K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

* Phong trào Cần Vương: là phong trào phò vua, giúp vua Hàm Nghi chống giặc cứu nước.

* Nội dung:

- Tố cáo âm mưu xâm lược Việt Nam của thực dân Pháp.

- Lên án sự phản bội của một số quan lại, tính bất hợp pháp của triều đình Đồng Khánh do Pháp mới dựng lên.

- Khích lệ sĩ phu, văn thân và nhân dân cả nước quyết tam kháng chiến chống Pháp đến cùng.

* Ýnghĩa: Chiếu Cần vương kêu gọi văn thân, sĩ phu, nhân dân ra sức giúp vua vì mục tiêu đánh Pháp, khôi phục nền độc lập dân tộc, lập lại chế độ phong kiến có vua hiền, vua giỏi.

- Khẩu hiệu “Cần vương” đã nhanh chóng thổi bùng ngọn lửa yêu nước cháy âm ỉ bấy lâu, một phong trào vũ trang chống Pháp diễn ra sôi nổi, liên tục kéo dài 12 năm, đến cuối TK XIX mới chấm dứt

15 tháng 11 2019

Đáp án là C

22 tháng 2 2020

Câu 1, 2, 4, 5, 7, 8 bạn tự tra nhé trên hoc24.vn đã có nhiều câu như này rồi!

Câu 3. Thái độ của nhân dân ta khi triều đình Huế kí các hiệp ước đầu hàng thực dân Pháp:

- Phong trào kháng chiến chống Pháp trong nhân dân các được đẩy mạnh hơn.

- Quan lại triều đình ờ các địa phương đã phản đối lệnh bãi binh.

⇒ Là cơ sở để phái chủ chiến trong triều đình đẩy mạnh hoạt động.

Câu 6.

Nói khởi nghĩa Hương Khê là cuộc khởi nghĩa điển hình nhất trong phong trào Cần Vương, vì:

- Quy mô, địa bàn hoạt động rộng lớn, gồm 4 tỉnh Bắc Trung Kì: Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình.

- Trình độ tổ chức quy củ: gồm 15 quân thứ, mỗi quân thứ có từ 100 đến 500 người do các tướng lĩnh tài ba chỉ huy.

- Thời gian tồn tại dài nhất trong các cuộc khởi nghĩa của phong trào Cần Vương (10 năm từ năm 1885 đến năm 1896)

- Phương thức tác chiến: tiến hành chiến tranh du kích nhưng hình thức phong phú, linh hoạt. Nghĩa quân đã tự chế tạo được súng trường.

- Khởi nghĩa thất bại đánh dấu mốc kết thúc của phong trào đấu tranh chống Pháp dưới ngọn cờ Cần Vương.

4 tháng 3 2019

Đáp án: B

Giải thích: Mục…1 (phần I)….Trang…125...SGK Lịch sử 11 cơ bản

20 tháng 3 2017

Đáp án là C

3 tháng 3 2016

Phong trào Cần vương cuối thế kỉ XIX

  1. Hoàn cảnh bùng nổ

- Hai hiệp ước Hác-măng (1883), Pa-tơ-nốt (1884) đã chấm dứt sự tồn tại của nhà nước phong kiến Việt nam độc lập.

- Tuy vậy, phái chủ chiến, đại diện là Tôn Thất Thuyết, vẫn nuôi hy vọng khôi phục lại chủ quyền nếu có cơ hội.

- Hành động của phái chủ chiến khiến cho thực dân Pháp hết sức lo lắng, nên chúng âm mưu loại bỏ phe chủ chiến.

- Do đó, Tôn Thất Thuyết và những cộng sự của ông đã quyết đinh nổ súng trước để giành thế chủ động.

- Đêm mùng 4 rạng sáng mùng 5/7/1885, Tôn Thất Thuyết cho quân tấn công vào tòa Khâm sứ và đồn Mang Cá, nhưng thất bại.

