K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

3 tháng 3 2018

Bài 1: Tìm các câu nghi vấn trong các câu dưới đây và cho biết chúng có những đặc điểm hình thức nào của câu nghi vấn?

a. Tôi hỏi cho có chuyện:

- Thế nó cho bắt à? ( Nam Cao )

- Câu nghi vấn : Thế nó cho bắt à?

Đặc điểm: Có dấu hỏi chấm, có từ hỏi "à"

b.- Không! Cháu không muốn vào. Cuỗi năm thế nào mợ cháu cũng về. Cô tôi hỏi luôn, giọng vẫn ngọt:

- Sao lại không vào? Mợ mày phát tài lắm, có như dạo trước đâu!

- Câu nghi vấn : Sao lại không vào?

Đặc điểm: Có dấu hỏi chấm, có từ hỏi "sao,không"

c. Vua hỏi:<< Còn nàng út đâu?>>. Nàng út bẽn lẽn dâng lên vua mâm bánh nhỏ.(Truyền thuyến Hùng Vương)

Câu nghi vấn : Còn nàng út đâu?

Đặc điểm: Có dấu hỏi chấm, có từ hỏi "đâu"

d. Anh có biết con gái anh là một thiên tài hội họa không?

Câu nghi vấn : Anh có biết con gái anh là một thiên tài hội họa không?

Đặc điểm: Có dấu hỏi chấm, có từ hỏi "không"

e. Cụ tưởng tôi sung sướng hơn chăng?

Câu nghi vấn : Cụ tưởng tôi sung sướng hơn chăng?

Đặc điểm: Có dấu hỏi chấm, có từ hỏi "chăng"

Bài 2:

Giấy đỏ buồn không thắm

Mực đọng trong nghiên sầu...

Lá vàng rơi trên giấy;

Ngoài trời mưa bụi bay.

Theo em những câu thơ đó là tả cảnh hay tả tình?

Khi mới đọc qua ta ngỡ đó là những câu thơ tả cảnh nhưng thực ra câu thơ đã mượn đồ vật để bộc lộ tâm trạng con người (tả cảnh ngụ tình).

3 tháng 3 2018

Avt bác truất vlerrrr :vvv

18 tháng 3 2018

Thế nó cho bắt à?

Sao lại không vào?

Còn nàng út đâu?

Anh có biết con gái anh là một thiên tài hội họa không?

Cụ tưởng tôi sung sướng hơn chăng?

Dấu hiệu: Dấu chấm hỏi, từ nghi vấn: à, không, đâu, không, chăng

23 tháng 1 2018

Đáp án

- Các câu nghi vấn:

a. Thế nó cho bắt à?

b. Sao lại không vào?

c. Anh có biết con gái anh là một thiên tài hội hoạ không?

d. Ăn mãi hết đi thì đến lúc chết lấy gì mà lo liệu?

- Dấu hiệu hình thức:

   + Cuối câu có dấu chấm hỏi.

   + Trong câu có các từ nghi vấn: à, sao, có...không, gì.

15 tháng 3 2022

a, Câu nghi vấn : Thế nó cho bắt à?

`-` Đặc điểm hình thức : có chữ "à", và dấu chấm "?" ở cuối câu.

b, Câu nghi vấn : Còn nàng Út đâu?

`-` Đặc điểm hình thức : có  dấu chấm "?" ở cuối câu.

c, Không có câu nghi vấn

d, Không có câu nghi vấn (tả cảnh)

15 tháng 3 2022

 ai làm đc câu nào thì hộ mình nha :))

Tìm các câu cầu khiến trong Vd sau và chỉ ra những dấu hiệu hình thức của các câu
cầu khiến đó?
a. Đừng cho gió thổi nữa! Đừng cho gió thổi nữa!
b. Đã ăn thịt còn lo liệu thế nào? Mày đừng có làm dại mà bay mất đầu con ạ!
( Em bé thông minh)
c. Thằng kia! Ông tưởng mày chết đêm qua, còn sống đấy à? Nộp tiền sưu! Mau!
3. Bài tập 3: Tìm các câu cảm thán trong VD sau và cho biết chúng dùng với chức năng gì?
a. Ha ha! Một lưỡi gươm!
b. Khốn nạn! Nhà cháu đã không có, dẫu ông chửi mắng cũng đến thế thôi.
c. Cứ nghĩ thầy sắp ra đi và tôi không không còn được gặp thầy nữa, là tôi quên cả những lúc
thầy phạt, thầy vụt thước kẻ.
Tội nghiệp thầy!
4. Bài tập 4: Đặt 3 câu trần thuật và cho biết chức năng của những câu vừa đặt dùng để làm
gì?

