Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
“Ngày ngày cắp sách đến trường
Cơm cha áo mẹ tình thương cô thầy”
Lời thơ như vang vọng trong tâm hồn mỗi con người. Khi sinh ra, cha mẹ cho ta hình hài, dáng đứng, cho ta dòng sữa mát lành và nuôi ta lớn lên. Rồi cuộc đời lại bước sang một hướng đi mới khi ta cắp sách đến trường, cho ta gặp những người cha, người mẹ thứ hai, nơi đó dòng sữa ngọt chính là nguồn tri thức và lời cha dạy, là lời thúc giục, vẫy gọi ở ngoài kia khơi xa của cuộc đời. Công ơn trời bể đó, chúng em không một phút lãng quên, vì vậy ngày hôm nay – ngày lễ các nhà giáo Việt Nam 20 – 11 cho chúng con được bày tỏ lòng mình, được nói lên những tâm tư, suy nghĩ về các thầy, các cô thân yêu.
Thầy cô ơi! Hai tiếng gọi thân thương con mang trong tim suốt cuộc đời. Dẫu có đi hết chiều dài của cuộc sống, con vẫn chưa đi hết lời thầy cô chỉ dạy; dẫu có bước lên muôn đỉnh vinh quang con vẫn biết rằng, người nâng bước cho con trên từng bậc thang là đôi tay không bao giờ mệt mỏi của các thầy, các cô.
“Thời gian qua mùa thu nay có khác Bao chuyến đò qua chốn ấy sông sau Nghĩa thầy cô một đời không trả hết Dẫu đời con qua mấy nhịp cầu” Có ai đó đã từng nói rằng “Tuổi học trò cũng như người thợ đang xây nền móng cho tòa nhà...”, con cũng như bao đứa trẻ kia, vô tư đùa nghịch để đôi khi tự làm vỡ những viên gạch của đời mình. Con đâu biết sau lưng mình là bóng dáng thầy cô hao gầy theo năm tháng, mong mỏi cho con từng bước trưởng thành để đến khi nhận ra con chợt thấy bâng khuâng, nuối tiếc.
“Một mùa thi như bao mùa thi trước Nắng hồng lên trong mắt biếc học trò Phấn trắng bảng đen nét mực thầy vẫn đó Sao con tìm mà chẳng thấy ngày xưa...” Cái ngày xưa của một thời kỷ niệm, quá khứ đã qua đi sẽ không bao giờ quay lại nhưng những hồi ức về 1 thưở đến trường dưới vòng tay thầy cô sẽ không bao giờ phai nhòa trong mỗi học sinh. Tình thương yêu trân trọng đó, chúng con muốn gửi đến không chỉ là hôm nay mà lớp lớp thế hệ thầy cô quả ngày hôm qua, của ngày mai ... như truyền thống “Tôn sư trọng đạo” cha mẹ dạy con từ thưở lọt lòng.
Sinh ra trong cuộc đời, không ai có biết được tương lai của đời mình nhưng mỗi chúng con nhận thức được rằng: tri thức chính là hạt giống mà thầy cô ươm mầm trong tim mỗi học trò. Cây có đơm hoa kết quả, quả có chín ngọt lành hay không chính là sự vun đắp của chúng con dưới sự chỉ dạy của thầy cô.
Qua bao lứa tuổi học trò – bao mùa cây đơm hoa kết trái, thầy cô vẫn âm thầm, lặng lẽ. có mấy ai quay về trường cũ, cũng như cây cây kia chỉ mãi vươn lên trời xanh nhưng thầy cô vẫn luôn giữ vững niềm tin và biết rằng ở trên cao kia là ánh sáng của chân lý, là những đứa con càng khắc ghi thêm những cống hiến âm thầm, lặng lẽ.
Chúng con muốn được cảm ơn thật nhiều vì tình yêu thương, che chở của các thầy, các cô nhưng lời con nói làm sao kể hết ân tình. Tự khắc ghi trong tâm trí mình, chúng con nguyện là những đứa con ngoan, trò giỏi, xứng đáng với biết bao công sức, ân tình của thầy cô.
Khi bạn mở cánh cửa bước vào cuộc sống, nghĩa là bạn đang bắt đầu cuộc hành trình tự khẳng định mình để khám phá ý nghĩa của cuộc sống và thực hiện mọi mục tiêu mong muốn của bản thân. Để chinh phục hành trình đầy khó khăn này thì tri thức chính là hành trang của chúng ta và Thầy cô chính là những người ngày đêm gom góp, truyền đạt cho chúng ta.
Từ ngày đầu tiên đi học bập bẹ làm quen với những con số 1,2,..rồi đến những chữ cái A, Ư…cho đến hôm nay mặc dù chúng ta đã khôn lớn đã phần nào tự mình tìm tòi học hỏi và đã sở hữu một vốn kiến thức nào đó.
Thế nhưng, không phài lúc nào cuộc sống cũng bắng phảng suôn sẽ như bạn nghĩ- mà có cả những trở ngại khó khăn. Có những sự cố thất bại làm bạn mất niềm tin, tổn thương hay gục ngã tưởng chừng không thể đứng lên được nữa, mọi ước mơ tốt đẹp dường như sụp đổ. Bạn trở nên hụt hẫng, tuyệt vọng và mất niềm tin vào bản thân, vào cuộc sống.
Những lúc như thế bạn hãy nhớ đến hình ảnh cây trúc- chúng đã biết tự vươn lên sau những lúc oằn mình chịu đựng giông bão, và sau những lần như thế, mầm non vẫn tiếp tục đâm chồi lá xanh mướt và thân trúc trở nên vững vàng cứng cáp hơn …
“ Tre già măng mọc có gì lạ đâu”
Đúng như câu nói trên Tre già thì măng mọc là chuyện bình thường nhưng bạn có biết chăng để cho những búp măng non vươn mình ra khỏi đất thì đó chính là kết quả của cả một quá trình rễ trúc làm việc cặm cụi trong mọi điều kiện gom góp tích lũy dinh dưỡng cho thế hệ sau. Thầy cô cũng giống như vậy đó các bạn, sở hữu một trái tim yêu nghề, tấm lòng nhân hậu luôn hướng về học sinh cùng với bầu nhiệt huyết luôn nóng cháy, Thầy cô luôn luôn không ngừng trao dồi kiến thức, bôn ba tìm tòi học hỏi, gom góp kiến thức và khao khát truyền đạt, mong mõi học trò tiếp thu để sau này vững trãi bước vào hành trình của cuộc sống.
