Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
tế bào có thể tự điều chỉnh quá trình chuyển hoá vật chất thông qua điều chỉnh hoạt tính của enzim.Khi cần ức chế enzim, tế bào sinh ra chất ức chế ; khi cần hoạt hoá tế bào sinh ra chất hoạt hoá tác động tới enzim.
Chuyển hoá chất
Chuyển hoá chất là những quá trình hoá học xảy ra trong cơ thể nhằm duy trì sự sống và phát triển của cơ thể. Chuyển hoá chất trong cơ thể bao gồm chuyển hoá carbohydrat, chuyển hoá lipid, chuyển hoá protein, chuyển hoá nước, các chất khoáng và vitamin.
Điều hoà chuyển hoá carbohydrat
Điều hoà chuyển hoá carbohydrat theo hai cơ chế thể dịch và thần kinh
- Cơ chế thể dịch điều hoà chuyển hoá carbohydrat:
Cơ chế thể dịch điều hoà chuyển hoá carbohydrat chủ yếu thông qua các hormon. Chính vì vậy nên cơ chế điều hoà này còn được gọi là sự điều hoà bằng nội tiết.
+ Hormon làm giảm đường huyết là insulin của tuyến tụy nội tiết.
+ Các hormon làm tăng đường huyết gồm GH của tuyến yên, T3 và T4 của tuyến giáp, cortisol của vỏ thượng thận, adrenalin của tủy thượng thận và glucagon của tuyến tụy nội tiết.
Tác dụng cụ thể lên chuyển hoá carbohydrat của các hormon nói trên sẽ được trình bày ở bài - Sinh lý nội tiết.
- Cơ chế điều hoà thần kinh:
Nhiều thực nghiệm đã chứng minh ảnh hưởng của hệ thần kinh đối với chuyển hoá carbohydrat như cắt bỏ não hoặc phá hủy sàn não thất IV gây tăng đường huyết. Nhịn đói, stress, xúc cảm mạnh có tác động lên chuyển hoá carbohydrat thông qua vùng dưới đồi. Người ta cũng gây được phản xạ có điều kiện có ảnh hưởng lên chuyển hoá carbohydrat. Khi nồng độ glucose trong máu giảm sẽ tác dụng trực tiếp lên vùng hypothalamus kích thích thần kinh giao cảm làm tăng bài tiết adrenalin và noradrenalin gây tăng đường huyết.
Điều hoà chuyển hoá lipid
Điều hoà chuyển hoá lipid ở mức toàn cơ thể theo hai cơ chế:
- Cơ chế thần kinh: Nhiều thực nghiệm chứng minh vùng dưới đồi có liên quan đến quá trình điều hoà chuyển hoá các chất, trong đó có lipid. Các stress nóng, lạnh, cảm xúc đều có liên quan đến hoạt động của hệ thống nội tiết làm ảnh hưởng đến quá trình chuyển hoá lipid.
- Cơ chế thể dịch: Thực hiện thông qua tác dụng của các hormon.
+ Các hormon làm tăng thoái hoá lipid: Adrenalin của tủy thượng thận, glucagon của tụy nội tiết, GH của tuyến yên, T3 và T4 của tuyến giáp và cortisol của vỏ thượng thận.
+ Hormon làm tăng tổng hợp lipid: Insulin của tụy nội tiết.
Điều hoà chuyển hoá protein
- Cơ chế thần kinh tác động lên chuyển hoá protein cũng giống như đối với chuyển hoá carbohydrat và lipid là tác động đến vùng dưới đồi hoặc tác động đến các tuyến nội tiết do các stress nóng, lạnh, cảm xúc...
- Cơ chế thể dịch là cơ chế chính điều hoà chuyển hoá protein, đó là thông qua tác dụng của một số hormon:
+ Một số hormon có tác dụng tăng cường quá trình vận chuyển acid amin từ huyết tương vào tế bào để tổng hợp protein của tế bào ở các mô như hormon insulin, GH, hormon sinh dục, T3, T4 trong thời kỳ đang phát triển.