Xét những đoạn trích sau và trả lời câu hỏi:a) Năm nay đào lại nở,Không thấy ông đồ xưa.Những người muôn năm cũ,Hồn ở đâu bây giờ?(Vũ Đình Liên, Ông đồ)b) Cai lệ không để cho chị Dậu được nói hết câu, trợn ngược hai mắt, hắn quát:- Mày định nói cho cha mày nghe đấy à? Sưu của nhà nước mà dám mở mồm xin khất!(Ngô Tất Tố, Tắt đèn)c) Đê vỡ rồi!…Đê vỡ rồi, thời...
Đọc tiếp

Xét những đoạn trích sau và trả lời câu hỏi:

a) Năm nay đào lại nở,

Không thấy ông đồ xưa.

Những người muôn năm cũ,

Hồn ở đâu bây giờ?

(Vũ Đình Liên, Ông đồ)

b) Cai lệ không để cho chị Dậu được nói hết câu, trợn ngược hai mắt, hắn quát:

- Mày định nói cho cha mày nghe đấy à? Sưu của nhà nước mà dám mở mồm xin khất!

(Ngô Tất Tố, Tắt đèn)

c) Đê vỡ rồi!…Đê vỡ rồi, thời ông cách cổ chúng mày, thời ông bỏ tù chúng mày! Có biết không?…Lính đâu? Sao bay dám để cho nó chạy xồng xộc vào đây như vậy? Không còn phép tắc gì nữa à?

(Phạm Duy Tốn, Sống chết mặc bay)

d) Một người hằng ngày chỉ cặm cụi lo lắng vì mình, thế mà khi xem truyện hay ngâm thơ có thể vui, buồn, mừng, giận cùng những người ở đâu đâu, vì những chuyện ở đâu đâu, há chẳng phải là chứng cớ cho cái mãnh lực lạ lùng của văn chương hay sao?

(Hoài Thanh, Ý nghĩa văn chương)

e) Đến lượt bố tôi ngây người ra như không tin vào mắt mình.

- Con gái tôi vẽ đây ư? Chả lẽ lại đúng là nó, cái con Mèo hay lục lọi ấy!

(Tạ Duy Anh, Bức tranh của em gái tôi)

- Trong những đoạn trích trên, câu nào là câu nghi vấn?

- Câu nghi vấn trong đoạn trích trên có dùng để hỏi không? Nếu không dùng để hỏi thì dùng để làm gì?

- Nhận xét về dấu kết thúc những câu nghi vấn trên (có phải bao giờ cũng là dấu chấm hỏi không?).

1
27 tháng 8 2017

- Các câu nghi vấn trong những đoạn trích trên:

   + Hồn ở đâu bây giờ?

   + Mày định nói cho cha mày nghe đấy à?

   + Có biết không?... phép tắc gì nữa à?

   + Một người hằng năm chỉ cặm cụi lo lắng vì mình… văn chương hay sao?

   + Con gái tôi vẽ đấy ư?

  - Những câu nghi vấn trên không dùng để hỏi

   a, Dùng để bộc lộ sự nuối tiếc, hoài cổ của tác giả

   b, Bộc lộ sự tức giận, đe dọa của tên cai lệ

   c, Bộc lộ sự đe dọa, quát nạt của tên quan hộ đê

   d, Khẳng định vai trò của văn chương trong đời sống

   e, Bộc lộ sự ngạc nhiên của nhân vật người bố.

  - Các câu nghi vấn trên có dấu hỏi chấm kết thúc (hình thức),

   + Câu nghi vấn trên để biểu lộ cảm xúc, đe dọa, khẳng định, ngạc nhiên…

   + Không yêu cầu người đối thoại trả lời.

21 tháng 3 2022

Câu 1

-  Thể thơ: năm chữ

-  Phương thức biểu đạt chính: biểu cảm.

Câu 2

Bài thơ viết theo thể năm chữ đã học: “Tiếng gà trưa” (Xuân Quỳnh)/ “Đêm nay Bác không ngủ” (Minh Huệ).

Câu 3

- Phép tu từ nhân hóa: “giấy đỏ buồn”, “mực…sầu”.

- Tác dụng: Khiến những vật vố tri như “giấy”, “mực” trở nên giống như con người, cũng cảm nhận được nỗi buồn tủi của chủ nhân. Qua đó thể hiện tình cảnh buồn khổ, thảm thương của ông Đồ thời tàn và niềm cảm thông, sự xót xa của tác giả trước tình cảnh đó của tác giả.

 

26 tháng 2 2017

Không hiểu sao mỗi khi đọc Vang hóng một thời tôi lại nhớ Ông đồ của Vũ Đình Liên. Quả là đã có những nét tương đồng, khi Nguyễn Tuân và Vũ Đình Liên cùng đi chung trên con đường hoài cổ. Nhớ tiếc về quá vãng, hai tác giả đã để lại cho đời những trang văn, trang thơ đầy cảm xúc và đầy lưu luyến. Đọc ông đồ, tôi chắc người đọc sôi nổi nhất cũng sẽ cảm thấy trầm mặc khi đặt mình vào tâm trạng ông đồ.

