Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
I. Đặt vấn để
- Có nhiều người trong cuộc sống hàng ngày tuy nghèo khó, túng thiếu nhưng vẫn được mọi người xung quanh hết lòng kính trọng. Đủ thấy đời sống vật chất là quan trọng nhưng đời sống tinh thần cũng quan trọng không kém.
- Dần câu tục ngữ.
- Câu ấy có ý nghĩa ra sao? Do đâu có thể nói được như vậy.
II. Giải quyết vấn dể
1. Giải thích câu tục ngữ.
Đói, ráchý chỉ những khó khăn, thiếu thốn về mặt vật chất, điều kiện sống.
Sạch, thơmý chỉ phẩm chất tốt đẹp, danh dự của người.
Dù trong hoàn cảnh nào khó khăn và thiếu thổn đến đâu chúng ta cũng không được vịn vào đó để buông thả, làm càn, đánh mất lòng tự trọng, bôi nhọ danh dự, làm trái với lương tâm đạo đức con người.
2. Tại sao lại nói: Đói cho sạch, rách cho thơm:
- Thói thường: “Đói ăn vụng, túng làm liều", "bần cùng sinh đạo tặc”, đói khó sạch, rách khó thơm. Khi đói rách người ta ít nghĩ tới phẩm chất mà chỉ nghĩ đến việc làm sao dể có thể sống được.
- Câu tục ngữ là lời nhân dân ta nhắc nhở động viên nhau dù đời sống có khó khăn đến đâu cũng không thể vì thế mà bán rẻ phẩm chất của mình.
- Có bảo toàn được lòng tự trọng và danh dự con người trong hoàn cảnh cùng túng ấy, mới giữ gìn được phẩm chất cần yếu nhất.
III. Kết thúc vấn dể
- Không những chỉ trong hoàn cảnh đói rách mà ở bất cứ hoàn cảnh nào, con người vẫn phải sống sạch, thơm nghĩa là giữ vững được đạo đức và phẩm chấtcủa mình.
- Vì vậy mà câu tục ngữ trên vẫn là phương châm sống có ý nghĩa rất sâu xa truyền lưu đến muôn đời
Từ xưa đến nay, ca dao tục ngữ luôn là những kinh nghiệm quý báu, những lời khuyên răn mà ông cha ta để lại cho con cháu. Trải qua bao nhiêu năm, đó vẫn luôn là những món quà tinh thần có giá trị rất lớn trong cuộc sống của chúng ta mà không bị lỗi thời. Và câu tục ngữ “Đói cho sạch, rách cho thơm” cũng là một lời khuyên cho mỗi chúng ta, rằng sống phải không được làm điều gì trái với lương tâm cho dù hoàn cảnh có khó khăn đến đâu.
Về nghĩa đen, đó chính là câu cao dao khuyên nhủ chúng ta về cách ăn ở hàng ngày. Dù cho đói, nhưng cũng không được ăn những thứ bậy bạ, không hợp vệ sinh mà dẫn đến không đảm bảo cho sức khỏe. Trong thời phong kiến, khi lâm vào cảnh đói nghèo, con người ta trong lúc túng quẫn có thể ăn mọi thứ mà mình có được, làm mọi thứ để có được cái ăn, như câu nói: “Đói ăn vụng, túng làm càn”. Cái đói thúc đẩy người ta làm rất nhiều điều không đúng với đạo lí và nguyên tắc bình thường. Tiếp đến, ở vế thứ hai, đó là dù phải ăn mặc quần áo rách, quần áo vá nhưng vẫn phải giữ cho quần áo của mình thơm tho, sạch sẽ, không hôi hám, bẩn thỉu. Con người ta khi bị cái ăn, cái mặc làm cho túng quẫn, bần cùng, họ sẽ trở nên túng quần, bản năng sẽ trỗi dậy, phần “con” sẽ lấn át phần người, liệu có bao nhiêu người còn giữ được tỉnh táo để có thê làm chủ được bản thân? Khi đói mà thấy cái ăn dù là mất vệ sinh, khi đang mặc rách mà thấy cái mặc, dù bẩn thì cũng có mấy ai đủ tỉnh táo để từ bỏ? Bần cùng sinh đạo tặc, những thứ nhu cầu thiết yếu nhất sẽ làm cho con người ta trở nên mất đi lí trí.
Đó là nghĩa đen. Nhưng những câu tục ngữ của ông cha ta luôn có hàm nghĩa sâu xa nào đó. Ở đây, câu tục ngữ khuyên chúng ta nên cố gắng giữ cho mình trong sạch, dù cho hoàn cảnh có khó khăn thế nào. Trong cuộc sống của chúng ta, sẽ có rất nhiều chông gai, trắc trở. Những lúc ấy, con người ta rất dễ đánh mất bản ngã của mình, sẽ rất dễ bị sa vào những tội lỗi, rất dễ lầm đường lạc lối. Có bao nhiêu người được như lão Hạc trông truyện ngắn cùng tên của Nam Cao, khi bị đẩy vào đường cùng, ông quyết tâm tự tử chứ không chịu làm điều trái với lương tâm của mình. Rất nhiều người mặc kệ lương tâm của mình vì những cám dỗ trong cuộc sống. Vì thế, ông cha ta khuyên chúng ta, dù trong bất cứ hoàn cảnh nào, vẫn phải giữ vững bản ngã của mình, sống sao cho không phải thẹn với lương tâm, không thẹn với mọi người.
Mỗi chúng ta, hãy sống như câu tục ngữ trên của ông cha ta: “ Đói cho sạch, rách cho thơm”, để mỗi chúng ta là một công dân tốt, cả xã hội là một xã hội tốt, luôn giữ một tinh thần vững vàng, tự tin và không thẹn với lòng khi gặp những khó khăn, trắc trở.
chứng minh :
Lợi ích của môi trường thiên nhiên:
+ Không khí: đem lại nguồn khí thở vô tận cho con người. Khí oxi duy trì sự sống cho vạn vật, không có oxi con người sẽ không sống được. Bảo vệ không khí trong sạch, con người sẽ sống khỏe mạnh hơn.
+ Nguồn nước: trong cơ thể nước chiếm 75%, không có nước con người sẽ chết khát, cây cối khô héo. Nước phục vụ sinh hoạt cho con người hằng ngày, nó đóng vai trò chính trong nông nghiệp, ngư nghiệp.
+ Rừng: cung cấp gỗ dựng nhà cửa. Là nơi trú ngụ của các loài vật. Rừng giúp cân bằng hệ sinh thái, ngăn lũ, xói mòn đất, điều hòa khí hậu.
+ Đất: là nơi ta ở, xây dựng nhà cửa, trường học, trồng trọt...
