K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

Câu 3: (6,0 điểm)

Viết bài văn nghị luận nêu suy nghĩ của em về ý thức của học sinh hiện nay trong vấn đề giữ gìn vệ sinh trường lớp.

Câu 3:

Viết bài văn nghị luận nêu suy nghĩ của em về ý thức của học sinh hiện nay trong vấn đề giữ gìn vệ sinh trường lớp.

6,0 điểm

- Biết vận dụng kiến thức, kĩ năng để viết bài văn nghị luận xã hội.

- Bài viết có bố cục đầy đủ, rõ ràng, văn viết mạch lạc, dùng từ chính xác, kết hợp hài hòa yếu tố tự sự, miêu tả, biểu cảm.

- Chữ viết sạch đẹp, ít sai chính tả, ngữ pháp.

* Đảm bảo những yêu cầu cơ bản sau đây:

1. Dẫn dắt vào đề, nêu vấn đề nghị luận (Ý thức của học sinh hiện nay trong vấn đề giữ gìn vệ sinh trường lớp).

1,0

2. Làm rõ vấn đề nghị luận:

- Giải thích:

Ý thức giữ gìn vệ sinh trường lớp: là ý thức được thể hiện qua việc làm giúp cho trường lớp được thoáng mát, sạch sẽ, gọn gàng và ngăn nắp.

- Trình bày suy nghĩ về ý thức của học sinh hiện nay trong vấn đề giữ gìn vệ sinh trường lớp:

+ Mặt tích cực và tác dụng.

+ Mặt chưa tích cực và nguyên nhân, tác hại.

+ Giải pháp để học sinh có ý thức tốt trong vấn đề giữ gìn vệ sinh trường lớp.

4,0

3.Tổng hợp vấn đề nghị luận:

- Khẳng định vấn đề.

- Bài học rút ra cho bản thân về việc giữ gìn vệ sinh trường lớp.

(Các bạn dựa vào dàn ý nhé. Đừng chép trên mạng. Mình cần gấp. Thank you!

1,0

1
12 tháng 5 2019

Hiện nay môi trường của chúng ta đang bị đe dọa bởi sự ô nhiễm nặng nề. Một trong những nguyên nhân gây lên sự ô nhiễm đó là một hiện tượng thiếu văn hoá trong một xã hội văn minh: Vứt rác bừa bãi ra đường hoặc những nơi công cộng. Đây là một hiện tượng phổ biến trong xã hội đáng để quan tâm suy nghĩ. Đặc biệt, tầng lớp học sinh cũng đóng góp không nhỏ vào sự ô nhiễm môi trường này.

Hiện tượng này có thể bắt gặp ở khắp mọi nơi: Trên đường hoặc những nơi công cộng. Học sinh trong nhiều trường ăn quà vặt vứt rác thải trong nhà trường lớp học ngăn bàn. Đây là hiện tượng thiếu văn hoá, một hiện tượng xấu đáng lên án phê phán. Việc vứt rác bừa bãi tuỳ tiện như trên đã gây ra những hậu quả nghiêm trọng mà con người khó có thể lường hết: Làm ô nhiễm môi trường, ô nhiễm nguồn nước, gây dịch bệnh, ảnh hưởng xấu đến sức khoẻ cộng đồng, làm cản trở giao thông, có thể gây tai nạn bất ngờ cho người đi đường, ảnh hưởng đến mĩ quan đô thị, gây tốn kém cho nhà nước về mặt kinh phí cho việc dọn dẹp rác thải, khơi thông dòng chảy... và tạo ra một thói quen xấu rất có hại trong xã hội của chúng ta. Khi đi bộ trên đường về, học sinh ăn quà vặt rồi bứt bừa ra đường đây chính là hành động gây ảnh hưởng đến giao thông.

