K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

Bài 2: Trong văn bản Chuẩn bị hành trang vào thế kỷ mới, tác giả Vũ Khoan đã viết: ....Trong những hành trang ấy, có lẽ sự chuẩn bị bản thân con người là quan trọng nhất. Từ cổ chí kim, bao giờ con người cũng là động lực phát triển của lịch sử. Trong thế kỉ tới mà ai ai cũng thừa nhận rằng nền kinh tế tri thức sẽ phát triển mạnh mẽ thì vai trò con người lại càng nổi trội. (Trch...
Đọc tiếp

Bài 2: Trong văn bản Chuẩn bị hành trang vào thế kỷ mới, tác giả Vũ Khoan đã viết:

....Trong những hành trang ấy, có lẽ sự chuẩn bị bản thân con người là quan trọng nhất. Từ cổ chí kim, bao giờ con người cũng là động lực phát triển của lịch sử. Trong thế kỉ tới mà ai ai cũng thừa nhận rằng nền kinh tế tri thức sẽ phát triển mạnh mẽ thì vai trò con người lại càng nổi trội.

(Trch Ngữ văn 9, tập 2, NXB Giáo dục 2014, tr.27)

1. Câu chủ đề của đoạn văn trên nằm ở vị trí nào? Đoạn văn đã sử dụng phép liên kết nào là chủ yếu? Từ được in đậm trong câu: “Trong những hành trang ấy, có lẽ sự chuẩn bị bản thân con người là quan trọng nhất” là thành phần biệt lập gì?

2. Trong văn bản, tác giả chỉ ra một trong những cái mạnh của con người Việt Nam là thông minh nhạy bén với cái mới, còn cái yếu là khả năng thực hành và sáng tạo bị hạn chế do lối học chay, học vẹt nặng nề. Hãy viết một đoạn văn nghị luận (khoảng nửa trang giấy thi) trình bày suy nghĩ của em về lối học chay, học vẹt của một bộ phận học sinh hiện nay?

3. Em đang và sẽ làm gì để chuẩn bị hành trang cho bản thân mình khi bước vào thế kỷ 21

1
18 tháng 2 2020

3)Bước vào thế kỉ mới - một thế kỉ đầy hứa hẹn với tương lai nhưng cũng đầy thử thách, con người, đặc biệt là thanh niên cần phải chuẩn bị những hành trang để có thể cất cánh trên chặng đường bay của mình bất cứ lúc nào. Chúng ta đang bước vào thời kì hội nhập và phát triển, cũng là thời kì của công dân toàn cầu với yêu cầu lao động ngày càng cao. Vì thế mà hành trạng mà thế hệ trẻ Việt Nam cần phải tự trang bị cho mình ấy là tri thức, là kỹ năng, những phẩm chất tốt đẹp, tính cần cù, tỉ mỉ, chịu được khổ, được khó; dám chịu trách nhiệm, dám lên tiếng đấu tranh, dám nói và đặc biệt là phải có một trái tim yêu thương. Muốn làm được điều ấy, thanh niên chỉ có một con đường duy nhất là học tập và rèn luyện kết hợp với trải nghiệm thực tiễn. Học tập và rèn luyện giúp trau dồi, nắm bắt kiến thức tốt nhất. Còn trải nghiệm thực tiễn giúp ta nhận ra khó khăn để khác phục những hạn chế, tiếp tục phát triển, vững bước đi lên. Việt Nam là một nước là nước đang phát triển với nhiều điều kiện thuận lợi, nhưng muốn bật lên, vươn xa hơn nữa chỉ có đào tạo và phát triển con người. Đó mới là cách phát triển bền vững nhất.

