Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
"Sáng ra bờ suối, tối vào hang,
Cháo bẹ, rau măng vẫn sẵn sàng.
Bàn đá chông chênh dịch sử Đảng,
Cuộc đời cách mạng thật là sang."
Câu 1:
=> Sau 30 năm hoạt động cách mạng ở nước, tháng 2-1941 Bác trở về tổ quốc, trực tiếp lãnh đạo phong trào cách mạng trong nước. Khi đó, sống và làm việc trong một nơi có đièu kiện hết sức gian khổ nhưng Bác vẫn lạc quan. Bài thơ Tức cảnh Pác Bó là một trong những tác phẩm Người sáng tác trong thời gian này
Câu 2:
=> Bài thơ thuộc thể thơ "Thất ngôn tứ tuyệt"
=> Một vài bài thơ mà em đã học là: Sông núi nước Nam, Ngắm Trăng, Rằm tháng giêng, Xa ngắm thác núi lư,....
Câu 3:
=> Tức cảnh là ngắm cảnh mà có cảm xúc, nảy ra tứ thơ, lời thơ. (Khi Bác ngắm cảnh vật ở Pac Bó, Bác có cảm xúc, nảy ra ý thơ , lời thơ.)
Câu 4:
=> Cân đối: sáng-tối, ra- vào diễn tả nếp sống đã thành thói quen trong hoàn cảnh đặc biệt
Câu 5:
- Câu thứ hai là một nét cười đùa, cho biết thức ăn của con người ở sông suối thật đầy đủ, đầy đủ tới dư thừa.
- Câu thơ cũng có thể hiểu là sự gian khổ, thiếu thốn về vật chất của con người Cách Mạng.
- Em chọn cách hiểu thứ hai. Vì câu thơ này thực chất là nói lên sự vất vả, khổ cực của Bác khi ở Pác Bó, dù khó khăn nhưng Bác vẫn chịu đựng và tìm ra con đường Cách Mạng đúng dắn cho dân tộc Việt Nam
Câu 6:
=> Tự do trong bài thơ “tức cảnh pác bó” với cảm hứng mất tự do trong “nhớ rừng”, từ đó lý giải vì sao hồ chí minh khẳng định “ cuộc đời cách mạng thật Ɩà sang”.
Câu 7,8 : Làm đoạn văn tự làm ạ
Cop ở đâu mà nhanh vậy em, câu 7,8 sao không làm giúp người ta luôn đi?
a) Bài thơ sáng tác vào thắng 2 -1941 , sau 30 năm bôn ba hoạt động ở nước ngoài, Bác trở về trực tiếp lãnh đạo cách mạng Việt Nam. Ngườisống và làm việc tại hang Pác Bó (Cao Bằng) trong điều kiện sinh hoạt rất khó khăn, gian khổ.
b) Thể thơ Thất nguôn tứ tuyệt Đường luật
Một số bài thơ thuộc thế thơ này đã từng học: Cảnh Khuya, Nguyên Tiêu (Rằm Tháng Giêng), Sông núi nước Nam (Nam quốc sơn hà), Bánh trôi nước, Ngẫu nhiên viết nhân buổi vể quê (Hồi hương ngẫu thư), Tĩnh dạ tứ (Cảm nghĩ trong đêm thanh tĩnh)
c) Tức cảnh là ngắm cảnh mà có cảm xúc, nảy ra tứ thơ, lời thơ. Khi Bác ngắm cảnh vật ở Pac Bó, Bác có cảm xúc, nảy ra ý thơ , lời thơ.
d) ngắt nhịp : sáng ra bờ suối (ngắt nhịp) tối vào hang
Tác dụng ngắt nhịp :cho thấy một nếp sống sinh hoạt và làm việc rất đều đặn, trở thành một thòi quen trong một hoàn cảnh đặc biệt
e)
Có 2 cách hiểu:
– Cách thứ nhất: chủ thể của “sẵn sàng ”là con người. Khi đó ý của toàn câu thơ sẽ là: dù phải tồn
tại trong hoàn cảnh khó khăn nhưng tinh thần vẫn không vì thế mà buông xuôi, mỏi mệt, trái lại vẫn rất tráng kiện, hăm hở trong công việc – “vẫn sẵn sàng”.
