K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

13 tháng 10 2019

a) Nêu những nét chính về thời đại, gia đình, cuộc đời của Nguyễn Du đã có ảnh hưởng đến việc sáng tác truyện kiều bằng cách hoàn thiện sơ đồ sau:

Nguyễn Du

Thời đại

Nguyễn Du sống vào nửa cuối TK XVIII – nửa đầu TK XIX trong hoàn cảnh xã hội có nhiều biến động dữ dội:

+ Chế độ phong kiến Việt Nam khủng hoảng trầm trọng, các tập đoàn phong kiến tranh giành quyền lực, chém giết lẫn nhau, đời sống nhân dân vô cùng cực khổ,xã hội loạn lạc, tăm tối.

+ Bão táp phong trào nông dân khởi nghĩa nổi lên khắp nơi,đỉnh cao là khởi nghĩa Tây Sơn đánh đổ các tập đoàn phong kiến thống trị, quét sạch hai mươi vạn quân Thanh xâm lược.

=> Những biến cố lớn lao của thời đại in dấu ấn trong sáng tác của Nguyễn Du, như chính trong Truyện Kiều ông viết: Trải qua một cuộc bể dâu - Những điều trông thấy mà đau đớn lòng.

Gia đình

Xuất thân trong một gia đình đại quí tộc, nhiều đời làm quan to dưới triều vua Lê, chúa Trịnh và có truyền thống về văn học:

+ Cha ông là Nguyễn Nghiễm, từng ở ngôi Tể tướng mười lăm năm.

+ Mẹ ông là Trần Thị Tần, vợ thứ, người Bắc Ninh, có tài hát xướng.

+ Anh cùng cha khác mẹ là Nguyễn Khản, làm chức Tham tụng (ngang Thừa tướng)trong phủ chúa Trịnh.

Ông sớm mồ côi cha mẹ (mồ côi cha từ năm 9 tuổi, mồ côi mẹ từ năm 12 tuổi).

Hoàn cảnh gia đình cũng có tác động đến sáng tác của Nguyễn Du.

Cuộc đời

- Cuộc đời phiêu bạt: sống phiêu bạt nhiều nơi trên đất Bắc, ở ẩn ở Hà Tĩnh, làm quan dưới triều Nguyễn, đi sứ Trung Quốc…

- Mồ côi cha mẹ từ nhỏ, cuộc đời Nguyễn Du phải trải qua những năm tháng gian truân, trôi dạt, vất vả, long đong ( Trải qua “mười năm gió bụi” Nguyễn Du langthang hết ở quê vợ, rồi quê mẹ, quê cha trong nghèo túng, hết sức khổ cực và tủi nhục).

- Nguyễn Du có ra làm quan cho triều Nguyễn Gia Long, ông giữ nhiều chức vụ khác nhau: Tham tri bộ Lễ, Cai bạ Quảng Bình, Chánh sứ bộ…Nhưng đó là những nămtháng làm quan bất đắc chí.

- Ông mất tại Huế năm 1820, thọ năm mươi lăm tuổi.


b) Kể tóm tắt nội dung Truyện Kiều và nêu những giá trị nổi bật của tác phẩm.

Bài làm:

Tóm tắt nội dung Truyện Kiều:

Thúy Kiều, nhân vật chính trong Truyện Kiều, một cô gái tài sắc vẹn toàn, có tâm hồn cao thượng. Nhận dịp du xuân, nàng gặp Kim Trọng, một thanh niên hào hoa phong nhã. Hai người yêu nhau và cùng nhau thề nguyền thủy chung. Nhưng tai họa bất ngờ ập đến với Kiều. Gia đình bị nạn. Kiều tự nguyện bán mình chuộc cha. Bị bọn Mã Giám Sinh và Tú Bà đưa vào lầu xanh. Kiều định tự tử để thoát khỏi cảnh ô nhục nhưng không được. Sau lần mắc mưu Sở Khanh đi trốn bị bắt lại, bị đánh đập tàn nhẫn, nàng đành chịu tiếp khách. Ít lâu sau, Kiều được Thúc Sinh - một kẻ giàu có say mê nàng, chuộc nàng về làm vợ lẽ. Nhưng chưa được một năm Kiều lại bị Hoạn Thư, vợ cả của Thúc Sinh, bày mưu bắt về hành hạ. Nàng bị bắt làm con ở hầu rượu gãy đàn mua vui cho vợ chồng ả. Khổ nhục quá, Kiều bỏ trốn khỏi nhà Hoạn Thư nhưng lại lọt vào một lầu xanh khác. Ở đây, nàng gặp Từ Hải và trở thành vợ người anh hùng này. Phất cờ khởi nghĩa, hùng cứ một phương, Từ Hải giúp Kiều báo ân báo oán. Nhưng cũng chẳng bao lâu, Kiều bị mắc lừa Hồ Tôn Hiến, nàng khuyên Từ Hải ra hàng phục triều đình, Từ Hải bị phản bội và chết đứng. Kiều bị làm nhục và bị ép gả cho một viên thổ quan. Đau xót và tủi nhục, nàng đã tự tử ở sông Tiền Đường nhưng lại được sư Giác Duyên cứu sống. Kim Trọng và gia đình Thúy Kiều đi tìm. Sau mười lăm năm trời lưu lạc, Kiều trở lại sum họp với gia đình. Nàng từ chối không chắp nối mối duyên xưa cùng Kim Trọng mà họ trở thành bạn bè để giữ tình cảm cho được trong sáng và đẹp đẽ.

Những giá trị giá trị nổi bật của tác phẩm:

a. Về nội dung:

* Giá trị hiện thực:

- Phơi bày hiện thực xã hội phong kiến bất công.

- Phản ánh nỗi khổ đau, bất hạnh của con người, đặc biệt là người phụ nữ.

* Giá trị nhân đạo: Giá trị chính của “Truyện Kiều” là giá trị nhân đạo. Giá trị này được thể hiện ở hai phương diện sau:

- “Truyện Kiều” là tiếng nói đề cao tình yêu tự do, khát vọng công lí và ngợi ca vẻ đẹp phẩm chất của con người:

  • Thể hiện ước mơ đẹp đẽ của mình về một tìnhyêu tự do, trong sáng, chung thủy trong xã hội mà quan niệm hôn nhân phong kiến còn hết sức khắc nghiệt. Mối tình Kim – Kiều được xem như là bài ca tuyệt đẹp về tình yêu lứa đôi trong văn học dân tộc.
  • Thể hiện khát vọng công lí tự do, dân chủ giữa một xã hội bất công, tù túng đầy ức chế, tàn bạo. Nguyễn Du đã xây dựng nhân vật Từ Hải – người anh hùng hảo hán, một mình dám chống lại cả cái xã hội bạo tàn ấy. Từ Hải là khát vọng của công lí, là biểu tượng cho tự do dân chủ.
  • Ngợi ca vẻ đẹp phẩm chất của con người: vẻ đẹp tài sắc, trí tuệ thông minh,lòng hiếu thảo, trái tim nhân hậu, ý thức vị tha, đức thủy chung. Thúy Kiều, Từ Hải là hiện thân cho những vẻ đẹp đó!

- “Truyện Kiều” còn là tiếng nói lên án các thế lực tàn bạo,chà đạp lên quyền sống con người. Thế lực tàn bạo đó, khi là bộ mặt bọn quan lại tham lam, đê tiện, bỉ ổi – đầu mối của mọi xấu xa trong xã hội ( Hồ Tôn Hiến, Mã Giám Sinh,Sở Khanh, Tú Bà…), có khi lại là sự tàn phá, hủy diệt hung hiểm của đồng tiền trong xã hội phong kiến lúc bấy giờ, trong tay bọn người bất lương tàn bạo đã phát huy tất cả sức mạnh của nó, đổi trắng thay đen, biến con người thành thứ hàng hóa để mua bán.

b. Về nghệ thuật:

- Tác phẩm là sự kết tinh thành tựu nghệ thuật văn học dân tộc trên các phương diện ngôn ngữ, thể loại.