- Tôn Thất Thuyết đã đưa vua Hàm Nghi cùng đoàn tùy tùng chạy lên sơn phòng Tân Sở (Quảng Trị). Ngyaf 13/7/1885, ông đã nhân danh nhà vua xuống chiếu Cần vương, kêu gọi văn thân, cùng nhân dân cả nước đứng lên giúp vua cứu nước.

- Ngày 20/9/1885, tại sơn phòng Ấu Sơn (Hương Khê, hà Tĩnh), chiếu Cần vương lần thứ hai được phát ra.

Từ đó, Phong trào Cần vương bùng nổ và kéo dài hơn 10 năm, tới cuối thế kỉ XIX.

2. Phân tích thái dộ của các văn thân, sĩ phu và quần chúng nhâ dân qua nội dung chiếu Cần vương.

  • Nội dung chiếu Cần vương:

- Chiếu cần vương tố cáo âm mưu xâm lược Việt Nam của thực dân Pháp, sự phản bội của một số quan lại, tính bất hợp pháp của triều đình Đồng Khánh do Pháp mới dựng lên.

- Khích lệ sĩ phu, văn thân và nhân dân cả nước quyết tâm kháng chiến đến cùng.

* Thái độ của các văn thân, sĩ phu và nhân dân đối với chiếu Cần vương:

- Thái độ của văn thân:

+ Các văn thân, sĩ phu là những quan lại tri thức, những người có học trong xã hội phong kiến Việt Nam lúc bấy giờ. Họ bị chi phối nặng nề bởi tư tưởng Ngo giáo, tư tưởng “trung quân ái quốc”.

+ Ngay sau khi chiếu Cần vương được ban ra (1885), nhiều văn thân, sĩ phu đã sôi nổi hưởng ứng. Chính chiếu Cần vương đã đáp ứng được lòng yêu nước và tư tưởng trung quân của họ. Họ tập hợp nghĩa binh, xây dựng căn cứ, đấu tranh quyết liệt với thực dân Pháp và tay sai trên một địa bàn rộng lớn, tập trung ở các tỉnh Bắc và Trung kì.

- Thái độ của quần chúng nhân dân:

+ Quần chúng nhân dân mà chủ yếu là nông dân là những người hiểu hơn ai hết giá trị của độc lập tự do. Họ có một lòng yêu nước nồng nàn và cũng bị chi phối bởi tư tưởng “trung quân, ái quốc”.

+ Chiếu Cần vương ban ra đã thổi bùng ngọn lửa yêu nước vốn đang âm ỉ trong quần chúng nhân dân và nhanh chóng biến thành một phong trào rộng lớn, kéo dài hơn 10 năm, tới cuois thế kỉ XIX mới bị dập tắt.

4 tháng 1 2017

theo ban than toi thay thi cac ban ko nen viet phan khai niem the nao la van than va the nao la quan chung nhan dan

11 tháng 4 2017

Năm 1921, nước Nga Xô viết bước vào thời kì hòa bình xây dựng đất nước trong hoàn cảnh cực kì khó khăn. Nền kinh tế quốc dân bị tàn phá nghiêm trọng, tình hình chính trị không ổn định, các lực lượng phản cách mạng điên cuồng chống phá, gây bạo loạn ở nhiều nơi.

Trong bối cảnh đó, tháng 3-1921, Đảng Bônsêvích Nga quyết định thực hiện Chính sách kinh tế mới (NEP) do V.I Lê –nin đề xướng, bao gồm các chính sách chủ yếu về nông nghiệp, công nghiệp, thương nghiệp về tiền tệ.

Trong nông nghiệp, Nhà nước thay thế chế độ trưng thu lương thực thừa bằng thu thuế lương thực. Thuế lương thực nộp bằng hiện vật. Sauk hi nộp đủ thuế đã quy định từ trước mùa gieo hạt, nông dân toàn quyền sử dụng số lương thực thừa và được tự do bán ra thị trường.

