K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

5 tháng 3 2020

Bài 1.

Em yêu tiếng chim ( tiếng mang nghĩa nghĩa gốc)

Đầu hồi lảnh lót ( đầu mang nghĩa chuyển)

Mái vàng thơm phức ( vàng mang nghĩa chuyển)

Rạ đầy sân phơi ( sân mang nghĩa gốc)

Bài 2.

Nghĩa gốc: đứng nghiêm, đứng chờ, đứng lên.

Nghĩa chuyển: đứng tuổi, đứng đầu, đứng gió, đứng tên.

Bài 3.

a) Cô em là nhân viên bán hàng.

b) Bạn Hoa rất chăm chỉ.

c) Nhà em có nuôi một chú chó.

d) Nhìn từ xa, bờ biển thật đẹp!

5 tháng 3 2020

bạn làm đúng rồi

4 tháng 5 2017

Trong câu tục ngữ, các từ "đứng" và "quỳ" được dùng với nghĩa chuyển. Chúng không dùng để biểu thị các tư thế của thân thể con người mà theo lối ẩn dụ để biểu hiện nhân cách, phẩm giá. "Chết đứng" là chết một cách hiên ngang, có khí phách. "Sống quỳ" là sống quỵ luỵ, hèn nhát. Phép chuyển nghĩa này đã cụ thể hoá những điều trừu tượng, vì vậy cách diễn đạt trở nên hình tượng và biểu cảm.

3 tháng 10 2018

Hình ảnh con đò, cây đa, bến nước mang hai tầng ý nghĩa, nghĩa thực và nghĩa tượng trưng cho những người ra đi và những người ở lại

Câu (1) là thề ước, hứa hẹn, nhắn nhủ về sự chung thủy

Câu (2) trở thành lời than tiếc vì thề xa “lỗi hẹn”

b, Các từ thuyền, bến ở câu (1) và cây đa bến cũ, con đò ở câu (2) có sự khác nhau nhưng chỉ là khác ở nội dung ý nghĩa hiện thực.

Giữa chúng gợi ra những liên tưởng giống nhau (mang nghĩa hàm ẩn chỉ người đi, kẻ ở)

   + Thực tế, các hình ảnh con thuyền, bến nước, cây đa, con đò là những hình ảnh gắn liền với nhau.

   + Những hình ảnh trên tượng trưng tình cảm gắn bó bền chặt của con người.

   + Mang ý nghĩa chỉ sự ổn định, giúp ta liên tưởng tới hình ảnh phụ nữ nhung nhớ, chung thủy

   + Thuyền, đò: di chuyển, không cố định được hiểu là người con trai.

→ Ý nghĩa câu (1) lời ước hẹn chung thủy, son sắt. Câu số (2) trở thành lời than tiếc vì “lỗi hẹn”

15 tháng 5 2018

Từ “đứng” và “quỳ” được sử dụng với nghĩa chuyển. Chúng không dùng để biểu thị các tư thế của con người, mà ẩn dụ cho nhân cách, phẩm giá:

    + “Đứng” hiên ngang, khí phách

    + “Qùy” hèn nhát, quỵ lụy

→ Từ được dùng theo nghĩa chuyển đã diễn đạt được những thứ trừu tượng thành những thứ cụ thể

Đọc bài thơ sau của Nguyễn Khoa Điềm và trả lời các câu hỏi :      MẸ VÀ QUẢ   Những mùa quả mẹ tôi hái được   Mẹ vẫn trông vào tay mẹ vun trồng   Những mùa quả lặn rồi lại mọc   Như mặt trời, khi như mặt trăng   Lũ chúng tôi từ tay mẹ lớn lên   Còn những bí và bầu thì lớn xuống   Chúng mang dáng giọt mồ hôi mặn   Rỏ xuống lòng thầm lặng mẹ...
Đọc tiếp

Đọc bài thơ sau của Nguyễn Khoa Điềm và trả lời các câu hỏi :

      MẸ VÀ QUẢ

   Những mùa quả mẹ tôi hái được

   Mẹ vẫn trông vào tay mẹ vun trồng

   Những mùa quả lặn rồi lại mọc

   Như mặt trời, khi như mặt trăng

   Lũ chúng tôi từ tay mẹ lớn lên

   Còn những bí và bầu thì lớn xuống

   Chúng mang dáng giọt mồ hôi mặn

   Rỏ xuống lòng thầm lặng mẹ tôi.

   Và chúng tôi, một thứ quả trên đời

   Bảy mươi tuổi mẹ đợi chờ được hái

   Tôi hoảng sợ, ngày bàn tay mẹ mỏi

   Mình vẫn còn một thứ quả non xanh.

      (Thơ Việt Nam 1945 - 1985, NXB Văn học, Hà Nội, 1985)

Trong nhan đề và bài thơ, chữ “quả” xuất hiện nhiều lần. Chữ “quả” ở dòng nào mang ý nghĩa tả thực? Chữ “quả” ở dòng nào mang ý nghĩa biểu tượng?