- Hậu quả của việc hủy hoại môi trường thiên nhiên:
+ Lượng khí thải CO2 gia tăng từ các nhà máy, xí nghiệp.. làm biến đổi khí hậu. Trái đất nóng lên do hiệu ứng nhà kính làm tan băng ở hai cực, nước biển dâng lên nhấn chìm các vùng đất thấp ven biển. Tầng ozone bị chọc thủng làm mất lớp bảo vệ con người trước bức phóng xạ tăng nguy cơ bị ung thư da.
+ Khi đất đai bị ô nhiễm, chất độc kéo theo nhiễm vào cây trồng và vật nuôi, con người ăn vào sẽ ảnh hưởng sức khỏe.
+Nước bị ô nhiễm, con người uống vào sẽ tích trữ chất độc hại gây các bệnh.
+Tài nguyên rừng có nguy cơ bị cạn kiệt do chặt phá rừng bừa bãi, khai thác khoáng sản quá mức gây ra hiện tượng lũ quét, lũ ống, sạt lở đất đe dọa trực tiếp đến sức khỏe và tính mạng người dân.
*Ryeo*
Trong đời sống xã hội nhiều năm trở lại đây, vấn đề môi trường sống được nhắc đến như là “điểm nóng” của tình hình thế giới. Các hội thảo khoa học, các hội nghị quốc tế, những cuộc thi, những cuộc vận động… xoay quanh vấn đề môi trướng sống đang từng ngày từng giờ được diễn ra, tất cả đều phát đi bức thông điệp khẩn thiết: Hãy cứu lấy môi trường!
Vì sao vậy? Vì đời sống của chúng ta sẽ bị tổn hại rất lớn nếu mỗi người không có ý thức bảo vệ môi trường sống. Môi trường sống bao gồm những điều kiện tự nhiên bao quanh con người. Môi trường sống lại được chia nhỏ thành các loại: đất, nước, cây cối, không khí, bầu trời. Môi trường sống có vai trò vô cùng quan trọng đối với đời sống con người, sự xâm hại đến môi trường sống gây ra những ảnh hưởng nghiêm trọng đến sự sống. Đất đai là tài nguyên vô giá không có khả năng sản sinh thêm, đó là điều kiện vật chất cơ bản cho mọi hoạt động sống của con người: trên mặt đất con người sinh sống, dựng nhà cửa, trường học, nhà máy… Và đặc biệt là trên mặt đất, chúng ta trồng trọt các loại cây lương thực, thực phẩm: trồng ngũ cốc, rau màu, nuôi gia súc, gia cầm… Nhưng ngày nay, đất đai đang bị phá hoại nghiêm trọng. Diện tích đất nông nghiệp đang bị thu hẹp do việc xây dựng các nhà máy, các khu công nghiệp…; do bị cát xâm thực, bị nước mặn ăn dần… Đất cũng đang bị hư hại do các chất thải mà chủ yếu từ bao bì ni lông khó phân hủy. Mặt khác, còn do con người sử dụng quá nhiều phân bón hóa học khiến đất bị chua. Cùng với mặt đất là nguồn nước sạch của Trái Đất. Đó là hệ thống nước ngầm, nước sông, nước ao hồ. Nước là một yếu tố không thể thiếu trong đời sống: nước dùng để uống, dùng cho sinh hoạt, cho tưới tiêu nông nghiệp, cho sản xuất công nghiệp… Nhưng nguồn nước sạch cũng đang dần cạn kiệt. Nước đang bị đe dọa bởi chất thải công nghiệp, bởi rác thải sinh hoạt, bởi nước mặn xâm hại (do hiện tượng mực nước biển dâng lên)… Trong năm 2008, nhiều vụ án môi trường bị phát giác khiến chúng ta không khỏi lo lắng cho nguồn nước sạch của đất nước: vấn đề nước thải sông Thị Vải, sông Đồng Nai, sông Tô Lịch… Nguồn nước ô nhiễm là nguyên nhân chính gây ra nhiều căn bệnh nguy hiểm cho con người. Đã có nhiều kết luận khoa học chính thức về nguyên nhân gây ra các hiện tượng mắc bệnh ung thư hàng loạt ở một số làng là do nguồn nước (ở Thái Bình, Quảng Trị…) Cây cối trên mặt đất cũng không tránh được thảm hoại bị phá hoại. Cũng như đất, nước, cây cối có vai trò quan trọng đối với con người. Cây thanh lọc không khí, tạo ra cân bằng sinh thái, cây cho giá trị kinh tế (gỗ, thuốc, hoa quả…). Nhưng cây hiện cũng đang bị đe dọa rất nhiều. Cây rừng đang bị chặt phá bừa bãi, nhiều trận cháy rừng diễn ra ở phạm vi rộng (cháy rừng ở Ấn Độ, Ma-lai-xi-a, ở Việt Nam có thể kể đến vụ cháy rừng U Minh năm 2003…). Rừng bị tàn phá, tai họa trước mắt ta có thể nhìn thấy được là những trận lũ lụt ở rừng đầu nguồn gây sạt lở đất đá làm thiệt hại nghiêm trọng về người và của. Chưa hết, lũ lụt còn đi liền với những trận đại hạn kéo dài làm cây cối chết khô tạo điều kiện cho cháy rừng lan nhanh hơn nữa! Hạn hán rồi lũ lụt, đó tiếp tục là nguyên nhân làm xói mòn, rửa trôi đất màu, đất mùn của nông nghiệp. Mặt đất đã như vậy, không khí và bầu trời cũng không được bình yên! Không khí là yếu tố sống còn của nhân loại: không khí trước hết cho con người khí oxi để thở và để sống. Nhưng không khí đang bị khí thải công nghiệp, rác thải sinh hoạt tấn công. Đó là khí thải từ các nhà máy công nghiệp, từ các phương tiện giao thông (xe máy, ô tô…) là các loại vi trùng vi khuẩn bị lây nhiễm từ rác thải. Không khí bị ô nhiễm là nguyên nhân gây ra sự bùng phát của nhiều loại bệnh lây qua đường hô hấp như quai bị, ho lao, cúm… và đặc biệt gần đây là bệnh cúm H5N1. Không khí ô nhiễm nặng nề kéo theo sự suy sụp của cả trời xanh. Khí các-bô-níc quá nhiều tạo ra hiện tượng hiệu ứng nhà kính làm Trái Đất nóng lên gây băng tan ở hai cực. Khí thải công nghiệp (đặc biệt là công nghiệp sản xuất tủ lạnh) làm thủng tầng ôzôn khiến Trái Đất phải hứng chịu cơn thịnh nộ của Mặt Trời là những tia tử ngoại, tia cực tím vô cũng nguy hại. Môi trường sống quanh ta, những người bạn thân thiết nhất đối với sự sống đang bị đe dọa nghiêm trọng. Và đời sống của chúng ta sẽ bị tổn hại rất lớn nếu mỗi người không có ý thức bảo vệ môi trường sống.