– Cách thứ hai: chủ thể của “sẵn sàng ”là “cháo bẹ, rau măng”. “Sẵn sàng ” ở đây có nghĩa là nhiều, là dư dả, là vẫn sẵn có đến mức dư thừa. Hiểu theo cách này, trong lời thơ như ẩn hiện một nụ cười hóm hỉnh, đùa vui. Nói khó khăn bằng bthơ như thế cho thấy bản lĩnh, khả năng chiến thắng mọi thử thách của hoàn cảnh của người c/sĩ CM. ở cách hiểu thứ 2, sự “sẵn sàng” của con người vẫn hiện diện nhưng là ẩn tàng trong cách nói vui đùa, hóm hỉnh. Cách hiểu này gần với phong cách của HCM hơn, bởi ở Người, cái bản lĩnh, sự vững vàng của người c/sĩ ít khi bộc lộ trực diện mà thường ẩn rất sâu trong lời thơ.
Tuỳ bạn thích chọn cái nào thôi :v
f) Mặc dù cuộc sống ở Pác Bó thật sự rất khó khăn,thiếu thốn,điều kiện làm việc như vậy,thế nhưng Bác vẫn làm tốt công việc của mình.Dù khó khăn đến thế nào thì Bác vẫn cho công việc Cách Mạng của mình thật là "sang".Vì thế,với bác niềm vui lớn nhất đó là được làm Cách Mạng,trực tiếp lãnh đạo Cách Mạng nước nhà cho dù có gian khổ,vất vả,thiếu thốn về vật chất nhưng trái lại bác còn cảm thấy thế là đủ,là "sang".
a)hoàn cảnh đang sống và làm việc trong hang pác bó,cao bằng
b)vd sông núi nước nam,...
c)ngắm cảnh mà có cảm xúc nảy ra tứ thơ,lời thơ
d)nhịp 4/3,đối giữa câu trước và câu sau
e)có 2 cách hiểu:vẫn sẵn sàng vẫn ăn đc,vẫn sẵn sàng tinh thần luôn sẵn sàng
f)vì nó đem lại ánh sáng cho cách mạng,đem lại cuộc sống ấm no hạnh phúc cho nhân dân,đc sống hòa mk vs thiên nhiên
bn tham khảo nha
THAM KHẢO
Làng – Kim Lân
Quê hương – Tế Hanh
Đất nước – Nguyễn Đình Thi
Việt Bắc – Tố Hữu
Quê hương – Đỗ Trung Quân
Lòng yêu nước – Ê-ren-bua+ Quê hương – Đỗ Trung Quân
Buổi học cuối cùng – Đô-đê
Trong các văn bản lớp 8 có các bài thơ được viết trong tù là:
+Tẩu lộ(đi đường)
+Ngắm trăng
+khi con tu hú
+...
-Tẩu Lộ(Đi Đường),Vọng Nguyệt(Ngắm Trăng)-Hồ Chí Minh
-Khi con tu hú(Tố Hữu)
1. Những ngày thơ ấu (Nguyên Hồng), Đặng Thai Mai hồi ký (Đặng Thai Mai),Cát bụi chân ai, Chiều chiều (Tô Hoài)….
2. Ngày đầu tiên đi học
Câu hỏi 1. Bài thơ thuộc thể thơ gì? Hãy kể tên một số bài thơ cùng thể thơ này mà em đã học.
- Bài thơ thuộc thể thơ thất ngôn tứ tuyệt (mỗi bài có bốn câu, mỗi câu bảy chữ).
- Một sô bài thơ thuộc thể thơ tứ tuyệt đã học ở lớp 7: Cảnh khuya, Nquyên tiêu (Rằm tháng giêng).
Câu hỏi 2. Nhận xét về giọng điệu chung của bài thơ. Tâm trạng của Bác Hồ ở Pác Bó được biểu hiện như thế nào qua bài thơ? Vì sao Bác cảm thấy cuộc sống gian khổ đó “thật là sang” ?
- Bài thơ tuân thủ chặt chẽ quy tắc và cấu trúc của một bài thơ tứ tuyệt nhưng vẫn toát lên một cảm giác phóng khoáng, sảng khoái. Giọng điệu bài thơ tự nhiên, thoải mái, pha chút hóm hỉnh, vui đùa.
- Hoàn cảnh sinh hoạt của Bác khi ở Pác Bó hết sức khó khăn, gian khổ : ngủ trong hang tối và lạnh, nhiều khi chỉ ăn cháo bẹ rau măng, bàn làm việc là một tảng đá chông chênh. Câu thơ đầu nói về việc ở có giọng điệu thoải mái, vui tươi; có hai vế sóng đôi (sánq ra - tối vào) tạo cảm giác nhịp nhàng, nề nếp làm hiện lên hình ảnh Bác ung dung, hòa điệu cùng nhịp sống của núi rừng. Câu thứ hai nói về cái ãn có nét gì đó vui đùa. Cái ăn thì đầy đủ, dư thừa, luôn có sẵn (vẫn sẵn sàng). Câu thứ ba nói về điều kiện làm việc còn khó khăn, tạm bợ nhưng Bác vẫn cảm thấy thoải mái. Những câu thơ có giọng khẩu khí, nói cho vui, có phần nào khoa trương nhưng niềm vui thích, sự sảng khoái của Bác là rất thật, không chút gượng gạo, “lên gân”.
