Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Câu 1 : Bộ phân nào dưới đây không xuất hiện trong tế bào nhân sơ ?
A. Vùng nhân
B. Ribôxôm
C. Màng sinh chất
D. Bộ máy Gôngi
Câu 2 : Khi có vết thương xuất hiện, bạch cầu hình thành chân giả bắt và nuốt vi khuẩn để tiêu hoá chúng là phương thức nào ?
A. Vận chuyển thụ động
B. Vận chuyển chủ động
C. Sự thực bào
D. Sự ẩm bào
Năm giai đoạn nhân lên của virut trong tế bào gồm:
- Giai đoạn hấp thụ: Nhờ glicôprôtêin đặc hiệu bám lên thụ thể bề mặt của tế bào, nếu không thì virut không bám được vào.
- Giai đoạn xâm nhập: Đối với phagơ enzim lizôzim phá hủy thành tế bào để bơm axit nuclêic vào tế bào chất. Đối với virut động vật đưa cả nuclêôcapsit vào tế bào chất sau đó “cởi vỏ” để giải phóng axit nuclêic.
- Giai đoạn sinh tổng hợp: Virut sử dụng enzim và nguyên liệu của tế bào để tổng hợp axit nuclêic và prôtêin cho riêng mình.
- Giai đoạn phóng thích: Virut phá vỡ tế bào ồ ạt chui ra ngoài. Khi
virut nhân lên làm tan tế bào thì gọi là chu trình tan.
Khi trộn axit nuclêic của chủng B với một nửa là prôtêin capsit của chủng A và một nửa chủng B sẽ được virut lai mang axit nuclêic của chủng B và vỏ prôtêin vừa là của chủng A vừa là của chủng B (xen nhau). Sau khi nhiễm vào cây thuốc lá, virut nhân lên sẽ là chủng B. Bởi vì mọi tính trạng của virut đều do hệ gen của virut quyết định.
Virut thực vật lan truyền nhờ côn trùng (bọ tri, bọ rày...) một số lan truyền qua phấn hoa, qua hạt, qua các vết xây xát do dụng cụ bị nhiễm gây ra. Sau khi nhân lên trong tế bào, virut chuyển sang tế bào khác qua cầu sinh chất nối giữa các tế bào và cứ thế lan rộng ra.
Câu 2. Virut thực vật lan truyền nhờ côn trùng (bọ tri, bọ rày...) một số lan truyền qua phấn hoa, qua hạt, qua các vết xây xát do dụng cụ bị nhiễm gây ra. Sau khi nhân lên trong tế bào, virut chuyển sang tế bào khác qua cầu sinh chất nối giữa các tế bào và cứ thế lan rộng ra
Vai trò của virut trong việc sản xuất các chế phẩm sinh học: Người ta có thể tách gen mong muốn, gắn với phagơ tạo vectơ, chuyển vectơ vào vi khuẩn, nuôi vi khuẩn trong nồi lên men. nguyên lí này đã được ứng dụng rộng rãi, mở ra triển vọng to lớn trong sản xuất nhiều loại sản phẩm khác nhau như insulin, intefêron, vacxin...với số lượng nhiều, giá thành rẻ.
Sản xuất interferon – IFN, sản xuất insulin…
* Cơ sở khoa học:
- Phagơ có chứa đoạn gen không quan trọng có thể cắt bỏ mà không liên đến quá trình nhân lên của chúng.
- Cắt bỏ gen của phagơ thay bằng gen mong muốn.
- Dùng phagơ làm vật chuyển gen.
* Quy trình:
- Tách gen IFN ở người nhờ enzim.
- Gắn gen IFN vào ADN của phagơ tạo nên phagơ tái tổ hợp.
- Nhiễm phagơ tái tở hợp vào E.coli.
- Nuôi E.coli nhiễm phagơ tái tổ hợp trong nồi lên men để tổng hợp IFN
* IFN có tác dụng:
- Chống virut, chống tế bào ung thư và tăng cường khả năng miễn dịch.
Đặc điểm cơ bản của virut:
- Kích thước siêu nhỏ, chỉ quan sát được dưới kính hiển vi điện tử.
- Cấu tạo rất đơn giản, chỉ chứa một loại axit nuclêic là ADN hay ARN.