Thầy cô là như vậy đó, còn chúng ta thì sao? Có phải đợi đến ngày 20/11 hay dịp lễ tết gì đó chúng ta mua một món quà kèm theo một lời chúc gởi đến thầy cô là đủ rồi không. Hay là bạn nghĩ rằng đợi đến khi nào cuộc sống tốt đẹp hơn, sau khi việc học hành hoàn tất hay có công việc ổn định kiếm nhiều tiền lúc đó mới có thể trả ơn thầy cô.
nguồn: http://www.doisongphapluat.com/giao-duc/tuyen-tap-nhung-bai-xa-1uan-hay-ngay-2011-a9007.html
mình có các bài soạn của bài đó nhé, b vào xem nhé https://cunghocvui.com/danh-muc/qua-deo-ngang
“ Gần mực thì đen, gần đèn thì sáng”
Câu tục ngữ có giúp ích gì cho chúng ta trong cuộc sống hôm nay?
Bài làm
Để nêu lên một bài học, một kinh nghiệm trong cuộc sống, ông cha ta thường mượn hình ảnh sự vật có liên quan đến con người để thể hiện ý của mình. Mực có màu đen, nếu ta tiếp xúc, sử dụng không khéo léo sẽ dễ dàng bị vấy bẩn. Mực tượng trưng cho những cái xấu xa, những điều không tốt đẹp. Còn đèn là vật phát ra ánh sáng soi tỏ mọi vật xung quanh. Đến gần đèn, ta được soi sáng. Đèn tượng trưng cho những cái tốt đẹp, sáng sủa. Từ hai hình ảnh tương phản nhau “ mực” và “ đèn”, câu tục ngữ nhằm nhắc nhở chúng ta : Nếu giao du với những người xấu ta sẽ bị tiêm nhiễm thói hư tật xấu; ngược lại nếu ta quan hệ với người tốt ta sẽ được ảnh hưởng tốt, sẽ học tập được những đức tính của bạn.
Câu tục ngữ là bài học kinh nghiệm của người xưa được đúc kết từ cuộc sống. Nó thể hiện rất rõ mối quan hệ giữa môi trường xã hội với việc hình thành nhân cách con người.
Ở gia đình, cha mẹ anh chị là tấm gương để cho đứa trẻ bắt chước. Nếu gia đình hòa thuận, cha mẹ là tấm gương sáng về học tập, về đạo đức thì gia đình đó sẽ có những đứa con ngoan. Trong khu xóm cũng vậy, nếu cả tập thể đều biết chấp hành tốt những quy định chung về nếp sống văn minh đô thị , biết giáo dục con cái tốt thì con em trong khu phố đó sẽ có một cuộc sống nền nếp đạo đức tốt. Gần gũi với chúng ta nhất là việc giao du với bạn bè trong trường trong lớp, nếu ta quan hệ được với nhiều bạn tốt, chăm ngoan học giỏi, nói năng lễ độ biết kính trên nhường dưới… thì chúng ta sẽ học tập được những đức tính tốt ấy và trở nên tốt đẹp hơn.
Ngược lại, trong gia đình, nếu cha mẹ chỉ biết lo làm ăn không quan tâm đến con cái, vợ chồng luôn luôn bất hòa thì chắc chắn những đứa trẻ lớn lên trong môi trường đó sẽ nhanh chóng trở thành đứa con hư. Ngoài xã hội, khi tiếp xúc gần gũi với môi trường không tốt đẹp, con người dễ dàng tập nhiễm những thói hư tật xấu và dần dần đánh mất bản chất lương thiện của mình. Cụ thể ở môi trường học tập, quanh ta có biết bao nhiêu bạn xấu thường xuyên trốn học, quậy phá, học yếu làm phiền lòng thầy cô. Nếu ta cứ lân la gắn bó với những bạn ấu ấy thì sớm muộn gì ta cũng bị ảnh hưởng lây. Trong kho tàng văn học dân gian Việt Nam, nhân dân ta có nhiều câu ca dao mang nội dung giáo dục về vấn đề này:
“ Thói thường gần mực thì đen
Anh em bạn hữu phải nên chọn người”
Tuy nhiên, không phải ai cũng dễ dàng bị lôi kéo bởi môi trường xấu xa. Vẫn có những cánh sen vươn lên từ bùn lầy nước đọng, dù xung quanh hôi hám sen vẫn nở đẹp và tỏa ngát hương thơm. Thực tế vẫn có những người sống trong môi trường không tốt đẹp, không thuận lợi mà vẫn giữ mình không sa ngã. Môi trường càng xấu xa thì phẩm chất của con người càng tuyệt vời đáng khâm phục. Anh Nguyễn Văn Trỗi, người thợ điện ở thành phố Sài Gòn hoa lệ, vẫn không chút mảy may xao động bởi cuộc sống hào nhoáng, những thủ đoạn lọc lừa xảo trá. Anh chọn cho mình con đường Cách mạng, chấp nhận chiến đấu và hi sinh cho lý tưởng mà mình theo đuổi… Tấm gương của anh và biết bao gương sáng khác đã trở thành bài học cho bao thế hệ cháu con học tập.
Ngày nay, trong xu thế cả nước tiến lên con đường công nghiệp hóa hiện đại hóa, vẫn có những con người không giữ vững bản chất tốt đẹp của mình. Giữa cuộc sống tốt đẹp, giữa môi trường thân thiện, họ vẫn biến chất, thoái hóa, sống ăn chơi sa đọa trên những đồng tiền bất chính, những đồng tiền mồ hôi xương máu của nhân dân đóng góp… Những con người đó chính là những “con sâu làm rầu nồi canh”, là thứ ung nhọt của xã hội mà chúng ta có nhiệm vụ phải loại trừ.