Trong công nghiệp, Nhà nước tập trung khôi phục công nghiệp nặng, cho phép tư nhân được thuê hoặc xây dựng những xí nghiệp loại nhỏ (dưới 20 công nhân) có sự kiểm soát của Nhà nước; khuyến khích tư bản nước ngoài đầu tư, kinh doanh ở Nga. Nhà nước nắm các ngành kinh tế chủ chốt như công nghiệp, giao thông vận tải, ngân hàng, ngoại thương. Nhà nước chấn chỉnh việc tổ chức, quản lí sản xuất công nghiệp, phần lớn các xí nghiệp chuyển sang chế độ tự hạch toán kinh tế, cải tiến chế độ tiền lương nhằm nâng cao năng suất lao động.

Trong lĩnh vực thương nghiệp và tiền tệ, tư nhân được tự do buôn bán, trao đổi, mở lại các chợ, khôi phục và đẩy mạnh mối liên hệ giữa thành thị và nông thôn. Năm 1924, Nhà nước phát hành đồng rúp mới thay cho các loại tiền cũ.

Bằng việc thực hiện Chính sách kinh tế mới, chỉ sau một thời gian ngắn, nền kinh tế quốc dân của nước Nga Xô viết đã có những chuyển biến rõ rệt.

Chính sách kinh tế mới là sự chuyển đổi kịp thời từ nền kinh tế do Nhà nước nắm độc quyền về mọi mặt sang nền kinh tế nhiều thành phần, nhưng vẫn đặt dưới sự kiểm soát của Nhà nước. Với chính sách này, nhân dân Xô viết đã vượt qua được những khó khăn to lớn, phấn khởi sản xuất và hoàn thành công cuộc khôi phục kinh tế. Cho đến nay, Chính sách kinh tế mới còn để lại nhiều kinh nghiệm đối với công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội ở một số nước trên thế giới

17 tháng 11 2017

Nghe tin Pháp đánh Thuận An, triều đình Huế xin đình chiến.

Ngày 25/8/1883, Bản hiệp ước mới được đưa ra buộc ta phải kí (gọi là Hiệp ước Hác-măng)

Nội dung Hiệp ước :

- Nhà Nguyễn thừa nhận sự bảo hộ của P trên toàn cõi VN. Trong đó:

- Nam Kì là thuộc địa

- Bắc Kì là đất bảo hộ

- Trung Kì triều đình quản lí

- Đại diện Pháp ở Huế trực tiếp điều khiển các công việc ở Trung Kì.

- Ngoại giao Việt Nam là do Pháp nắm giữ.

* Quân sự: Pháp tự do đóng quân ở Bắc Kì và toàn quyền xử lí quân Cờ Đen. Triều đình nhận các huấn luyện viên và sĩ quan chỉ huy của Pháp, triệt hồi binh lính từ Bắc Kì về Huế.

* Kinh Tế: Pháp nắm và kiểm soát toàn bộ các nguồn lợi trong nước.

(Việt Nam trở thành một nước thuộc địa nửa phong kiến.

16 tháng 5 2018

Nội dung cơ bản của Hiệp ước Nhâm Tuất:

     + Về lãnh thổ : Huế thừa nhận quyền cai quản của Pháp ở Gia Định - Định Tường - Biên Hòa .Pháp trả lại Vĩnh Long khi nào triều đình buộc nhân dân ngừng kháng chiến

     + Về thông thương :mở 3 cửa biển Đà Nẵng ,Ba Lạt ,Quảng Yên cho Pháp vào tự do buôn bán .

     + Về chiến phí : bồi thường cho Pháp 288 vạn lạng bạc .

    + Về truyền giáo :cho phép người Pháp và Tây Ban Nha tự do truyền đạo Gia Tô và bãi bỏ lệnh cấm đạo