- Với “Truyện Kiều”,ngôn ngữ văn học dân tộc và thể thơ lục bát đã đạt tới đỉnhcao rực rỡ.

- Với “Truyện Kiều”,nghệ thuật tự sự đã có bước phát triển vượt bậc, từ nghệthuật dẫn chuyện đến nghệ thuật miêu tả thiên nhiên, khắc họa tính cách và miêu tả tâm lí con người

5 tháng 5 2017

- Thời đại, gia đình:

    + Nguyễn Du (1765- 1820) tên chữ là Tố Như, hiệu là Thanh Hiên quê ở Tiên Điền, Nghi Xuân, Hà Tĩnh

     + Sinh trưởng trong gia đình đại quý tộc, nhiều đời làm quan to, có truyền thống về văn học

    + Ông sống vào thời kì lịch sử nhiều biến động, chế độ phong kiến rơi vào khủng hoảng trầm trọng

    + Các tập đoàn phong kiến Lê- Trịnh- Nguyễn tranh giành quyền lực, phong trào nông dân khởi nghĩa nổi lên khắp nơi đỉnh cao là phong trào Tây Sơn

- Cuộc đời:

    + Sống phiêu bạt nhiều nơi trên đất Bắc, ở ẩn Hà Tĩnh

    + Làm quan dưới triều Nguyễn, đi sứ Trung Quốc…

    + Mất trước khi đi sứ Trung Quốc lần 2

→ Nguyễn Du là người có vốn hiểu biết sâu rộng, phong phú. Cuộc đời phiêu bạt nhiều trải nghiệm

25 tháng 7 2023

tao ko bt

19 tháng 8 2019

- Tiểu sử:

    + Nguyễn Du (1765 – 1820) quê làng Tiên Điền, Nghi Xuân, Hà Tĩnh, sinh trưởng trong một gia đình đại quí tộc truyền thống về văn học

    + Cuộc đời Nguyễn Du gắn bó sâu sắc với biến cố lịch sử giai đoạn cuối thế kỉ XVIII – nửa đầu thế kỉ XIX

    + Giai đoạn Nguyễn Du sinh sống vào thời kì đầy biến động, chế độ phong kiến Việt Nam khủng hoảng trầm trọng, bão táp phong trào nông dân khởi nghĩa

    + Nguyễn Du sống phiêu bạt nhiều năm trên Bắc rồi về ở ẩn tại quê nội Hà Tĩnh, làm quan bất đắc dĩ với triều Nguyễn.

- Năm 1813 – 1814 ông được cử làm chánh sứ sang Trung Quốc. Năn 1820 ông được cử làm chánh sứ đi Trung Quốc lần hai nhưng chưa kịp thì bị bệnh, mất tại Huế

- Học vấn: Nguyễn Du là người sâu rộng, am hiểu văn hóa dân tộc và văn chương Trung Quốc

- Sự nghiệp: Sự nghiệp văn học của Nguyễn Du bao gồm các tác phẩm có giá trị lớn bằng chữ Hán và Nôm

24 tháng 9 2018

Những nét chính về thời đại, gia đình và cuộc đời Nguyễn Du:

- Tiểu sử

    + Nguyễn Du (1765-1820) quê làng Tiên Điền, huyện Nghi Xuân, tỉnh Hà Tĩnh; sinh trưởng trong một gia đình đại quí tộc có truyền thống về văn học.

    + Cuộc đời Nguyên Du gắn bó sâu sắc với những biến cố lịch sử của giai đoạn cuối thế kỉ XVIII - nửa đầu thế kỉ XIX. Đây là giai đoạn lịch sử đầy biến động với hai đặc điểm nổi bật: chế độ phong kiến Việt Nam khủng hoảng trầm trọng và bão táp phong trào nông dân khởi nghĩa nổi lên khắp nơi.