Có thể nói, câu tục ngữ trên là một lời khuyên bảo sâu sắc, giúp em có bài học bổ ích, một cách nhìn đúng đắn về mối quan hệ giữa môi trường xã hội với việc hình thành nhân cách của bản thân. Câu tục ngữ giúp em có tinh thần cảnh giác trong việc giao du tiếp xúc với bạn bè, đồng thời xác định cho mình một thế đứng vững vàng trước những tác động tiêu cực của môi trường xung quanh để luôn luôn “ gần mực” mà vẫn không “ đen” và “ gần đèn” để luôn tỏa sáng.
Yuri Gagarin, người đầu tiên bay vòng quanh Trái Đất đã có lần tâm sự: "Sau khi bay vòng quanh Trái Đất trên tàu vũ trụ, tôi thấy hành tinh của chúng ta đẹp biết bao. Các bạn ơi, hãy cùng bảo vệ và làm cho vẻ đẹp này thêm tươi sắc, chứ đừng hủy hoại nó nhé!".
Thế nhưng, Trái Đất tươi đẹp với 3 phần 4 là biển và đại dương đang bị xâm hại nghiêm trọng. Thay vì cố gắng tìm một hành tinh khác có sự sống trong dải ngân hà tại sao chúng ta không cứu lấy Trái Đất và việc đầu tiên cần làm là lắng nghe tiếng gọi của biển xanh.
Biển như người mẹ cung cấp cho con người rất nhiều thứ, từ nguồn lợi du lịch, khoáng sản, hải sản, giao thông… nhưng biển chưa bao giờ đòi hỏi loài người phải trả lại cho biển điều gì cả. Ngược lại, con người đối xử bất công và thực sự vô ơn.
Phải mất hàng trăm năm con người mới nhận ra Trái Đất nóng lên, băng từ hai cực tan ra, mực nước biển ngày càng dâng lên. Phải mất hàng trăm năm con người mới nhận ra nguồn hải sản đang cạn kiệt, nhiều loài sinh vật có nguy cơ tuyệt chủng. Và khi cá chết ở nhiều nơi, người ta mới giật mình tự hỏi hình như nước biển đang ô nhiễm.
Đại dương mênh mông cũng đáp trả con người bằng những hành động giận dữ. Không gì khác đó chính là sự biến đổi khí hậu. Khi chiến thắng trong một hạng mục của giải thưởng OSCAR, diễn viên Leonardo vẫn không quên truyền đi một thông điệp tới cả thế giới: “Chiến thắng này cũng là một cơ hội quan trọng để mọi người chú ý nhiều hơn đến tình trạng biến đổi khí hậu và thúc đẩy hành động của chính chúng ta”.
Những mùa đông băng giá hơn, mùa hè nắng nóng hơn khắc nghiệt hơn. Mực nước biển dâng lên làm xâm nhập mặn đất nhiễm phèn, ảnh hưởng cả một nền nông nghiệp. Những cơn bão hay sóng thần thường xuyên hơn dữ dội hơn bao giờ hết, nó cuốn trôi cả con người và mọi thứ trên đường đi của mình.
Nhiều người vẫn không thể quên được lời nói xúc động của cô bé 6 tuổi trước khi buông tay mẹ và bị cơn bão Haiyan cuốn đi: "Mẹ, mẹ hãy buông con ra. Mẹ hãy tự cứu lấy mình". Phải chăng đã đến lúc con người phải tự cứu lấy chính mình trước khi quá muộn.
Vì lợi nhuận kinh tế, con người sẵn sàng hủy hoại môi trường biển. Có người vì lợi nhuận nhỏ bán hàng ngay tại bãi biển các khu du lịch tiếp tay cho du khách xả rác vô điều kiện. Có người vì lợi nhuận lớn hơn thảm sát cá bằng các phương tiện hủy diệt. Có người vì lợi nhuận lớn hơn nữa sẵn sàng xả thải trực tiếp các chất hóa học độc hại xuống biển.
Thực chất, chúng ta đang vay nặng lãi để thế hệ con cháu phải gánh chịu món nợ của cha ông. Bạn thu được 1 đồng từ việc xâm hại biển bạn phải mất hàng nghìn lần như thế để cải thiện lại môi trường.
Bộ phim Mỹ nhân ngư lấy cảm hứng từ câu chuyện cổ tích nhưng lại đem đến một thông điệp rất sâu sắc: "Khi thế giới này chẳng còn đến một giọt nước sạch, một luồng không khí trong lành thì tiền còn nghĩa lý gì?".
Tôi có một niềm tin sâu sắc về hiệu ứng cánh bướm, rằng “Một con bướm có thể vỗ cánh trên một bông hoa Trung Quốc và gây ra một cơn bão ở biển Caribbean”.
Một hành động dù nhỏ cũng có thể tạo nên sức lan tỏa rộng lớn như những cơn bão. Thay vì kêu cứu, bức xúc hộ biển xanh, biển tự biết cách bức xúc theo cách của mình. Hãy bắt tay ngay vào hành động.
Một cây xanh bạn trồng ở đất liền cũng có thể khiến đại dương xa xôi bình yên hơn. Từ chối sử dụng túi nilon khi mua hàng cũng có thể khiến thế giới thoát khỏi thảm cảnh là một biển rác. Hay tiết kiệm một giọt nước ngọt cũng là cách để biển không phải rơi nước mắt, biển quá mặn rồi.
Bạn đừng xả rác, lãng phí năng lượng, chặt phá cây xanh rồi sau đó tự hào vì đã gửi vài trăm nghìn đồng hỗ trợ nạn nhân bão lụt. Các công ty đừng xả thải trực tiếp ra môi trường rồi sau đó dành tiền hỗ trợ những nông dân là nạn nhân do hành động của chính họ gây ra.
Biển sẽ mãi bao bọc chở che con người khi con người biết lỗi và sẵn sàng sửa lỗi. Sau ồn ào biển nhất định dịu êm. Văng vẳng đâu đây một viễn cảnh tươi sáng hơn trong giai điệu bài Biển hát chiều nay (nhạc sĩ Hồng Đăng):
Qua bao nhiêu thăng trầm mà chiều nay vẫn dịu dàng.
Vùi sâu dưới đáy những gì đau thương.
Biển lại hát tình ca biển kể chuyện quê hương.