Bởi vậy, chúng ta hãy hành động vì môi trường bằng cách hạn chế những nguyên nhân hủy hoại môi trường. “Tổ quốc Việt Nam xanh ngát có sạch đẹp mãi được không? Điều đó tùy thuộc hành động của bạn, chỉ thuộc vào bạn thôi!”.
Môi trường là tất cả những gì ở xung quanh chúng ta và rất thân thiện gần gũi với chúng ta. Môi trường bao gồm: môi trường tự nhiên và môi trường nhân tạo. Môi trường tự nhiên bao gồm: đất đai, sông ngòi, không khí, cây cối, động thực vật,……Môi trường nhân tạo là do con người tạo nên như đường xá, nhà máy, xí nghiệp,… Tất cả những vấn đề trên đều có ảnh hưởng rất lớn đến cuộc sống của con người.
Thật vậy ! Môi trường có một mối quan hệ mật thiết tới cuộc sống con người. Những cánh rừng bạt ngàn như những lá phổi xanh khổng lồ đem lại bầu không khí trong lành cho con người. Không những thế rừng còn che chắn bão lũ, là nơi trú ngụ của những loài động vật quý hiếm. Vậy mà giờ đây rừng đang bị chính bàn tay con người tàn phá một cách không thương tiếc dẫn đến thiên tai, lũ lụt xảy ra ngày càng nghiêm trọng dẫn đến bao cảnh đau lòng.
Mặc khác nguồn nước cũng đang bị ô nhiễm nghiêm trọng bởi các chất thải từ các nhà máy dẫn đến cá chết hàng loạt nguồn nước sinh hoạt không được đảm bảo dẫn đến nhiều bệnh nguy hiểm cho con người. Ở các thành phố lớn dân cư đông đường xá cầu cống xuống cấp lượng xe cộ nhiều nên không khí cũng bị ô nhiễm nặng tai nạn giao thông ngày càng nhiều đã cướp đi bao nhiêu sinh mạng. Ở nông thôn, do hình thức và trình độ hiểu biết của người dân chưa cao nên sử dụng phân bón và thuốc trừ sâu không có hiệu quả. Từ những vấn đề nêu trên đã giúp chúng ta hiểu rõ môi trường có ảnh hưởng rát lớn đến sức khỏe của cộng đồng nói chung và sự sống của con người nói riêng. Từng ngày từng giờ môi trường đang lên tiếng kêu cứu. Vậy mỗi chúng ta phải làm gì để bảo vệ ngôi nhà chung của chúng ta?
Kết bài:
Tóm lại môi trường có ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe cộng đồng. Vậy nên chúng ta phải có ý thức giữ gìn môi trường sống. Là học sinh chúng ta hãy có ý thức trồng thêm cây xanh, giữ gìn vệ sinh trường lớp. Làm được như vậy là chúng ta đã góp phần bảo vệ được cuộc sống của chính mình.
hoktoot
1
Trong đời sống xã hội nhiều năm trở lại đây, vấn đề môi trường sống được nhắc đến như là “điểm nóng” của tình hình thế giới. Các hội thảo khoa học, các hội nghị quốc tế, những cuộc thi, những cuộc vận động… xoay quanh vấn đề môi trướng sống đang từng ngày từng giờ được diễn ra, tất cả đều phát đi bức thông điệp khẩn thiết: Hãy cứu lấy môi trường!
Vì sao vậy? Vì đời sống của chúng ta sẽ bị tổn hại rất lớn nếu mỗi người không có ý thức bảo vệ môi trường sống. Môi trường sống bao gồm những điều kiện tự nhiên bao quanh con người. Môi trường sống lại được chia nhỏ thành các loại: đất, nước, cây cối, không khí, bầu trời. Môi trường sống có vai trò vô cùng quan trọng đối với đời sống con người, sự xâm hại đến môi trường sống gây ra những ảnh hưởng nghiêm trọng đến sự sống. Đất đai là tài nguyên vô giá không có khả năng sản sinh thêm, đó là điều kiện vật chất cơ bản cho mọi hoạt động sống của con người: trên mặt đất con người sinh sống, dựng nhà cửa, trường học, nhà máy… Và đặc biệt là trên mặt đất, chúng ta trồng trọt các loại cây lương thực, thực phẩm: trồng ngũ cốc, rau màu, nuôi gia súc, gia cầm… Nhưng ngày nay, đất đai đang bị phá hoại nghiêm trọng. Diện tích đất nông nghiệp đang bị thu hẹp do việc xây dựng các nhà máy, các khu công nghiệp…; do bị cát xâm thực, bị nước mặn ăn dần… Đất cũng đang bị hư hại do các chất thải mà chủ yếu từ bao bì ni lông khó phân hủy. Mặt khác, còn do con người sử dụng quá nhiều phân bón hóa học khiến đất bị chua. Cùng với mặt đất là nguồn nước sạch của Trái Đất. Đó là hệ thống nước ngầm, nước sông, nước ao hồ. Nước là một yếu tố không thể thiếu trong đời sống: nước dùng để uống, dùng cho sinh hoạt, cho tưới tiêu nông nghiệp, cho sản xuất công nghiệp… Nhưng nguồn nước sạch cũng đang dần cạn kiệt. Nước đang bị đe dọa bởi chất thải công nghiệp, bởi rác thải sinh hoạt, bởi nước mặn xâm hại (do hiện tượng mực nước biển dâng lên)… Trong năm 2008, nhiều vụ án môi trường bị phát giác khiến chúng ta không khỏi lo lắng cho nguồn nước sạch của đất nước: vấn đề nước thải sông Thị Vải, sông Đồng Nai, sông Tô Lịch… Nguồn nước ô nhiễm là nguyên nhân chính gây ra nhiều căn bệnh nguy hiểm cho con người. Đã có nhiều kết luận khoa học chính thức về nguyên nhân gây ra các hiện tượng mắc bệnh ung thư hàng loạt ở một số làng là do nguồn nước (ở Thái Bình, Quảng Trị…) Cây cối trên mặt đất cũng không tránh được thảm hoại bị phá hoại. Cũng như đất, nước, cây cối có vai trò quan trọng đối với con người. Cây thanh lọc không khí, tạo ra cân bằng sinh thái, cây cho giá trị kinh tế (gỗ, thuốc, hoa quả…). Nhưng cây hiện cũng đang bị đe dọa rất nhiều. Cây rừng đang bị chặt phá bừa bãi, nhiều trận cháy rừng diễn ra ở phạm vi rộng (cháy rừng ở Ấn Độ, Ma-lai-xi-a, ở Việt Nam có thể kể đến vụ cháy rừng U Minh năm 2003…). Rừng bị tàn phá, tai họa trước mắt ta có thể nhìn thấy được là những trận lũ lụt ở rừng đầu nguồn gây sạt lở đất đá làm thiệt hại nghiêm trọng về người và của. Chưa hết, lũ lụt còn đi liền với những trận đại hạn kéo dài làm cây cối chết khô tạo điều kiện cho cháy rừng lan nhanh hơn nữa! Hạn hán rồi lũ lụt, đó tiếp tục là nguyên nhân làm xói mòn, rửa trôi đất màu, đất mùn của nông nghiệp. Mặt đất đã như vậy, không khí và bầu trời cũng không được bình yên! Không khí là yếu tố sống còn của nhân loại: không khí trước hết cho con người khí oxi để thở và để sống. Nhưng không khí đang bị khí thải công nghiệp, rác thải sinh hoạt tấn công. Đó là khí thải từ các nhà máy công nghiệp, từ các phương tiện giao thông (xe máy, ô tô…) là các loại vi trùng vi khuẩn bị lây nhiễm từ rác thải. Không khí bị ô nhiễm là nguyên nhân gây ra sự bùng phát của nhiều loại bệnh lây qua đường hô hấp như quai bị, ho lao, cúm… và đặc biệt gần đây là bệnh cúm H5N1. Không khí ô nhiễm nặng nề kéo theo sự suy sụp của cả trời xanh. Khí các-bô-níc quá nhiều tạo ra hiện tượng hiệu ứng nhà kính làm Trái Đất nóng lên gây băng tan ở hai cực. Khí thải công nghiệp (đặc biệt là công nghiệp sản xuất tủ lạnh) làm thủng tầng ôzôn khiến Trái Đất phải hứng chịu cơn thịnh nộ của Mặt Trời là những tia tử ngoại, tia cực tím vô cũng nguy hại. Môi trường sống quanh ta, những người bạn thân thiết nhất đối với sự sống đang bị đe dọa nghiêm trọng. Và đời sống của chúng ta sẽ bị tổn hại rất lớn nếu mỗi người không có ý thức bảo vệ môi trường sống.