Văn bản: CHUẨN BỊ HÀNH TRANG VÀO THẾ KỈ MỚI Bài 1: Cho đoạn trích sau: ....Cái mạnh của con người Việt Nam ta là sự cần cù, sáng tạo. Điều đó thật hữu ích trong một nền kinh tế đòi hỏi tinh thần kỷ luật cao và thái độ nghiêm túc đối với công cụ và quy trình lao động với những máy móc, thiết bị rất tinh vi. Tiếc rằng ngay trong mặt mạnh này của chúng ta cũng lại ẩn chứa...
Đọc tiếp
Văn bản: CHUẨN BỊ HÀNH TRANG VÀO THẾ KỈ MỚI Bài 1: Cho đoạn trích sau: ....Cái mạnh của con người Việt Nam ta là sự cần cù, sáng tạo. Điều đó thật hữu ích trong một nền kinh tế đòi hỏi tinh thần kỷ luật cao và thái độ nghiêm túc đối với công cụ và quy trình lao động với những máy móc, thiết bị rất tinh vi. Tiếc rằng ngay trong mặt mạnh này của chúng ta cũng lại ẩn chứa những khuyết tật không tương tác chút nào với một nền kinh tế công nghiệp hóa chứ chưa nói tới nền kinh tế tri thức. Người Việt Nam ta cần cù thì cần cù thật, nhưng lại thiếu đức tính tỉ mỉ... 1. Đoạn trích trên được trích từ văn bản nào? Ai là tác giả? Hãy giới thiệu vài nét về tác giả này. 2. Em hiểu thế nào là "kinh tế tri thức"? 3. Dựa vào đoạn trích trên cùng những hiểu biết của mình, em hãy viết một đoạn văn (khoảng 2/3 trang giấy thi) trình bày suy nghĩ về điểm mạnh và điểm yếu của bản thân em. Bài 2: Trong văn bản Chuẩn bị hành trang vào thế kỷ mới, tác giả Vũ Khoan đã viết: ....Trong những hành trang ấy, có lẽ sự chuẩn bị bản thân con người là quan trọng nhất. Từ cổ chí kim, bao giờ con người cũng là động lực phát triển của lịch sử. Trong thế kỉ tới mà ai ai cũng thừa nhận rằng nền kinh tế tri thức sẽ phát triển mạnh mẽ thì vai trò con người lại càng nổi trội. (Trích Ngữ văn 9, tập 2, NXB Giáo dục 2014, tr.27) 1. Câu chủ đề của đoạn văn trên nằm ở vị trí nào? Đoạn văn đã sử dụng phép liên kết nào là chủ yếu? Từ được in đậm trong câu: “Trong những hành trang ấy, có lẽ sự chuẩn bị bản thân con người là quan trọng nhất” là thành phần biệt lập gì? 2. Trong văn bản, tác giả chỉ ra một trong những cái mạnh của con người Việt Nam là thông minh nhạy bén với cái mới, còn cái yếu là khả năng thực hành và sáng tạo bị hạn chế do lối học chay, học vẹt nặng nề. Hãy viết một đoạn văn nghị luận (khoảng nửa trang giấy thi) trình bày suy nghĩ của em về lối học chay, học vẹt của một bộ phận học sinh hiện nay? 3. Em đang và sẽ làm gì để chuẩn bị hành trang cho bản thân mình khi bước vào thế kỷ 21? Bài 3: Nguyên Phó thủ tướng Vũ Khoan trong bài Chuẩn bị hành trang vào thế kỉ mới đã viết: “Có lẽ sự chuẩn bị của bản thân con người là quan trọng nhất”. Hãy viết một đoạn văn khoảng nửa trang giấy thi trình bày suy nghĩ của em về vấn đề trên. Bài 4: Từ văn bản Chuẩn bị hành trang vào thế kỉ mới của Nguyên Phó Thủ tướng Vũ Khoan em có suy nghĩ gì về trách nhiệm của thế hệ trẻ hôm nay đối với đất nước? Bài 5: Trong văn bản Chuẩn bị hành trang vào thế kỉ mới, Nguyên Phó Thủ tướng Vũ Khoan có viết: “Trong một thế giới mạng, ở đó hàng triệu người trên phạm vi toàn cầu gắn kết với nhau trong một mạng in -tơ -nét thì tính cộng đồng là một đòi hỏi không thể thiếu”. Tính cộng đồng hiện nay được biểu hiện như thế nào và nó có những điểm mạnh, điểm yếu gì? Em hãy viết một đoạn văn để trình bày suy nghĩ về vấn đề này. GIẢI GIÚP MÌNH VỚI Ạ <3
1
21 tháng 2 2020

