K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

12 tháng 5 2017

Khác:
- Xương thằn lằn :
+ Cổ dài (8 đốt sống cổ)
+ Duôi dài
+ Chi trước và chi sau bằng nhau
+ Chi trước có 5 ngón
- Xương ếch:
+ Cổ ngắn (1 đốt sống cổ)
+ Đuôi tiêu giảm (đốt sống cùng)
+ Chi trước ngắn, chi sau dài
+ Chi trước có 4 ngón

22 tháng 2 2020

1. Đặc điểm cấu tạo ngoài của ếch thích nghi với đời sống ở nước:

- Đầu dẹp, nhọn, khớp với thân thành 1 khối thuôn nhọn về phía trước → Giảm sức cản của nước khi bơi.

- Da trần phủ chất nhầy và ẩm dễ thấm khí → Giúp hô hấp trong nước.

- Các chi sau có màng bơi căng giữa các ngón → Tạo thành chân bơi để đẩy nước.

Đặc điểm cấu tạo ngoài của ếch thích nghi với đời sống ở cạn:

- Mắt và lỗ mũi ở vị trí cao trên đầu (mũi ếch thông với khoang miệng và phổi vừa để ngửi vừa để thở)→ Dễ quan sát.

- Mắt có mi giữ nước mắt do tuyến lệ tiết ra, tai có màng nhĩ Bảo vệ mắt, giữ mắt khỏi bị khô, nhận biết âm thanh trên cạn.

- Chi 5 phần có ngón chia đốt linh hoạt → Thuận lợi cho việc di chuyển.

2.

Đặc điểm chung của Lưỡng cư

- Môi trường sống: Nước và cạn.

- Da: Trần, ẩm ướt.

- Cơ quan di chuyển: Bốn chân có màng ít hoặc nhiều.

- Hệ hô hấp: Mang (nòng nọc), phổi và da (trưởng thành).

- Hệ tuần hoàn: Tim 3 ngăn, 2 vòng tuần hoàn.

- Sự sinh sản: Đẻ trứng, thụ tinh ngoài.

- Sự phát triển cơ thể: Biến thái.

- Đặc điểm nhiệt độ cơ thể: Biến nhiệt.

22 tháng 2 2020

3. Vai trò của lưỡng cư đối với đời sống con người:

- Có lợi cho nông nghiệp: tiêu diệt sâu bọ phá hại mùa màng.

- Có giá trị thực phẩm.

- Là vật thí nghiệm trong sinh học.

- Là chế phẩm dược phẩm.

4. * Sự sinh sản:
- Thời điểm ếch sinh sản: cuối xuân, sau những trận mưa đầu hạ.
- Ếch đực kêu "gọi ếch cái" để ghép đôi. Ếch cái cõng ếch đực trên lưng, ếch đực ôm ngang ếch cái, chúng tìm đến bờ nước để đẻ.
- Ếch cái đẻ đến đâu, ếch đực ngồi trên tưới tinh tới đó. Sự thụ tinh xảy ra bên ngoài cơ thể nên được gọi là sự thụ tinh ngoài.
- Trứng tập trung thành từng đám trong chất nhày nổi trên mặt nước, trứng phát triển, nở thành nòng nọc.
* Sự phát triển qua biến thái ở ếch:
- Trứng ếch nở ra nòng nọc, sống trong nước.
- Nòng nọc mọc 2 chi sau.
- Nòng nọc mọc 2 chi trước.
- Nòng nọc rụng đuôi trở thành ếch trưởng thành, có thể sống ở cả nước và trên cạn.

13 tháng 1 2016

1. ko

2.ở thằn lằn tâm thất có thêm vách, ngăn hụt chia tạm thời tâm thất thành 2 nửa -> máu đi nuôi cơ thể ít bị pha trộn

7 tháng 4 2017

khi bị rắn độc cắn cần xử lí như thế nào

  • Nếu phát hiện bị căn thì buộc garô sau đó dùng dao rạch nhẽ vết bị rắn cắn thành hình chữ thập (+). Lưu ý không nên rạch quá sâu để tránh rạch vào dây thần kinh, mạch máu hay dây chằng…, chỉ cần rạch qua da đến cơ khi máu chảy được là được. Rạch dài khoảng 1 đến 2cm và nhớ phải sát trùng trước khi rạch.
  • Nặn máu độc ra ngoài cho tới khi máu tươi chảy ra là được
  • Rửa sạch vết thương sau đó tới bệnh viện gần nhất để được điều trị 1 cách kịp thời.
7 tháng 4 2017

phân tích những đặc điểm cấu tạo bộ xương trong của thằn lằn để chứng tỏ chúng thích nghi vs đời sông trên cạn

+ thằn lằn đốt sống thân mang xương sườn, một sô kết hợp với xương mó ác tạo thành lồng ngực để bảo vệ nội quan và tham gia hô hấp

+cổ có 8 đốt sống , nên rất linh hoạt, phạm vi quan sát rộng.