Tiết trời trở lạnh sang đông. Ngày 20/11 lại đến. Những kỷ niệm về công ơn thầy cô giáo bỗng trỗi dậy trong tiềm thức khiến mỗi chúng ta lại nao nao xúc động. Thời gian thì cứ lặng lẽ trôi, mới đó mà gần mười năm, kể từ ngày đầu tiên em cắp sách đi học.
Gần 10 năm em đến trường được thầy cô giảng dạy, 10 năm mà tình nghĩa của thầy cô ngọt ngào quyện theo mỗi bước tiến của em. Và bây giờ đây chúng em đang ở ngôi trường Bắc Ninh thân yêu, học lớp 10A1 với những thầy cô mới. Thế nhưng 2 tháng vừa qua cũng đã là quá đủ để chúng em cảm nhận được tình yêu thương mà các thầy các cô đã dành cho mình.
Điều mà em đón nhận được ở tất cả các thầy cô ấy là tình thương bao la vô bờ bến. Đã bao lần em bắt gặp ở họ nét phiền muộn ưu tư khi chúng em chưa ngoan. Và cũng bao lần em nhìn thấy những nụ cười rạng rỡ làm họ trẻ hẳn lại mỗi lúc chúng em cố gắng trong học tập. Cao cả thay những "kỹ sư" tâm hồn!
Thầy cô đã vì chúng em mà có quản ngại chi. Vậy mà đôi lúc chúng em nào có hiểu ra điều đó làm cho người giáo viên của mình phiền lòng.
Tại sao chúng em đã từng không chuẩn bị bài khi đến lớp rồi viện lý do này lý do kia.
Tại sao chúng em đã không hiểu rằng để giảng dạy cho dễ hiểu, thầy cô đã tốn bao công sức chuẩn bị giáo án hằng đêm.
Tại sao chúng em không biết rằng có những đêm mất điện, trong lúc chúng em ngủ say thì thầy cô còn thức bên ngọn đèn chấm bài, sửa từng câu, từng chữ …
Còn biết bao câu hỏi tại sao, chúng em thật nông nổi và đáng trách. Nhưng họ bao giờ cũng sẵn sàng tha thứ bằng tình thương yêu học trò nồng thắm. Ôi thầy cô của chúng em!
Rồi khi em được công nhận là học sinh giỏi, cha mẹ, bạn bè và người xung quanh đều khen ngợi. Nhưng em hiểu rằng, đằng sau thành tích đó là những giọt mồ hôi và hơi ấm tình thương của cô thầy. Em như một bông hoa, còn cô là lòng đất. Hoa phải nhờ đất nuôi sống, lớn lên và xinh đẹp tô điểm cho đời. Thế nhưng người ta chỉ khen hoa đẹp, mấy ai nhớ đến nguồn gốc đã nuôi sống bông hoa.
Song, đất không bao giờ phiền lòng về điều đó, vẫn tháng tháng ngày ngày nuôi sống vẻ đẹp cho đời. Thầy cô cũng vậy, như dòng nước chảy xuôi, dạy dỗ chúng em mà không hề toan tính. Cho nên chúng em – những bông hoa phải biết cội nguồn cho mình sức sống, mà tỏ lòng biết ơn đối với thầy cô. Dù biết là đền đáp công ơn thế nào cho đủ, nhưng cũng phải tỏ chút gì để thể hiện tinh thần uống nước nhớ nguồn. Lòng biết ơn đôi khi chỉ là việc đến đi thăm thầy cô mỗi dịp Tết … nhưng nó sẽ động viên thầy cô rất nhiều trong việc giảng dạy.
Một mùa Xuân mới lại sắp về. Chúng em thêm một tuổi và tóc thầy cô cũng thêm nhiều sợi bạc, cho mùa xuân quê hương mãi mãi tươi xanh. Thầy cô, đó là tấm gương sáng tuyệt vời, là ngọn đuốc thiêng liêng soi đường cho chúng em bước tới. Rồi mai kia khi chúng em đã rời xa quê hương. Em đã vào đại học, tiếp tục con đường học vấn của mình.
Bước đường tương lai rộng mở trước mắt em. Con đường ấy chính thầy cô là người khai mở. Vì thế, cho dù đã trưởng thành đến mấy, dù giữ vị trí nào trong xã hội, thì những hình bóng kính yêu của thầy cô mãi mãi ở bên em như nhắc nhở, động viên em trong suốt cuộc đời.
Hôm nay đây, với sự họp mặt đầy đủ của các thành viên trong lớp 10A1, chúng em xin được kính tặng cô những bông hoa tươi thắm nhất, không chỉ là tấm lòng, đó còn như một lời hứa chân thực nhất chúng em muốn nói với cô: Chúng em sẽ cố gắng chăm ngoan hơn để không phụ lòng thầy cô đã mong mỏi.
Ngoài mẹ cha, thầy cô là tất cả,
Đã cho em đôi cánh bước vào đời.
Trong thâm tâm em mãi luôn thầm nhủ:
“Nhớ công ơn thầy cô đến trọn đời!”
Nhân vật:
Thầy Trí, thầy giáo trẻ, rất thương trò, là giáo viên chủ nhiệm
Mẹ Lê: người mẹ thương con nhưng không hiểu con
Lê: học sinh giỏi, nhà giàu, sống trong một gia đình áp đặt, nặng nề.
Lan: Bạn thân của Lê
Minh: nam sinh quậy, hay nói xấu thầy cô, ghen tỵ với học sinh giỏi.
Hùng: lớp trưởng
Kim: lớp phó
Cảnh 1:
Nhà của Lê. Mẹ Lê đang xem điểm kiểm tra môn Sử của Lê.
Mẹ Lê: Sao hả Lê? Con học Sử kiểu gì mà chỉ có 9 điểm vậy?
Lê: Mẹ ơi, con chỉ sai ở chỗ câu hỏi giành cho học sinh giỏi thôi mà. Lần sau con sẽ rút kinh nghiệm...
Mẹ Lê: (sừng sộ) Mày là học sinh giỏi mà không trả lời nổi câu hỏi giành cho học sinh giỏi hả? Con tao là phải đạt điểm mười tất cả các môn, tất cả các môn, nghe chưa?-rút cây roi ra, đánh Lê- Lười biếng! Học không lo học, đi lo chuyện bao đồng.Mẹ đã nói với con bao nhiêu lần rồi, nếu kỳ này con đạt điểm mười cả mười bốn môn thì mẹ sẽ mua cho con cái laptop hàng hiệu. Trời ơi là trời! Vậy mà mày bôi tro trát trấu vào mặt tao vậy hả? Lần này mày mà không được loại giỏi thì ****** sẽ không được bình bầu danh hiệu “Đảm việc nước, giỏi việc nhà”, vậy thì còn gì thể diện nữa, hả?
