Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
trong sgk ấy bạn ak
câu 1 là trang 35 ấy( phần ghi nhớ 1)
câu 2
nghĩa gốc: nghĩa xuất hiện từ đầu, làm thành cơ sở để hình thành các nghĩa khác
nghĩa cuyển: là nghíc dc hình thành trên cơ sở của nghĩa gốc
VD:
- từ "chân"
nghĩa gốc: chân người
nghĩa chuyển: chân bàn, chân ghế, chân thư kí, ....
1) từ là đơn vị nhỏ nhất cấu tạo lên câu. Đơn vị cấu tạo nên từ là tiếng
2) Từ đơn là từ có 1 tiếng và không có nghĩa rõ ràng. Từ phức là từ có 2 tiếng trở lên và phải có nghĩa rõ ràng, trong từ phức có từ đơn và từ ghép.
3) Từ ghép là từ có 2 tiếng trở lên, có nghĩa rõ ràng, hai từ đơn lẻ ghép lại thành từ ghép. Từ láy là từ được tạo bởi các tiếng giống nhau về vần tiếng đứng trước hoặc tiếng đứng sau.Trong các tiếng đó có 1 tiếng có nghĩa hoặc tất cả đều không có nghĩa.
4) Từ mượn là từ ta vay mượn tiếng nước ngoài để ngôn ngữ chúng ta thêm phong phú.Bộ phận quan trọng của từ mượn là (mình chịu)
VD: Nguyệt: trăng
vân: mây
5) Không mượn từ lung tung
VD: Em rất thích nhạc pốp
6) Nghĩa của từ là nội dung mà từ biểu thị. Có 2 cách để giải nghĩa của từ.
7) Từ nhiều nghĩa là từ có nghĩa gốc và nghĩa chuyển. Nghĩa gốc là nghĩa xuất hiện đầu tiên, làm cơ sở nghĩa chuyển.Nghĩa chuyển là từ hình thành trên cơ sở nghĩa gốc
Từ đơn là từ chỉ có một tiếng có nghĩa tạo thành.VD:xa,nhớ,yêu,đường,xe,....
Từ phức ít nhất từ 2 hoặc nhiều hơn 2 từ tạo thành. Khi chia tách từ phức, tức là mỗi từ đứng lẻ chúng có nghĩa hoặc không có nghĩa. Từ phức tiếp tục chia ra làm 2 loại khác nhau là từ ghép và từ láy.
– Từ ghép: gồm 2 tiếng ghép lại và có quan hệ về mặt ngữ nghĩa.
+Từ ghép phân loại: nhà ngói, nhà tầng, biệt thự…
+Từ ghép tổng hợp: quần áo, nhà cửa, xe cộ…
– Từ láy: cấu tạo gồm 2 tiếng trở lên và có quan hệ về mặt âm. Từ láy cũng có 2 kiểu đó là:
+ Láy bộ phận:lung linh,khanh khách
+ Láy toàn bộ:xinh xinh,...
Từ đơn:
- Theo khái niệm chính xác trong SGK biên soạn thì từ đơn là từ chỉ có một tiếng có nghĩa tạo thành.
Ví dụ về từ đơn có rất nhiều như sách, vở, bút, tốt, đẹp, xấu, ngày, tháng, năm…
Từ phức:
- Từ phức ít nhất từ 2 hoặc nhiều hơn 2 từ tạo thành. Khi chia tách từ phức, tức là mỗi từ đứng lẻ chúng có nghĩa hoặc không có nghĩa. Từ phức tiếp tục chia ra làm 2 loại khác nhau là từ ghép và từ láy.
~ HT ~
Từ thuần Việt là cốt lõi, cái gốc của từ vựng tiếng Việt. Lớp từ thuần Việt làm chỗ dựa (nơi bắt đầu) và có vai trò điều khiển, chi phối sự hoạt động của mọi lớp từ khác liên quan đến tiếng Việt.
Từ mượn là từ vay mượn từ tiếng nước ngoài (ngôn ngữ cho) để làm phong phú thêm cho vốn từ vựng của ngôn ngữ nhận. Gần như tất cả các ngôn ngữ trên thế giới đều có từ mượn, vì một ngôn ngữ vốn dĩ không có đủ vốn từ vựng để định nghĩa cho tất cả các khái niệm và việc chuyển ngữ từ vựng từ ngôn ngữ này sang ngôn ngữ khác để là xu thế tất yếu trong quá trình hội nhập của một nền văn hóa. Tuy nhiên, việc tạo mới và sử dụng các từ mượn cũng cần hết sức quan tâm để tránh làm mất đi bản sắc ngôn ngữ nhận, đánh mất sự đa dạng của ngôn ngữ; để tránh điều đó chỉ nên sử dụng từ mượn trong một ngôn ngữ khi ngôn ngữ đó không có từ thay thế hoặc từ thay thế quá dài và phức tạp.
