K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

1/ Giải thích hiện tượng: thả một cục đường vào một cốc nước rồi khuấy lên, đường tan và nước có vị ngọt?

2/ Tại sao về mùa đông mặc nhiều áo mỏng ấm hơn mặc một áo dày?

3/ Giải thích hiện tượng: Quả bóng cao su hoặc quả bóng bay bơm căng, dù có buộc thật chặt cũng cứ ngày một xẹp dần?

4/ Một ống nghiệm đựng đầy nước, đốt nóng ở miệng ống ở giữa hay đáy ống thì tất cả nước trong ống sôi nhanh hơn? Tại sao?

5/ Nung nóng một miếng đồng rồi thả vào một cốc nước lạnh. Hỏi nhiệt năng của miếng đồng và của nước thay đổi như thế nào? Sự bảo toàn năng lượng thể hiện như thế nào?

6/ Tại sao khi rót nước sôi vào vào cốc thủy tinh thì cốc dày dễ bị vỡ hơn cốc mỏng? Muốn cốc khỏi bị vỡ khi rót nước sôi vào thì làm thế nào?

7/ Tại sao nồi xoong thường làm bằng kim loại, còn bát dĩa thường làm bằng sành sứ?

8/ Cọ xát miếng đồng lên mặt bàn, miếng đồng nóng lên. Có thể nói miếng đồng đã nhận được nhiệt lượng không? Vì sao?

9/ Tại sao đường tan vào nước nóng nhanh hơn tan vào nước lạnh?

10/ Tại sao về mùa hè ta thường mặc áo màu trắng hoặc màu nhạt mà không mặc áo màu đen?

3
26 tháng 4 2018

1)vì giữa các phân tử nguyên tử có khoảng cách nên khi thả cục đường vào nước và khuấy thì các phân tử đường đan xen vào khoảng cách của phân tử nước và ngược lại nên nước có vị ngọt

2 tháng 5 2019

Áo màu đen sẽ hấp thụ lượng nhiệt của mặt trời khiến cho cơ thể của chúng ta nóng lên. Cho nên mùa hè ta thường mặc áo màu trắng hoặc màu nhạt.

16 tháng 5 2021

giúp

 

 

TK#

a) Thành bóng cao su được cấu tạo từ các phân tử cao su, giữa chúng có khoảng cách. Các phân tử không khí ở trong bóng có thể chui qua các khoảng cách này mà ra ngoài làm cho bóng xẹp dần.

b)Nhiệt năng của  Đây là sự truyền nhiệtxu giảm. Nhiệt năng của cốc nước tăng,

Giải giúp mình gấp với ạ!!! Câu 1: a) Giải thích tại sao khi thả một miếng đường vào nước rồi khuấy lên, đường tan và nước có vị ngọt?b) Vì sao khi rót nước vào cốc thuỷ tinh dày dễ vỡ hơn cốc thuỷ tinh mỏng?Câu 4: Một ấm nhôm khối lượng 400g chứa 1 lít nước. Tính nhiệt lượng tối thiểu cần thiết để đun sôi nước, biết nhiệt độ ban đầu của ấm và nước là 20•CCâu 5:...
Đọc tiếp

Giải giúp mình gấp với ạ!!! Câu 1: a) Giải thích tại sao khi thả một miếng đường vào nước rồi khuấy lên, đường tan và nước có vị ngọt?
b) Vì sao khi rót nước vào cốc thuỷ tinh dày dễ vỡ hơn cốc thuỷ tinh mỏng?

Câu 4: Một ấm nhôm khối lượng 400g chứa 1 lít nước. Tính nhiệt lượng tối thiểu cần thiết để đun sôi nước, biết nhiệt độ ban đầu của ấm và nước là 20•C

Câu 5: Người ta thả một miếng đồng có khối lượng 600g ở nhiệt độ 100•C vào 2,5kg nước. Nhiệt độ khi có sự cân bằng nhiệt là 30•C. Hỏi nướv nóng lên thêm bao nhiêu độ, nếu bỏ qua sự trao đổi nhiệt với bình đựng nước và mội trường bên ngoài?