Lê (vừa lấy tay đỡ đòn, vừa năn nỉ): Mẹ ơi, đây là lần đầu tiên con bị điểm chín môn Sử. Mẹ tha cho con lần này đi. Ngày mai con phải kiểm tra 1 tiết môn Hóa rồi, mẹ cứ đánh hoài sao con học bài?
Mẹ Lê: A, con này bữa nay dám trả treo với tao nữa. Thôi được rồi, tao cho mày đi học. Nhớ, học sao để được điểm 10 nữa đó, nếu không thì đừng trách tao.
Cảnh 2:
Ngoài cửa lớp, học sinh lấy sách vở ra ôn bài, chuẩn bị kiểm tra.
Minh (ngông nghênh vào lớp): Tụi bây học cái gì đó?
Lan: Hóa.
Minh:Ui, mặc kệ cái môn Hóa khùng khùng đó đi. Học hoài mà tao có hiểu gì đâu!
Hùng: Sao ông đi học trễ vậy?
Minh: Ngủ quên.Mà sao bữa nay tụi bây siêng dữ? Kiểm tra một tiết hả? - tiến đến chỗ Lê, giọng ngọt xớt- Tao khỏi lo, được ngồi cạnh học sinh giỏi mà! Phải không Lê?
Lê (rùng mình): Ngồi vô chỗ đi. Bạn làm tôi phát mệt.
Minh: A, cái con này láo hả? Ủa, tay mày bị gì mà đỏ dữ vậy? Bữa qua bị ba mẹ đánh đòn nữa rồi phải không?
Lê tức giận, nhưng cố kềm nén. Bỗng một học sinh phóng như bay vào lớp, la làng: “Thầy tới!” Mọi người nhanh chóng trở nên trật tự. Thầy vào, Hùng hô đứng lên chào thầy. Lớp bắt đầu làm kiểm tra.
Thời gian trôi qua, hết giờ.. Các học sinh lần lượt nộp bài. Sau khi thầy đi, Lê gục đầu xuống bàn.
Lan (lo lắng): Sao vậy Lê? Bộ bà mệt lắm hả?
Lê (gắt gỏng): Tôi không sao hết, để tôi yên.
Minh: Nó dĩ nhiên là làm được bài. Yên tâm đi, có làm sai thì thầy thế nào cũng sẽ nâng điểm cho nó. Thầy ưu ái nó lắm!
Lan (đứng phắt dậy, chỉ tay vào mặt Minh): Tôi cấm bạn xúc phạm thầy Trí. Bạn mà nói nữa, tôi sẽ mách thầy đó.
Minh: Bạn cũng thích thầy lắm hả?
Hùng (bất bình): Ừ, thì người ta học giỏi, người ta phải chăm chú nghe giảng chứ.-mỉa mai- Không như ai kia, giờ thực hành hóa, lấy nước đổ vô cục natri cho nó nổ banh cái cặp, còn chửi lại thầy nữa.
Minh: Lớp trưởng muốn gây sự lắm hả. Chơi luôn, có ngon thì xông vô.
Kim: Thôi, cho tui can. Mấy bạn làm ơn lấy sách vở ra học tiếp tiết hai giùm tui.
Lê chợt vùng chạy ra ngoài, xô luôn mấy bạn trai đứng ở cửa lớp.
Cảnh 3:
Phòng thực hành hóa. Thầy Trí đang chấm bài. Lê thập thò ngoài cửa.
Thầy: Gì vậy cô bé?
Lê: Bài kiểm tra em làm tệ lắm phải không thầy?
Thầy: Năm điểm! Sao em học sút dữ vậy Lê?
Lê : Thầy cho em làm lại đi.
Thầy: Không được. Đây là bài kiểm tra 1 tiết đó, em hiểu không?
Lê: Thầy cho em làm lại đi. Mẹ em mà biết chuyện này, mẹ sẽ buồn lắm.
Thầy: Thôi đi cô. Đừng có lấy sự hiếu thảo ra mà năn nỉ thầy.
Lê (giận dữ): Sao thầy ác quá vậy?
Thầy (kinh ngạc): Ai cho em nói chuyện với tôi bằng cái giọng hỗn hào như vậy hả Lê? Chuyện gì vậy? Em có biết là sẽ khó xử cho thầy lắm không nếu thầy cho em làm lại?
Lê: Em xin lỗi. Nhưng em sai chỗ nào mà thầy chỉ cho có năm điểm?
Thầy Trí thở dài, rút ra bài làm của Lê.
Thầy: Lại đây...-tận tình chỉ bảo- Coi nè, chỗ này em phải ghi như vậy..., như vầy...
Lê (nhõng nhẽo): Thôi được rồi thầy, em biết em đáng đánh đòn rồi. Nhưng thầy phải cho em làm lại.
Thầy: Không được, thầy đã chỉ hết lỗi sai cho em rồi. Bây giờ em để yên cho thây chấm bài.
Lê: Thầy ơi, cho em làm lại đi mà!
Thầy: Thầy hết kiên nhẫn rồi đó Lê. Sao em quan trọng hóa vấn đề dữ vậy? Em còn kiểm tra học kỳ, rồi cả học kỳ hai nữa, tha hồ mà kéo điểm. Con điểm năm này cũng chỉ là một phần rất nhỏ trên con đường học tập của em thôi, như nguyên tử của một nguyên tố vậy.
Lê: Thầy không hiểu gì hết. Điểm của thầy sẽ biến nhà em thành địa ngục đó thầy có biết không?
Thầy(sửng sốt): Gì vậy Lê? Nói cho thầy biết, đừng ngại! Mọi ngày em ngoan ngoãn, hiền lành lắm mà, sao bữa nay cứng đầu quá vậy?