Hiện tượng này xảy ra là do lối sống ích kỉ chỉ biết đến quyền lợi cá nhân rất nhiều người nghĩ rằng chỉ cần làm sạch nhà mình là được còn những nơi công cộng không phải của mình nên không cần giữ gìn sạch sẽ. Do thói quen đã hình thành từ lâu rất khó có thể sửa đổi: Tiện tay vứt rác ở bất cứ nơi nào, vứt rác một cách vô tư thản nhiên không cần áy náy, suy nghĩ kể cả ở những nơi danh lam thắng cảnh nổi tiếng hay những nơi chùa chiền tôn nghiêm. Do nhiều người không ý thức được rằng hành vi vứt rác của mình là thiếu văn hoá. Do việc giáo dục ý thức giữ gìn bảo vệ môi trường sống chưa được quan tâm đúng mức, chưa được tổ chức thường xuyên nên trình độ hiểu biết của người dân còn thấp ý thức tự giác chưa cao. Việc xử phạt những người chưa có ý thức chưa thực sự nghiêm.

Chúng ta cần kiên quyết phê phán hiện tượng thiếu văn hoá ấy và cân phải chấm dứt. Mọi người chúng ta hãy tự nâng cao nhận thức của mình về vấn đề này. Phải thấy rõ sự nguy hại lâu dài của việc vứt rác bừa bãi. Hãy sống theo tinh thần: Mình vì mọi người, mọi người vì mình, có như vậy môi trường sống mới trở nên xanh sạch đẹp. Trái đất mới thực sự trở thành ngôi nhà chung đáng yêu của cả nhân loại và chất lượng cuộc sống của con người cần được nâng cao. Chúng ta cần tăng cường tuyên truyền gia đình có ý thức bảo vệ môi trường, tổ chức các cuộc thi về môi trường, tổ chức buổi lao động vệ sinh thu gom rác thải ở những khu dân cư, trong trường học, tuyên truyền về tác hại của việc vứt rác bừa bãi qua các phương tiện thông tin đại chúng, tuyên truyền về ý thức giữ gìn môi trường của một số nước ngoài. Xử phạt nghiêm minh những người có hành vi thiếu văn hoá về môi trường để răn đe nhiều người khác chấp hành. Làm được những việc như trên chắc chắn chúng ta sẽ hạn chế được đáng kể hiện tượng xấu đó và cuộc sống trở nên tốt đẹp hơn.\

Việc vứt rác bừa bãi là một hiện tượng xấu cần lên án và phê phán. Mọi người không được vứt rác bừa bãi ra đường, ra nơi công cộng và cần ý thức được việc bảo vệ môi trường bởi môi trường là ngôi nhà chung của chúng ta. Chúng ta là tầng lớp học sinh, sau này sẽ là tầng lớp trí thức của xã hội, chúng ta cần phải chấn chỉnh ngay hành động của chúng ta bây giờ.

10 tháng 5 2022

Up

11 tháng 5 2022

up

Câu 1: Viết bài văn nghị luận nêu suy nghĩ của em về mối quan hệ giữa học và hành. - Biết vận dụng kiến thức, kĩ năng để viết bài văn nghị luận xã hội. - Bài viết có bố cục đầy đủ, rõ ràng, văn viết mạch lạc, dùng từ chính xác, kết hợp hài hoà yếu tố tự sự, biểu cảm. - Chữ viết sạch đẹp, ít sai chính tả, ngữ pháp. * Đảm bảo những yêu cầu cơ bản...
Đọc tiếp

Câu 1: Viết bài văn nghị luận nêu suy nghĩ của em về mối quan hệ giữa học và hành.

- Biết vận dụng kiến thức, kĩ năng để viết bài văn nghị luận xã hội.

- Bài viết có bố cục đầy đủ, rõ ràng, văn viết mạch lạc, dùng từ chính xác, kết hợp hài hoà yếu tố tự sự, biểu cảm.

- Chữ viết sạch đẹp, ít sai chính tả, ngữ pháp.

* Đảm bảo những yêu cầu cơ bản sau đây:

1. Dẫn dắt vào đề, nêu vấn đề nghị luận (Mối quan hệ giữa học và hành)

2. Làm rõ vấn đề nghị luận:

- Giải thích:

+ Học: là tiếp thu tri thức của nhân loại thông qua hoạt động học tập ở nhà trường hoặc qua sách vở, …

+ Hành: là vận dụng những kiến thức vào thực tế đời sống.