Bởi vậy, chúng ta hãy hành động vì môi trường bằng cách hạn chế những nguyên nhân hủy hoại môi trường. “Tổ quốc Việt Nam xanh ngát có sạch đẹp mãi được không? Điều đó tùy thuộc hành động của bạn, chỉ thuộc vào bạn thôi!”.
Ông cha ta ngày trước thật tài tình khi đúc kết những kinh nghiệm vốn sống quý báu trong những câu tục ngữ vô cùng ngắn gọn, hàm súc. Một bài học đầy ý lưu giữ và truyền dạy qua câu tục ngữ:
“Có công mài sắt có ngày nên kim”
Chân lí ngàn đời cô đọng ở những hình ảnh tượng trưng quen thuộc gần gũi. Ta hãy tưởng tượng: một thanh sắt rắn chắc, cứng cáp, thô sơ được mài giũa trở thành cây kim nhỏ bé hữu ích. Đó là cả một sự cốgắng nỗ lực và kiên trì phi thường. Cây kim tuy nhỏ bé nhưng lại có ích hơn là thanh sắt xù xì, thô ráp kia. Song, để có được thành quả đáng trân trọng này, người thợ đã phải đổ biết bao mồ hôi công sức. Vậy cái gì làm nên sức mạnh giúp người đó hoàn thành công việc khó khăn tưởng như không thể làm nổi? Chính nhờ lòng kiên trì, nhẫn nại, sự bền bỉ cố gắng không mệt mỏi mà cây kim ấy ra đời. Câu tục ngữ mang lời răn dạy, lời khuyên nhủ chân thành mà người đời trước muôn để lại cho người đời sau. Chỉ cần bền chí, giàu nghị lực thì dù việc có khó khăn tới đâu cũng có thểvượt qua và hoàn thành xuất sắc.
Những tấm gương sáng trong thực tế cuộc sống đã chứng minh tính đúng đắn của câu tục ngữ. Những người như chúng ta, đầy đủ chân tay thì việc viết chỉ bằng tay không thuận còn là cả vấn đề. Vậy mà thầy giáo Nguyễn Ngọc Kí vì ham học, đã quyết tâm tập viết chữ bằng chân khi hai tay bị liệt. Con người cần hàng triệu năm để tiến hóa từ vượn thành người và họ cũng mất từng đấy thời gian cho việc sử dụng thành thạo đôi tay trong học tập, lao động. Nhưng Nguyễn Ngọc Kí đã lập nên kì tích, đã tạo ra điều kì diệu ngay giữa cuộc sống đời thường. Những nét chữ đầu tiên thực sự khó khăn. Song với ý chí và nỗ lực phi thường, thầy tiếp tục con đường mình đã chọn. Giờ đây, Nguyễn Ngọc Kí trở thành nhà giáo ưu tú dạy dỗ nhiều thế hệ học trò, là tấm gương quen thuộc với học sinh chúng ta. Đôi bàn chân này làm nhiệm vụ của đôi chân, và của cả đôi bàn tay khéo léo.
Trong lao động, người ta cần nhắc tới đầu tiên chính là nhà bác học Lương Định Của. Mặc dù là nhà bác học, nhưng để lai tạo thành cônggiống lúa mới có năng suất cao, có khả năng chống được sâu rầy, ông làm việc vất vả cực nhọc không khác gì người nông dân đầu tắt mặt tối. Ngày nào cũng vậy, ông bì bõm dưới ruộng từ tinh mơ sáng tới khi trời tối mịt để quan sát, thí nghiệm. Phải qua vài vụ lúa mới xong một đợt. Cứ thế hết đợt này đến đợt khác, đích thân nhà bác học thực hiện công trình nghiên cứu. Nhờ có sự cố gắng, kiên trì nhẫn nại của ông mà những giống lúa mới liên tiếp ra đời, giống sau tốt hơn giống trước. Vì thế, nhân dân cả nước không những được no ấm mà chúng ta còn tự hào là nước xuất khẩu gạo dứng thứ hai thế giới.
Đó là những tấm gương về lòng kiên trì bền bỉ ở nước ta. Còn biết bao tấm gương trong chiến đấu, trong thểdục thể thao, trong lĩnh vực văn hóa nghệ thuật... ta chưa có dịp nhắc tới. Bên cạnh đó, nhìn ra thế giới, ta thấy vô vàn những tấm gương đáng học tập. Ai cũng biết tới vợ chồng hai nhà khoa học người Pháp Pierre Curie và Marie Curie. Suốt4 năm ròng rã, họ đã kì công lọc đi lọc lại vô số lần trong 8 tấm quặng để tìm 1/10 gram chất phóng xạ radium. Qua việc phát hiện ra một nguyên tốhóa học, chúng ta mới phần nào hình dung ra sự kiên trì bền bỉ vô cùng mãnh liệt khi nghiên cứu phát minh một thành tựu phục vụ xã hội loài người. Oan - Đi-xnây được cả thế giới biết đến, đặc biệt là các em nhỏ vì sáng tạo ra nhân vật hoạt hình nổi tiếng, sáng lập ra công viên giải trí khổng lồ Đi-xnây-len. Nhà làm phim hoạt hình, nhà kinh doanh tài ba ấy từng bị tòa báo sa thải vì thiếu ý tưởng, từng nếm mùi phá sản bao lần trước khi thành công. Chỉ có lòng kiên nhẫn, bền bỉ mới khiến con người liên tiếp thất bại trở thành những người thành danh khắp thế giới.