Lê(cắn môi, kềm nén cảm xúc): Gia đình em chỉ có một mình em. Ba mẹ phải đi làm rất cực khổ để nuôi em ăn học. Bởi vậy, ba mẹ coi trọng việc học của em ghê lắm. Chỉ cần chín điểm rưỡi thôi, em cũng bị ăn đòn. Đối với cha mẹ, em là học sinh xuất sắc, lúc nào cũng phải đạt điểm mười. Em phải đi học thêm khắp nơi, đến tối còn phải học bài tới mười hai giờ khuya. Có khi bài ở truờng thi ít mà bài học thêm thì nhiều... Em thật sự không sợ bị thầy cô khiển trách khi bị điểm kém, mà em sợ cây roi của cha mẹ. Bởi em hiểu, mỗi lời của thầy cô đều chan chứa tình thương, còn đòn roi của gia đình thì còn chứa thêm cả một khối sĩ diện nặng nề nữa. Đối với nhiều bạn, điểm chín là cả niềm vui, nhưng đối với em, nó là sự sợ hãi. Thầy có hiểu, trước ngày thầy cho làm kiểm tra, em đã bị đánh một trận nhừ tử vì tội chỉ đạt điểm 9 môn Sử. Bây giờ thầy cho em điểm năm thì có khác nào thầy giết em hả thầy?
Thầy: Em phải học nhiều vậy hả Lê? Đâu nhất thiết phải thế. Chỉ cần làm đủ những bài tập thầy cô giao, học bài cho kỹ là ổn rồi.
Lê: Sao thầy không nói chuyện đó với ba mẹ em? Nói với em thì có giải quyết được gì. Bằng mọi giá thầy phải cho em làm lại bài kiểm tra.
Thầy (nắm vai Lê): Bình tĩnh nghe thầy nói nè. Em đã thử tâm sự với ba mẹ lần nào chưa. Em có bao giờ nói với họ rằng mình mệt mỏi như thế nào, chán nản như thế nào chưa? Đã nói lần nào chưa?
Lê (như chợt tỉnh giấc): Không, em không dám. Hầu như từ xưa tới giờ chưa ai lắng nghe em nói... như thầy.
Thầy (cười):Vậy là ổn rồi. Đừng lo, nếu cố gắng, em sẽ kéo điểm lên được thôi. Còn ba mẹ em... để thầy nói chuyện với họ.
Lê: Thôi mà thầy, em lo lắm...
Thầy: Không cần phải lo gì hết. Đôi khi, chỉ cần một chất xúc tác thôi thì phản ứng sẽ diễn ra nhanh hơn rất nhiều. Thầy sẽ là chất xúc tác cho em. Còn em, em phải mau chóng thoát khỏi áp lực học hành. Không có con đường nào là trải đầy hoa hồng, không ai đi học mà chỉ toàn có điểm mười. Tuổi thơ của em rất đẹp, hãy cứ tận hưởng nó, rồi em cũng sẽ có một tương lai tươi sáng.
Lê (xúc động): Giá mà mẹ nói với em những lời mà thầy vừa nói.
Thầy: Em phải giãi bày với gia đình mọi suy nghĩ của mình. Thầy tin, rồi ba mẹ cũng sẽ hiểu cho em. Còn nếu như mọi chuyện tồi tệ hơn thì cứ đến gặp thầy.
Lê (cúi mặt, nắm chặt tay thầy): Đây là lần đầu tiên em tìm được người thầy đồng cảm với mình, thầy ơi!
Cảnh 4:
Nhà Lê. Ba mẹ Lê đang ngồi làm việc bên đống tài liệu. Lê thấp thỏm bước vào nhà.
Lê: Chào ba mẹ, con mới đi học về.
Mẹ Lê: Ờ, bữa nay có thêm kết quả môn nào nữa con?
Lê: Dạ... môn Hóa
Ba Lê: Con gái ba lại được 10 điểm nữa phải không?
Lê (sợ sệt): Dạ không, là 5 điểm.
Ba Lê (nổi cơn thịnh nộ): Sao? Chỉ 5 điểm thôi? Tao nuôi mày ăn học để chỉ nhận được con số 5 thôi hả?
Mẹ Lê (buông tờ tài liệu xuống, nói mỉa): Con có hiếu quá mà. Bộ mày có bồ có bịch gì ở trường hay sao mà học xuống dữ vậy?
Ba Lê (nhìn đồng hồ): Thôi, cho nó xuống uống ly sữa đi, rồi còn đi học thêm tới chín giờ tối nữa. Để về nhà phạt nó cũng được
Mẹ Lê: Không, phải phạt nó. Để em đánh nó mấy cái rồi chở nó đi học luôn, khỏi uống sữa.
Nói rồi, bà cầm cây chổi lông gà, sấn tới Lê đánh túi bụi, mặc cho con gái van xin. Chợt, một đám học sinh chạy tới cùng thầy Trí chạy tới.
Thầy: Chị đừng đánh Lê. Trò ấy đã ngất xỉu ở lớp học nhiều lần lắm rồi.
HS 1: Lê là một học sinh giỏi, nhưng bạn ấy đã thực sự kiệt sức.
HS 2: Chúng con đi học cũng rất muốn được điểm cao. Bởi vậy, khi thất bại, bản thân chúng con đã đau buồn lắm rồi.
HS 3: Ít ai chịu tìm hiểu nguyên do của những con điểm xấu, mà chỉ trừng phạt thôi. Điều đó đôi khi khiến chúng con sợ học.
HS 4: Chúng con không cần laptop, di động, áo quần hàng hiệu, chỉ cần sự đồng cảm của những người như thầy. (quay về phía thầy Trí).
Lan: (móc trong cặp ra bài kiểm tra): Thầy ơi, điểm mười này là do sự đoàn kết, giúp đỡ nhau của chúng em tạo nên, chúng em xin tặng thầy ngày Nhà giáo Việt Nam. Cảm ơn thầy đã dạy chúng em biết bao điều hay, điều lạ, và cũng cảm ơn thầy vì đã lắng nghe, thấu hiểu và chia sẻ với chúng em những lúc chúng em thất bại.
Thầy trân trọng cầm món quà, còn ba mẹ Lê thì tiến đến phía con, ôm con.
Mẹ Lê: Mẹ đã biết rồi. Chiều nay con không cần phải đi học thêm nữa, mẹ sẽ cùng ngồi học bài với con.