+Đốt sống đuôi dài, có tác dụng làm tăng ma sát giúp cho sự di chuyển trên cạn.

10 tháng 4 2017

So sánh lối sống và cấu tạo của thằn lằn với ếch đồng?

* Lối sống:

- Giống nhau:

+ Là động vật có xương sống

+ Có tập tính trú đông

+ Là động vật biến nhiệt

- Khác nhau:

Đời sống Thằn lằn Ếch đồng
Nơi sống Khô ráo Ẩm ướt
Thời gian hoạt động Ban ngày Ban đêm
Tập tính trú đông Trong hang đất khô Ở nơi ẩm ướt, gần bờ ao
Tập tính lối sống Thường phơi nắng Thường ở nơi tối, ẩm
Hô hấp Bằng phổi Phổi và lớp da ẩm
Sinh sản Thụ tinh trong Thụ tinh ngoài

* Cấu tạo:

a) Cấu tạo ngoài:

- Ếch đồng có cấu tạo ngoài thích nghi với đời sống vừa ở nước vừa ở cạn:

+ Đầu dẹp, nhọn, khớp với thân thành một khối thuôn nhọn về phía trước.

+ Mắt và lỗ mũi nằm ở vị trí cao trên đầu.

+ Da trần, phủ chất nhày và ẩm, dễ thấm khí.

+ Mắt có mi giữ nước mắt do tuyến lệ tiết ra, tai có màng nhĩ, mũi thông khoang miệng.

+ Chi năm phần có ngón chia đốt, linh hoạt.

+ Các chi sau có màng bơi căng giữa các ngón (giống chân vịt).

- Thằn lằn có cấu tạo ngoài thích nghi với đời sống hoàn toàn ở cạn:

+ Da khô, có vảy sừng bao bọc.

+ Có cổ dài

+ Mắt có mi cử động, có nước mắt

+ Màng nhĩ nằm trong một hốc nhỏ bên đầu

+ Thân dài, đuôi rất dài

+ Bàn chân có năm ngón có vuốt.

b) Cấu tạo trong:

1. Hệ hô hấp:
- Ếch đồng: Phổi đơn giản, ít vách ngăn. Chủ yếu hô hấp qua da
- Thằn lằn bóng: Phổi nhiều ngăn, có cơ liên sườn tham gia hô hấp.

2. Hệ tuần hoàn:
- Ếch đồng: Tim 3 ngăn (2 tâm nhĩ, 1 tâm thất) 2 vòng tuần hoàn. Máu pha trộn nhiều hơn
- Thằn lằn bóng: Tim 3 ngăn (2 tâm nhĩ và 1 tâm thất), có vách hụt. 2 vòng tuần hoàn, máu nuôi cơ thể ít bị pha.

3. Hệ thần kinh:
- Ếch đồng: Não trước và thùy thị giác phát triển; tiểu não kém phát triển. Hành tủy, tủy sống
- Thằn lằn bóng: 5 phần: thùy khứu giác, não trước, thùy thị giác, tiểu não, hành tủy. Não trước và tiểu não phát triển=>đời sống và hoạt động phức tạp.

So sánh hệ tuần hoàn của chim bồ câu với thằn lằn và ếch đồng?

- Hệ tuần hoàn của ếch: Xuất hiện vòng tuần hoàn phổi, tạo thành 2 vòng tuần hoàn với tim ba ngăn ==> máu đi nuôi cơ thể là máu pha.
- Hệ tuần hoàn của thằn lằn thì tim có 3 ngăn, nhưng có thêm một vách hụt ngăn tâm thất tạm thời thành 2 nửa riêng biệt => máu đi nuôi cơ thể ít bị pha hơn.
- Hệ tuần hoàn của chim thì tim đã có 4 ngăn, gồm 2 nửa tách nhau hoàn toàn, máu đi nuôi cơ thể là máu đỏ tươi, không bị pha trộn.

