Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
* Ở người:
Bệnh cúm: virus cúm. Triệu chứng sốt hoặc cảm thấy sốt/ớn lạnh, ho, đau họng, sổ mũi hoặc nghẹt mũi, đau nhức cơ hoặc toàn thân, nhức đầu và mệt mỏi. Con đường lây nhiễm : thông qua dịch tiết đường hô hấp.
Đậu mùa: virus đậu mùa. con đường lây truyền: Bệnh lây truyền thường xảy ra qua bộ máy hô hấp bằng những giọt nước bọt hoặc tiêm chích trên da bị nhiễm Variola virus. Đôi khi vi rút đậu mùa vào cơ thể gây bệnh qua kết mạc mắt hoặc rau thai Các dấu hiệu để nhận biết bệnh đậu mùa thường gặp là
+ Sốt cao đột ngột;
+ Cơ thể khó chịu, mệt mỏi;
+ Đau lưng và đau đầu dữ dội, có lúc đau bụng và nôn;
+ 2 - 4 ngày xuất hiện ban ban ngứa;
+ Ban phát triển qua các giai đoạn: dát, sần, mụn nước, mụn mủ và đóng vảy;
+ Tổn thương của bạn khi tróc vảy sẽ để lại sẹo;
Bệnh đậu mùa ở trẻ em có thể xuất hiện các biến chứng liên quan đến phổi
Bệnh quai bị: gây ra bởi virus quai bị (Mumps virus), thuộc họ Paramyxoviridae. Bệnh lây từ người bệnh qua người lành thông qua nước bọt hoặc dịch tiết mũi họng chứa virus khi người bệnh hắt hơi, ho, nói chuyện, khạc nhổ... Các triệu chứng phổ biến của bệnh quai bị bao gồm: Sốt cao đột ngột;Chán ăn;Đau đầu;Sau khi sốt 1-3 ngày, tuyến nước bọt đau nhức, sưng to, có thể sưng ở một hoặc cả hai bên, khiến khuôn mặt bệnh nhân bị biến dạng, khó nhai, khó nuốt. không được điều trị đúng cách sẽ dẫn đến những biến chứng nguy hiểm. Một số biến chứng của quai bị gồm:
+ Viêm tinh hoàn và đáng lo nhất chính là teo tinh hoàn, có thể dẫn đến vô sinh.
+ Viêm buồng trứng: người bệnh sẽ có dấu hiệu đau bụng, rong kinh.
+ Đặc biệt, phụ nữ mang thai mắc quai bị trong 3 tháng đầu có thể bị sảy thai hoặc thai chết lưu.
+ Nhồi máu phổi: nguyên nhân do huyết khối từ tĩnh mạch tuyến tiền liệt.
+ Viêm tụy cấp tính,viêm cơ tim,viêm não, viêm màng não ngoài ra các em có thể tìm hiểu thêm các chủng virus: viêm gan B, sở, viêm não Nhật Bản, bệnh dại, bại liệt, hội chứng HIV/AIDS…
* Ở động vật:
Bệnh cúm gia cầm: Virus cúm gia cầm. Con đường lây truyền qua không khí và phân bón, nhưng cũng có thể lây nhiễm từ thức ăn, nước, dụng cụ. Các dấu hiệu và triệu chứng của cúm gia cầm ở gia cầm
+ Chết đột ngột mà không có bất kỳ dấu hiệu nào.
+ Yếm thịt (phần ức gà), mào, chân chuyển sang màu tím.
+ Đầu, mí mắt, mào, yếm thịt, hông bị sưng.
+ Vỏ trứng mềm hoặc biến dạng.
+ Giảm sản lượng đẻ trứng.
+ Thiếu năng lượng, giảm ăn và không linh hoạt.
+ Bị tiêu chảy.
+ Chảy nước mũi.
Cúm lợn: virus cúm lợn. Lây truyền qua không khí và phân bón, nhưng cũng có thể lây nhiễm từ thức ăn, nước, dụng cụ.
Lợn bệnh sốt, bỏ ăn, ho, chảy nhiều nước mũi, thở khó, viêm phổi, tổn thương niêm mạc phế quản, dịch nhầy trong phế quản, hạch lympho sưng…, lợn con nằm co cụm một chỗ, da mần đỏ. Ở thể cấp tính, bệnh đột ngột bùng phát và lây lan nhanh ra toàn đàn, sốt cao 41,5 – 420C. và các loại vi rút cúm khác
* Ở thực vật:
Bệnh Greening gây hại trên cây có múi (Do vi khuẩn Liberibacter asiaticus):
Con đường lây bệnh :Bệnh thường lây lan do rầy chổng cánh truyền vi khuẩn từ cây bị bệnh sang cây chưa bị bệnh và bệnh lây lan qua mắt ghép.
Biểu hiện triệu chứng đầu tiên là quả bị méo mó biến dạng, khi bổ ra sẽ thấy tâm lệch qua một bên và hạt bị thối.
Bệnh chổi rồng gây hại trên cây nhãn do vi khuẩn nhóm Gamma Proteopacteria:
Con đường truyền bệnh: qua nhân giống vô tính (ghép, chiết cành từ cây bị bệnh) và qua động vật truyền bệnh là nhện lông nhung hại cây.