Trả lời :
Nhan đề sống chết mặc bay bắt nguồn từ ý nghĩa của câu tục ngữ: '' Sống chết mặc bay, tiền thầy bỏ túi ". câu tục ngữ thể hiện sự thờ ơ, lạnh nhạt của một số ng trc những vấn đề của xã hội. Nhan đề tác phẩm có dụng ý phê phán sự vô tâm, vô trách nhiệm của tên quan phủ. Đồng thời, Phạm Duy Tốn còn lên án mạnh mẽ sự thối nát trong chế độ thực dân nửa phong kiến, đặc biệt là những tên " quan phụ mẫu " - " cha mẹ " của dân phong kiến trc cảnh đê bị vỡ, ng dân lâm vào cảnh " nghìn sầu muôn thảm " .
Hok_Tốt
#Thiên_Hy
Mở bài:
- Giới thiệu Phạm Duy Tốn và hiện thực đen tối của thời thực dân phong kiến mà ông từng chứng kiến. - Giới thiệu truyện ngắn Sống chết mặc bay.
Thân bài: - Sống chết mặc bay là một thành ngữ dân gian nói về một lối sống miễn là được lợi cho mình, kẻ khác bị khố sở, thua thiệt thế nào cũng mặc. - Thành ngữ này cũng dùng để chỉ về những biểu hiện của một thái độ ích kỉ, vô trách nhiệm. - Phạm Duy Tốn dùng thành ngữ này đặt tên cho truyện ngắn của ông là muốn thế hiện một chủ đề trong xã hội đương thời: Những kẻ cầm quyền luôn ân chơi phè phơn, vô trách nhiệm, bỏ mặc dân lầm than điêu đứng. Do đó, nhan đề Sống chết mặc bay rất phù hợp với nội dung của truyện ngắn.
Kết bài: Khăng định lại giá trị của nhan đề trong việc góp phần làm nối bật nội dung, chủ đề và tư tưởng của văn bản.
Bài làm
Tại sao lại là "Sống chết mặc bay" mà không là bất cứ một nhan đề nào khác? Nhan đề bắt nguồn từ một câu tục ngữ nổi tiếng và rất quen thuộc của dân gian ta "Sống chết mặc bay, tiền thầy bỏ túi". Câu tục ngữ như một lời phê phán, lên án trước thái độ của những kẻ chỉ biết vun vén, lo cho lợi riêng mình trong khi đó lại thản nhiên, lãnh đạm, thờ ơ thậm chí vô lương tâm trước tính mạng của những con người mà mình phải có trách nhiệm. Nhưng tại sao tác giả lại chỉ chọn phần đầu của câu tục ngữ mà không chọn cả câu? Có lẽ một phần là bởi vì nó gây lên sự hấp dẫn, kích thích người đọc và gây ấn tượng. Cũng một phần là bởi vì chỉ có phần đầu mới phù hợp với nội dung, cốt truyện. Tuy câu tục ngữ có ý nghĩa hợp với nội dung truyện nhưng không phải hoàn toàn đúng, hoàn toàn thích hợp, nhất là phần sau "tiền thầy bỏ túi" không phù hợp với nội dung của truyện. Phạm Duy Tốn không có ý định xây dựng hình ảnh một viên quan tham. Trong truyện, nhân vật trung tâm là lão quan phụ mẫu vô trách nhiệm, thờ ơ trước sinh mạng hàng trăm, hàng ngàn người dân lành vô tội, lão chỉ quan tâm đến sự hưởng thụ của bản thân mình mà thôi. Sự lựa chọn, cách đặt nhan đề của nhà văn Phạm Duy Tốn rất độc đáo và chính xác, nó tạo nên sự kỳ thú, hấp dẫn kích thích trí tò mò người dọc, người nghe. Nó còn nâng cao thêm giá trị tác phẩm, không những thế, từ nhan đề ấy người đọc có thể khái quát được những đặc điểm nổi bật tiêu biểu của nhân vật trung tâm - tên quan phụ mẫu mà không làm mất đi tính lôi cuốn của nhan đề. Tác phẩm “Sống chết mặc bay” đã được đánh giá rất cao về nghệ thuật cũng như về nội dung. Bằng cách xây dựng nhân vật qua nhiều hình thức ngôn ngữ như tả, kể và đặc biệt là đối thoại, tác giả đã đưa ta đến với cuộc sống vinh hoa phú quý của bọn cầm quyền độc ác mà cụ thể là cuộc sống của tên quan phụ mẫu có trách nhiệm hộ đê trong truyện: Một người quan uy nghi, chễm chệ ngồi. Tay trái dựa gối xếp, chân phải duỗi thẳng ra, để cho tên người nhà quỳ ở dưới đất mà gãi. Một tên linh lệ đứng hen cầm quạt lông chốc chốc sẽ phẩy. Tên đứng khoanh tay trực hầu điếu đóm. Bên cạnh ngài, mé tay trái, bát yến hấp đường phèn, tráp đồi mồi, hai bên nào ống thuốc bạc, nào đồng hồ vàng và cơ man những vật dụng quý phái sang trọng khác. Cuộc sống ấy hoàn toàn trái ngược với cuộc sống lầm than, cơ cực của nhân dân. Sung sướng vậy thì việc gì phải quan tâm ai! "Sống chết mặc bay" cần gì lo nghĩ, cần gì bận tâm cứ hưởng lạc là được rồi. Nhan đề truyện ngắn đã tích cực góp phần khắc hoạ chủ đề và làm nổi bật tính cách nhân vật. Thông qua tên quan phủ, tác giả đã lên án thái độ vô trách nhiệm, vô lương tâm bè lũ quan lại cầm quyền đồng thời tỏ ra thương xót cho tính mạng người dân bị rẻ rúng, đó cũng chính là giá trị nhân đạo của tác phẩm. "Sống chết mặc bay” là một nhan đề hay, đặc sắc, chính nó đã làm cho giá trị của tác phẩm được đề cao nhấn mạnh. Một lần nữa ta khẳng định sức hấp dẫn, lôi cuốn, thu hút của nhan đề "Sống chết mặc bay"
Giúp mik bài 3 với!!! Chọn 1 trong 2 bài cũng đc, đừng chép trên mạng nha
Làm hay mà dài mik tick cho
Tình huống 1:Môi trường bao gồm tất cả các yếu tố vô sinh và hữu sinh có tác động, ảnh hưởng trực tiếp hoặc gián tiếp đến sức khỏe, đời sống của con người. Môi trường cung cấp cho ta không gian để sống, cung cấp nguồn tài nguyên để sản xuất và là nơi chứa đựng chất thải.
