Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Câu ca dao:
+ không thầy đố mày làm nên.
+ muốn sang thì bắc cầu kiều, muốn con hay chữ thì yêu lấy thầy
+học thầy không tày học bạn
......... còn nhiều lắm
-----
Bài hát:+người thầy, +nhớ ơn thầy cô, +bụi phấn,+người thầy năm xưa......
- mình chỉ nhớ mấy bài kia thôi.
Mà sắp 20/11 mình mong bạn sẽ chuẩn bị thật tốt cho thầy cô của bạn nha..!
a. Các đề bài trên có cấu tạo chia làm hai loại. Một loại đề có những từ ngữ chỉ rõ cách thức tiến hành bài làm: phân tích, cảm nhận và suy nghĩ, cảm nhận, gợi cho em những suy nghĩ gì, ... Một loại đề không đưa ra yêu cầu, mệnh lệnh cụ thể (Đề 4, 7).
b. Khi đề bài yêu cầu phân tích, cảm nhận và suy nghĩ biểu thị những yêu cầu định hướng cách làm bài.
+ Phân tích là muốn định hướng cụ thể về thao tác, khi đó phải phân tách, xem xét đối tượng dưới nhiều góc độ, đối chiếu, so sánh… để từ đó đi đến nhận định về đối tượng.
+ Cảm nhận và suy nghĩ là muốn nhấn mạnh đến việc đưa ra cảm thụ, ấn tượng riêng (cảm nhận) và nhận định, đánh giá (suy nghĩ) về đối tượng; đối với loại yêu cầu này, để thuyết phục, chứng minh được ý kiến của mình, người làm cũng phải tiến hành giảng giải bằng các thao tác như phân tích, giải thích…
+ Với đề bài không có lệnh cụ thể, người làm tự lựa chọn những thao tác cần thiết để làm rõ, chứng minh cho ý kiến của mình về đối tượng được nêu ra trong đề bài.
1. Câu hỏi tu từ thể hiện cảm xúc nuối tiếc khôn nguôi của nhân vật con hổ với quá khứ.
2. Điệp ngữ "đâu, nào đâu" có ý nghĩa thể hiện cảm xúc tiếc nuối, sự hụt hẫng vô hạn của nhân vật "ta" khi quá khứ đã qua không thể trở lại lần nữa.
3. Đại từ "ta" khẳng định vị thế chủ động, đứng ở ngôi cao nhất của chúa tể sơn lâm.
4.
- Thời điểm: đêm trăng, ngày mưa, bình minh, hoàng hôn.
- Cấu tứ: Một câu nói về thiên nhiên, một câu nói về hình ảnh con hổ. Hình ảnh thiên nhiên phong phú, lãng mạn và thi vị. Hình ảnh con hổ nổi bật với tư thế lẫm liệt, kiêu hùng và đầy uy lực. Cảnh dù hiện lên trong tâm tưởng, trong hoài niệm của con hổ nhưng hết sức sống động, như thước phim của kí ức được tua lại vẹn nguyên trong trí óc của con hổ.
- 4 bức tranh mở ra 4 cảnh, mở ra 4 kỉ niệm về quá khứ vàng son của con hổ. 4 cảnh này được xem là tuyệt bút, tạo nên bức tranh tứ bình độc đáo. Đoạn thơ này thể hiện sự am hiểu và sự vận dụng sáng tạo, kết hợp giữa truyền thống và hiện đại của Thế Lữ. Bởi tứ bình là nghệ thuật đặc sắc của thơ ca thời trung đại. Khi nói về vẻ đẹp cao sang quý phái, người ta thường hay sử dụng hình ảnh long, li, quy, phượng; khi nói về vẻ đẹp của người quân tử, thường gửi gắm vào hùng ảnh tùng, cúc, trúc, mai; hay khi nói đến 4 nghề nghiệp thường sử dụng tứ trụ: ngư, tiều, canh, mục. Tranh tứ bình với 4 cặp câu thường tự nó biểu đạt một nội dung hoàn chỉnh, kí thác một nỗi niềm nào đó. Trở lại với đoạn thơ của Thế Lữ, ta thấy được, mỗi cặp câu cũng tạo ra một hình ảnh độc đáo. Hình ảnh con hổ là biểu tượng cho những người dân VN bị mất tự do thời bấy giờ đã mang lại cho câu thơ, đoạn thơ dáng dấp hiện đại. Và bức tranh tứ bình trong bài thơ này tự nó đã tạo thành một chỉnh thể, diễn đạt một nội dung hoàn chỉnh: nói về nỗi nhớ của con hổ với quá khứ vàng son.
- Đoạn bức tranh tứ bình này mỗi cảnh là một mảnh ghép của kí ức, có cảnh ban ngày, có cảnh ban đêm, có cảnh lãng mạn thi vị, có cảnh linh thiêng, thâm u. Những đường nét của bức tranh tứ bình ấy đã làm tái hiện vẹn nguyên quá khứ vàng son của con hổ. Điều đó cho thấy nỗi nhớ da diết cồn cào của con hổ khi sống trong trạng thái tù đày, mất tự do.
- Biện pháp nhân hóa: Vầng trăng đi qua ngõ. Biện pháp nhân hoá khiến vầng trăng sinh động và có hồn như con người.
- Biện pháp so sánh: Vầng trăng đi qua ngõ như người dưng qua đường. Biện pháp so sánh nhấn mạnh sự hờ hững, vô tình của nhân vật trữ tình với vầng trăng.
- Biện pháp liệt kê: ánh điện, cửa gương. Biện pháp liệt kê tô đậm cuộc sống tiện nghi, hiện đại ở thành phố của nhân vật trữ tình.