- Trình bày suy nghĩ về mối quan hệ giữa học và hành:

+ Học và hành có mối quan hệ gắn bó mật thiết với nhau.

+ Học và hành phải đi đôi vì đây là phương pháp học tập đúng đắn và đem lại nhiều lợi ích.

+ Phê phán cách học lệch lạc (không kết hợp giữa học với hành).

3. Tổng hợp vấn đề nghị luận:

- Khẳng định vấn đề.

- Bài học rút ra cho bản thân về việc vận dụng phương pháp học tập đúng đắn.

(Các bạn dựa vào dàn ý này nhé. Mình cần gấp. Các bạn đừng chép trên mạng nhé. Thank you.!

1
12 tháng 5 2019

Từ xa xưa, để động viên con cháu chăm chỉ học tập góp phần xây dựng, bảo về và phát triển đất nước; ông bà ta có câu “Học đi đôi với hành”. Nhưng học và hành có mối quan hệ như thế nào? Học và hành thì việc nào quan trọng hơn?

Học và hành có mối quan hệ chặt chẽ, mật thiết với nhau. Vậy, mối quan hệ của chúng là gì? Chúng ta hãy cùng làm rõ. Nhưng trước tiên phải làm làm rõ về học và hành.

Học là tiếp thu kiến thức, lí thuyết từ ghế nhà trường, sách vở, phương tiện thông tin đại chúng và những người xung quanh. Học từ thấp đến cao, học từ dễ đến khó, học từ hẹp đến rộng. Học phải hiểu, phải suy ngẫm, mài mò. Hiểu rộng, hiểu sâu và phải biết tóm gọn những gì đã học. Hành là quá trình vận chuyển, áp dụng kiến thức đã học vào thực tế.

Nhiều người ôm cả đống kiến thức mà không thực hành thì chỉ thành công trên nền tảng lí thuyết. Và có nhiều người chỉ thực hành mà chẳng có một chút gì gọi là kiến thức thì kết quả cũng chẳng được gì. Bên cạnh đó, có nhiều người đã thực hiện cả hai việc học và hành: Các kiến trúc sư sử dụng kiến thức đã học vào việc thiết kế bản vẽ. Các nhà bác Học đã áp dụng lí thuyết vào việc tạo ra sản phẩm nghiên cứu. Các bác nông dân đã vận động vốn hiểu biết vào đồng ruộng, trang trại của mình. Và kết quả luôn luôn lúc đầu không được hoàn thiện nhưng những lần sau họ đã được như ý muốn.:rolleyes:
Vì việc học và hành luôn đi đôi với nhau. Như ông bà đã nói, học mà không hành thì không làm được gì, hành mà không học thì cũng chẳng làm được gì cả. Học và hành luôn là hai đường thẳng song song để đi đến con đường thành công và không thể tách rời. Học và hành cũng không thể so sánh với nhau, vì học tạo nền tảng cho việc thực hành, áp dụng; còn hành thì bổ sung kinh nghiệm, kĩ năng cho việc học.

Từ bài “Bàn luận về phép học” của La Sơn Phu Tử Nguyễn Thiếp, chúng ta càng thấy rõ mối quan hệ giữa học và hành. Bạn hãy thử áp dụng câu “Học đi đôi với hành” cho mình nếu bạn chưa thử; những người đã áp dụng rồi thì hãy tuyên truyền cho những người xung quanh và tin chắc một điều: chúng ta đều đạt được thành công nếu chúng ta kiên nhẫn, chịu tìm hiểu, mài mò. Giả sử, tất cả mọi người đều thông suốt việc học và hành luôn đi đôi với nhau thì mỗi thời gian không xa, nước ta sẽ trở thành nước công nghiệp hóa hiện đại hóa của khu vực.;):cool:

Chuc ban hoc tot nha!!!