Các bạn thấy không, dù ở bất kỳ thời đại nào môi trường đều rất quan trọng đối với con người. Giữa môi trường và sự phát triển có mối quan hệ chặt chẽ: môi trường là địa bàn và đối tượng của sự phát triển, còn phát triển là nguyên nhân tạo nên các biến đổi môi trường.
Thiên nhiên ban tặng cho con người nhiều thứ, vậy mà ta không biết giữ gìn và bảo vệ nó. Để giờ đây, khi môi trường đang dần bị xuống cấp, xuất hiện nhiều loại “bệnh lạ” hơn, con người mới nhận thấy được tầm quan trọng của môi trường.
Bảo vệ môi trường chính là bảo vệ sự sống của chúng ta.Hãy chung tay bảo vẹ môi trường các bạn nhé!
Bất chợt, bạn vô tình nhớ về thầy cô của mình không? Nhớ về những người đã dìu dắt ta trong suốt quảng đời đi học?
Thầy cô! Hai tiếng thiêng liêng ấy vang lên tự trong sâu thẳm tâm hồn ta một cách tha thiết không nguôi! Làm sao có thể kể xiết những công ơn cùng những nỗi vất vả của thầy cô. Xin kính dâng lên thầy cô ngàn lời kính yêu nhất.
“Muốn sang thì bắt cầu kiều
Muốn con hay chữ thì yêu lấy thầy”
Nghề giáo viên là nghề cao quý nhất trong những nghề cao quý, và giáo viên là người âm thầm mà vĩ đại nhất. Công việc của họ thầm lặng mà ý nghĩa biết bao, thầm lặng trên bụt giảng và giản dị giữa đời thường, họ giống như những con ong thầm lặng giữa ngàn hoa để chắt chiu cho đời những giọt mất tinh túy và thơm ngọt nhất.
Từ khi còn là những cô cầu bé còn bỡ ngỡ đến trường tới khi trưởng thành đâu đâu ta cũng thấy có bóng dáng của thầy cô. Thầy cô uốn nắn ta từng bước đi, từng nét chử đầu đời, đến những trang văn, những dòng thơ đầy xúc cảm. Có những đêm thầy thức trắng để:
“Bên trang vở chúng em
Miệt mài ghi chăm chú
Bao khó nhọc dưới đèn”
Ôi! Thật bao la tình thầy! Dưới ngọn đèn leo lét, ánh mắt của con người phải tập trung cao độ lắm mới có thể làm việc tốt được.
Vậy mà thầy đã hy sinh giấc ngủ và sức khỏe của mình để chấm bài cho lũ học trò, để rồi sáng mai lên lớp, trong giấy trả bài kiểm tra của đứa nào cũng có những lời phê bằng mực đỏ của thầy, những lời phê đầy tâm huyết, thầy sửa từng câu chữ, từng lỗi chính tả cho học sinh.
Nhìn những đứa học trò đọc chăm chú từng lời phê và khoe nhau điểm lòng thầy rộn lên một niềm hạnh phúc vô biên. Cũng có những đêm thầy thức để soạn bài, sáng mai lên lớp cho chúng em có bài học mới.
Trên bục giảng với giọng nói ấm áp, trầm bổng, thầy cô mang đến cho chúng em những điều lý thú của cuộc sống, thầy dạy cho chúng em về đạo lý làm người, về lòng yêu thương, lòng bao dung,… Thầy cô hung đúc cho chúng em lòng vị tha đức hy sinh.
Người ta nói “Nhất quỷ nhì ma thứ ba học trò”, làm sao tránh khỏi sự nghịch ngợm của lũ “thứ ba” ấy. Những lúc đó thầy khẽ chau mày, nét mặt khẽ nghiêm nghị.
Nhưng với lòng vị tha và đức hy sinh thầy đã biến buổi trừng phạt thành những buổi dạy dỗ với những lời dạy đầy thuyết phục. Ấy vậy mà sau những lần như thế, mắt đứa nào cũng đỏ hoe, lòng rưng rưng lòng kính yêu thầy vô hạn. Khi còn ngồi trên ghế nhà trường là vậy!
Gia đình - 3 bài xã luận 20/11 hay cho báo tường chinh phục mọi người đọc (Hình 3).
Đến khi ra trường thầy vẫn âm thầm, lặng lẽ dõi theo từng bước đi của lũ học sinh. Thầy sẳn sàng giúp đỡ khi chúng cần. Trên bước đường đời có đứa theo đuổi sự nghiệp công danh, cũng có đứa rẽ sang hướng khac vì kế mưu sinh, có ai biết rằng thầy vẫn luôn dõi mắt theo ta! Thầy hạnh phúc khi thấy ta vinh hiển và quặn lòng xót xa khi ta gặp trắc trở khó khăn.
Thời gian vẫn cứ trôi đi như những cỗ xe vô hình lăn bánh, thầy cô vẫn lặng lẽ là người lái đò, chở hết lớp học sinh này tới lớp học sinh khác đến bến bờ tương lai. Mấy ai qua sông còn trở lại thăm con đò xưa? Một sự thật nghiệt ngã! Nhưng những người lái đò ấy vẫn kiên trì làm công việc thầm lặng của mình.
Ôi! Cao quý thay người thầy, người cô! Thật công đức mà vĩ đại biết bao! Rồi mai đây những đàn chim bé nhỏ ngày nào sẽ tung đôi cánh trên bầu trời tri thức với hành trang trên vai là những kiến thưc quý báu và những lời dạy bảo của thầy cô. Những lời dạy bảo ấy mãi theo ta cùng năm tháng, khi khó khăn nó mãi là điểm tựa để ta dựa vào và cố gắng sống tốt.
https://www.nguoiduatin.vn/3-bai-xa-luan-2011-hay-cho-bao-tuong-chinh-phuc-moi-nguoi-doc-a305538.html