Đoạn thơ trên có sử dụng hai biện pháp tu từ là: So sánh và nhân hóa.
-Biện pháp nhân hóa: Vầng trăng đi qua ngõ
Tác dụng: Vầng Trăng là một vật vô tri vô giác đã trở nên sinh động hơn dưới ngòi bút tài ba của tác giả. Biện pháp tu từ nhân hóa đã làm cho vầng trăng trở nên có hồn, sinh động như một cơ thể sống.
-Biện pháp so sánh:Như người dưng qua đường
Xưa kia, con người luôn xem trăng là bạn, bầu bạn với trăng.Nhưng giờ đây công nghiệp phát triển, đèn điện ra đời, ánh trăng dần bị lãng quên.biện pháp so sánh làm cho người đọc, người nghe tháy được sự hờ hững,vô tình của nhân vật trữ tình đối với vầng trăng.
Gieo vần chân
Gieo gián cách
2-3-3
3-2-3
4-4
3-2-3
4-4
3-3-2
3-2-3
2-2-4
2-3-3
2-3-3
Phân tích biện pháp tu từ trong các đoạn thơ, văn sau:
1. Này lắng nghe e khúc nhạc thơm
Say người như rượu tối tân hôn
Như hương thấm tận qua xương tủy
=>Là biện pháp so sánh ngang bằng : như
2. Em thấy cơn mưa rào
Ướt tiếng cười của bố
=> Biện pháp ẩn dụ chuyển đổi cảm giác : ướt -cười
3. Mà bên nước tôi thì đang hửng lên cái nắng 4h chiều, cái nắng đậm đà của mùa thu biên giới.
=> biện pháp ẩn dụ chuyển đổi cảm giác : nắng đậm đà
* Đặt câu:
- Con đường gập ghềnh nối liền những nếp nhà và thôn xóm xa xa.
- Đêm hè, gió từ những rặng tre thổi rì rào, xao xác.
* Chỉ ra tác dụng;
a. Sử dụng phép nhân hóa và phép đối. Trăng như người bạn tâm tình tâm giao theo Bác trên mỗi chặng đường hoạt động Cách mạng. Trăng như vươn qua cả những song sắt nhà tù để tâm tình với người tù cách mạng. Phép đối: người ngắm trăng - trăng nhòm khe cửa, cho thấy mối quan hệ 2 chiều giữa thiên nhiên và con người, chất chiến sĩ và chất thi sĩ, chất thép hòa với chất lãng mạn, trữ tình.
b. Câu thơ sử dụng phép so sánh để làm nổi bật vẻ đẹp và tư thế ra khơi khỏe khoắn của những con thuyền.
c. Câu thơ sử dụng phép ẩn dụ qua hình ảnh "mặt trời" để chỉ Bác Hồ. Bác cũng như những vầng dương kia soi sáng cho dân tộc con đường giải phóng, thắng lợi.
d. Câu thơ sử dụng phép chơi chữ "tài" liền với "tai" để khái quát lên một quy luật: những người tài hoa thì thường bạc mệnh, chịu số phận hẩm hiu và bị ghen ghét, tai ương.
e. Câu thơ sử dụng phép so sánh để tạo ấn tượng về tiếng suối. Tiếng suối chảy róc rách trong khe núi mà nghe hay và mê hoặc như tiếng hát của người nghệ sĩ.
f. Hình ảnh "một trái tim" vừa là ẩn dụ vừa là hoán dụ. Để chỉ những người lính lái xe Trường Sơn. Câu thơ hàm ý: những chiếc xe dù bị tàn phá đến mức thảm hại, chiến tranh dù còn nhiều khó khăn gian khổ nhưng chỉ cần những người chiến sĩ còn đồng tâm hiệp lực, còn niềm tin vào ngày mai, còn tình yêu nước, lòng quyết tâm thì cuộc kháng chiến nhất định đi đến thắng lợi.
a. thể thơ : thơ năm chữ
b. Phương thức biểu đạt chính : Tự sự
c. Các biện pháp tu từ :
+ nhân hóa
+ so sánh
d. Đây là một đoạn trích trong bài " Ánh trăng" của Nguyễn Duy. Mở đầu, tác giả có chút gì đó xao xuyến, bâng khuâng khi mà đã lâu lắm rồi : " Từ hồi về thành phố. Quen ánh điện, cửa gương" - cuộc sống hiện đại đã làm dần trôi lãng những gì của quá khứ, để rồi khi mà nhìn thấy vầng trăng, nhà thơ thổn thức, bao cảm xúc ùa về từ cái ánh sáng mộc mạc, nguyên vẹn ấy. Hình như, trăng là người bạn thủy chung, vĩnh hằng, hai tình bạn tri kỉ mà chỉ có "ta" là người thay đổi. Phải chăng, cái tình và cái ý trong Nguyễn Du đã được bộc lộ một cách chân thành nhất, và đó cũng là cái chung của muôn người. Đó là thông điệp sâu xa mà nhà thơ muốn gửi gắm đến chúng ta " Phải biết sống đủ đầy, trọn vẹn với những ân tình xưa cũ để chúng ta được sống đủ đầy, thanh thản trong cuộc đời "
Biện pháp tu từ
+ Ẩn dụ : đêm vàng bên bờ suối
Hình ảnh ẩn dụ đêm vàng bên bờ suối đầy mộng ảo, nên thơ gợi hình ảnh chúa sơn lâm say mồi trong niềm vui giữa một đêm trăng bên bờ suối
+ Nhân hoá : Ta (con hổ) say - đứng uống