K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

16 tháng 10 2017

ôi cái tag frenzy của bn :v mk có phải CTV văn đâu mà tag

à mà cx xin nhắc lại lời của ng` đặt câu hỏi để tránh mấy đứa mặt dày :)

ĐỪNG CÓP MẠNG NHA MỌI NGƯỜI

16 tháng 10 2017

Có mặt me trong đây nữa hả trời!? Thật không ngờ! Me chỉ mới là học sinh lớp 8!

20 tháng 10 2017

Bạn tham khảo hihi

Cuối năm Mậu Thân (1788), nhân dân Thăng Long và Bắc Hà phải chịu đựng những ngày tháng đau thương, tủi nhục vì nạn ngoại xâm. Lợi dụng sự cầu cứu của Lê Chiêu Thống, 290 nghìn quân Thanh do Tôn Sĩ Nghị thống lãnh, đã tràn vào chiếm đóng kinh thành và kiểm soát phần lớn đất Bắc Hà. Quân đồn trú Tây Sơn do tướng Ngô Văn Sở chỉ huy, đã theo kế sách mưu trí của tiến sĩ Ngô Thì Nhậm, lui về giữ phòng tuyến Tam Điệp - Biện Sơn.

Giành được thắng lợi tương đối dễ dàng, Tôn Sĩ Nghị tỏ ra rất chủ quan. Hắn ra lệnh cho quân sĩ tạm đóng quân ở Thăng Long để nghỉ ngơi ăn tết và chuẩn bị mọi mặt thật chu đáo rồi sau tết sẽ "tiến vào tận sào huyệt của giặc, bắt sống Nguyễn Huệ" (Hoàng Lê nhất thống chí), Hắn đóng đại bản doanh ở cung Tây Long bên bờ sông Nhị và bố trí lực lượng phòng thủ quanh Thăng Long, nhất là hướng đường thiên lý và đường thượng đạo mà quân Tây Sơn có thể bất ngờ tiến công. Trên hai hướng phòng ngự này, đồn Ngọc Hồi và đồn Đống Đa giữ vị trí then chốt.

Những ngày giáp tết năm đó, nhân dân kinh thành đã chứng kiến biết bao tội ác của quân giặc: ''kiếm mọi cách vu hãm những người lương thiện, áp bức, cướp bóc những nhà giàu có, thậm chí giữa chợ, giữa đường cũng cướp giật của cải, hãm hiếp đàn bà, không còn kiêng sợ gì cả"; và sự phản bội hèn mạt của bọn bán nước: ''nước Nam ta từ khi có đế, có vương đến nay, chưa bao giờ có ông vua luồn cúi đê hèn như thế" (Hoàng Lê nhất thống chí).

Nhưng cũng trong thời gian đó, tại Phú Xuân, ngày 24 tháng 11 Mậu Thân (21/12/1788) Quang Trung nhận được tin cấp báo và ngay hôm sau làm lễ xuất quân. Với những phán đoán tình hình và công việc chuẩn bị được trù liệu trước, chỉ trong vòng 35 ngày từ 25/11 đến 30/12 Mậu Thân (22/12/1788 - 25/1/1789), trên đường hành quân và tập kết đại quân ở Tam Điệp, Quang Trung đã hoàn tất mọi việc chuẩn bị cho chiến dịch đại phá quân Thanh. Đúng đêm giao thừa Tết Kỷ Dậu, quân Tây Sơn bất ngờ tiến công tiêu diệt đồn tiền tiêu của giặc ở Gián Khẩu, cách Thăng Long gần 90 km, mở đầu cuộc đại phá quân Thanh. Sau 5 ngày đêm tiến quân thần tốc, đạo quân chủ lực của Quang Trung đã phá tan hệ thống phòng ngự của địch trên hướng đường thiên lý tiến về Thăng Long.

Mờ sáng mùng 5 tết (30/1/1789), đạo quân chủ lực của Quang Trung phối hợp với đạo quân đô đốc Bảo công phá và tiêu diệt toàn bộ quân địch ở Ngọc Hồi - Đầm Mực.