+ Nguyễn Du sống phiêu bạt nhiều năm trên đất Bắc rồi về ở ẩn tại quê nội Hà Tĩnh, sau đó ra làm quan bất đắc dĩ với triều Nguyễn. Năm 1813-1814 ông được cử làm chánh sứ sang Trung Quốc. Năm 1820 ông được cử làm chánh sứ đi Trung Quốc lần thứ hai nhưng chưa kịp đi thì bị bệnh, mất tại Huế.

- Học vấn: Nguyễn Du là người có kiến thức sâu rộng, am hiểu văn hoá dân tộc và văn chương Trung Quốc. Ông có vốn sống phong phú, niềm thông cảm sâu sắc với những đau khổ của nhân dân.

- Sự nghiệp: Sự nghiệp văn học của Nguyễn Du gồm những tác phẩm có giá trị lớn cả bằng chữ Hán và chữ Nôm.

Tóm tắt “Truyện Kiều”:

Thúy Kiều là một thiếu nữ tài sắc vẹn toàn, sống êm ấm cùng cha mẹ và hai em là Thúy Vân và Vương Quan. Trong buổi du xuân, Kiều gặp Kim Trọng, thề nguyền đính ước với nhau. Kim Trọng về quê chịu tang chú, gia đình Kiều bị mắc oan, Kiều phải bán mình chuộc cha. Kiều bị Mã Giám Sinh, Tú Bà, Sở Khanh lừa đẩy vào lầu xanh, được Thúc Sinh cứu khỏi lầu xanh nhưng bị Hoạn Thư ghen, Kiều phải chốn đi nương náu ở chùa Giác Duyên. Vô tình Kiều lại rơi vào tay Bạc Hạnh, Bạc Bà phải vào lầu xanh lần thứ hai. Kiều gặp Từ Hải. Từ Hải lấy Kiều làm vợ, giúp Kiều báo ân báo oán. Từ Hải mắc lừa Hồ Tôn Hiến, bị giết. Kiều bị bắt ép gả cho tên Thổ Quan. Nàng tủi nhục trầm mình ở sông Tiền Đường, được sư Giác Duyên cứu, nương nhờ cửa phật lần thứ hai. Kim trọng trở lại kết duyên với Thúy Vân nhưng vẫn đi tìm Kiều. Nhờ sư Giác Duyên, Kim-Kiều gặp nhau, gia đình đoàn tụ. Kim gặp Kiều đổi tình yêu thành tình bạn.

23 tháng 9 2018
  • Nguyễn Du (1765 - 1820) tên chữ là Tố Như, hiệu là Thanh Hiên quê ở Tiên Điền, Nghi Xuân, Hà Tĩnh.
  • Gia đình đại quý tộc, nhiều đời làm quan và có truyền thống về văn học: cha là Nguyễn Nhiễm, đỗ tiến sĩ, từng giữ chức Tể tướng; anh cùng cha khác mẹ là Nguyễn Khản từng làm quan to dưới triều Lê - Trịnh. Nhưng sớm mồ côi cha mẹ (mồ côi cha từ năm 9 tuổi, mồ côi mẹ từ năm 12 tuổi). Hoàn cảnh gia đình cũng có tác động đến sáng tác của Nguyễn Du.
  • Thời đại:
    • Cuộc đời Nguyễn Du gắn bó sâu sắc với những biến cố lịch sử của giai đoạn cuối thế kỉ XVIII, đầu thế kỉ XIX. Các tập đoàn phong kiến Lê - Trịnh - Nguyễn tranh giành quyền lực
    • Chế độ phong kiến Việt Nam khủng hoảng trầm trọng, xã hội rối ren, cuộc sống của nhân dân cơ cực, lầm tham.
    • Phong trào khởi nghĩa diễn ra khắp nơi, tiêu biểu nhất chính là khởi nghĩa Tây Sơn do Quang Trung Nguyễn Huệ lãnh đạo.
    • Nghĩa quân Tây Sơn đã đánh đổ tập đoàn phong kiến Trịnh, Lê, Nguyễn, quét sạch hai mươi vạn quân xâm lược nhà Thanh sang xâm lược.
  • Cuộc đời:
    • Nguyễn Du đã phải sống phiêu bạt nhiều năm ở đất Bắc (1786-1796) rồi sau đó về ở ẩn ở Hà Tĩnh (1796-1802).
    • Nguyễn Ánh lên ngôi mời ông ra làm quan, bất đắc dĩ ông phải nhận lời (1802). Ông từng được cử làm chánh sứ sang Trung Quốc, chuẩn bị đi lần thứ hai thì bị bệnh mất ở Huế.
    • Cuộc đời phiêu bạt: sống phiêu bạt nhiều nơi trên đất Bắc, ở ẩn ở Hà Tĩnh, làm quan dưới triều Nguyễn, đi sứ Trung Quốc… Vốn hiểu biết sâu rộng, phong phú về cuộc sống của Nguyễn Du có phần do chính cuộc đời phiêu bạt, trải nghiệm nhiều tạo thành.
  • Sự nghiệp văn học:
  • Nguyễn Du sáng tác bằng chữ Hán và chữ Nôm.
  • Thơ chữ Hán gồm 3 tập: Thanh Hiên thi tập, Bắc Hành tạp lục, Nam trung tạp ngâm 243 bài.
  • Sáng tác chữ Nôm xuất sắc nhất là Đoạn trường tân thanh (Truyện Kiều).