- Bác cảm thấy cuộc sống gian khổ đó “thật là sang” bởi nhiểu nguyên nhân. Thứ nhất, hoàn cảnh sống ở Pác Bó rất phù hợp với cái “thú lâm tuyền” của Bác : “Riêng phần tôi thì làm một cái nhà nho nhỏ, nơi có non xanh, nước biếc để câu cá, trồng hoa, sớm chiểu làm bạn với cụ già hái củi, em trẻ chăn trâu...” (Lời Bác phát biểu với các nhà báo tháng 1 - 1946). Thứ hai, lúc này, Bác đang rất vui vì Bác tin vào thời cơ giải phóng dân tộc đang đến gần. So với niềm vui lớn lao đó thì những gian khổ trong sinh hoạt chẳng có nghĩa lí gì, thậm chí nó còn trở nên sang trọng.
Câu hỏi 3. Qua bài thơ, có thể thấy rõ Bác Hồ cảm thấy vui thích, thoải mái khi sống giữa thiên nhiên. Nguyễn Trãi đã từng ca ngợi “thú lâm tuyền” (niềm vui thú được sống với rừng, suối) trong bài Côn Sơn ca. Hãy cho biết “thú lâm tuyền” ở Nguyên Trãi và ờ Bác Hồ có gì giống và khác nhau.
Bài thơ Côn Sơn ca Nguyễn Trãi :
Côn Sơn suối cháy rì rầm,
Ta nghe như tiếng đàn cầm bên tai.
Côn Sơn cố đá rêu phơi,
Ta ngồi trên đá như ngồi chiếu êm.
Trong lèn thông mọc như nêm,
Tha hồ muôn lọng ta xem chốn nằm.
Trong rừng có bóng trúc rám,
Giữa màu xanh mát ta ngâm thơ nhàn.
Về đi, sao chẳng sớm toan.
Nửa đời vướng víu bụi trần làm chi ?
Muôn chung nghìn vạc cần gì,
Cơm rau nước lã đủ tùy phận thôi !...
(Bản dịch trong Thơ chữ Hán Nguyễn Trãi, NXB Văn hóa, Hà Nội, 1962). Bài thơ trên và bài Tức cảnh Pác Bó đều thể hiện niềm vui “thú lâm tuyền” của chủ thể trữ tình. Nguyễn Trãi tìm đến thú lâm tuyền vì cảm thấy bất lực trước thực tế đời sống, muốn “lánh đục về trong”, an ủi mình bằng lối sống “an bần lạc đạo”. Tuy đó là lối sống thanh cao, khí tiết nhưng vẫn là lối sống tiêu cực của ông. Còn Hồ Chí Minh, sống hòa nhập với núi rừng, sông suối nhưng vẫn giữ được cốt cách của người chiến sĩ cách mạng. Nhân vật trữ tình trong Tức cảnh Pác Bó tuy mang dáng dấp của một ẩn sĩ nhưng thực chất là một chiến sĩ. Câu thơ bàn đá chông chênh dịch sử Đảng thể hiện rõ điểu này. Vần trắc trong ba tiếng dịch sử Đảng làm toát lên vẻ khỏe khoắn, mạnh mẽ, gân guốc góp phần khắc họa đậm nét hình tượng người chiến sĩ cách mạng vừa chân thực, sinh động vừa uy nghi, lồng lộng.
1.Bài thơ thuộc thể thơ gì? Hãy kể tên một số bài thơ cũng thể thơ này mà em đã học.
- Bài thơ thuộc thể thơ tứ tuyệt.
2. Nhận xét về giọng điệu chung của bài thơ.
Đó là giọng sảng khoái, tự nhiên, pha chút vui đùa hóm hỉnh.
Tâm trạng của Bác Hồ ở Pác Bó được thể hiện như thế nào qua bài thơ?
Tâm trạng của Bác vẫn rất lạc quan dù sống trong gian khổ, hơn thế, Bác còn cảm thấy vui thích và thoải mái với cuộc sống nơi rừng núi hoang vu.
Vì sao Bác lại cảm thấy cuộc sống gian khổ đó “thật là sang”?