Cùng lúc đó, đạo quân do đô đốc Long chỉ huy, bất ngờ diệt đồn Đống Đa rồi đánh thọc sâu vào đại bản doanh của Tôn Sĩ Nghị ở cung Tây Long.

Sự phối hợp hai trận đánh Ngọc Hồi, Đống Đa làm cho Tôn Sĩ Nghị hết sức bất ngờ, choáng váng và lâm vào thế hoàn toàn bất lực, sụp đổ. Với cả một lực lượng dự bị khá lớn ở tổng hành dinh, nhưng viên chủ soái quân Thanh đành phải tháo chạy trong cảnh hoảng loạn và tan rã. Trên đường tháo chạy, chúng lại bị một cánh quân Tây Sơn khác chặn đánh ở vùng Yên Thế, Phượng Nhãn, Lạng Giang và bị bồi thêm những đòn tổn thất nặng nề.

35 ngày chuẩn bị trên đường hành quân dài khoảng hơn 500 km từ Phú Xuân đến Tam Điệp và 5 ngày đêm tiến công tiêu diệt trên một tuyến phòng ngự dài khoảng 90 km từ Gián Khẩu đến Thăng Long, quân Tây Sơn dưới sự lãnh đạo của Quang Trung đã đạt mức kỷ lục về tính thần tốc trong hành quân chuẩn bị và tiến công tiêu diệt địch.
Đại thắng Thăng Long xuân Kỷ Dậu 1789 là một trong những vũ công hiển hách nhất trong lịch sử chống ngoại xâm của dân tộc ta.

Đó là chiến thắng tiêu biểu cho đỉnh cao của sự phát triển và thắng lợi của phong trào Tây Sơn, được tạo nên bằng sức mạnh quật khởi của nông dân kết hợp với sức mạnh yêu nước và đoàn kết của cả dân tộc. Trong hàng ngũ quân đội Tây Sơn lập nên vũ công mùa xuân đó có những người đã tham gia dấy nghĩa từ đất Tây Sơn, có những con các em dân tộc Tây Nguyên chuộng tự do phóng khoáng, có những người dân khắp mọi miền của đất nước đã tự nguyện đứng dưới lá cờ nghĩa Tây Sơn, có những trí thức yêu nước như Ngô Thì Nhậm, Nguyễn Thiếp... những võ quan cũ của chính quyền Lê - Trịnh như Đặng Tiến Đông..., những tướng soái Tây Sơn đã đày dạn chiến trận như Ngô Văn Sở, Phan Văn Lân, Nguyễn Văn Tuyết... .

Đó là chiến thắng của quân đội Tây Sơn với quyết tâm và ý chí đánh cho nó ''chích luân bất phản", đánh cho nó ''phiến giáp bất hoàn", đánh cho ''sử tri Nam quốc anh hùng chi hữu chủ”. ý chí đó lại được nhân dân hết lòng giúp đỡ. Và như chúng ta đã biết, trên đường hành quân chiến đấu của quân Tây Sơn, nhân dân đã cho con em mình gia nhập nghĩa quân, đã tiếp tế lương thực, giúp các phương tiện vượt sông...
Nhân dân các làng xã quanh Thăng Long đã giúp quân Tây Sơn bí mật giấu quân ém sát đồn giặc, góp ván gỗ làm mộc công phá đền Ngọc Hồi, đã phối hợp làm trận rồng lửa trong trận diệt đồn Đống Đa...
Bằng lối đánh thần tốc và một thế trận lợi hại kết hợp tiến công chính diện mãnh liệt với những mũi thọc sâu bất ngờ và những mũi vu hồi sau lưng, Quang Trung với số quân chỉ hơn 10 vạn, nhưng đã đặt Tôn Sĩ Nghị và 29 vạn quân Thanh vào thế hoàn toàn bị động, bất ngờ đi từ thất bại này đến thất bại khác và cuối cùng phải chấp nhận sự thảm hại, tháo chạy trong hoảng loạn. Đại thắng Xuân Kỷ Dậu (1789) biểu thị tập trung thiên tài quân sự của Quang Trung Nguyễn Huệ.