==> Nguyễn Du là người có kiến thức sâu rộng vốn sống phong phú, am hiểu nền văn hóa dân tộc đặc biệt là niềm thương cảm sâu sắc với những đau khổ của nhân dân, là một thiên tài văn học, một nhà nhân đạo chủ nghĩa lớn.

Đoạn trường tân thanh, thường được biết đến đơn giản là Truyện Kiều, là một truyện thơ của đại thi hào Nguyễn Du. Đây được xem là truyện thơ nổi tiếng nhất và xét vào hàng kinh điển trong Văn học Việt Nam, tác phẩm được viết bằng chữ Nôm theo thể lục bát, gồm 3254 câu.

Truyện Kiều được viết dựa theo tiểu thuyết "Kim Vân Kiều truyện" của Thanh Tâm Tài Nhân, một thi sĩ thời nhà Minh, Trung Quốc.

Qua hàng trăm năm, Truyện Kiều vẫn được đón nhận như một kiệt tác của dân tộc. Cùng khám phá những điều thú vị của tác phẩm văn học sắp được đạo diễn Lưu Trọng Ninh chuyển thể thành phim này.

Những điều thú vị về Truyện Kiều - tác phẩm văn học sắp được chuyển thể thành phim - Ảnh 1.

Truyện Kiều - Tác phẩm thơ dài có nhiều bản dịch nhất ra cùng một ngoại ngữ:

Có tới 13 bản dịch khác nhau ra tiếng Pháp thành thơ tự do, thể Alexandrins (thơ 12 chân) hoặc văn xuôi, từ Abel des Michels (2 tập) in tại Paris 1884 - 1885 đến bản Thu Giang (Paris 1915), René Crayssac và Léon Masse (Hà Nội 1926), hoặc bản của học giả Nguyễn Văn Vĩnh thực hiện trong 28 năm (Hà Nội 1942) và của Nguyễn Khắc Viện, Xuân Phúc - Xuân Việt, Lê Cao Phan, Lưu Hoài…

Truyện Kiều - Thi phẩm có nhiều người viết phần tiếp theo nhất:

Đặc điểm là tất cả đều viết bằng thơ, trong đó xưa nhất có Đào Hoa Mộng ký của Mộng Liên Đình với khoảng 3.000 câu lục bát, Đào Hoa Mộng ký diễn ca của Hà Đạm Hiên với 1.190 câu lục bát (Hà Nội, 1917), Đoạn trường vô thanh của Phạm Thiên Thư với 3.296 câu (Sài Gòn, 1972)… Những tác phẩm "phái sinh" của Truyện Kiều đều đã được in trong Lục bát hậu Truyện Kiều, giới thiệu khá kỹ cả 7 quyển Hậu Kiều này.