ÔN TẬP TIẾNG VIỆT (trong thời gian nghỉ học vì dịch COVID-19) Họ và tên: .............................................................. Lớp: 8A.... Số báo danh: .......... Câu 1 (3đ): Lập bảng so sánh các kiểu câu đã học (nghi vấn, cầu khiến, cảm thán, trần thuật, phủ định)? Kiểu câu Khái niệm Chức năng (chính, phụ) Ví dụ Câu nghi vấn (1) (2) (3) Câu cầu...
Đọc tiếp

ÔN TẬP TIẾNG VIỆT

(trong thời gian nghỉ học vì dịch COVID-19)

Họ và tên: ..............................................................

Lớp: 8A....

Số báo danh: ..........

Câu 1 (3đ): Lập bảng so sánh các kiểu câu đã học (nghi vấn, cầu khiến, cảm thán, trần thuật, phủ định)?

Kiểu câu Khái niệm Chức năng (chính, phụ) Ví dụ
Câu nghi vấn (1) (2) (3)
Câu cầu khiến (4) (5) (6)
Câu cảm thán (7) (8) (9)
Câu trần thuật (10) (11) (12)
Câu phủ định (13) (14) (15)

Thang điểm: 0,2đ/ý

Câu 2 (7đ): Viết 1 đoạn văn nêu cảm nghĩ của em về bài thơ Đi đường bao gồm các kiểu câu đã học nêu trên? Yêu cầu xác định các câu đó?

Thang điểm:

*Văn bản (2đ): Nắm bắt được nội dung bài thơ để viết đoạn văn

* Tập làm văn (2đ): Vận dụng các kĩ năng đã được học và trau dồi để viết đoạn văn

* Tiếng Việt (3đ): Nắm chắc kiến thức để viết đoạn văn và xác định được kiểu câu trong đoạn văn

Lưu ý: Bài ôn tập này sẽ lấy vào điểm kiểm tra miệng trên trường. Đề nghị các em học sinh làm bài cẩn thận.

---HẾT---

1
3 tháng 5 2020

Mọi người giúp em với

29 tháng 3 2018

1 Đ

2 Đ

3 S

4 Đ

ý kiến mk zậy nhé

29 tháng 3 2018

1S 2Đ 3Đ 4Đ

24 tháng 1 2018
tính chất Kể lại sự việc,
nhân teo 1 trình tự
tái hiện cụ thể đặc
điểm về con nguời, sự vật
biểu đạt tình cảm,
cảm xúc của con người
Trình bày ý kiến,
luận điểm.
Tri thức chính xác khách quan về sự vật
, hiện tượng.
các yếu tố tạo thành sự việc, sự vật Đặc điểm, tính chất nổi bật của một sự vật, sự việc,
con người.phong cảnh
Cảm nghĩ, suy nghĩ, tình cảm luận điểm, luận cứ,luận chứng Đặc điểm khách quan của đối tượng
Khả năng kết hợp(Đặc điểm cách làm)
Giới thiệu, trình bày
diễn biến kết hợp miêu tả, biểu cảm
Quan sát, nhận xét, liên tưởng và hình dung kết hợp miêu tả,tự sự tưởng tượng,
Suy nghix, cảm xúc kết hợp phương pháp tự sự, miêu tả để khơi gợi tình cảm
Hệ thống lập luận kết hợp miêu tả
tự sự, biểu cảm.
Giải thích, liệt kê, định nghĩa,
nêu ví dụ,dùng số liệu,...

16 tháng 11 2018

mai mk hk bài này

16 tháng 11 2018

1. sai

2. đúng

3. đúng

4. đúng

21 tháng 4 2019

C1:

Đất nước ta ngày một phát triển, nhờ đó mà nền giáo dục bây giờ cũng đang được nâng cao, lớp học sinh ngày nay cũng có nhiều cách học khác với lớp học sinh ngày trước. Tuy vậy, cho dù có học như thế nào đi chăng nữa thì trong quá trình học cũng cần phải có cả thực hành, giống như lời dạy của La Sơn Phu Tử Nguyễn Thiếp trong bài “Bàn luận về phép học” : “ Học rộng rồi tóm lược lại cho gọn, theo điều học mà làm.”