Chúc bn hx tốt!

10 tháng 4 2017

Cảm ơn nhiều nha!yeu

C1Phân biệt bộ ăn sâu bọ bộ gặm nhấm và thú ăn thịt C2đặc điểm thích nghi của bộ dơi và bộ cá voi thú huyệt bộ có túi C3giải thích vì sao thú mỏ vịt đẻ trứng,kangaroo đẻ trứng không có nhau thai nhưng vẫn xếp chung một lớp với thỏ C4hiện tượng sinh ở thỏ được gọi là gìnó tiến hóa hơn hiện tượng sinh sản ở bò sát và chim như thế nào C5thú mang lại những giá trị gì...
Đọc tiếp

C1Phân biệt bộ ăn sâu bọ bộ gặm nhấm và thú ăn thịt

C2đặc điểm thích nghi của bộ dơi và bộ cá voi thú huyệt bộ có túi C3giải thích vì sao thú mỏ vịt đẻ trứng,kangaroo đẻ trứng không có nhau thai nhưng vẫn xếp chung một lớp với thỏ C4hiện tượng sinh ở thỏ được gọi là gìnó tiến hóa hơn hiện tượng sinh sản ở bò sát và chim như thế nào

C5thú mang lại những giá trị gì chúng ta cần làm gì để bảo vệ và phát triển lớp thú

C6đặc điểm chung của lớp thú và lớp chim

C7Lập bảng so sánh hệ hô hấp và hệ tuần hoàn của ếch thằn lằn và chim C8So sánh cấu tạo hệ tuần hoàn và hệ hô hấp của ếch và thằn lằn,chim bồ câu C9đặc điểm cấu tạo thích nghi với đời sống của bộ dơi và bộ cá voi C10Vì sao bộ linh trưởng được xem là bộ tiến hoá nhất mai kiểm tra1 tiết r giúp mk vs
0
1 tháng 1 2018

Số lượng:
+ Cá sụn 850 loài
+ Cá xương 24 565 loài
Môt trường sống:
+ Cá sụn: nước mặn và nước lợ
+ Cá xương: nước mặn và nước lợ và nước ngọt
Đặc điểm phân biệt:
+ Cá sụn: bộ xương bằng chất sụn, khe mang trần, da nhám, miệng nằm ở bụng
+ Cá xương: bộ xương bằng chất xương, xương nắp mang che các khe mang, da có phủ vẩy, miệng nằm ở phía trước.

25 tháng 3 2018

- Xương chi của các loài động vật trong hình giống nhau về thành phần cấu trúc (đều gồm các xương: xươn cánh, xương trụ, xương quay, xương cổ tay, xương bàn và xương ngón), khác nhau về cấu tạo từng thành phần: chi tiết các xương biến đổi, hình dạng khác nhau để thích nghi chức năng khác nhau.

    + Ở mèo: chi trước để di chuyển, bắt mồi nên có móng vuốt, xương bàn phát triển.

    + Ở cá voi: chi trước dùng để bơi, xương ngón dài, nhiều đốt.

    + Ở dơi: chi trước để bay, xương nhỏ, dài, kẽ ngón có màng da.

    + Ở người: chi trước để cầm nắm, ngón tay phát triển, các xương cổ tay linh hoạt,…

26 tháng 3 2019

Đáp án: C

28 tháng 6 2020

* Các loài trong tự nhiên đẻ nhiều trứng thường là những loài có hiệu suất thụ tinh thấp, trứng đẻ ra gặp phải nhiều bất lợi của môi trường, xác suất gặp nhau giữa trứng và tinh trùng thấp nên việc đẻ nhiều trứng giúp duy trì nòi giống cho loài.

- Cá sống ở dưới nước, quá trình thụ tinh hoàn toàn diễn ra ở dưới nước, con cái đẻ trứng vào trong nước rồi con đực mới đi thụ tinh nên hiệu suất thụ tinh thấp, trứng dễ bị thất thoát do bị các loài khác ăn mất,... do vậy phải đẻ nhiều trứng.

- Ếch vừa sống trên cạn vừa sống dưới nước. Con cái đẻ đến đâu con đực rưới tinh trùng đến đó. Mặt khác trứng được bảo vệ tốt hơn nên đẻ ít trứng hơn cá

- Tương tự thằn lằn thụ tinh trong nên xác suất trứng và tinh trùng gặp nhau cao hơn.