Lời khuyên của cha ông là bài học vào đời quý giá. Trước khi bắt tay vào công việc, trước khi từ bỏ ước mơ hoài bão của mình, ta hãy nghĩ tới thanh “sắt” và cây “kim”. Chúng ta phải biết tự rèn luyện ý chí và nghị lực, rèn luyện đức tính kiên trì mới mong đạt tới thành công.
Lập dàn ý cho đề: Hãy chứng minh rằng bảo vệ rừng là bảo vệ cuộc sống của chúng ta.
. Lập dàn bài chi tiết:
- Tìm hiểu đề.
- Vai trò của môi trường đối với con người.
- Khẳng định tính cấp bách của việc bảo vệ môi trường sống.
* Dàn bài.
1. Mở bài:
- Giới thiệu vai trò của môi trường sống đối với đời sống con người; vai trò quan trọng, giành được nhiều sự quan tâm của con người.
2. Thân bài:
- Môi trường sống là gì? ( những điều kiện vật chất bao quanh sự sống của con người: đất, nước, không khí...)
- Vai trò của môi trường sống đối với đời sống con người:
+ Tạo điều kiện vật chất cho cuộc sống con người: không khí để thở, nước để uống, cây xanh cung cấp ô-xi...
+ Bảo vệ sức khỏe con người: Môi trường trong lành ngăn cản sự phát triển của các vi sinh vật có hại ( không khí sạch ngăn cản vi khuẩn, virus, nước sạch ngăn cản của bọ gậy, muỗi...)
- Những hành động thiếu ý thức của con người làm tổn hại đến môi trường sống và tác hại của chúng:
+ Xả rác bừa bãi làm ô nhiễm nguồn nước, ô nhiễm không khí.
+ Rác thải công nghiệp làm ô nhiễm không khí, thủng tầng ô-zôn, xói mòn đất...
- Tính cấp thiết của việc bảo vệ, gìn gữ môi trường sống trong lành: môi trường sống trong nhiều năm trở lại đây bị ô nhiễm và tổn hại nghiêm trọng vì vậy đòi hỏi con người phải có những biện pháp cấp thiết bảo vệ môi trường sống.
3. Kết bài:
- Bài học rút ra cho bản thân, những hành động thiết thực để bảo vệ môi trường sống: không xả rác bừa bãi, bảo vệ rừng và cây xanh...
I- MỞ BÀI
Thiên nhiên ưu đãi cho nước ta không chỉ biển bạc mà còn cả rừng vàng. Rừng mang lại cho con người chúng ta những nguồn lợi vô cùng to lớn về vật chất. Và hơn thế nữa, thực tế cho thấy rằng, cao hơn cả giá trị vật chất, rừng còn là chính cuộc sống của chúng ta.
II- THÂN BÀI
– Chứng minh bảo vệ rừng là bảo vệ những nguồn lợi kinh tế to lớn mà rừng đem lại cho con người
+ Rừng cho gỗ quý, dược liệu, thú, khoáng sản,…
+ Rừng thu hút khách du lịch sinh thái.
– Chứng minh rừng đã góp phần bảo vệ an ninh quốc phòng.
+ Rừng che bộ đội, rừng vây quân thù
+ Rừng đã cùng con người đánh giặc
+ Rừng là ngôi nhà chung của muôn loài thực vật, trong đó có những loài vô cùng quý hiếm. Ngôi nhà ấy không được bảo vệ, sẽ dẫn đến những hậu quả không nhỏ về mặt sinh thái. Sự phá phách của voi dữ Tánh Linh là một ví dụ.
+ Rừng là lá phổi xanh. Chỉ riêng hình ảnh lá phổi cũng đã nói lên sự quan trọng vô cùng của rừng với cuộc sống con người.
+ Rừng ngán nước lũ, chống xói mòn, điều hòa khí hậu. Hầu như mọi hiện tượng bất thường của khí hậu đều có nguồn gốc từ việc con người không bảo vệ rừng. Ở Việt Nam chúng ta, suốt từ Bắc chí Nam, lũ lụt, hạn hán xảy ra liên miên trong nhiều năm qua là bởi rừng đã bị con người khai thác, chặt phá không thương tiếc.
III- KỂT BÀI
– Khẳng định lại vai trò to lớn của rừng
– Khẳng định ý nghĩa của việc bảo vệ rừng
– Nêu trách nhiệm cụ thể: bảo vệ rừng tức là khai thác có kế hoạch; không chặt phá, đốt rừng bừa bãi; trồng rừng, khôi phục những khu rừng bị tàn phá.
tham khảo:
Suốt chiều dài của dải đất hình chữ S đi đâu ta cũng thấy sự xuất hiện của những cành rừng xanh bạt ngàn. Nó không chỉ góp phần làm cho cuộc sống con người trở nên tốt đẹp mà nó còn được ví như lá phổi của trái đất, thanh lọc bầu không khí. Thế mới thấy được tầm quan trọng của rừng lớn nhường nào với cuộc sống con người. Bởi vậy mới nói “Bảo vệ rừng chính là cách chúng ta bảo vệ cuộc sống của chính mình”.
Rừng vó vai trò vô cùng quan trọng với con người. Là một quần thể tập bao gồm có những sinh vật cây cối và động vật sinh sống ở trong rừng. Rừng chia thành hai loại : Rừng nguyên sinh và rừng nhân tạo. Rừng nguyên sinh là của tự nhiên còn rừng nhân tạo là do con người trồng mà ra. Trong cuộc sống thường ngày rừng đóng vai trò cực kì quan trọng đối với con người. Nó chính là một máy lọc khí khổng lồ mà thiên nhiên đã ban tặng cho chúng ta.
Hãy tưởng tượng không khí chúng ta hít vào hàng ngày từ đâu mà ra? Nó xuất phát từ rừng mà ra. Cây cối trong rừng có vai trò vô cùng quan trọng ban ngày nó thực hiện quá trình quang hợp lấy các bô nic và nhả ra khí oxi cho con người. Rừng còn là nguồn cung cấp nguyên nhiên liệu đặc biệt cho các ngành công nghiệp có thể kể đến như chế biến gỗ, giấy.... Bên cạnh đó bạn có biết rừng cũng chính là địa bàn sinh sống của rất nhiều những loài động thực vật. Nó có vai trò vô cùng quan trọng trong việc đóng góp và công nghiệp dược liệu, làm giàu thêm hệ sinh thái của con người, đóng góp đáng kể vào ngành du lịch cho đất nước.
