Câu 1. Đặc điểm nổi bật của trật tự thế giới mới được hình thành trong những năm đầu sau chiến tranh thế giới thứ hai là
A. một trật tự thế giới hoàn toàn do chủ nghĩa xã hội thao túng
B. một trật tự thế giới có sự phân cực giữa hai phe xã hội chủ nghĩa và Tư bản chủ nghĩa
C. một trật tự thế giới hoàn toàn do chủ nghĩa Tư bản thao túng
D. một trật tự thế giới được thiết lập trên cơ sở các nước tư bản thắng trận áp đặt quyền thống trị đối với các nước bại trận
Câu 2. Cuộc nội chiến ở Trung Quốc (1946- 1949) mang tính chất là
A. Cuộc cách mạng dân tộc, dân chủ nhân dân
B. Lật đổ tàn dư của chế độ phong kiến đưa giai cấp vô sản lên nắm chính quyền
C. Chủ nghĩa xã hội nối liền từ Âu sang Á.
D. Cách mạng xã hội chủ nghĩa
Câu 3. Từ thập niên 60,70 của thế kỉ XX trở đi nhóm các nước sáng lập ASEAN đã tiến hành
A. Công nghiệp hóa lấy xuất khẩu làm chủ đạo
B. Công nghiệp hóa thay thế nhập khẩu
C. Lấy thị trường trong nước làm chỗ dựa để phát triển sản xuất
D. Đẩy mạnh phát triển các ngành công nghiệp sản xuất hàng tiêu dùng nội địa
Câu 4. Thành công của cách mạng Trung Quốc đã ảnh hưởng thế nào đến cách mạng tháng Tám
A. Tăng cường lực lượng phe XHCN và động viên, giúp đỡ để lại nhiều bài học quý giá cho phong trào cách mạng Việt Nam
B. Tạo điều kiện cho sinh viên Việt Nam sang du học và học hỏi kinh nghiệm về lãnh đạo cách mạng Việt Nam
C. Giúp Việt Nam xây dựng, phát triển kinh tế
D. Giúp Việt Nam trong việc giao lưu, mở rộng và phát triển văn hóa dân tộc
Câu 5. Nhận xét nào dưới đây đúng với xu thế phát triển của thế giới sau Chiến tranh lạnh?
A. thế giới mới được hình thành theo xu hướng “đa cực”
B. trật tự “hai cực Ianta” tiếp tục được duy trì.
C. thế giới phát triển theo xu thế một cực và nhiều trung tâm.
D. Mĩ vươn lên trở thành “một cực” duy nhất.
Câu 6. Nguyên nhân cơ bản nhất làm cho chủ nghĩa xã hội ở Liên Xô và các nước Đông Âu sụp đổ vào cuối ng năm 80 đầu những năm 90 của thế kỉ XX là
A. không bắt kịp bước phát triển của khoa học kĩ thuật
B. chậm sửa chữa những sai lầm
C. đường lối lãnh đạo mang tính chủ quan, duy ý chí
D. sự chống phá của các thế lực chống chủ nghĩa xã hội
Câu 7. Việt Nam có thể rút kinh nghiệm gì từ sự phát triển kinh tế của Mĩ sau chiến tranh thế giới thứ hai để đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước
A. Nâng cao trình độ tập trung vốn và lao động
B. Khai thác và sử dụng hợp lí nguồn tài nguyên thiên nhiên
C. Tăng cường xuất khẩu công nghệ phần mềm
D. Ứng dụng các thành tựu khoa học kĩ thuật
Câu 8. Đâu không phải là vấn đề quan trọng, cấp bách với các nước đồng minh tại hội nghị Ianta?
A. Tổ chức lại trật tự thế giới sau chiến tranh.
B. Đàn áp phong trào giải phóng dân tộc.
C. Nhanh chóng đánh bại hoàn toàn các nước phát xít.
D. Phân chia thành quả giữa các nước thắng trận.
Câu 9. Ngày 22-3-1955, ở Lào diễn ra sự kiện gì đánh dấu bước phát triển của cuộc kháng chiến chống Mĩ?
A. Lào giải phóng được 4/5 lãnh thổ.
B. Lào giải phóng được 2/3 lãnh thổ.
C. Hiệp định Viêng Chăn lập lại hòa bình, thực hiện hòa hợp dân tộc ở Lào được kí kết.
D. Đảng Nhân dân Lào được thành lập.
Câu 10. Cuộc chiến tranh lạnh kết thúc đánh dấu bằng sự kiện
A. Hiệp định về một giải pháp toàn diện cho vấn đề Campuchia (10/1991)
B. Cuộc gặp không chính thức giữa Busơ và Goocbachop tại đảo Manta (12/1989)
C. Định ước Henxinki năm 1975
D. Hiệp ước về hạn chế hệ thống phòng chống tên lửa (ABM) năm 1972
Câu 11. Yếu tố nào sau đây quyết định nhất đến sự phát triển và thắng lợi của phong trào giải phóng dân tộc ở các nước Á, Phi và Mĩ Latinh sau Chiến tranh thế giới thứ hai?