Truyện Kiều - Thi phẩm duy nhất đọc ngược từ cuối lên đầu về cuộc đời nàng Kiều theo chiều thời gian ngược:

Điều thú vị của Truyện Kiều là người ta có thể đọc ngược từ cuối lên đến đầu câu chuyện về nàng Kiều (đúng như nội dung trong tác phẩm của Nguyễn Du) diễn ra theo chiều của thời gian ngược lại như ta được xem một cuốn phim "tua" ngược chiều. Nhà nghiên cứu Phạm Đan Quế đã làm một việc khá kỳ công là gỡ ra và sắp xếp lại toàn bộ các câu thơ trong truyện theo cách "tập Kiều" với cả 3.254 câu Kiều để có cuốn Truyện Kiều đọc ngược mà nội dung vẫn logic.

Truyện Kiều - Thi phẩm duy nhất tạo ra loại hình văn hóa Kiều:

Truyện Kiều là thi phẩm duy nhất tạo ra quanh nó cả một loạt những loại hình văn hóa - gọi là văn hóa Kiều - với các hình thức thật phong phú như: bình Kiều, vịnh Kiều, bói Kiều, tập Kiều, đố Kiều, câu đối Kiều, hát nói tập Kiều, phú - văn tế Kiều, án Kim Vân Kiều, giai thoại quanh Truyện Kiều…

Những điều thú vị về Truyện Kiều - tác phẩm văn học sắp được chuyển thể thành phim - Ảnh 2.

Truyện Kiều - Thi phẩm duy nhất được chắp nhặt những câu thơ thành nhiều bài thơ mới.

Theo Trung tâm sách Kỷ lục Việt Nam lý giải, Truyện Kiều là thi phẩm duy nhất có được hiện tượng chắp nhặt những câu thơ ở các chỗ khác nhau để thành nhiều bài thơ mới, gọi là hiện tượng Tập Kiều, đã thu hút thi sĩ văn nhân nhiều thế hệ tham gia từ thời Vua Tự Đức (1847) đến Phan Mạnh Danh, Tản Đà, Vũ Hoàng Chương, Nguyễn Bính, Hoàng Trung Thông… với hàng trăm thi phẩm đủ loại từ lục bát, ngũ ngôn, tứ tự, thất ngôn, đến văn tế, hoặc Tập Kiều để dịch Hán thi…

Như vậy, Truyện Kiều đã chuyển vào đời sống văn hóa một hình thái hoạt động văn chương mới (chưa có trước đó) và tồn tại (sau đó) qua hàng thế kỷ. Đó là hiện tượng cần ghi nhận đậm nét không chỉ trong lịch sử văn học nước ta, và cả trên văn đàn thế giới.

Cơ sở để minh chứng điều này là quyển Tập Kiều - một thú chơi tao nhã (1994) đã được tái bản tới 5 lần và về sau với nhan đề Thú chơi tập Kiều.