Câu 6: Biết nhiệt dung riêng của nước là 4200J/kgK. Khối nước ở nhiệt độ 10•C. Sau khi được cung cấp nhiệt lượng 12,6kJ, nước tăng lên nhiệt độ 15•C. Tính khối lượng của nước

3
6 tháng 5 2023

Câu 4: Tóm tắt:

\(m_1=400g=0,4kg\)

\(V=1l\Rightarrow m_2=1kg\)

\(t_1=20^oC\)

\(t_2=100^oC\)

\(\Rightarrow\Delta t=80^oC\)

\(c_1=880J/kg.K\)

\(c_2=4200J/kg.K\)

===========

\(Q=?J\)

Nhiệt lượng cần truyền:

\(Q=Q_1+Q_2\)

\(\Leftrightarrow Q=m_1.c_1.\Delta t+m_2.c_2.\Delta t\)

\(\Leftrightarrow Q=0,4.880.80+1.4200.80\)

\(\Leftrightarrow Q=364160J\)

6 tháng 5 2023

Câu 6: Tóm tắt:

\(c=4200J/kg.K\)

\(t_1=10^oC\)

\(Q=12,6kJ=12600J\)

\(t_2=15^oC\)

\(\Rightarrow\Delta t=5^oC\)

=========

\(m_2=?kg\)

Khối lượng của nước:

\(Q=m.c.\Delta t\Rightarrow m=\dfrac{Q}{c.\Delta t}=\dfrac{12600}{4200.5}=0,6kg\)

22 tháng 5 2022

Rót nước sôi vào cốc dày thì lớp thủy tinh bên trong nóng lên trước, nở ra trong khi lớp thủy tinh bên ngoài chưa kịp nóng và nở ra nên làm vỡ cốc. Nếu cốc mỏng thì nhiệt độ lớp thủy tinh bên trong tăng lên và kịp thời dẫn nhiệt ra ngoài nên cốc nóng lên đều ở cả trong và ngoài, do đó sẽ khó bị vỡ cốc.

Vì vậy, muốn cốc khỏi bị vỡ khi rót nước sôi vào thì người ta thường nhúng cốc thủy tinh vào nước ấm trước hoặc tráng ít nước ấm bên ngoài cốc rồi mới rót nước sôi vào để cốc nóng đều và không bị vỡ.

20 tháng 5 2022

a)Khi rót nước nóng vào cốc thuỷ tinh dày thì dễ vỡ hơn là rót nước nóng vào cốc thuỷ tinh mỏng vì khi rót nước nóng vào cốc thuỷ tinh dày thì mặt trong của cốc sẽ nóng trước, nở ra trong lúc đó mặt ngoài của cốc chưa nóng ( vì thuỷ tinh dẫn nhiệt kém ) nên chúng chèn nhau và gây ra vỡ cốc.

b)

Vì vậy, muốn cốc khỏi bị vỡ khi rót nước sôi vào thì người ta thường nhúng cốc thủy tinh vào nước ấm trước hoặc tráng ít nước ấm bên ngoài cốc rồi mới rót nước sôi vào để cốc nóng đều và không bị vỡ.  
20 tháng 5 2022

a) Khi rót nước nóng vào cốc thuỷ tinh dày thì dễ vỡ hơn là rót nước nóng vào cốc thuỷ tinh mỏng vì khi rót nước nóng vào cốc thuỷ tinh dày thì mặt trong của cốc sẽ nóng trước, nở ra trong lúc đó mặt ngoài của cốc chưa nóng ( vì thuỷ tinh dẫn nhiệt kém ) nên chúng chèn nhau và gây ra vỡ cốc.

b) Vì vậy, muốn cốc khỏi bị vỡ khi rót nước sôi vào thì người ta thường nhúng cốc thủy tinh vào nước ấm trước hoặc tráng ít nước ấm bên ngoài cốc rồi mới rót nước sôi vào để cốc nóng đều và không bị vỡ.  