Triệu chứng bệnh dễ nhận dạng: khi ra đọt non phát triển dài khoảng 2-3 cm, lá bị co lại và mọc thành từng chùm nhìn như bó chổi. Trên chùm hoa, bệnh gây hại làm chùm hoa co cụm, không đậu quả hoặc đậu rất ít quả.
- Cây bị nhiễm virus thường có biểu hiện thay đổi hình thái như lá đốm vàng, đốm nâu, bị sọc hay vằn, bị xoăn hoặc héo, bị úa vàng và rụng; thân còi cọc và bị lùn.
- Biện pháp phòng, chống virus gây bệnh ở thực vật:
+ Chọn giống cây trồng sạch bệnh.
+ Tiêu diệt vật chủ trung gian truyền bệnh.
+ Tạo giống cây trồng kháng virus.
- Cũng giống như cơ chế chung của các virus khác, virus HIV cũng bám vào tế bào chủ nhờ các gai glycoprotein và để bám vào được tế bào chủ thì cần có sự tương tác đặc hiệu chìa khóa- ổ khóa với thụ thể tế bào chủ.
- Các gai glycoprotein của HIV có chức năng giúp HIV liên kết được với các thụ thể đặc hiệu trên các tế bào đặc cầu của hệ miễn dịch của người ( tế bào bạch cầu T4, đại thực bào) để xâm nhập vào tế bào đó.
- Bởi vì gai Glycoprotein và protein mặt ngoài của HIV chỉ thích hợp để bám vào các thụ thể trên bề mặt của tế bào miễn dịch. HIV gắn với thụ thể CD4 trên bề mặt tế bào, sau đó liên kết với một thụ thể khác.
- Khi đã liên kết được với cả hai thụ thể này, HIV sẽ xâm nhập vào tế bào và bắt đầu quá trình sao chép và lây nhiễm bên trong tế bào.
• Bệnh do virus gây ra lại lây lan nhanh, rộng và khó kiểm soát vì:
- Virus khi vào trong cơ thể vật chủ có khả năng nhân lên nhanh chóng và trở thành ổ chứa virus, nó có thể lây lan cho các cá thể khác trong quần thể.
- Virus có khả năng lây lan qua nhiều con đường khác nhau, do đó xác suất lây lan và gây bệnh cho những cá thể xung quanh là rất lớn.
- Khi virus nhiễm vào cơ thể vật chủ, ở giai đoạn đầu, hết hết vật chủ không có biểu hiện triệu chứng, do đó rất khó để ngăn ngừa sự lây lan cho các cá thể khỏe mạnh.
• Khả năng lây truyền của virus trong không khí qua các giọt tiết: Virus từ cá thể mang bệnh được phát tán vào trong không khí qua các giọt tiết, soli khí; có thể bay xa khoảng một mét đến hàng chục mét tùy từng chủng. Chúng có thể lây nhiễm qua đường hô hấp, tiêu hóa hoặc tiếp xúc (dính vào thức ăn, đồ vật và lây nhiễm gián tiếp cho cá thể khác).
Đối tượng | Truyền ngang (Truyền từ cá thể này sang cá thể khác trong quần thể) | Truyền dọc (Truyền từ thế hệ bố mẹ sang con) |
Người và động vật | Truyền qua nhiều con đường khác nhau: hô hấp, tiêu hóa, tiếp xúc, vật trung gian. | Truyền từ mẹ sang con qua nhau thai, nhiễm qua đường sinh nở hoặc qua sữa mẹ (HIV, virus Zika, virus gây bệnh sởi,…) |
Thực vật | Truyền qua vết thương hoặc côn trùng làm vector. | Qua phấn hoa, hạt giống, cơ quan sinh dưỡng (đối với sinh sản sinh dưỡng). |
Để có sức khỏe tốt em đã:
- Thường xuyên tập thể dục thể thao.
- Giữ gìn cơ thể sạch sẽ, vệ sinh cơ thể hàng ngày.
- Ăn uống đủ chất.
- Thường xuyên rửa tay bằng xà phòng.
Giữ gìn cơ thể sạch sẽ, khoẻ mạnh lại có tác dụng phòng bệnh do virus vì khi cơ thể khỏe mạnh, hệ miễn dịch của cơ thể sẽ hoạt động tốt.
• Biện pháp để có sức khỏe tốt:
- Ăn uống khoa học, hợp lí, hợp vệ sinh.
- Tạo môi trường sống sạch, hạn chế tác nhân gây đột biến.
- Luyện tập, nghỉ ngơi khoa học, tinh thần thoải mái.
- Khám sức khỏe định kì.
• Giữ gìn cơ thể sạch sẽ, khỏe mạnh lại có tác dụng phòng bệnh do virusvì giữ gìn cơ thể sạch sẽ, khỏe mạnh giúp cơ thể tăng cường hệ miễn dịch chống lại tác nhân gây bệnh là virus.
Vì virus có tốc độ sinh sản nhanh bằng hình thức tự nhân đôi, và con đường lây lan của chúng cũng đa dạng như đường hô hấp, miệng, mắt, ....., Ngoài ra virus có khả năng thích nghi nhanh và tốt vs điều kiện môi trường
-> Có một số bệnh do virus gây nên có thể trở thành đại dịch