“Học” chính là quá trình chúng ta tiếp thu những kiến thức mà thầy cô đã truyền đạt. Còn “hành” là việc chúng ta cần áp dụng những kiến thức đã học được vào trong cuộc sống để có thể giúp ích được cho chúng ta mai này. Học chỉ đơn thuần là tiếp nhận qua sách vở hoặc do các thầy cô truyền đạt, nhưng nếu ta chỉ có học mà không hành thì liệu những kiến thức ấy chúng ta có thể nắm sâu? Các bạn thử nghĩ mà xem, nếu trong những môn học cần đến sự thực hành như môn Hóa học, môn Sinh học trong khi ta chỉ đọc suông các kiến thức trong sách mà vẫn chưa được làm thực tế lần nào thì đến khi cần liệu các bạn có thể nhớ để thực hiện? Học thuộc các kiến thức trong sách giáo khoa không phải là điều xấu, nhưng điều quan trọng là ta phải biết kết hợp kiến thức với thực hành sao cho thật hợp lí, vì nếu như các bạn có đọc ro ro, đọc thuộc lòng các bước thí nghiệm môn Hóa học, các thao tác mổ ếch môn Sinh học mà chưa thực hành lần nào thì chắc hẳn đã đến lúc bắt tay vào làm, chúng ta đều phải lóng ngóng.
Nhưng liệu chỉ hành thôi mà không học thì có phải là một điều tốt? Một người công nhân trước khi đi vào vận hành máy móc thì chắc chắn cũng đã học qua về các bộ phận của máy, các thao tác vận hành máy sau đó thì mới có thể thực hành thành thạo được. Chính vì vậy, chỉ hành thôi mà không học thì rõ ràng cũng không ổn chút nào. Nếu như ta đã từng được thực hành đấy, đã biết được cách thức để thực hiện thí nghiệm đấy nhưng nếu ta không được học qua kiến thức từ trước thì liệu có thể thực hiện đúng và an toàn thí nghiệm được không? Học mà không hành thì không nắm vững được kiến thức mà nếu chỉ hành mà không học thì có thể sẽ không đủ kiến thức để áp dụng vào thức hành. Bởi vậy chỉ có : học đi đôi với hành” thì chúng ta mới có thể nắm kiến thức một cách sâu sắc và áp dụng đúng vào thực tế cuộc sống được.


Tuy đã cách chúng ta hơn ba thế kỉ nhưng lời dạy của La Sơn Phu Tử Nguyễn Thiếp về một phương pháp học đúng đắn vẫn còn tồn tại mãi cho đến ngày hôm nay. Chỉ có học kết hợp với thực hành thì việc học mới thực sự đạt được hiệu quả cao. Một phương pháp học tập tốt thì mới có thể đem lại cho chúng ta một kết quả tốt, chính vì vậy, tất cả chúng ta cần phải noi theo lời dạy cảu La Sơn Phu Tử Nguyễn Thiếp vì đó là một phương pháp học rất hữu ích và có thể áp dụng vào bất cứ thời điểm nào : trong quá khứ, trong hiện tại và cả ở tương lai. Các bạn thấy có đúng như vậy không?

C2:

Ngày nay việc giữ gìn vệ sinh môi trường học đường không còn là vấn đề của các trường mầm non, tiểu học, trung học cơ sở hay trung học phổ thông nữa mà ngay tại ở những trường đại học, cao đẳng vấn đề này cũng đang rất cần được nói đến. Môi trường học đường của sinh viên lâu nay đang có sự “ô nhiễm” mà đối tượng gây ô nhiễm môi trường học đường nhiều nhất không ai khác chính là các bạn sinh viên. Thế nhưng, các dối tượng này lại dửng dưng làm ngơ, quên đi và thậm chí là không hay biết. Chính các bạn sinh viên cũng thể hiện ý thức rất kém trong việc giữ gìn vệ sinh nơi trường lớp.