Cũng ngay sau khi cuộc kháng chiến kết thúc thắng lợi, Quang Trung đã giao cho Ngô Thì Nhậm, Phan Huy ích dùng mọi biện pháp ngoại giao mềm mỏng và tích cực để nhanh chóng lập lại quan hệ hòa hiếu với nhà Thanh. Chỉ trong vòng nửa năm, hai bên đã thông sứ bộ và sau đó, quan hệ bang giao và buôn bán giữa hai nước đã được khôi phục.

23 tháng 10 2017

“Tà tà bóng ngả về tây

Chị em thơ thẩn dang tay ra về”

Nguyễn Du đã sử dụng từ láy “tà tà” vừa gợi ra hình ảnh trời chiều lại vừa gợi ra nhịp vận động chậm dãi, từ từ như muốn níu kéo thêm một chút khoảnh khắc tươi đẹp của ngày xuân trước khi chìm hẳn vào bóng đêm. Có lẽ hình ảnh bóng chiều tà này cũng đồng điệu với tâm trạng của chị em Thúy Kiều khi trở về từ lễ hội mùa xuân “Chị em thơ thẩn dang tay ra về”. Từ thơ thẩn gợi ra trạng thái tự do, vô thức của chị em Thúy Kiều lại vừa gợi ra chút nuối tiếc, lưu luyến của hai chị ems au lễ hội mùa xuân.

“Bước dần theo ngọn tiểu kê

Lần theo phong cảnh có bề thanh thanh”

Hai chị em Thúy Kiều bước theo dòng suối nhỏ ven đường, tuy không trực tiếp miêu tả nhưng ta vẫn có thể cảm nhận được những bước chân nhẹ nhàng chậm dãi như muốn đi, như muốn ở của hai nàng Vân, Kiều. Không khí náo nhiệt buổi sáng đã lùi lại nhường chỗ cho không gian rộng vắng nhưng không kém phần thơ mộng của cảnh vật “Lần theo phong cảnh có bề thanh thanh”, cảnh vật đẹp trong chính cái vẻ tĩnh lặng của nó.

“Nao nao dòng nước uốn quanh

Dịp cầu nho nhỏ cuối ghềnh bắc qua”

Tác giả sử dụng từ láy “nao nao” gợi ra dòng chảy nhẹ, từng nhịp nhẹ nhàng uốn theo dòng suối bên đường tạo ra khung cảnh động mà có vẻ tĩnh. Cuối con suối là nhịp cầu nhỏ bắc ngang qua. Mọi khung cảnh đều rất giản dị, quen thuộc không có gì quá mới lạ nhưng lại mang đến nhiều cảm xúc cho chị em Thúy Kiều cũng như cho chính người đọc.

Bức tranh chiều tà như đối lập hoàn toàn với sự náo nhiệt, sôi nổi ban sáng nhưng dù ở thời điểm nào, bức tranh mùa xuân đều có những hấp dẫn của riêng nó, đó là cái nồng nhiệt của ngày xuân, nhưng đó cũng có thể là cái tĩnh lặng nhưng thơ mộng của chiều tà.

23 tháng 10 2017

"Tà tà bóng ngả về tây,
Chị em thơ thẩn dan tay ra về.
Bước lần theo ngọn tiểu khê,
Lần xem phong cảnh có bề thanh thanh.
Nao nao dòng nước uốn quanh,
Dịp cầu nho nhỏ cuối ghềnh bắc ngang" ...