Vì những gian khổ ấy không làm mờ đi được niềm tin và niềm vui vì thời cơ của cuộc giải phóng đang tới gần. Có được niềm tin ấy thì những gian khổ nhỏ nhoi trong sinh hoạt cá nhân kia có nghĩa lí gì, thậm chí, tất cả đều trở nên sang trọng cả.
3*. Qua bài thơ, có thể thấy rõ, Bác Hồ cảm thấy vui thích, thoải mái khi sống giữa thiên nhiên. Nguyễn Trãi cũng từng ca ngợi “thú lâm tuyền” (niềm vui thú được sống với rừng, suối) trong bài Côn Sơn ca. Hãy cho biết “thú lâm tuyền” ở Nguyễn Trãi và ở Bác Hồ có gì giống và khác nhau.
*Giống:
Đều là vui với cái nghèo, giữ tâm hồn trong sạch; đều là một tình cảm thanh cao, một nét đẹp có truyền thống từ xưa.
*Khác:
- Nguyễn Trãi tìm đến thú lâm tuyền vì cảm thấy bất lực trước thực tế đời sống, muốn “lánh đục về trong”, an ủi mình bằng lối sống “an bần lạc đạo”. Tuy đó là lối sống thanh cao, khí tiết nhưng vẫn là lối sống tiêu cực của ông.
- Hồ Chí Minh sống hòa nhập với núi rừng, sông suối nhưng vẫn giữ được cốt cách của người chiến sĩ cách mạng. Nhân vật trữ tình trong Tức cảnh Pác Bó tuy mang dáng dấp của một ẩn sĩ nhưng thực chất là một chiến sĩ.
1. Bài thơ được làm theo thể thất ngôn tứ tuyệt. Có thể kể tên một số bài thơ cùng thể thơ với bài này đã học như: Sông núi nước Nam, Buổi chiều đứng ở phủ Thiên Trường trông ra, Xa ngắm thác núi Lư, Cảnh khuya, Rằm tháng riêng,…
2. Giọng điệu chung của bài thơ là giọng sảng khoái, tự nhiên, hóm hỉnh pha chút vui đùa. Điều đó cho thấy, dù sống trong gian khổ nhưng tâm trạng của Bác vẫn rất lạc quan, hơn thế, Bác còn cảm thấy vui thích và thoải mái với cuộc sống nơi rừng núi hoang vu. Làm cách mạng và được sống hoà hợp với thiên nhiên là một niềm vui lớn của nhà cách mạng, nhà thơ Hồ Chí Minh
Những năm tháng sống và làm việc ở Pác Bó, thực tế Bác đã phải trải qua rất nhiều những khó khăn. Thế nhưng những gian khổ ấy, những cháo bẹ, rau măng, bàn đá chông chênh,…không làm mờ đi được niềm tin và niềm vui vì thời cơ của cuộc giải phóng đang tới gần. Có được niềm tin ấy thì những gian khổ nhỏ nhoi trong sinh hoạt cá nhân kia có nghĩa lí gì, thậm chí, tất cả đều trở nên sang trọng cả. Bài thơ cho thấy cá nhân cách cao khiết của Hồ Chí Minh, cho thấy sự hi sinh thầm lặng của người cho đất nước.
3. Nguyễn Trãi từng ca ngợi “thú lâm tuyền” (niềm vui thú được sống với rừng, suối) trong bài Côn sơn ca. Trong bài thơ này, Hồ Chí Minh cũng cho thấy niềm vui thú đó. Thế nhưng “thú lâm tuyền” của Nguyễn Trãi, ấy là cái “thú lâm tuyền” của người ẩn sĩ bất lực trước thực tế xã hội muốn “lánh đục về trong”, tự tìm đến cuộc sống “an bần lạc đạo”. Ở Hồ Chí Minh, cái “thú lâm tuyền” vẫn gắn với con người hành động, con người chiến sĩ. Nhân vật trữ tình trong bài thơ tuy có dáng vẻ của một ẩn sĩ nhưng thực tế đó lại là một người chiến sĩ đang tận tâm, tận lực vì tự do độc lập của non sông (Bàn đá chông chênh dịch sử Đảng.
- Lớp 7: Bánh trôi nước, Nam Quốc sơn hà, Cảnh khuya, Rằm tháng giêng
- Lớp 8: Tức cảnh Pác Bó, Ngắm trăng (Vọng nguyệt),...
Học tốt nhé.
- Bài thơ Tức cảnh Pác Bó thuộc thể thơ thất ngôn tứ tuyệt Đường luật
- Một số bài thơ cùng loại: Nam quốc sơn hà, Cảnh khuya, Nguyên tiêu, Bánh trôi nước, Thiên trường vãn vọng, Tĩnh dạ tứ, Hồi hương ngẫu thư…