Dẫu biết rằng,việc giáo dục giữ gìn vệ sinh môi trường xanh-sạch-đẹp ở bất kì nơi đâu đã được trang bị cho các bạn sinh viên từ rất sớm.Song, đáng buồn thay, ở bất cứ trường học đại học, cao đẳng nào khi chúng ta có dịp ghé thăm thì không khó để nhận thấy những cảnh tượng học sinh, sinh viên không giữ gìn vệ sinh học đường, thậm chí những hình ảnh này còn mang tính chất rất phổ biến. Nhiều bạn sinh viên vứt giấy, vỏ của các bao bì đựng quà vặt, bã kẹo cao su,… lung tung nơi sân trường, hành lang lớp và nhiều nữa là nơi ngăn bàn, dưới nền lớp học… Nguyên nhân của những hành động thiếu ý thức đó là do thói lười biếng, lối sống ích kỷ chỉ biết nghĩ đến quyền lợi cá nhân của một số các bạn sinh viên. Các bạn nghĩ rằng, những nơi công cộng như trường học, lớp học không phải nhà mình, vậy thì việc gì mà phải mất công giữ gìn, đã có đội lao công dọn dẹp. Cách suy nghĩ như vậy thật đáng chê trách. Một nguyên nhân nữa là do thói quen vứt rác bừa bãi đã có từ lâu, khó sửa đổi khi ở nhà cũng như ở các lớp học hàng ngày. Mặc dù, các thầy cô giáo và ban cán sự lớp luôn thường xuyên nhắc nhở nhưng vẫn không thể nào giữ cho lớp học sạch đẹp.

Vệ sinh môi trường học đường là một trong những vấn đề cần được đưa ra giài quyết hiện nay. Vì vậy các bạn học sinh, sinh viên hãy có ý thức hơn trong việc giữ gìn, bảo vệ cảnh quan lớp học, trường học của mình. Mỗi người hãy tự thực hiện dọn dẹp, thu gom rác và vệ sinh toàn bộ lớp học, trường học ngay hôm nay. Hãy có ý thức chấp hành tốt, không xả rác bừa bãi, không vẽ bậy lên tường,… Nhiều người có ý thức đẹp sẽ tạo thành một nét văn hóa đẹp. Chung tay cùng nhau, chúng ta tạo nên một môi trường học tập sáng – xanh – sạch – đẹp.

21 tháng 4 2019

Tham khảo:

Đề 1:

Dàn ý:

1) Mở bài.

  • Khẳng định học đi đôi với hành là điều quan trọng trong phương pháp học tập.
  • Khẳng định ý kiến của La Sơn Phu Tử khi bàn về phép học là đúng đắn.

2) Thân bài.

  • Giải thích câu nói: Thế nào là "Học đi đôi với hành"?
  • Để thực hiện câu nói trên cần phải làm gì?
    • Hiểu lí thuyết để ứng dụng vào cuộc sống có hiệu quả.
    • Học kiến thức để rèn giũa phẩm hạnh đạo đức từ các môn khoa học xã hội nhân văn, để ứng dụng sáng tạo từ các môn khoa học tự nhiên.
  • Tác dụng của việc học đi đôi với hành.
    • Khẳng định được con đường chiếm lĩnh tri thức là đúng đắn.
    • Phát huy được sự chủ động và sáng tạo trong học tập.
  • Song song với việc thực hiện tốt những điều trên, cần phê phán thói học vẹt, học chay, lười học,...

3) Kết bài.

Khẳng định cách học đã nêu là hoàn toàn đúng đắn.

Bài văn:

Từ xưa tới nay, mối tương quan chặt chẽ giữa học và hành đã được nhiều người quan tâm, bàn luận, Học quan trọng hơn hành hay hành quan trọng hơn học? La Sơn Phu Tử Nguyễn Thiếp đã góp một ý kiến xác đáng về vấn đề này trong bài Bàn luận về phép học: Phép dạy, nhất định theo Chu Tử. Lúc đầu học tiểu học để bồi lấy gốc. Tuần tự tiến lên học đến tứ thư, ngũ kinh, chư sử. Học rộng rồi tóm lược cho gọn, theo điều học mà làm. Họa may kẻ nhân tài mới lập được công, nhà nước nhờ thế mà vững yên. Đó mới thực là cái đạo ngày nay có quan hệ tới lòng người. Xin chớ bỏ qua.

Ý kiến trên đây của ông là sự đúc kết kinh nghiệm sau bao năm nghiền ngẫm và áp dụng trong thực tế phương pháp dạy và học của Chu Tử (tức Chu Đôn Di), một bậc thầy của Nho giáo đời Tống bên Trung Quốc.