Bên cạnh vẻ thanh thoát, dịu nhẹ của mùa xuân như ở những câu thơ trước, khung cảnh mùa xuân đến đây đã mang một sắc thái khác với bức tranh lễ hội rộn ràng, nhộn nhịp. Cảnh vật toát lên vẻ vương vấn khi cuộc du xuân đã hết. Các từ láy tà tà, thơ thẩn, thanh thanh, nao nao, nho nhỏ vừa gợi tả sắc thái cảnh vật vừa gợi ra tâm trạng con người. Dường như có cái gì đó đang mơ hồ xâm lấn, cảnh vật đã nhuốm sắc thái vương vấn, man mác của tâm trạng con người, ở đây, Nguyễn Du đã sử dụng bút pháp tả cảnh ngụ tình để mượn cảnh vật mà diễn tả những rung động tinh tế trong tâm hồn những người thiếu nữ. Những từ láy được sử dụng trong đoạn thơ đều là những từ láy có tính giảm nhẹ. "Tà tà" diễn tả bóng chiều đang từ từ nghiêng xuống; "thơ thẩn" lại diễn tả tâm trạng bâng khuâng dịu nhẹ không rõ nguyên nhân (nó gần với nỗi buồn "tôi buồn không hiểu vì sao tôi buồn" của Xuân Diệu sau này) "thanh thanh" vừa có ý nghĩa là sắc xanh nhẹ nhàng vừa có ý nghĩa là thanh thoát, thanh mảnh; từ "nao nao" trong câu thơ diễn tả thế chảy của dòng nước nhưng đồng thời diễn tả tâm trạng nao nao buồn và từ "nho nhỏ" gợi dáng nhỏ xinh xắn, vừa vặn với cảnh với tình. Khung cảnh thiên nhiên cũng theo đó mà nhỏ đi để phù hợp với tâm trạng con người: "ngọn tiểu khê" - dòng suối nhỏ, phong cảnh thanh thoát, dịp cầu "nho nhỏ" lại nằm ở "cuối ghềnh" ở phía xa xa,... Cảnh và người như có sự tương liên để giao hòa trong bầu không khí bâng khuâng, lưu luyến, khe khẽ sầu lay. Có thể mơ hồ cảm nhận được cảnh vật đang tạo ra dự cảm về những sự việc sắp xảy ra.

20 tháng 9 2017

- Đề 3: Một loài động vật hay vật nuôi ở quê em

* Bài viết :

Trâu là loài động vật thuộc lớp thú – bộ móng guốc, có sức dẻo dai. Da trâu thường đen bóng, lông mao thưa thớt hơn bò.

Từ xa xưa con trâu đã là người bạn thân thiết của người nông dân Việt Nam. Hình ảnh con trâu đi vào ca dao thật nhẹ nhàng, tình cảm :

“Trâu ơi ta bảo trâu này

Trâu ra ngoài ruộng trâu cày với ta

Cấy cày là việc nông gia

Ta đây trâu đấy ai mà quản công.”

Con trâu gắn liền với nhiều sự tích dân gian như : Sự tích Hồ Tây, Trí khôn của ta đây…

Trâu gắn liền với nền nông nghiệp Việt Nam bởi vì trâu cung cấp sức kéo phục vụ cho việc cày bừa.Đối với người nông dân thì trâu là một tài sản lớn. Ông cha ta đã từng nói : “con trâu là đầu cơ nghiệp” là vì thế.

Không cung cấp sưc kéo, trâu còn đem lại những nguồn lợi kinh tế khác nữa. Da trâu để làm những mặt hang bằng da hoặc làm mặt trống vừa bền lại vừa vang. Sừng trâu có thể dùng để trang trí hoặc dùng làm nhạc cụ như tù và. Hơn nữa nuôi trâu không cần phải bỏ ra nhiều công sức chăm sóc. Trâu không kén ăn như bò nhưng lại khỏe hơn bò nên nhiều người thích nuôi trâu hơn.

Con trâu gắn liền với sinh hoạt văn hóa, lễ hội, tín ngưỡng của người Việt Nam. Trong số mười hai con giáp theo quan niệm của người Phương Đông thì con trâu đứng thứ hai.

Hằng năm sau những vụ màu thì người Tây Nguyên lại tổ chức lễ hội đâm trâu còn vào tháng tám hằng năm thì người Đồ Sơn , Hải Phòng lại nô nức tổ chức hội chọi trâu.

Con trâu suốt đời tận tuy phục vụ con người. Bề ngoài trâu có vẻ dữ tợn nhưng thật ra nó rất hiền lành và chăm chỉ.