30 tháng 9 2019

a,

  • Gia đình
  • Nguyễn Du (1765 - 1820) tên chữ là Tố Như, hiệu là Thanh Hiên quê ở Tiên Điền, Nghi Xuân, Hà Tĩnh.
  • Gia đình đại quý tộc, nhiều đời làm quan và có truyền thống về văn học: cha là Nguyễn Nhiễm, đỗ tiến sĩ, từng giữ chức Tể tướng; anh cùng cha khác mẹ là Nguyễn Khản từng làm quan to dưới triều Lê - Trịnh. Nhưng sớm mồ côi cha mẹ (mồ côi cha từ năm 9 tuổi, mồ côi mẹ từ năm 12 tuổi). Hoàn cảnh gia đình cũng có tác động đến sáng tác của Nguyễn Du.
  • Thời đại:
    • Cuộc đời Nguyễn Du gắn bó sâu sắc với những biến cố lịch sử của giai đoạn cuối thế kỉ XVIII, đầu thế kỉ XIX. Các tập đoàn phong kiến Lê - Trịnh - Nguyễn tranh giành quyền lực
    • Chế độ phong kiến Việt Nam khủng hoảng trầm trọng, xã hội rối ren, cuộc sống của nhân dân cơ cực, lầm tham.
    • Phong trào khởi nghĩa diễn ra khắp nơi, tiêu biểu nhất chính là khởi nghĩa Tây Sơn do Quang Trung Nguyễn Huệ lãnh đạo.
    • Nghĩa quân Tây Sơn đã đánh đổ tập đoàn phong kiến Trịnh, Lê, Nguyễn, quét sạch hai mươi vạn quân xâm lược nhà Thanh sang xâm lược.
  • Cuộc đời:
    • Nguyễn Du đã phải sống phiêu bạt nhiều năm ở đất Bắc (1786-1796) rồi sau đó về ở ẩn ở Hà Tĩnh (1796-1802).
    • Nguyễn Ánh lên ngôi mời ông ra làm quan, bất đắc dĩ ông phải nhận lời (1802). Ông từng được cử làm chánh sứ sang Trung Quốc, chuẩn bị đi lần thứ hai thì bị bệnh mất ở Huế.
    • Cuộc đời phiêu bạt: sống phiêu bạt nhiều nơi trên đất Bắc, ở ẩn ở Hà Tĩnh, làm quan dưới triều Nguyễn, đi sứ Trung Quốc… Vốn hiểu biết sâu rộng, phong phú về cuộc sống của Nguyễn Du có phần do chính cuộc đời phiêu bạt, trải nghiệm nhiều tạo thành.
  • Sự nghiệp văn học:
  • Nguyễn Du sáng tác bằng chữ Hán và chữ Nôm.
  • Thơ chữ Hán gồm 3 tập: Thanh Hiên thi tập, Bắc Hành tạp lục, Nam trung tạp ngâm 243 bài.
  • Sáng tác chữ Nôm xuất sắc nhất là Đoạn trường tân thanh (Truyện Kiều).

==> Nguyễn Du là người có kiến thức sâu rộng vốn sống phong phú, am hiểu nền văn hóa dân tộc đặc biệt là niềm thương cảm sâu sắc với những đau khổ của nhân dân, là một thiên tài văn học, một nhà nhân đạo chủ nghĩa lớn.

1 tháng 12 2021

giúp mk vs mai mình nộp rồi ạ

1 tháng 12 2021

Em tham khảo:

Sơ đồ tư duy phân tích truyện ngắn Lặng lẽ Sa Pa

23 tháng 2 2017

Ảnh hưởng của văn học dân gian với văn học viết

- Tác giả sử dụng thành ngữ, tục ngữ của văn học dân gian trong lời văn, lời thơ: Bảy nổi ba chìm (Hồ Xuân Hương), bướm lả ong lơi (Truyện Kiều- Nguyễn Du)…

- Sử dụng thể thơ Lục bát của dân tộc

- Sử dụng, mượn cốt truyện dân gian. Ví dụ: Chuyện người con gái Nam Xương…

- Tác giả viết dưới sự gợi cảm hứng của văn học dân gian. Ví dụ: Con cò- Chế Lan Viên

31 tháng 8 2021

giúp mik lm bài này nhanh nha!!!

1 tháng 9 2021

BT1 :

-Ngôn ngữ gợi tả, sử dụng biện pháp ẩn dụ, so sánh, nhân hóa, dùng điển cố....

-Thành công ở nghệ thuật ước lệ tượng trưng ( chị em thúy kiều) , tả cảnh ngụ tình ( kiều ở lầu ngưng bích )

-Trong thời văn học trung đại , Nguyễn Du đã bt sử dụng nghệ thuật miêu tả nội tâm -> sự tiến bộ vượt bậc

-Sử dụng thể thơ lục bát đầy sáng tạo

-Lời thơ mang nhiều tầng nghĩa sâu sắc