Trong phép học của Chu Tử, Nguyễn Thiếp nhấn mạnh đến mối quan hệ giữa học và hành: học rộng rồi tóm lược cho gọn, theo điều học mà làm. Vậy, chúng ta phải tìm hiểu xem học là gì? hành là gì?

Học là hoạt động tiếp thu những tri thức của nhân loại đã được đúc kết qua mấy ngàn năm lịch sử. Chúng ta có thể học ở trường qua sự truyền thụ của thầy cô, học ở bạn bè; tự học qua sách vở và học ở thực tế đời sống. Học để làm giàu tri thức, nâng cao trình độ hiểu biết. Học để có thể làm chủ bản thân, làm chủ công việc của mình và góp phần hữu ích vào sự nghiệp chung của đất nước, dân lộc. Theo Nguyễn Thiếp, muốn có kết quả tốt phải có phương pháp học tốt. Trước hết phải học từ thấp đến cao. Khi học phải biết tóm lược kiến thức cơ bản đế dễ nhớ, dễ vận dụng. Theo cách nói bây giờ là ta phải biết sơ đồ hóa kiến thức, biết tóm tắt nội dung văn bản đã học.

Hành là quá trình vận dụng những kiến thức đã học vào những công việc hằng ngày. Ví dụ như một bác sĩ những kiến thức tiếp thu được trong suốt quá trình đào tạo sáu, bảy năm ở trường đại học để vận dụng vào việc chữa bệnh cho nhân dân. Những kiến trúc sư, kĩ sư xây dựng đem kiến thức đã học để thiết kế và thi công bao công trình như nhà máy, bệnh viện, trường học, công viên... để phục vụ đời sống con người.

Anh công nhân trong xưởng máy vận dụng lí thuyết để cải tiến kĩ thuật, nâng cao chất lượng sản phẩm. Chị nông dân áp dụng khoa học vào đồng ruộng để có được những vụ mùa bội thu... Học sinh vận dụng những điều thầy dạy để làm một bài toán, một bài văn... đó là hành.

Bác Hồ cũng khẳng định: Học để hành, có nghĩa là học để làm cho tốt, thực tế cho thấy có học có hơn. Ông cha chúng ta ngày xưa đã nói: Bất học, bất tri lí. (Không học thì không biết đâu là phải, là đúng). Mục đích cuối cùng của sự học là nhằm phục vụ cho mọi công việc đạt hiệu quả cao hơn. Nếu học được lí thuyết dù cao siêu đến đâu chăng nữa mà không đem ra vận dụng vào thực tế thì việc học ấy chỉ tốn thời gian, công sức, tiền bạc mà thôi.

Ngược lại, hành mà không học thì hành không trôi chảy. Trong học tập, học sinh muốn làm được một bài văn hay một bài toán thì không những phải nắm vững lí thuyết mà còn phải biết vận dụng lí thuyết để làm từng kiểu bài cụ thể. Trong công việc, nếu ta chỉ làm theo thói quen, theo kinh nghiệm mà không có lí thuyết soi sáng thì năng suất công việc sẽ thấp và chất lượng không cao. Cách làm theo thói quen chỉ thích hợp với các công việc giản đơn, không cần nhiều đến trí tuệ. Còn đối với những công việc phức tạp có liên quan đến khoa học kĩ thuật thì chúng ta bắt buộc phải được đào tạo chính quy theo từng chuyên ngành và trong suốt quá trình làm việc vẫn phải học tập không ngừng. Có như vậy mới đáp ứng được yêu cầu ngày càng cao của thời đại.

Quan niệm về học và hành của La Sơn Phu Tử Nguyễn Thiếp cho đến nay vẫn giữ nguyên tính khoa học và tính thực tiễn của nó. Trong giai đoạn khoa học phát triển với tốc độ nhanh như hiện nay thì tri thức các công việc phức tạp. Lí thuyết đúng đắn có tác dụng soi sáng, dẫn đường cho thực hành. Con người sẽ rút ngắn thời gian mò mẫm, thử nghiệm và tránh được những sai lầm đáng tiếc. Lí thuyết gắn với thực hành sẽ thúc đẩy sản xuất phát triển nhanh hơn và đạt hiệu quả cao hơn.

