêu của em không những dễ thương mà còn rất ngộ nghĩnh. Mỗi lần không vừa ý điều gì hay bị trêu là Ngọc Hân lại giả vờ khóc, úp mặt xuống gối rồi đợi mọi người đi lại ngẩng đầu lên, nom thật buồn cười! Mỗi khi tập đi, mẹ và bà phải đỡ bên cạnh nếu không bé sẽ ngã. Ngọc Hân đi lẫm chẫm, vài bước rồi lại đòi bò. Đặc biệt, mỗi lần ăn em lại tự xúc cháo bằng thìa nhưng đang ăn thì cô bé tinh nghịch này lại vứt thìa và bò đi chơi chỗ khác. Bé mỗi lần ăn lại nhai chóp chép trông thật ngộ! Những lúc như vậy Ngọc Hân lại dang rộng hai chân ra ôm chọn cái mâm. Em thường hay cho bé tập vẽ nhưng mỗi khi vẽ cô bé nghịch ngợm này lại vẽ ra những nét nguệch ngoạc trông rất buồn cười.Những lúc như vậy, Ngọc Hân ngỡ em chê xấu nên lại lăn ra ăn vạ đòi mẹ. Lúc ấy, mắt em húp lại thật đáng yêu! bé rất thích xem phim hoạt hình. Mỗi lần được xem lại reo hò sung sướng.

Em rất yêu quý Ngọc Hân – cô công chúa nhỏ đáng yêu luôn mang lại niềm vui cho ngôi nhà của em.

Bài văn tả em bé tập đi tập nói số 6

Trong gia đình, người mà em yêu quý nhất chính là Huyền - em gái của em. Ở nhà, mọi người gọi Huyền bằng một cái tên rất vui là Cún.

Gia đình em đã tổ chức sinh nhật một tuổi của Cún. Cún rất xinh trong bộ quần áo mà ba đã mua mừng sinh nhật bé. Dù hơi mập nhưng Cún cao và khoẻ mạnh. Bé có gương mật tròn, bầu bĩnh, trông ngộ nghĩnh và dễ thương. Làn da trắng trẻo cùng với đôi má hồng hồng làm cho Cún càng đáng yêu hơn. Đôi mắt bé long lanh, đen láy như chứa đựng những giọt nước. Đôi mắt ấy càng đẹp hơn nhờ hàng mi cong vút.

Cún đang tập nói nên bé rất thích nói. Những tiếng đầu tiên mà bé nói được “ba, má, ông, bà”. Mỗi khi nói một từ nào đó, Cún thường nói liên tục từ đó như "ba. ba, ba” hay “má, má, má” làm cả nhà ai ai cũng thấy vui và buồn cười. Tuy Cún mới nói những từ đơn giản nhưng mỗi lần Cún nói được từ nào thì cả nhà đều vỗ tay hoan hô. Còn em thì thấy rất hạnh phúc mỗi khi nghe Cún gọi: “Thành ! Thành!”. Ở nhà, ai cũng thích dạy Cún múa hát. Mặc dù bé chỉ có thể “a.... a.... i... i...” và múa thì khua khoắng hai tay trông rất buồn cười.

Cún cũng đang chập chững những bước đi đầu tiên. Thoạt đầu, bé phải bám vào tường hoặc ai đó để tập đi. Dần dần, bé bước từng bước một, chậm rãi nhưng không còn phải bám vào đâu cả. Mẹ em thường đặt Cún ở cách chỗ mọi người ngồi khoảng chục mét, Cún đi từ từ đến chỗ mẹ, rồi lại đến chỗ ba, đến chỗ em. Cún cố gắng đi từng bước một. Người bé nghiêng bên này, nghiêng bên kia. Khi đến gần bên em, Cún ào thật nhanh vào lòng em như sợ em chạy mất. Cứ thế, bé tập đi trong tình thương yêu của gia đình. Cún ăn rất nhiều. Một bữa em có thể ăn một bát. Em rất thích ngắm Cún ngủ, bởi lúc đó trông bé rất đáng yêu. Có những lúc ngủ mơ, đôi môi bé nhỏ của Cún lại nở một nụ cười chúm chím. Có lẽ trong giấc mơ của bé luôn đầy niềm vui.

Em rất yêu quý Cún bởi bé rất xinh và dễ thương. Mỗi khi tan học, em chỉ muốn về nhà ngay để được nghe những tiếng “Thành! Thành!” đáng yêu của bé.

Đề bài:Tả cảnh sân trường vào giờ ra chơi

Bài làm

Sân trường vắng lặng, chỉ nghe tiếng chim hót trên cành cây cao và tiếng lá bàng rơi xào rạc. Khi tiếng trống trường giờ ra chơi vang lên “Tùng!Tùng!Tùng” báo hiệu kết thúc một tiết học căng thẳng, cả lớp em nhốn nháo, chạy ào ra khỏi lớp như bầy ong vỡ tổ.