1. Đoạn trích trên được trích từ văn bản " Chuẩn bị hành trang vào thế kỉ mới " của tác giả Vũ Khoan.

- Giới thiệu vài nét về tác giả : Vũ Khoan (sinh năm 1937) là một chính trị gia và là nhà ngoại giao Việt Nam, từng giữ chức vụ Bí thư Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam, Phó Thủ tướng phụ trách Kinh tế đối ngoại Việt Nam từ tháng 8 năm 2002 đến cuối tháng 6 năm 2006.

- Ông được nhiều người cho là có nhiều đóng góp tích cực trong quá trình đàm phán Hiệp định Thương mại Việt-Mỹ và quá trình gia nhập Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) của Việt Nam.

2. Kinh tế tri thức là một nền kinh tế công nghệ cao, sử dụng chất xám trong mọi lĩnh vực và lấy tri thức làm động lực, công cụ phục vụ cho mọi hoạt động kinh tế xã hội. Có thể đây là một khái niệm mới mẻ với bạn nhưng loại hình kinh tế này ngày càng phát triển mạnh mẽ.

3. Cũng như bao người khác, bản thân em là một người có nhiều điểm mạnh nhưng cũng còn tồn tại không ít điểm yếu. Điểm mạnh của em là nhanh nhẹn, nhạy bén với cái mới, tiếp thu nhanh kiến thức mới cũng như nắm bắt tình hình tốt. Nhờ những điểm mạnh này nên quá trình học tập của em diễn ra khá suôn sẻ và thuận lợi. Em là một trong những học sinh giỏi của lớp, có thành tích cao trong các hoạt động và phong trào của đoàn trường. Cùng với đó, em nhận thấy bản thân mình còn không ít hạn chế đáng quan ngại. Em chưa thất sự tập trung cao vào công việc của mình. VIệc cần phải làm ngay lập tức thì em thường hay chần chừ, đợi " nước đến chân mới nhảy" nên nhiều khi dẫn đến tình trạng sắp đến ngày nộp bài tập thì em mới bắt đầu làm để rồi phải vội vã, cuống quýt không thì không kịp làm xong để nộp bài cho thày cô. Không chỉ vậy, em còn khá là ẩu khi làm bài. Mỗi khi kiểm tra xong , em thường nộp bài luôn chứ ít khi xem lại bài mình làm xem đã đúng hết chưa . Cũng bởi vậy mà nhiều khi có những lỗi nhỏ trong bài của mình , em thường để xót và bị mất điểm ở phần này. Nhận ra những điểm mạnh, điểm yếu của bản thân mình, em thiết nghĩ, mình cần có giải pháp phù hợp để phát huy điểm mạnh và khắc phục điểm yếu. Với những lỗi và sai lầm của bản thân, em nghĩ mình cần khắc phục và sửa chữa lại để tránh rơi vào tình trạng như trước nữa. Em nghĩ với biện pháp này, mình có thể từng ngày cải thiện bản thân và trở nên tốt hơn mỗi ngày.

Bài 2.

1.Câu chủ đề của đoạn trích trên nằm ở phần đầu của đoạn văn.