A. Sự suy yếu của các nước thực dân phương Tây.
B. Ý thức độc lập và sự lớn mạnh của lực lượng dân tộc.
C. Thắng lợi của phe Đồng minh trong chiến tranh chống phát xít.
D. Hệ thống xã hội chủ nghĩa hình thành và ngày càng phát triển.
Câu 12. Cơ sở quyết định để Mĩ triển khai chiến lược toàn cầu với tham vọng bá chủ thế giới sau chiến tranh thế giới thứ hai là
A. tiềm lực kinh tế và quân sự của to lớn của Mĩ
B. sự suy yếu của các nước tư bản Tây Âu và sự lớn mạnh của Liên Xô.
C. sự ủng hộ của các nước tư bản đồng minh đã bị Mĩ khống chế
D. sự phát triển mạnh mẽ của phong trào cộng sản và công nhân quốc tế ở các nước thuộc địa, phụ thuộc.
Câu 13. Sợi chỉ đỏ xuyên suốt trong chính sách đối ngoại của Nhật Bản từ sau Chiến tranh thế giới thứ hai đến năm 2000 là:
A. Hướng về các nước châu Á
B. Tăng cường quan hệ với các nước Đông Nam Á.
C. Liên minh chặt chẽ với Mĩ.
D. Coi trọng quan hệ với Tây Âu.
Câu 14. Khoa học - kĩ thuật và công nghệ Nhật Bản chủ yếu tập trung vào lĩnh vực
A. công cụ sản xuất mới
B. chinh phục vũ trụ
C. sản xuất ứng dụng dân dụng
D. công nghệ phần mềm
Câu 15. Dưới đây là những sự kiện được coi là khởi đầu cho chiến tranh lạnh
1. Tổ chức hiệp ước Vacsava
2. Hội đồng tương trợ kinh tế thành lập
3. Tổ chức hiệp ước Đại Tây Dương
4. Kế hoạch Macsan ra đời
Hãy sắp xếp các sự kiện trên theo đúng trình tự thời gian
A. 1.2.3.4 B. 4,2,3,1
C. 4,3,2,1 D. 1,3,2,4
Câu 16. Đặc điểm lớn nhất của cuộc cách mạng khoa học - kĩ thuật hiện đại là
A. Cách mạng công nghệ trở thành cốt lõi
B. Khoa học trở thành lực lượng sản xuất trực tiếp
C. Công nghệ thông tin phát triển mạnh mẽ
D. tạo ra công cụ sản xuất mới
Câu 17. Nội dung nào dưới đây không phải là mặt tiêu cực của xu thế toàn cầu hoá
A. Làm cho quan hệ quốc tế trở nên căng thẳng, phức tạp
B. Làm trầm trọng thêm sự bất công xã hội
C. Đào sâu hố ngăn cách giàu – nghèo trong từng nước và giữa các nước
D. Làm cho mọi hoạt động và đời sống con người kém an toàn
Câu 18. Ba trung tâm kinh tế tài chính lớn của thế giới hình thành vào thập niên 70 của thế kỉ XX là
A. Mĩ- Đức- Nhật Bản. B. Mĩ- Tây Âu- Nhật Bản.
C. Mĩ- Anh – Pháp. D. Mĩ- Liên Xô- Nhật Bản.
Câu 19. Nhân tố khách quan nào sau đã giúp kinh tế các nước Tây Âu hồi phục sau chiến tranh thế giới thứ hai?
A. Sự nỗ lực của toàn thể nhân dân trong nước
B. Sự giúp đỡ viện trợ của Liên xô
C. Viện trợ của Mĩ theo kế hoạch Macsan
D. Tiền bồi thường chiến phí từ các nước bại trận
Câu 20. Quốc gia nào ở khu vực Tây Âu luôn luôn liên minh chặt chẽ với Mĩ sau chiến tranh thế gới thứ hai.
A. Anh. B. I-ta-li-a.
C. Đức D. Pháp
Chép mệt quá ! Nhanh lên, giúp mk với
Tình hình nông nghiệp ở các thế kỷ XVI - XVIII
- Từ cuối thế kỉ XV đến nửa đầu thế kỉ XVII. Do Nhà nước không quan tâm đến sản xuất, nội chiến giữa các thế lực phong kiến => nông nghiệp sa sút, mất mùa đói kém liên miên.
- Từ nửa sau thế kỉ XVII, tình hình chính trị ổn định, nông nghiệp 2 Đàng phát triển.
+ Ruộng đất ở cả 2 Đàng mở rộng nhất là ở Đàng trong.
Nguyên nhân khiến kinh tế nông nghiệp đàng ngoài giảm sút: Do xung đột giữa các tập đoàn phong kiến. Chính quyền Lê-Trịnh ít quan tâm đến thuỷ lợi và tổ chức khai hoang. Quan lại lộng quyền
+ Thuỷ lợi được củng cố.
+ Giống cây trồng càng phong phú.
+ Kinh nghiệp sản xuất được đúc kết.
- Ơ cả 2 Đàng chế độ tư hữu ruộng đất phát triển. Ruộng đất ngày càng tập trung trong tay địa chủ.
giúp mình với