Vào giờ ra chơi, sân trường trở nên ồn ào và náo động. Trường em có hai dãy nhà 2 tầng và hai dãy nhà cấp bốn. Tiêng trống ra chơi vừa dứt, bài dạy cô giáo chưa giảng xong nhưng các bạn học sinh đã nhốn nháo chạy ù ra khỏi sân trường. Khung cảnh đó khiến người ta liên tưởng đến bầy ong từng đàn, từng đàn từ trong chiếc tổ to đùng bay ra ồ ạt, có thể chúng đi vui chơi hoặc chúng đang đi tìm hoa hút mật.

Trên sân trường, các ban học sinh nam rượt đuổi nhanh chạy quanh sân, còn leo lên trên những thân cây cao lớn đùa nghịch nhau, hét hò ầm ĩ. Một số đám con trai thì rủ nhau ra ngoài sân cỏ rộng lớn của xã để đá bóng. Lúc vào lớp thì bạn nào cũng ướt đẫm mồ hôi và quần áo bẩn hết. Bọn con gái thì ngoan hiền hơn, chỉ ngồi tụm năm tụm bảy nói chuyện hoặc ngồi đọc truyện tranh. Bạn kia chưa đọc xong thì bạn khác đã chạy đến giật để đọc.

ta-canh-san-truong-luc-ra-choi

Tả cảnh sân trường vào giờ ra chơi-Văn lớp 6

Lớp em có nhiều nhóm con gái thích chơi trò nhảy dây, cái dây chun rất dài được buộc chắc chắn vào nhau đảm bảo không bị đứt, từng người từng người một lần lượt nhảy từ bên này sang nên kia. Chơi đến lúc nào vào lớp mới chịu thôi. Có một số bạn chơi trò chơi chuyền, ở trong cặp mang đi học có một bộ chuyên gồm 10 que và một quả cà nắm vừa bàn tay để chơi. Các bạn nữ ngồi thành từng hàng và chơi rất đều đặn, quả cà cứ thể tung hứng rất khéo léo để không rơi xuống đất.

Dưới những thân cây bàng, rễ bàng nhô lên xù xì như những con rắn nằm ngổn ngang trên mặt đất. Đó là nơi mà rất nhiều em học sinh lớp 3, 4 ngồi tết tóc cho nhau và ôn lại bài của tiết học sinh.

Chốc chốc chúng em nghe những chú chim đang đậu ở trên cành cây cao và cất tiếng hót líu lo thật vui tai. Ngọn gió từ đâu kéo đến vi vu thổi bay những chiếc lá rơi xuống mặt đất.

Vào giờ ra chơi, tiếng cười đùa vui vẻ, tiếng chạy nhảy tung  tăng và cả tiếng hét hò ầm ĩ vang vọng cả một góc sân. Đó là thời gian để các bạn học sinh giải lao, thư giãn tinh thần để bắt đầu một tiết học mới hiểu quả hơn.

Chúng em rất thích giờ ra chơi, vì được chơi những trò chơi mà mình thích, đặc biệt không phải học bài. Giờ ra chơi nào sân trường chúng em cũng vui vẻ và náo động như thế này.

9 tháng 2 2019

I. Nội qui tham gia "Giúp tôi giải toán"

1. Không đưa câu hỏi linh tinh lên diễn đàn, chỉ đưa các bài mà mình không giải được hoặc các câu hỏi hay lên diễn đàn;

2. Không trả lời linh tinh, không phù hợp với nội dung câu hỏi trên diễn đàn.

3. Không "Đúng" vào các câu trả lời linh tinh nhằm gian lận điểm hỏi đáp.

Các bạn vi phạm 3 điều trên sẽ bị giáo viên của Online Math trừ hết điểm hỏi đáp, có thể bị khóa tài khoản hoặc bị cấm vĩnh viễn không đăng nhập vào trang web.

 
9 tháng 2 2019

I. Nội qui tham gia "Giúp tôi giải toán"

1. Không đưa câu hỏi linh tinh lên diễn đàn, chỉ đưa các bài mà mình không giải được hoặc các câu hỏi hay lên diễn đàn;

2. Không trả lời linh tinh, không phù hợp với nội dung câu hỏi trên diễn đàn.

3. Không "Đúng" vào các câu trả lời linh tinh nhằm gian lận điểm hỏi đáp.

Các bạn vi phạm 3 điều trên sẽ bị giáo viên của Online Math trừ hết điểm hỏi đáp, có thể bị khóa tài khoản hoặc bị cấm vĩnh viễn không đăng nhập vào trang web.

 
18 tháng 4 2019

i live in Hải Dương.