Đoạn văn sử dụng phép liên kết lặp là chủ yếu, từ ngữ lặp là " con người"

Từ in đậm trong câu văn trên là thành phần tình thái

2. Học sinh hiện nay có tình trạng chung là học vẹt, học đối phó. Học vẹt tức là học sinh học kiến thức một cách thuộc lòng, học qua loa, rất dễ thuộc nhưng lại nhanh quên và chẳng hiểu gì về kiến thức. Không thể phủ nhận rằng học vẹt đang ngày càng trở thành một hình thức chống chế hữu hiệu của học sinh đối với thày cô. Trước giờ lên lớp, học sinh chỉ cần đọc à uôm, qua loa một vài câu trước khi thày cô giáo kiểm tra bài , xong khi đến giờ học ,nếu bị gọi tên thì các em sẽ lên bảng và trả lời một cách lưu loát như kiểu mình rất hểu bài, rất chăm chỉ học tập. Nhưng đấy chỉ là lớp vỏ bọc dối trá, thực chất học sinh chẳng nắm được một chút kiến thức nào từ cách học ấy. Học vẹt mau thuộc nhưng cũng rất mau quên. Chính vì vậy mà cách học này khiến học sinh trở thành những con gà mờ, đến lớp mà chẳng có chữ gì vào đầu. Để khắc phục tình trạng này, thày cô và gia đình cần có sự kết hợp với nhau để cùng quan tâm và dạy dỗ học sinh. Cần thắt chặt hơn nữa trong việc kiểm tra, học thật ,thi thật. Và đặc biệt hơn, cần chấm dứt ngay tình trạng học vẹt, học máy móc ở học sinh hiện giờ. Có như vậy nền giáo dục của nước nhà mới phát triển và học sinh mới có thể học tập một cách nghiêm túc và bổ ích.

3. Em đang tích cực học tập, rèn luyện bản thân mình trên nhiều lĩnh vực từ học tập cũng như đời sống , đọc nhiều sách và học hỏi những kinh nghiệm sống từ cha mẹ đi trước để có một nền tảng kiến thức vững vàng bước vào thế kỉ mới . Cùng với đó, em đã đặt ra mục tiêu phải cố gắng, nỗ lực nhiều hơn nữa để học tập công nghệ thông tin, kĩ năng giao tiếp để phát triển mình, tạo tiền đề cho bản thân vững vàng bước vào thế kỉ 21.

Câu 1: Cho đoạn văn: “Trong những hành trang ấy, có lẽ sự chuẩn bị bản thân con người là quan trọng nhất. Từ cổ chí kim, bao giờ con người cũng là động lực phát triển của lịch sử. Trong thế kỉ tới mà ai ai cũng thừa nhận rằng nền kinh tế tri thức sẽ phát triển mạnh mẽ thì vai trò của con người lại càng nổi trội.” (Chuẩn bị hành trang vào thế kỉ mới – Vũ Khoan) a. Xác...
Đọc tiếp

Câu 1:

Cho đoạn văn:

“Trong những hành trang ấy, có lẽ sự chuẩn bị bản thân con người là quan trọng nhất. Từ cổ chí kim, bao giờ con người cũng là động lực phát triển của lịch sử. Trong thế kỉ tới mà ai ai cũng thừa nhận rằng nền kinh tế tri thức sẽ phát triển mạnh mẽ thì vai trò của con người lại càng nổi trội.”

(Chuẩn bị hành trang vào thế kỉ mới – Vũ Khoan)

a. Xác định phép liên kết chủ yếu được dùng trong đoạn văn.

b. Từ được in đậm trong câu: “Trong những hành trang ấy, có lẽ sự chuẩn bị bản thân con người là quan trọng nhất”. là thành phần gì? Tại sao?

c. Trong văn bản Chuẩn bị hành trang vào thế kỉ mới tác giả chỉ rõ: “Một trong những cái mạnh của con người Việt Nam là sự thông minh, nhạy bén với cái mới còn cái yếu là khả năng thực hành và sáng tạo bị hạn chế do lối học chay, học vẹt nặng nề”. Hãy viết một đoạn văn nghị luận trình bày suy nghĩ của em về nhận xét trên, trong đoạn văn có sử dụng ít nhất một thành phần biệt lập đã học, gạch chân câu văn có thành phần biệt lập.