31 tháng 5 2016

1,Câu 1
Tóm tắt :t=1/2 h=1800s 
S=4,5km=4500m
F=80N
Công của con ngựa đó là : 
A=F.S=80.4500=360000(J)
Công suất trung bình của con ngựa là:
P=A/t=360000/1800=200(W)
Vậy công của con ngựa là:360000J
Công suất của con ngựa là:200W

31 tháng 5 2016

1/ Giải:

Công của con ngựa khi kéo một cái xe đi được quãng đường 4,5km là:
A = F.s = 80.4500 = 360000 (J)
+ Công suất của con ngựa là : 

\(P=\frac{A}{t}=\frac{360000}{1800}=200\left(W\right)\)

2/

a) Có hai cách làm biến đổi nhiệt năng của vật đó là:
+ Thực hiện công.
Ví dụ: Khi ta cọ xát miếng kim loại trên mặt bàn thì miếng kim loại nóng lên, nhiệt năng của miếng kim loại đã thay đổi do có sự thực hiện
công.
+ Truyền nhiệt.
Ví dụ: Nhúng miếng kim loại vào nước sôi, miếng kim loại nóng lên.
b )+ Thủy tinh dẫn nhiệt kém nên khi rót nước sôi vào cốc dày thì lớp thủy tinh bên trong nóng lên trước, nở ra làm cho cốc vỡ.
+ Nếu cốc có thành mỏng thì cốc nóng lên đều và không bị vỡ.
+ Muốn cốc khỏi vỡ, nên tráng cốc bằng một ít nước nóng trước khi rót nước sôi vào.
 

17 tháng 11 2019

Rót nước sôi vào cốc dày thì lớp thủy tinh bên trong nóng lên trước, nở ra trong khi lớp thủy tinh bên ngoài chưa kịp nóng và nở ra nên làm vỡ cốc. Nếu cốc mỏng thì nhiệt độ lớp thủy tinh bên trong tăng lên và kịp thời dẫn nhiệt ra ngoài nên cốc nóng lên đều ở cả trong và ngoài, do đó sẽ khó bị vỡ cốc.

Vì vậy, muốn cốc khỏi bị vỡ khi rót nước sôi vào thì người ta thường nhúng cốc thủy tinh vào nước ấm trước hoặc tráng ít nước ấm bên ngoài cốc rồi mới rót nước sôi vào để cốc nóng đều và không bị vỡ.

1 tháng 5 2023

a) Cốc nước nóng có nhiệt năng lớn hơn còn cốc nước lạnh có nhiệt năng nhỏ hơn vì nước nóng có nhiệt độ lớn hơn nhiệt độ của nước lạnh

b) Nhiệt năng của miếng đồng sẽ bị giảm đi vì đã truyền một phần nhiệt năng sang cho cốc nước lạnh vì nước lạnh có nhiệt độ thấp hơn, Đây là sự truyền nhiệt vì có hiện tượng vật này truyền nhiệt sang cho vật khác

23 tháng 4 2017

Nhiệt năng của miếng đồng sẽ giảm và nhiệt năng của nước tăng. Đây là sự thực hiện công.

23 tháng 4 2017

Nhiệt năng của miếng đồng giảm, của nước tăng. Đây là sự truyền nhiệt.


5 tháng 5 2021

Nhiệt năng của miếng đồng sẽ giảm và nhiệt năng của nước tăng. ( Nhiệt đồ của miếng đồng cao hơn truyền qua nước có nhiệt độ thấp hơn)

> Đây là sự truyền nhiệt.

5 tháng 5 2021

-Miếng đồng hồ nóng được thả vào cốc nước lạnh, khi đó: đồng hồ có nhiệt độ cao hơn sẽ tỏa nhiệt năng, nên nhiệt năng của nó sẽ giảm. Nước có nhiệt độ thấp hơn sẽ thu nhiệt năng, nên nhiệt năng của nó sẽ tăng.

-Nếu không có sự trao đổi nhiệt với môi trường khác thì chỉ có sự trao đổi nhiệt năng giữa hai vật ( nhiệt lượng), tức là tổng năng lượng được bảo toàn.