20 tháng 6 2018

Cứ sau mỗi năm học, để động viên tinh thần học tập của em, bố mẹ thường tổ chức cho cả nhà đi nghỉ mát. Năm nay, kết thức nămhọc, em đạt danh hiệu học sinh xuất sắc, bô' rất vui mừng, thưởng cho em một chuyến tham quan ở vịnh Hạ Long - một vùng biển đẹp nổi tiêng của nước ta hiện đang được bình chọn là di sản văn hóa thế giới.

Em đến Hạ Long với bao nhiêu là háo hức! Em đã nghe truyền thuyết về vịnh, về những con rồng trầm mình làm nên những hòn đảo muôn hình vạn trạng trong lòng vịnh. Trên đường đi, hình ảnh những làng mạc, nhà cửa, phố xá trải dài ra trước mắt... Non nước Việt Nam sao mà đáng yêu đến thế!

Kia rồi vịnh Hạ Long! Em reo lên sung sướng khi chiếc ô tô đỗ lại. Thật là trời nước một màu trong xanh thăm thẳm. Trước mắt em, trải ra ngút ngàn là màu nước biển mát lành và những hòn đảo nhỏ đan xen nhấp nhô trong lòng vịnh. Lên thuyền ra vịnh mới thấy hết cái tươi đẹp kì vĩ của khung cảnh nơi đây.

Đứng trên khoang thuyền, em nghe gió mát lồng lộng mơn man trên mái tóc. Nắng trải ra làm nước biển xôn xao lấp lánh. Càng vào sâu trong lòng vịnh càng có cảm giác nước trong vịnh là một khối ngọc bích nhưng mềm mại uyển chuyển. Nhìn bốn bề thấy mênh mang là sóng nước hiền hòa. Xa xa, cây cầu treo Bãi Cháy nổi tiếng trông như một bàn tay xinh xắn đang vẫy chào du khách. Đi sâu thêm chút nữa, quanh ta đều là những hòn đảo nhỏ đan xen vào nhau như một mê cung đầy hấp dẫn.

Mỗi hòn đảo mang một hình dáng riêng, rất kì lạ. Truyền thuyết kể rằng có 99 con rồng đã trầm mình xuống vịnh khiến cho nước biển nơi đây xanh một màu xanh biêng biếc kì diệu. Mỗi con rồng đã hóa thành một hòn đảo nên nơi đây mới có tên là vịnh Hạ Long. Tên mỗi hòn đảo lại được đặt theo hình dáng mà người ta tưởng tượng về hòn đảo đó, nào là hòn Trống Mái, nào là đảo Con Gà, nào là hang Đầu Gỗ,... lại còn hang Ti Tốp, hang Sửng Sốt nữa chứ! Có lẽ con người quá ngỡ ngàng về những gì tạo hóa diệu kì ban cho vịnh Hạ Long. Đến gần, ta mới thấy 'những hòn đảo nơi đây được tạo nên bởi những khối đá vôi khổng lồ. Qua mưa nắng thời gian, chúng đã bị bào mòn nên có hình dáng kì lạ như ngày nay. Mỗi hòn đảo lại được phủ xanh bởi những loài cây kiên cường dũng cảm: bản thân loại đá vôi có rất ít chất dinh dưỡng, cây phải tự bám đá, rễ của chúng tiết ra một loại dịch để có thể “tiêu hóa” thứ đá khô cằn kia.

Nhưng phải đến với các hang động mới thấy được hết vẻ đẹp kì lạ của Hạ Long. Bước vào hang Sửng Sốt (có lẽ vì hang đẹp đến sửng sốt chăng?) ta thấy trong lòng hang có những mạch nước ngầm nhỏ,những giọt nước từ trên trần hang nhỏ xuống mang theo vài ba hạt cát tí xíu. Những hạt cát này không theo nước rơi xuống mà ôm ấp lấy nhau, qua hàng nghìn hàng triệu năm, chúng tạo thành những mảng thạch nhũ lấp lánh. Những cái hang ở đây đều được tạo nên bởi những mảng thạch nhũ như thế, đó là kết quả của một sự vận động tự nhiên bền bỉ diệu kì đến kinh ngạc. Hang rất sâu và rộng, có thể chứa đến nghìn người. Nền hang là đá thường, còn trần hang đầy những thạch nhũ. Thạch nhũ cũng có muôn hình vạn trạng khiến du khách sửng sốt. Hình dáng phổ biến của chúng là hình trụ, thuôn nhọn về phía đuôi xuống lòng hang. Đặc biệt, có những nơi, thạch nhũ tạo thành những hình có ý nghĩa trên vách hang, trần hang. Đó là hình đôi vợ chồng trong ngày cưới, là hình con gà, con khỉ,... Dưới ánh đèn, những hình ảnh đó lấp lánh kì ảo đẹp đến khó tin.