Từ xa xưa rừng cây tre nứa đã được ngợi ca như một phần làm nên chiến thắng hào hùng của dân tộc:
“Rừng che bộ đội, rừng vây quân thù”
Rừng không chỉ có giá trị trong hiện tại mà quá khứ nó đã đóng góp không nhỏ vào chiến thắng giặc ngoại xâm, là nơi ẩn nấu của chiến sĩ bộ đội Cụ Hồ. Biết bao nhiêu nhà thơ, nhạc sĩ đã từ đây mà tìm ra những nguồn cảm hứng dạt dào cho những đứa con tinh thần của mình. Có thể kể đến cả trăm ca khúc cả trăm tác phẩm nói về rừng như “Nhạc rừng”, “Rừng Việt Bắc”....
Ngoài những ý nghĩa phục vụ đời sống sản xuất con người thì rừng còn là một trong những nhân tố vô cùng quan trọng để bảo vệ con người. NHững cánh rừng phòng hộ đầu nguồn ngăn chặn những trận lũ quét sạt lở, có cây thì đất mới không bị xói mòn, ngập mặn... Như một nhà thơ nào đó đã từng nói nên mối quan hệ khăng khít giữa rừng - cây và đất như sau “Cây bám rễ sâu đất ôm chặt tận đáy lòng”.
Thế nhưng dường như con người vẫn đang quá thờ ơ với những lợi ích mà những cánh rừng mang lại cho chúng ta. Khi mà từng ngày đâu đó trên mảnh đất hình chữ S này vẫn còn hiện tượng chặt cây, phá rừng, đốt rừng làm nương rẫy. Cả triệu ha rừng có nguy cơ bị biến mất. Ngày xưa chúng ta tự hào vì nước ra có “rừng vàng biển bạc đất phì nhiêu” thì ngày hôm nay chúng ta lại ngậm ngùi khi diện tích rừng che phủ đang bị suy giảm nghiêm trọng. Và điều đó chính con người những đồng bào của chúng ta lại phải gánh chịu hậu quả khôn lường.
Những ngày gần đây đồng bào miền Trung đang phải oằn mình chống chọi trước những cơn bão với sức mạnh khủng khiếp, thiệt hại lớn không chỉ vì vật chất mà còn là tính mạng của biết bao nhiêu người. NHững cơn bão ào ào như thác đổ vì những cánh rừng đầu nguồn đã bị chặt, phá. Những cơn bão cát phá hoại phần lớn mùa màng, những trận đất sạt lở vì cây rừng đã mất... Ôi đau xót biết bao trước những nỗi đau không lời nào tả xiết của đồng loại?
Rừng mất đồng nghĩa với việc động vật sẽ mất đi nới trú ngụ, chết dần chết mòn vì mất đi nơi cư trú và gây mất cân bằng sinh thái. Chẳng mấy nữa đâu trên trái đất này sẽ không còn sự sống của muông thú nữa, và điều đó cũng đồng nghĩa với việc sự sống con người cũng dần cạn kiệt.
Vì sao hiện nay lại có hiện tượng ô nhiễm môi trường? Vì sao mà các bệnh liên quan đến đường hô hấp ngày càng nhiều? Đó chẳng phải do lòng tham của con người lên ngôi chặt phá rừng bừa bãi trong khi công nghiệp hóa phát triển mạnh, không có gì để điều hòa không khí dẫn đến tình trạng khói bụi ngày càng nhiều. Trong tương lai nếu chúng ta không có biện pháp khắc phục rất có thể trái đất này sẽ quay trở về thời kì nguyên thủy khi mà oxi không còn?
Để cải thiện tình hình đó ngay từ lúc này mỗi cá nhân hãy hành động hết mình để bảo vệ môi trường sinh thái rừng. Bởi lẽ nó chính là yếu tố quan trọng nhất để thúc đẩy đời sống cũng như tương lai của loài người. Bảo vệ rừng chính là cách chúng ta bảo vệ chính sự sống và tương lai của con người.
Dàn ý:
I- MỞ BÀI
Thiên nhiên ưu đãi cho nước ta không chỉ biển bạc mà còn cả rừng vàng. Rừng mang lại cho con người chúng ta những nguồn lợi vô cùng to lớn về vật chất. Và hơn thế nữa, thực tế cho thấy rằng, cao hơn cả giá trị vật chất, rừng còn là chính cuộc sống của chúng ta.
II- THÂN BÀI
– Chứng minh bảo vệ rừng là bảo vệ những nguồn lợi kinh tế to lớn mà rừng đem lại cho con người
+ Rừng cho gỗ quý, dược liệu, thú, khoáng sản,…
+ Rừng thu hút khách du lịch sinh thái.
– Chứng minh rừng đã góp phần bảo vệ an ninh quốc phòng.
+ Rừng che bộ đội, rừng vây quân thù
+ Rừng đã cùng con người đánh giặc
+ Rừng là ngôi nhà chung của muôn loài thực vật, trong đó có những loài vô cùng quý hiếm. Ngôi nhà ấy không được bảo vệ, sẽ dẫn đến những hậu quả không nhỏ về mặt sinh thái. Sự phá phách của voi dữ Tánh Linh là một ví dụ.
+ Rừng là lá phổi xanh. Chỉ riêng hình ảnh lá phổi cũng đã nói lên sự quan trọng vô cùng của rừng với cuộc sống con người.
+ Rừng ngán nước lũ, chống xói mòn, điều hòa khí hậu. Hầu như mọi hiện tượng bất thường của khí hậu đều có nguồn gốc từ việc con người không bảo vệ rừng. Ở Việt Nam chúng ta, suốt từ Bắc chí Nam, lũ lụt, hạn hán xảy ra liên miên trong nhiều năm qua là bởi rừng đã bị con người khai thác, chặt phá không thương tiếc.
III- KỂT BÀI
– Khẳng định lại vai trò to lớn của rừng
– Khẳng định ý nghĩa của việc bảo vệ rừng
– Nêu trách nhiệm cụ thể: bảo vệ rừng tức là khai thác có kế hoạch; không chặt phá, đốt rừng bừa bãi; trồng rừng, khôi phục những khu rừng bị tàn phá.
Rừng ở đây được hiểu là một quần thể cây cối sinh sống, nảy nở trên một vùng đất rộng lớn, cao hơn so với đồng bằng. Rừng được trồng nhiều loại cây, có thể cây lấy gỗ hoặc cây che bóng mát. Ở Việt Nam, diện tích đồi núi chiếm ¾ so với mặt bằng chung, vì vậy có thể nói nước ta rất đa dạng và phong phú về nguồn tài nguyên rừng.
Rừng vẫn được xem là nguồn tài nguyên thiên nhiên lưu trữ một lượng gỗ lớn của đất nước cũng như giúp ngăn ngừa các hiện tượng của tự nhiên như thiên tai, bão lũ, sạt lở đất, cát lấn.