Do đó, chúng ta không thể coi nhẹ vai trò to lớn của việc học mà phải nhìn nhận, đánh giá đúng mức mối liên quan giữa học và hành. Học và hành phải đi đôi vì chúng có tác động hai chiều với nhau. Học hướng dẫn hành. Hành bổ sung, nâng cao và làm cho việc học thêm hoàn thiện. Có học mà không có hành thì chỉ là ôm mớ lí thuyết suông. Trái lại, chỉ chú trọng thực hành mà không chịu học hỏi thì làm việc gì cùng khó khăn. Học và hành là hai mặt của một quá trình, không thể xem nhẹ mặt này hay mặt khác.

Thực tế cho thấy trong tất cả các cấp học ngày nay, phương châm học đi đôi với hành là hoàn toàn đúng. Những kiến thức mà chúng ta tiếp thu được từ nhà trường, sách vở... phải được áp dụng vào thực tiễn cuộc sống để sáng tạo ra những thành quả vật chất, tinh thần phục vụ con người.

Với cách lập luận chặt chẽ, bài Bàn luận về phép học của Nguyễn Thiếp giúp chúng ta hiểu rõ mục đích của việc học là để làm người có đạo đức, có tri thức, tài năng, đặng góp phần thúc đầy sự hưng thịnh của đất nước, chứ không phải để cầu danh lợi theo kiểu "vinh thân phi gia". Muốn học tốt phải có phương pháp đúng: Học rộng rồi tóm lược cho gọn, theo điều học mà làm; đặc biệt học phải đi đôi với hành.

22 tháng 1 2018

Câu 1:

  • Dàn ý bài giới thiệu Hồ Hoàn Kiếm và đền Ngọc Sơn như sau:
    • Mở bài: Giới thiệu chung về đối tượng thuyết minh (Hồ Hoàn Kiếm và đền Ngọc Sơn)
    • Thân bài:
      • Giới thiệu về Hồ Hoàn Kiếm (miêu tả hình dáng, cấu trúc, ý nghĩa và trò)
      • Giới thiệu về đền Ngọc Sơn (miêu tả hình dáng, cấu trúc, ý nghĩa vai trò)
      • Giới thiệu chung về khu vực bờ Hồ.
    • Kết bài: Cảm nghĩ bản thân về các công trình trên

Câu 2:

-Văn bản Tự sự: Kể lại sự việc, nhân vật theo một trình tự
-Văn bản Miêu tả: Tái hiện cụ thể đặc điểm về con người, sự vật
-Văn bản Biểu cảm: Biểu đạt tình cảm, cảm xúc của con người
-Văn bản Nghị Luận: Trình bày ý kiến, luận điểm.

- Văn bản Thuyết minh: Tri thức chính xác, khách quan về sự vật, hiện tượng.

13 tháng 1 2019

Đặc điểm (tính chất)

Văn bản Thuyết minh

Tri thức chính xác, khách quan về sự vật, hiện tượng.

Văn bản tự sự

Kể lại sự việc, nhân vật theo một trình tự

Văn bản miêu tả

Tái hiện cụ thể đặc điểm về con người, sự vật

Văn bản biểu cảm

Biểu đạt tình cảm, cảm xúc của con người

Văn bản nghị luận

Trình bày ý kiến, luận điểm.

15 tháng 1 2019

Câu 2: Sự khác nhau giữa văn bản thuyết minh với các văn bản khác:

Văn bản Thuyết minhVăn bản tự sựVăn bản miêu tảVăn bản biểu cảmVăn bản nghị luận

Đặc điểm (tính chất) Tri thức chính xác, khách quan về sự vật, hiện tượng. Kể lại sự việc, nhân vật theo một trình tự Tái hiện cụ thể đặc điểm về con người, sự vật Biểu đạt tình cảm, cảm xúc của con người Trình bày ý kiến, luận điểm.