Xưa, có những nhà nho hoặc thi cử không đỗ đạt cao hoặc ngán cái cảnh quan triều nhiều lối bon chen mà đành ẩn mình nơi thôn dã dạy con em nông dân học vỡ chữ nghĩa thánh hiền. Những người như vậy, dân gian ta vẫn quen gọi là thầy đồ. Thầy đồ ngày xưa nhiều chữ nhất làng, nhất xã lại biết về thư pháp nên cứ mỗi dịp Tết đến xuân về lại được nhiều người thuê viết chữ. Những câu đối, những chữ nho chúc phúc từng một thòi là cái hương vị Tết không thể thiếu được của dân tộc ta (thịt mỡ dưa hành câu đối đỏ).

Ông đồ của Vũ Đình Liên cũng như vậy. Ông xuất hiện rồi gây ấn tượng không phải với tư cách một người thầy mà là với tư cách một nhà thư pháp. Thời gian và không gian nghệ thuật được nhà thơ tạo ra để đón ông đồ đẹp và tươi tắn lắm:

Mỗi năm hoa đào nở

Lại thấy ônq đồ già.

Hành trang của ông đồ là “mực tàu” và “giấy đỏ”. Ông đồ xuất hiện cùng với hoa đào, mực tàu và giấy đỏ gọi về cái không khí Tết quen thuộc của Việt Nam và rồi đây những câu đối của ông còn gọi về bao niềm khát khao và mong ước, gọi về cái hồn dân tộc.

Cái nét đẹp và sự huyền bí trong tranh chữ khiến:

Bao nhiêu người thuê viết

Tấm tắc ngợi khen tài.

Trong khi đó ông đồ vẫn say sưa thể hiện cái tài hoa nghệ thuật của mình. Những con chữ những nét bút như bay như múa mà nét nào, chữ nào cũng có cái hồn riêng. Những lúc ấy hẳn ông đồ tự hào và vui mừng lắm.

Thế nhưng thời thế đổi thay. Hán học mất dần vị trí, chữ thánh hiền dần chìm trong sự lụi tàn. Người thuê viết nay vắng bóng tìm chẳng thấy đâu. Ông đồ vẫn ngồi đó trầm mặc ưu tư nhìn:

Giấy đỏ buồn không thắm

Mực đọnq trong nghiên sầu

Hai câu thơ thấm đậm bao nỗi xót xa, cảnh vật buồn hay chính lòng ông đồ đang tê tái. Nỗi buồn từ lòng người cứ thế lan tỏa, lan tỏa vào không gian cảnh vật. Hình ảnh ông đồ lúc này cô đơn, tội nghiệp và xúc động xiết bao:

Ồniị đồ vẫn nqồi đấy Qua dườiìíị khôtuị ai hay.

Cái lạnh của những ngày đông cứ phả liên tiếp lên khuôn mặt ưu tư bằng những cơn mưa bụi. Nhưng cái lạnh đó có thấm gì so với những tê tái trong lòng. Ông đồ ngồi đó trầm lặng nhưng nhói đau. Bởi trong cái dòng người đang nườm nượp qua lại kia, ông biết tìm đâu ra một người biết quý một phần cái “hồn dân tộc”. Một nét đẹp truyền thống thế là từ đây sẽ phôi phai. Thời gian như một lớp bụi thời gian phủ mờ tất cả thờ ơ và lãnh đạm:

Lá vàng rơi trên giấy

Ngoài trời mưa bụi bay.

Bài thơ đến đây đã gợi cho mỗi người những “nỗi niềm dân tộc”. Nhưng niềm thương tiếc và sự xót xa bỗng dưng không thể nào kiềm chế được khi:

Năm nay đào lại nở

Không thấy ông đồ xưa

Những người muôn năm cũ

Hồn ở dâu hây giờ?

Ông đồ biến mất trải ra một nỗi buồn trống vắng mênh mang và một sự hụt hẫng thẳm sâu trong lòng người đọc; cũng có nghĩa là một lớp người vĩnh viễn lùi vào quá khứ, một nét văn hóa truyền thống lụi tàn dưới ách thống trị của thực dân.

Hình ảnh ông đồ gợi ra bao nỗi xót thương và bao niềm nhớ tiếc. Thơ Vũ Đình Liên tả ít nhưng gợi nhiều. Dựng ông đồ chỉ bằng vài nét vẽ, nhà thơ đã làm được cái việc mà không ít thi sĩ từng ao ước: dựng chân dung mình bằng chỉ một bài thơ.