+ Một số hormon như cortisol, T3, T4 (thời kỳ trưởng thành) lại có tác dụng ngược lại, đó là tăng cường thoái hoá protein ở các mô.
Ví dụ về vai trò của hệ thần kinh trong sự điều hòa hoạt động của các hệ cơ quan trong cơ thể như sau:
Khi chạy, hệ vận động làm việc với cường độ lớn. Cùng lúc đó các hệ cơ quan khác cũng tăng cường hoạt động: nhịp tim tăng, mạch máu giãn, thở nhanh và sâu, mồ hôi tiết nhiều… Điều đó chứng tỏ các hệ cơ quan trong cơ thể có sự phối hợp hoạt động dưới sự điều khiển của hệ thần kinh.
Tại Việt Nam, các bệnh về đường tiêu hóa đứng đầu nhóm các bệnh nội khoa.
22/09/2016
Trong đó, rối loạn tiêu hóa là vấn đề thường gặp nhất song nhiều người vẫn chưa biết cách phòng tránh.
Hệ tiêu hoá của con người là một ống cơ dài đi từ miệng tới hậu môn và các cơ quan phụ đổ chất tiết vào ống tiêu hóa. Đó là các tuyến nước bọt, túi mật và tuyến tuỵ. Bộ máy tiêu hóa có bốn công việc chính: vận chuyển, nhào trộn thức ăn với dịch tiêu hoá; tiêu hóa thức ăn thành những phần nhỏ hơn; hấp thụ thức ăn đã tiêu hóa (chủ yếu diễn ra ở ruột); chuyển hoá các thức ăn đã được hấp thụ thành những dưỡng chất cần thiết cho cơ thể (chủ yếu diễn ra ở gan).
Để hoàn thành các chức năng trên, hệ tiêu hóa thực hiện các hoạt động nhào bóp, tiết dịch tiêu hóa, hấp thụ và đào thải. Do "đảm nhiệm" nhiều trọng trách nên các triệu chứng bệnh thường gặp của bộ máy tiêu hoá rất đa dạng, rải dọc theo ống tiêu hóa.
Dưới đây là một số biểu hiện bệnh tiêu hóa thường gặp:
1. Đau: đây là triệu chứng rất hay gặp và quan trọng, luôn là chỉ điểm cho một tổn thương nhất định nào đó.
2. Rối loạn về nuốt: có thể là nuốt khó vì không đưa thức ăn vào thực quản được, hoặc đã vào thực quản nhưng khó đi tiếp xuống dưới, bị tắc nghẹn ở một chỗ nào đó. Cũng có thể là bị đau khi nuốt, đau ở phần họng hay đau ở chỗ dừng của thức ăn.
3. Nôn và buồn nôn: nôn là tình trạng các chất đang chứa trong dạ dày bị tống ra ngoài. Còn buồn nôn là cảm giác muốn nôn nhưng không nôn được.
4. Ợ: là tình trạng các chất đang chứa trong dạ dày, thực quản, kể cả chất hơi đi ngược lên miệng; là do rối loạn chức năng vận động của ống tiêu hóa. Ợ có nhiều trạng thái phân biệt khác nhau: ợ hơi, ợ nước chua, ợ nước, ợ nước đắng và ợ cả thức ăn.
5. Rối loạn về phân: thể hiện những rối loạn về vận động, tiêu hoá hay hấp thụ. Có thể có các biểu hiện sau đây:
- Khối lượng phân: quá nhiều hoặc quá ít; số lượng lần đi ngoài trong ngày cũng quá ít hay quá nhiều.
- Táo bón: phân khô, rắn và thường kèm theo bị đau bụng, chướng hơi. Táo bón là một trong những bệnh lý phổ biến về đường tiêu hóa mà hầu hết ai cũng đã từng một lần mắc phải trong cuộc đời. Mặc dù nó chỉ xảy ra tạm thời, không nguy hiểm đến tính mạng nhưng nó ảnh hưởng rất lớn đến chất lượng cuộc sống. Tuy nhiên, nếu để tình trạng táo bón trong thời gian dài sẽ dẫn đến những biến chứng như chảy máu trực tràng, trầy sướt hậu môn, sa trực tràng, hoặc bệnh trĩ, viêm đại tràng, thậm chí ung thư đại tràng. Hiện nay, việc điều trị táo bón chủ yếu là thay đổi lối sống, chế độ ăn uống, chế độ sinh hoạt nghỉ ngơi kết hợp với dùng probiotics.