Đông Nam Á nói chung và Việt Nam nói riêng là cái nôi của nền văn monh lúa nước. Có lẽ cũng vì thế mà hình ảnh con trâu được chọn làm biểu chưng cho Đại hội thể thao lớn nhất Đông Nam Á SEA GAMES 22 mà Việt Nam vinh dự là nước đang cai.

Nói tóm lại, con trâu là loài vật gần gũi , thân thiết và đem lại rất nhiều lợi ích cho người dân. Chúng ta cần phải chăm sóc và bảo vệ trâu tốt hơn.

10 tháng 1 2019

35 + 890 = 925

57567 + 214 = 57781

967 + 46 = 1013

11 tháng 1 2019

35 + 890 = 925

57567 + 214 = 57781

967 + 46 = 1013

Đúng. k mình nhé

1 tháng 4 2020

Gợi ý:
B1: Giải thích.

  • “Sứ mệnh” : Vai trò lớn lao, cao cả của cha mẹ trong việc nuôi dạy con cái.
  • “Người mẹ”: Người sinh ra con cái , rộng hơn đó chính là mái ấm gia đình.
  • “ Chỗ dựa cho con cái”: nơi che chở , yêu thương , là nơi con cái có thể nương tựa.

Ý nghĩa cả câu : Câu nói đã đưa ra quan điểm giáo dục của cha mẹ với con cai hết sức thuyêt phục :
Vai trò của cha mẹ không chỉ nằm trong việc dạy dỗ con mà quan trọng hơn là làm sao để con cái biết sống chủ động , tích cực , không dựa dẫm…
B2: Bàn luận.

  • Phân tích mặt đúng:

+ Tại sao đólà quan điểm đúng đắn : Cuộc sống có rất nhiều trở ngại trông gai mà con người cần phải vượt qua.
Nếu con người chưa từng được rèn luyện , không phải đối mặt với bất kì trong gai nào thì rất dễ gục ngã
Vì vậy cần dạy con cái cách sống tự lập.
+ Dạy con như thế nào ?
.Dạy từ việc nhỏ nhất như chăm sóc bản thân đến việc học tập ,đến những vấn đề phức tạp hơn . theo thời gian con cái sẽ được tôi luyện , tích lũy kinh nghiệm, vững vàng hơn,trưởng thành hơn.
. Dẫn chứng cách dạy con của người Nhật.

  • Phê phán.

+ Nhiều phụ huynh nuông chiều con quá mức khiến con cái mất đi ý thức tự lập.
Hậu quả : trước khó khăn của cuộc sống thường mất phương hướng, lúng túng , bi quan ,vô dụng , hành động nông nổi thiếu suy nghĩ.
+ Hoặc phó mặc con cái một cách tự nhiên theo kiểu “trời sinh tính” , không quan tâm uốn nắn con cái.
B3: Mở rộng.
+ Cha mẹ cần luôn ở bên cạnh con nhưng cũng cần tạo cho con những “khoảng lặng”Cần thiết cho đứa trẻ tự suy ngẫm , tự quyết định việc mình đang làm.
+ Đặt vấn đề vào xã hội hiện nay thì quan điểm trên vô cùng đúng đắn.

B4: Liên hệ, rút ra bài học.
+ Bản thân luôn phải cố gắng không dựa dẫm vào sự giúp sức của bất kỳ ai. Tình thương của cha mẹ là nguồn động viên chứ không phải là vỏ bọc để lẩn tránh mọi trở ngại trên đường.
+ Cần tạo được sự yên tâm của cha mẹ với mình, cần khẳng định được bản thân.

1 tháng 4 2020

em cảm ơn ạ

13 tháng 1 2019

35 + 890 = 1225

57567 + 214 = 57781

967 + 46 = 1013

57657 + 24 = 57681

11 tháng 8 2017

văn học hiện đại việc nam đang trên đà phát triển và cũng đang cố gắng để phát triển hơn nữa về sau này.để cho mọi người trên thế giới biết rằng văn học việt nam là cả một kho tàng là những viên ngọc còn mãi với thời gian càng để lâu càng sáng