Câu 2: Cảm nhận của em về đoạn thơ sau:

Lận đận đời bà biết mấy nắng mưa
Mấy chục năm rồi, đến tận bây giờ
Bà vần giữ thói quen dậy sớm
Nhóm bếp lửa ấp iu nồng đượm
Nhóm niềm yêu thương, khoai sắn ngọt bùi
Nhóm nồi xôi gạo mới sẻ chung vui
Nhóm dậy cả những tâm tình tuổi nhỏ
Ôi kì lạ và thiêng liêng – bếp lửa!

(Trích “Bếp lửa” của Bằng Việt).

Giúp tớ với ạ. Tớ cảm ơn.

0
3 tháng 8 2018

NDĐT – Cho đến những ngày cuối cùng của năm 2017, khi chúng tôi đang gấp rút hoàn thiện bài viết này thì vẫn liên tiếp nhận tin tức về cơn bão 15 và nối tiếp là bão số 16. Tràn qua Philippines làm gần 360 người chết và mất tích, quần thảo trên khu vực quần đảo Trường Sa của Việt Nam, cơn bão có tên quốc tế là Tembin được dự báo ở cấp thảm họa đe dọa các tỉnh Nam Bộ. Dường như, thiên tai chưa khi nào “ngưng nghỉ” trên dải đất hình chữ S. Năm 2017, bão, mưa ngập, lũ ống, lũ quét, sạt lở trực tiếp và ảnh hưởng hầu hết các tỉnh trong cả nước, khiến cho một năm qua đi để lại những dư âm nặng nề, ám ảnh…

Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu: Lớp trẻ Việt Nam cần nhận ra những cái mạnh, cái yếu của con người Việt Nam để rèn những thói quen tốt khi bước vào nền kinh tế mới. Tết năm nay là sự chuyển tiếp giữa hai thế kỉ, và hơn thế nữa, là sự chuyển tiếp giữa hai thiên niên kỉ. Trong thời khắc như vậy, ai ai cũng nói tới việc chuẩn bị hành trang bước vào thế kỉ mới,...
Đọc tiếp

Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu:

Lớp trẻ Việt Nam cần nhận ra những cái mạnh, cái yếu của con người Việt Nam để rèn những thói quen tốt khi bước vào nền kinh tế mới.

Tết năm nay là sự chuyển tiếp giữa hai thế kỉ, và hơn thế nữa, là sự chuyển tiếp giữa hai thiên niên kỉ. Trong thời khắc như vậy, ai ai cũng nói tới việc chuẩn bị hành trang bước vào thế kỉ mới, thiên niên kỉ mới.

Trong những hành trang ấy, có lẽ sự chuẩn bị bàn thân con người là quan trọng nhất. Từ cổ chí kim, bao giờ con người cũng là động lực phát triển của lịch sử. Trong thế kỉ tới mà ai ai cũng thừa nhận rằng nền kinh tế tri thức sẽ phát triển mạnh mẽ thì vai trò con người lại càng nổi trội.

a) Phương thức biểu đạt chính của đoạn trích trên

b) Xác định, tên gọi của thành phần biệt lập trong đoạn "Trong những hành trang ấy, có lẽ sự chuẩn bị bàn thân con người là quan trọng nhất."

c) Khái quát nội dung chính của đoạn trích

d) Theo tác giả, "Trong những hành trang ấy, có lẽ sự chuẩn bị bàn thân con người là quan trọng nhất." Theo em vì sao lại như vậy?

Mọi người giúp em với ạ, mai em thi rồi :(((

3
7 tháng 5 2019

phương pháp nghị luận

7 tháng 5 2019

a, Nghị luận

b,Thành phần biệt lập là ''có lẽ''. ''Có lẽ'' là thành phần biệt lập tình thái trong câu.

c, Nd chính: Tác giả cho chúng ta thấy vai trò quan trọng của con người khi đất nước bước vào TK mới

(Sorry mk k biết lm câu d)