Hằng ngày chúng ta hít vào khí O2 và thải ra khí CO2. Và nơi cung cấp khí O2 chính là cây xanh. Cây xanh giúp lọc khí bẩn, điều hòa môi trường, mang lại sự trong lành cho con người. Bởi vậy mới có câu nói “Rừng là lá phổi xanh của nhân loại”. Đúng vậy khu rừng có màu xanh để điểu hòa, thanh lọc không khí độc hại, giúp đảm bảo sức khỏe của con người không bị suy giảm.
Chứng minh rằng bảo vệ rừng là bảo vệ cuộc sống của chúng ta
Rừng được tạo nên từ cây, hàng nghìn, hàng vạn cây mọc san sát nhau. Lượng khí O2 mà rừng cung cấp hằng năm nhiều khi chưa đủ cho loài người. Tuy nhiên khi rừng vẫn được bảo vệ thì cuộc sống con người vẫn được bảo vệ.
Thực trạng thiên tai hằng năm diễn ra ở nước ta rất nhiều như bão lũ, sạt lở đất, cát lấn. Nếu không có hệ thống rừng phòng hộ, rừng ngập mặn được chăm sóc hằng năm thì liệu rằng con số thiệt hại do thiên tai mang đến không dừng lại ở mức đã thống kê. Nhờ có rừng mà ngăn chặn được dòng nước lũ, ngăn chặn cát xâm chiếm đồng bằng. Có thể nói rừng chính là bùa hộ mệnh, giúp cho đời sống con người luôn được bình an.
Hằng năm, lượng gỗ mà rừng cung cấp không đếm hết. Sản lượng gỗ quý ngày càng gia tăng, giúp tạo ra nhiều sản phẩm mỹ nghệ, điêu khắc tinh xảo, tuyệt đẹp. Hơn hết rừng còn là nơi trú ngụ, sinh sống của các loài động vật hoang dã. Chúng xem rừng chính là ngôi nhà bình yên nhất,
Rừng có vai trò vô cùng quan trọng đối với đời sống mỗi người nhưng hiện nay tình trạng rừng xuống cấp, cháy rừng, đốt rừng làm nương rẫy, phá rừng đang diễn ra ngày càng trầm trọng. Chính những hành động này đã dẫn đến việc rừng bị suy thoái. Có thể rất nhiều người không lường trước được hậu quả nặng nề khi phá rừng bừa bãi như vậy.
Trái đất đang ngày càng nóng lên, băng tan ra, cát tặc xâm lấn đã gây ra bao nhiêu bất an cho con người. Nếu như ý thức của người dân về bảo vệ rừng không được nâng cao thì chắc chắn sẽ còn nhiều thiệt hại lớn hơn nữa.
Vào mùa khô, tình trạng cháy rừng diễn ra tràn lan khiến cho tài nguyên gỗ bị mất đi rất nhiều, dẫn đến hiện tượng xói mòn đất, phủ xanh đồi trọc đang dần bị mất đi. Bởi vậy ý thức của mỗi người về bảo vệ rừng cần thiết phải được nâng cao. Đó cũng chính là trách nhiệm của chúng ta, để bảo vệ chính chúng ta.
Như vậy, bảo vệ rừng, xây dựng và phát rừng hiện nay đang là một bài toán cấp bách cho các cơ quan chức năng cũng như của người dân đang rất nan giải. Mỗi người cần thiết phải xây dựng cho mình ý thức bảo vệ rừng, cũng như là đang bảo vệ chính cuộc sống của mình
Bài 2: Chứng minh lối sống vô cùng giản dị, thanh bạch của Bác Hồ
Hồ Chí Minh, vị cha già của dân tộc Việt Nam, người đã đời đời gắn bó, chiến đấu cùng nhân dân trong hai cuộc kháng chiến trường kì không ngại gian lao, không cần sự đền đáp. Bác đã hiến trọn cuộc đời mình cho dân tộc, cho đất nước Việt Nam. Ở Người hội tụ nhiều phẩm chất tốt đẹp mà thế hệ chúng ta cần nên noi theo và học hỏi. Một trong số đó là lối sống vô cùng giản dị, thanh bạch của Người.
Thật vậy, trong sự nghiệp cách mạng vĩ đại của dân tộc ta, công lao của Bác Hồ dành cho đất nước là vô cùng to lớn được toàn dân tộc Việt Nam đời đời ghi nhớ. Đặc biệt với lứa tuổi học sinh thì công ơn đó lại càng sâu nặng. Vì thế, ai ai cũng ra sức học tập, cố gắng tiếp thu nhiều hơn những phẩm chất tốt đẹp của Người. Đặc biệt trong thời đại ngày nay, lối sống giản dị vô cùng có ích, giúp cho mọi người biết sống giản dị, phù hợp với lứa tuổi, với hoàn cảnh gia đình.
Lối sống giản dị của Người được thể hiện trong tất cả mọi việc, trong từng bữa cơm, trong từng phong cảnh sống.
Bữa cơm chỉ có vài ba món đơn giản, căn nhà cũng chỉ có vài ba phòng nhưng lúc nào cũng gió lộng, hòa hợp với thiên nhiên. Tuy nó đơn sơ, mộc mạc nhưng được Bác dành nhiều tình cảm cho tất cả các vật dụng trong đó. Từ chiếc bàn, chiếc ghế, cái giường ngủ của Bác nữa. Như nhà thơ Tố Hữu đã viết:
Nhà Bác đơn sơ một góc vườn
Gỗ thường mộc mạc chẳng mùi sơn
Giường mây, chiếu cói đơn chăn gối
Tủ nhỏ vừa treo mấy áo sờn.
Tất cả những vật dụng chỉ có thế nhưng Bác vẫn làm việc và sống vui vẻ với hoàn cảnh hiện tại của mình. Nỗi băn khoăn lớn nhất của Bác chỉ mong sao dân tộc ta thoát khỏi vòng lệ thuộc của các nước phương Tây để có một cuộc sống tự do, ấm no và hạnh phúc. Bác luôn luôn quan tâm và gần gũi, cởi mở với người khác. Trong thời phong kiến, vua chúa đều có rất nhiều người hầu, kẻ hạ; những món ăn toàn là sơn hào hải vị, tất cả đều được chuẩn bị thật tốt, không một chút sai sót nào. Nhưng đối với Bác thì không phải thế! Vì vậy, người giúp việc của Bác chỉ đếm trên đầu ngón tay, Trường, Kì, Kháng, Chiến, Nhất, Định, Thắng, Lợi là những người may mắn được chăm sóc và gần gũi với Bác nhất. Thế nhưng, những gì Bác tự làm được thì Bác không cần ai giúp. Bác đã đi nhiều nơi, tiếp xúc với nhiều nền văn hóa khác nhau. Bác đã làm việc và chịu không ít khó khăn trên đất khách. Thế nhưng, sự giản dị của Bác vẫn còn mãi. Dù Bác đã làm gì, từ một đầu bếp, một người cào tuyết, đốt lò hay khi đã là lãnh tụ, Bác vẫn là Bác, vẫn chiếc áo kaki sờn màu cùng với đôi dép cao su đã gắn bó với Bác, trên mọi nẻo đường. Chính vì điều đó mà hình ảnh của Bác sẽ đời đời khắc sâu trong trái tim của người dân Việt Nam.