- Tiêu chảy: phân nát, lỏng; sự tống phân nhanh và phân có nhiều nước. Trong các bệnh về đường tiêu hóa, thì tiêu chảy là một trong những bệnh lý thường gặp và phổ biến nhất. Nguyên nhân phổ biến nhất là do sự nhiễm khuẩn gây hại như E.coli, Vibrio, Shigella,…từ thực phẩm không vệ sinh, chúng làm mất cân bằng hệ vi sinh vật đường ruột, và tạo điều kiện cho những vi sinh gây hại phát triển tạo độc tố gây tiêu chảy. Mục tiêu hàng đầu trong điều trị bệnh tiêu chảy ngoài việc bù nước thì việc cân bằng hệ vi sinh vật đường ruột là rất cần thiết. Chính vì vậy bác sĩ thường kê toa thêm men vi sinh (probiotics) để nhanh chóng phục hồi đường ruột.
- Phân sống: phân còn chứa thức ăn chưa được tiêu hóa trọn vẹn.
- Phân có mủ, máu, bọt: những trường hợp này thường là do nhiễm trùng. Rối loạn về đại tiện, gây khó đại tiện, đau hậu môn khi đại tiện hay mót rặn.
6. Rối loạn về sự thèm ăn: không có cảm giác thèm ăn, đầy bụng, khó tiêu, ăn không ngon miệng và đắng miệng.
7. Hiện tượng đầy hơi trong ống tiêu hóa: biểu hiện thường thấy là trung tiện (đánh rấm) nhiều hay không trung tiện được hoặc là sôi bụng.
8. Hiện tượng chảy máu tiêu hóa: người bệnh nôn ra máu đỏ xẩm hoặc đỏ tươi, đôi khi kèm theo thức ăn hoặc đi ngoài ra máu tươi hay đen, nhầy máu như máu cá.
9. Hội chứng kém hấp thụ: biểu hiện trong phân có những thức ăn còn nguyên như chất mỡ và chất thịt.
cách bảo quản
+ thực phẩm cần đc rửa sách trước khi cho vào tủ lạnh
+cần cho thịt cá tươi vào túi nilon
+ chú trọng thời giạn bảo quản
+ nên để nhiệt độ ngăn đá -18 độ C
+để csawn nơi khô ráo thoáng mát
...
trên mạng đầy
Bệnh : Rối loạn tiêu hóa ; tiểu đường ; viêm loét dạ dày ; trào ngược axit...
Cách bảo quản thức ăn : Bảo quản nơi thoáng mát, khô ráo ; cất trong tủ lạnh để giữ nhiệt ; úp giá tránh để ruồi, nhặng côn trùng bay vào
Khi chạy, hệ vận động làm việc với cường độ lớn, lúc đó các hệ cơ quan khác cũng tăng cường hoạt động, nhịp tim tăng, mạch máu dãn, thở nhanh và sâu. mồ hôi tiết nhiều.... Điều đó chứng tỏ các hệ cơ quan trong cơ thể có sự phối hợp hoạt động dưới sự điều khiển của hệ thần kinh.
Dễ thấy và cảm nhận nhất là lúc bạn bị một luồng gió đột ngột quất qua cơ thể đang đẩm nước của bạn, bạn biết lạnh, nếu năng lượng cơ thể yếu bạn sẽ rùng mình một cái để quân bình nhiệt độ cơ thể và sự phản ứng sẽ tiếp là nổi da gà nếu cái rùng mình kia chưa đủ cân bằng nhiệt. Tất cả mọi phản ứng đó là do hệ thần kinh chi phối. Thân.
Khi chạy, hệ vận động làm việc với cường độ lớn, lúc đó các hệ cơ quan khác cũng tăng cường hoạt động, nhịp tim tăng, mạch máu dãn, thở nhanh và sâu. mồ hôi tiết nhiều.... Điều đó chứng tỏ các hệ cơ quan trong cơ thể có sự phối hợp hoạt động dưới sự điều khiển của hệ thần kinh.