1
8 tháng 3 2017

* Chữ “quả” mang ý nghĩa tả thực: dòng 1 và dòng 3 của khổ đầu.

* Chữ “quả” mang ý nghĩa biểu tượng: dòng 1 và dòng 4 của khổ cuối.

Cây dừa xanh toả nhiều tàu Dang tay đón gió, gật đầu gọi trăng Thân dừa bạc phếch tháng năm Quả dừa – đàn lợn con nằm trên cao Đêm hè hoa nở cùng sao Tàu dừa – chiếc lược chải vào mây xanh Ai mang nước ngọt, nước lành Ai đeo bao hũ rượu quanh cổ dừa Tiếng dừa làm dịu nắng trưa Gọi đàn gió đến cùng dừa múa reo Trời trong đầy tiếng rì rào Đàn cò...
Đọc tiếp

Cây dừa xanh toả nhiều tàu
Dang tay đón gió, gật đầu gọi trăng
Thân dừa bạc phếch tháng năm
Quả dừa – đàn lợn con nằm trên cao
Đêm hè hoa nở cùng sao
Tàu dừa – chiếc lược chải vào mây xanh
Ai mang nước ngọt, nước lành
Ai đeo bao hũ rượu quanh cổ dừa
Tiếng dừa làm dịu nắng trưa
Gọi đàn gió đến cùng dừa múa reo
Trời trong đầy tiếng rì rào
Đàn cò đánh nhịp bay vào bay ra...
Đứng canh trời đất bao la
Mà dừa đủng đỉnh như là đứng chơi.

Câu 1: Phương thức biểu đạt chính của bài thơ là gì?

Câu 2: Chỉ ra và nêu hiệu quả của hai biện pháp tu từ được sử dụng trong bài thơ trên?

Câu 3: Bức tranh thôn quê hiện lên qua những hình ảnh nào? Nêu ý nghĩa của những hình ảnh đó?

Câu 4: Từ bài thơ trên, viết một đoạn văn ngắn khoảng 8-10 dòng, trình bày tình cảm của anh/ chị đối với quê hương.

1
13 tháng 10 2018

Câu 1 : Phương thức biểu đạt chính : Miêu tả

Câu 2 : Biện pháp tu từ được sử dụng trong bài thơ là :

+ So sánh : Qua nghệ thuật so sánh khiến ta cảm thấy cảnh cây dừa như đẹp hơn, có cái gì đó của sự ung dung mang hình ảnh của một người lính đứng gác nhưng vẫn nhẹ nhàng, tay cầm chắc súng.

+ Nhân hóa : Với nghệ thuật nhân hóa, Trần Đăng Khoa đã khắc họa rõ nét những hành động của cây dừa như : " Dang tay", " Gật đầu", " Đủng đỉnh ",... cho ta thấy hình ảnh dừa được miêu tả thật sinh động và thật gần gũi , có gì đó "giống như một con người".

Câu 3 :

Qua ngòi bút đầy tinh tế của Trần Đăng Khoa, bức tranh làng quê yên bình được tái hiện qua hình ảnh cây dừa hiện lên trong mắt ta :

Tiếng dừa làm dịu nắng trưa
Gọi đàn gió đến cùng dừa múa reo
Trời trong đầy tiếng rì rào
Đàn cò đánh nhịp bay vào bay ra...
Đứng canh trời đất bao la
Mà dừa đủng đỉnh như là đứng chơi

Hình ảnh đó thật quen thuộc đối với làng quê yêu dấu, với những rặng dừa che chở, bao bọc, gần gũi như một người bạn đã trở thành một dấu ấn in đậm trong đời sống của người dân Việt Nam. Hơn hết, cây dừa còn là hiện thân của con người trong thơ Trần Đăng Khoa, với những phẩm chất cao quý, ung dung, hiên ngang và chứa đựng một niềm tự hào sâu sắc, yêu quê hương nồng nàn trong họ.

Câu 4 :

Quê hương hiện ra trước mắt mỗi người con yêu nước là một hình ảnh hết sức thân thuộc và gần gũi, bởi lẽ, đó là nơi ta sinh ra và lớn lên, là nơi bao người thân ta sống và đùm bọc nhau trong tình yêu thương da diết , nồng nàn. Có ngọn gió mỗi trưa hè đùa nghịch với cái nắng rát bỏng, có cánh đồng bát ngát cánh cò với khóm tre xanh thân thương, rặng dừa cao vút, thẳng tắp, ung dung như người lính năm nào trong thơ Trần Đăng Khoa,...Tất cả thổi vào tâm hồn ta hai tiếng thiêng liêng : Quê hương ! Ôi ! Yêu biết mấy những con người mộc mạc, chất phác giản dị, hiền lành , bao đời chung sống trong một mái nhà Tổ quốc. Quê hương như máu thịt, mãi mãi sống trong lòng ta ...