- Kí sinh nội bào bắt buộc.
Ở điều kiện bình thường, một số vi sinh vật thường không gây bệnh, nhưng khi cơ thể yếu, khả năng miễn dịch bị suy giảm thì chúng trở thành gây bệnh, bệnh do vi sinh vật gây ra gọi là bệnh cơ hội. Vi
sinh vật gây bệnh gọi là vi sinh vật cơ hội.
– Một số vi sinh vật ở điều kiện bình thường thì không gây bệnh nhưng khi cơ thể bị suy yếu hoặc hệ thống miễn dịch bị suy giảm thì chúng lại trở thành tác nhân gây bệnh. Những vi sinh vật đó được gọi là vi sinh vật cơ hội, bệnh do chúng gây ra gọi là bệnh cơ hội.
– Hiện nay nhiễm HIV/AIDS được coi là bệnh đại dịch toàn cầu, AIDS là giai đoạn cuối của quá trình nhiễm HIV. Tuy nhiên, người bị nhiễm HIV không phải bị chết vì virut HIV mà do các bệnh cơ hội khi hệ thống miễn dịch của cơ thể bị suy giảm.
Người ta nói virut nằm ở ranh giới giữa cơ thể sống và vật không sống là vì chúng có tính chất ở giữa hai loại này:
+ Tính chất vô sinh: kích thước nhỏ, không có cấu tạo tế bào (một số virut thực vật có thể biến thành tinh thể khi ở ngoài tế bào), không có trao đổi chất riêng, không có cảm ứng,...
+ Tính chất của cơ thể sống: có tính di truyền đặc trưng, một số virut có enzim riêng, nhân lên trong cơ thể chủ để phát triển.
Đồng ý với ý kiến trên.
Chứng minh:
- Khi trong tế bào vật chủ nó có biểu hiện những dấu hiệu đặc trưng cơ bản của sự sống ( trao đổi chất và năng lượng, sinh sản...).
- Chưa có cấu tạo tế bào (cấu tạo đơn giản gồm 2 thành phần là: prôtêin và axit nuclêic), khi tồn tại bên ngoài tế bào vật chủ thì không các dấu hiệu đặc trưng của sự sống.
Bệnh truyền nhiễm
- Khái niệm: Là bệnh lây lan từ cá thể này sang cá thể khác.
vi sinh vật có thể lan truyền qua các con đường :
a. Truyền ngang:
- Qua đường hô hấp: sol khí bắn ra hoặc do hắt hơi.
- Qua đường tiêu hóa: vi sinh vật từ phân vào cơ thể qua thức ăn, nước uống bị nhiễm.
- Qua tiếp xúc trực tiếp: qua vết thương, quan hệ tình dục, qua động vật cắn hoặc côn trùng đốt…
- Qua động vật cắn hoặc côn trùng đốt.
b. Truyền dọc:
- Là phương thức truyền từ mẹ sang con qua nhau thai, khi sinh nở hay qua sữa mẹ.
- Bệnh truyền nhiễm là bệnh lây từ người này sang người khác. Tác nhân gây bệnh rất đa dạng có thể là vi khuẩn, nấm, động vật nguyên sinh hoặc virut...
- Tùy theo tác nhân gây bệnh mà có thể lan truyền theo các con đường khác nhau, có thể lan truyền theo 2 con đường:
+ Truyền ngang:
• Qua sol khí (các giọt keo nhỏ nhiễm vi sinh vật bay trong không khí bắn ra khi ho hoặc hắt hơi.
• Qua đường phân - miệng: Vi sinh vật từ phân vào cơ thể qua thức ăn, nước uống bị nhiễm.
• Qua tiếp xúc trực tiếp: Qua vết thương, qua quan hệ tình dục, hôn nhau hay qua đồ dùng hằng ngày...
• Qua động vật cắn hoặc côn trùng đốt.
+ Truyền dọc.
Truyền từ mẹ sang thai nhi qua nhau thai, nhiễm khi sinh nở hoặc qua sữa mẹ.
Bệnh sốt rét do tác nhân nào gây ra?
A. Virut Dangi. B. ĐV nguyên sinh (trùng liệt tử).
C. Virut Hecpet. D. Xoắn khuẩn