Với mọi người Bác rất quan tâm và luôn chăm sóc cho những người xung quanh. Lối sống giản dị của Bác còn được thể hiện qua cả lời ăn, tiếng nói. Bác là người luôn nghĩ cho người khác. Bác thức trọn đêm để chờ tin thắng trận, nhường phần ăn của mình cho chiến sĩ bị bệnh. Bác thật là nhân hậu, cao cả. Không chỉ có thế, Bác cũng thường xuyên quan tâm đến các em nhi đồng. Bác khuyên mọi người phải biết đoàn kết, giúp đỡ lẫn nhau. Các cấp lớn hơn thì phải chăm lo cho dân cho nước. Bác là một người giản dị chính trực, công bằng trong mọi việc. Một vị lãnh tụ lại biết xuống ruộng làm việc cùng mọi người, chỉ dẫn tận tình về sâu, bệnh của cây lúa cho người nông dân được biết. Nếu như trong cuộc sống có những kẻ tham ô, hối lộ, làm những việc đổi trắng thay đen thì Bác Hồ phê phán nhưng cũng cho họ cơ hội sửa chữa. Bác đã đi xa nhưng lời dạn dò lo cho dân, cho nước, phải biết xây dựng đất nước phát triển thì vẫn luôn còn mãi. Là người con của dân tộc Việt Nam, mọi người phải ra sức học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh, để xây dựng một đất nước phồn thịnh và phát triển hơn. Đặc biệt, lối sống giản dị phải được mọi người áp dụng trong học tập, trong cả công việc của mình. Bởi vì, đó là phẩm chất tốt mà mỗi con người chúng ta cần có.2
“Bác để tình thương cho chúng con Một đời thanh bạch, chẳng vàng son Mong manh áo vải hồn muôn trượng Hơn tượng đồng phơi những lối mòn” Đó là những lời thơ mà Tố Hữu dành cho Bác – một con người giản dị, thanh bạch, lúc nào cũng lo lắng cho vận mệnh của dân tộc và cuộc sống của nhân dân. Không phải ngẫu nhiên mà con người Việt Nam ai cũng gọi Chủ tịch Hồ Chí Minh bằng một cách gọi thân tình: “Bác Hồ”. Cách gọi ấy đã phần nào cho thấy sự gần gũi của Bác dành cho nhân dân và tình cảm của nhân dân Việt Nam dành cho Bác. Trong những năm tháng kháng chiến cần lao, gian khổ, Bác dù là người lãnh đạo tối cao vận mệnh của đất nước thế nhưng Bác vẫn sống cuộc sống rất đời thường. Những ngày ở chiến khu Việt Bắc, Bác sống trong hang Pắc-Pó, ăn cháo bẹ, rau măng mà tâm hồn vẫn “sẵn sàng”, phơi phới. Trang phục của Bác thì lại đơn sơ, bình dị vô cùng. Tủ quần áo chỉ có vài chiếc áo đã sờn vai, lúc nào cũng mang chiếc dép râu dù hư hỏng nhiều lần song vẫn được Bác sửa chữa và tiếp tục sử dụng. Bữa cơm của bác cũng đơn giản, chỉ vài ba món ăn đạm bạc, lúc nào cũng dùng tiết kiệm, không để rơi vãi dù là một hạt cơm rất nhỏ. Bác không bao giờ để người khác cầu cạnh mình, ăn xong, Bác xếp bát đũa vào trong khay, thức ăn còn lại xếp gọn tươm tất. Điều đáng quý ở vị lãnh tụ này đó chính là Bác đều thức ăn thầy nhiều phần rồi gấp riêng từng phần một, bởi Bác luôn tâm niệm “đừng để người khác ăn phần thừa của mình”. Chỉ một việc làm và ý nghĩ như vậy, ta có thể thấy được tấm lòng của Bác, sự quý trọng công lao sản xuất của nhân dân và trân trọng công sức của những con người lao động. Hòa bình lập lại, Bác về Thủ đô, từ chối ở căn hộ sang trọng dành cho Chủ tịch nước, Bác chọn căn nhà sàn cũ của anh thợ điện làm chỗ nghỉ ngơi và làm việc của mình. Ngôi nhà sàn của Bác ở vỏn vẹn chỉ có vài ba phòng, chiếc giường ngủ nhỏ gọn cùng bàn làm việc đơn sơ. Thế nhưng căn nhà ấy được Bác thiết kế lại nên lúc nào cũng lộng gió mát mẻ, tiết kiệm rất nhiều chi phí trong sinh hoạt. Không biết đó là gió trời hay chính là tâm hồn rộng lớn của Bác đã khiến cho căn nhà sàn thêm mát mẻ: “Nhà Bác đơn sơ mộ góc vườn Gỗ thường mộc mạc chẳng mùi sơn Giườing mây chiếu cói đơn chăn gối Tủ nhỏ vừa treo mấy áo sờn” Phía trước nhà sàn là ao cá vàng, bên cạnh là khu vườn đầy cây trái do chính tay Bác vun trồng. Là cây bưởi, cây dừa, cây vú sữa, là tình cảm mà đồng bào cả nước gửi tặng đến Bác Hồ. Ở cương vị Chủ tịch nước, thế nhưng ta có cảm giác Bác như một lão nông tri điền, lúc nào cũng sống hài hòa và gắn bó với thiên nhiên. Là người lãnh lương cao nhất nước lúc bấy giờ, thế nhưng Bác không hề sử dụng cho bản thân. Bác dùng tiền lương, tiền nhuận bút để giúp đỡ người dân nghèo khó, gửi tiền đến chăm sóc các chiến sĩ biên phòng, ngay cả chiếc chổi lông gà mà Bác sử dụng cũng được Bác ghi lại và trừ vào tiền lương hàng tháng. Trong thơ văn của mình, Bác đã nhiều lần nói về cách sống giản dị và niềm vui khi được sống cuộc sống thanh bạch: “Sống quen thanh đạm nhẹ người Việc làm tháng rộng ngày dài ung dung” Quả thật đi khắp thế gian hiếm có một vị lãnh tụ nào có được cách sống giản dị, đạm bạc mà thanh cao như Bác. Cách sống đó chính là cách sống của một vĩ nhân đã thoát ly khỏi cuộc đời trần tục, cách sống đó chính là tấm gương sáng để thế hệ mai sau có thể học tập và cống hiến cho cuộc đời.