Bước ra khỏi hang là đặt chân lên đỉnh của hòn đảo. Đứng trên cao nhìn ra bao la bát ngát vịnh Hạ Long, một lần nữa ta lại được thấy quanh mình cái mênh mông trời bể trong xanh mát lành. Những hòn đảo nhỏ nhấp nhô như ôm ấp lòng vịnh. Còn những chiếc thuyền nhỏ của ngư dân, của những đoàn khách du lịch quây quần dưới chân đảo như đàn con đang làm nũng cha mẹ...

Rời vịnh Hạ Long, em vẫn còn cảm giác ngỡ ngàng thích thú trước vẻ đẹp của vịnh - một kì quan hiếm có của Tổ quốc. Em thấy tự hào hơn về non sông gấm vóc của mình và càng thấm thìa hơn trách nhiệm phải góp phần giữ gìn và xầy dựng đất nước. Kì nghỉ hè của em đã trôi qua với bao điều thú vị và bổ ích như thế.

21 tháng 8 2018

Quê hương tôi có dòng sông xanh mát, nơi đã in dấu hồn tôi và tắm mát cho những kí ức tuổi thơ ngọt ngào, trong trẻo mà thời gian chẳng thể xóa nhòa. Có thể nói, trong trái tim tôi, dòng sông quê hương chính là một mảnh tâm hồn tôi, là cảnh đẹp tôi yêu thích nhất.

Quê hương tôi đẹp như một bức tranh thủy mặc buồn, thơ mộng, với nét hiền hòa, yên ả, là nơi tôi tìm về để ẩn náu bình yên. Mỗi lần nhớ về quê hương, về những cảnh đẹp quê hương, tôi không sao quên được hình ảnh dòng sông quê hương dịu dàng, đằm thắm. Từ xa nhìn lại dòng sông như một dải lụa trắng hiền hòa với những đường cong tuyệt đẹp, quyến rũ, kiêu sa. Lại gần, những làn nước tươi mát, nước sông trong xanh như lòng chiếc gương dài khổng lồ để những hàng cây bên đường soi bóng. Hai bên dòng sông là hàng liễu thướt tha với mái tóc dài, dịu dàng thỉnh thoảng soi tóc xuống dòng sông. Vậy là dòng sông quê hương đã thành dòng hợp lưu của muôn vàn cái đẹp nên thơ, thuần khiết, trong trắng, tinh khôi. Trên mặt sông, có những đám lục bình tim tím, một màu tím thủy chung đang lững lờ trôi theo dòng nước. Nhịp nhàng mà lẵng lẽ, dòng sông hiền hòa ấy đã gắn bó với quê hương thân thuộc của tôi bao đời nay. Con sông quê gợi nhớ chút niềm thân mật, là nơi hò hẹn của bao nhiêu lứa đôi, là nơi ríu rít tiếng chim truyền cành trên bờ sông. Có lẽ dòng sông quê hương đã trở thành nơi hò hạn, giao duyên, xe kết của biết bao tấm lòng non trẻ.

Những chiều hè nắng nóng, lũ trẻ con tụi tôi liền rủ nhau ra tắm sông. Nước sông trong xanh và mát dịu, những làn nước như đang vỗ về, đùa nghịch cùng chúng tôi, tưới mát, xoa dịu đi cái nắng hè oi ả, gắt gay. Có lần tôi đã suýt bi chết đuối vì tập bơi ở con sông này. Vậy nên, với nó tôi vừa cảm thấy gần gũi, vừa thấy có chút lo âu vì sự mênh mông sâu hút của nó. Nhưng chưa bao giờ, con sông ấy làm tôi thấy vọng, cái dáng vẻ yêu kiều, hiền hòa như tấm voan mỏng, khổng lồ đã làm duyên, làm mê đắm trái tim của bao đứa trẻ thơ non nớt như tôi đây. Để rồi, chỉ còn lại cảm giác thân thương, hiền hòa mỗi lần nghịch ngợm. Con sông cũng là một nguồn cung cấp nước sinh hoạt, tưới tiêu cho bà con trong làng, xã. Nó mang những nét rất xưa cũ, rất chân quê, rất mộc mạc của người dân lao động mà hợp thành chảy vào tiềm thức của bao người. Để nhớ về quê hương với những cảnh đẹp như cánh đồng, cây đa, giếng nước, sân đình còn là hình ảnh dòng sông thân thương, dòng sông của hai tiếng “quê hương” chảy mãi muôn đời.

Ôi con sông quê, con sông quê. Con sông đã tắm mát cho tuổi thơ êm đềm, trong trẻo của tôi. Nơi cho tôi hiểu thế nào là nét đẹp của phong cảnh quê hương.

Tớ sẽ tự tham khỏa , thank you