Ví dụ về vai trò của hệ thần kinh trong điều khiển sự hoạt động của các cơ quan như sau :
Khi chạy, hệ vận động làm việc với cường độ lớn, lúc đó các hệ cơ quan khác cũng tăng cường hoạt động, nhịp tim tăng, mạch máu dãn, thở nhanh và sâu. mồ hôi tiết nhiều.... Điều đó chứng tỏ các hệ cơ quan trong cơ thể có sự phối hợp hoạt động dưới sự điều khiển của hệ thần kinh.
Tham khảo:
- Khi chạy, hệ vận động làm việc với cường độ lớn, lúc đó các hệ cơ quan khác cũng tăng cường hoạt động, nhịp tim tăng, mạch máu dãn, thở nhanh và sâu. mồ hôi tiết nhiều…. Điều đó chứng tỏ các hệ cơ quan trong cơ thể có sự phối hợp hoạt động dưới sự điều khiển của hệ thần kinh.
- Khi nước tiểu đầy bàng quang, bạn sẽ có cảm giác muốn đi tiểu, nếu như bạn đi tiểu ngay thì nước tiểu sẽ được đưa ra ngoài, còn nếu bạn chưa thể đi tiểu thì hệ thần kinh sẽ điều khiển cơ bàng quang co thắt lại để bạn không đi tiểu được.
- Khi đi xe đạp,ta cần phải nhìn,lái,đạp.Khi khi đạp nhanh thì tim sẽ đập nhanh , ngược lại khi đạp chậm thì tim sẽ đập chậm
→ Sự thống nhất đó đc thực hiện nhờ sự điều khiển của hệ thần kinh trg sự điều hòa phối hợp hoạt động của các cơ quan trg cơ thể
-Sự tuần hoàn máu trong cơ thể diễn ra rất đều đặn, nhịp nhàng và liên tục. Sự tuần hoàn máu trong cơ thể diễn ra chia làm 3 loại:
+Sự tuần hoàn máu ở động mạch: Máu từ tim được đưa đến các cơ quan với vận tốc và áp lực lớn (tức lưu thông nhanh).
+Sự tuần hoàn máu ở mao mạch: Vận tốc máu ở cơ quan chậm nhất để thực hiện trao đổi khí và chất.
+Sự tuần hoàn máu ở tĩnh mạch: Máu từ các cơ quan được đưa về tim với vận tốc và áp lực nhỏ (tức lưu thông chậm).
-Huyết áp là áp lực của máu tác động lên thành mạch.
Trình bày cấu tạo và chức năng của đơn vị cấu tạo nên hệ thần kinh.
\(\Rightarrow\) - Đơn vị cấu tạo của hệ thần kinh là noron.
Cấu tạo:
- Nơron:
+ Thân + sợi nhánh -> chất xám: trung khu thần kinh
+ Sợi trục (phần lớn có bao miêlin) —> chất trắng : dẫn truyền xung thần kinh.
Chức năng:
Nơron có chức năng cảm ứng và dẫn truyền xung thần kinh.
Nơron là các tế bào đã được biệt hóa cao độ, mất khả năng phân chia, nhưng có khả năng hoạt động trong suốt cuộc đời của một con người. Nơron tuy không phân chia nhưng có khả năng tái sinh phần cuối sợi trục nếu đoạn gốc không bị tổn thương. Do vậy mà khi dây thần kinh bị đứt được nối lại thì sau một thời gian vùng tổn thương được phục hồi.
Khi chạy, hệ vận động làm việc với cường độ lớn, lúc đó các hệ cơ quan khác cũng tăng cường hoạt động, nhịp tim tăng, mạch máu dãn, thở nhanh và sâu. mồ hôi tiết nhiều…. Điều đó chứng tỏ các hệ cơ quan trong cơ thể có sự phối hợp hoạt động dưới sự điều khiển của hệ thần kinh.
Tham khảo nhé bạn, bạn học tốt nha!