Từ Hán Việt:
trang nghiêm: nghiêm túc , uy nghiêm
từ thuần việt là từ thuần việt
từ mượn là từ mượn
2 ví dụ thì lên internet mà hỏi
Định nghĩa từ ghép và từ láy
Từ ghép là gì ?
Khái niệm: Từ ghép là từ phức tạo ra bằng cách ghép các tiếng có quan hệ về nghĩa với nhau.
Từ ghép được chia làm 2 loại đó là từ ghép chính phụ và từ ghép đẳng lập.
Từ ghép chính phụ: trong từ ghép được chia làm từ chính và từ phụ, từ phụ có nhiệm vụ giúp bổ sung nghĩa cho từ chính. Thông thường từ chính sẽ được trước còn từ phụ đi theo sau bổ nghĩa cho từ chính, nghĩa của từ ghép chính phụ thường hẹp.
Từ ghép đẳng lập sẽ không có phân biệt từ nào chính từ nào phụ. Thông thường nghĩa của từ ghép đẳng lập rộng hơn so với các từ đơn lẻ.
Ví dụ về từ ghép
– Từ ghép chính phụ: đỏ lòe, xanh um, mát mẻ, tàu hoả, sân bay,…
– Từ ghép đẳng lập: quần áo, bàn ghế, nhà cửa, cỏ cây, ông bà,…
Từ láy là gì ?
Là từ được tạo thành bởi các tiếng giồng nhau về vần, thường từ trước là tiếng gốc và từ sau sẽ láy âm hoặc vần của tiếng gốc.
Có mấy loại từ láy ? Phân loại thành 2 dạng:
– Từ láy bộ phận: các tiếng sẽ có sự giống nhau về vần, phụ âm đầu.
– Từ láy toàn bộ: tiếng sẽ được lặp lại toàn bộ, tuy nhiên cũng có sự thay đổi thanh điệu, phụ âm cuối để mang lại sự hài hòa âm thanh khi nói hoặc viết.
Ví dụ về từ láy
– Từ láy bộ phận: lao xao, rung rinh, lảo đảo, nhấp nháy…
– Từ láy toàn bộ: khăng khăng, xa xa, xanh xanh,…trường hợp đặc biệt thay đổi thanh điệu, phụ âm cuối ví dụ như: dửng dưng, thoang thoảng, thăm thẳm…
*Từ đơn là từ được cấu tạo bởi chỉ một tiếng.
VD: sách, bút, tre, gỗ....
* Từ phức là từ được cấu tạo từ hai tiếng trở lên.
VD: xe đạp, bàn gỗ, sách vở, quần áo, lấp lánh...
* Phân biệt các loại từ phức: Từ phức đựoc chia ra làm hai loại là Từ ghép và Từ láy.
+ Từ ghép: là những từ có cấu tạo từ hai tiếng trở lên, giữa các tiếng có quan hệ với nhau về mặt nghĩa.
Căn cứ vào quan hệ mặt nghĩa giữa các tiếng trong từ ghép, người ta chia làm hai loại: từ ghép đẳng lập và từ ghép chính phụ
VD: sách vở, bàn ghế, quần áo ( từ ghép đẳng lập)
Xe đạp, lốp xe, ( từ ghép chính phụ)
+ Từ láy: là những từ được cấu tạo bởi hai tiếng trở lên, giữa các tiếng có quan hệ với nhau về mặt âm. Trong từ láy chỉ có một tiếng gốc có nghĩa, các tiếng khác láy lại tiếng gốc
VD: Lung linh, xinh xinh, đo đỏ..
Từ láy chia ra làm hai loại: Láy bộ phận ( láy âm và láy vần) và láy toàn bộ
Một từ nhưng có thể gọi tên nhiều sự vật , hiện tượng, biểu thị nhiều khái niệm ( về sự vật, hiện tượng ) có trong thực tế thì từ ấy gọi là từ nhiều nghĩa.
VD : Với từ “Ăn’’:
- Ăn cơm : cho vào cơ thể thức nuôi sống ( nghĩa gốc).
- Ăn cưới : Ăn uống nhân dịp cưới.
- Da ăn nắng : Da hấp thụ ánh nắng cho thấm vào , nhiễm vào.
- Ăn ảnh : Vẻ đẹp được tôn lên trong ảnh.
- Tàu ăn hàng : Tiếp nhận hàng để chuyên chở.
- Sông ăn ra biển : Lan ra, hướng đến biển.
- Sơn ăn mặt : Làm huỷ hoại dần từng phần.
…..
Như vậy, từ “Ăn” là một từ nhiều nghĩa .
*Nghĩa đen : Mỗi từ bao giờ cũng có một nghĩa chính , nghĩa gốc và còn gọi là nghĩa đen. Nghĩa đen là nghĩa trực tiếp, gần gũi, quen thuộc, dễ hiểu ; nghĩa đen không hoặc ít phụ thuộc vào văn cảnh.
* Nghĩa bóng : Là nghĩa có sau ( nghĩa chuyển, nghĩa ẩn dụ ), được suy ra từ nghĩa đen. Muốn hiểu nghĩa chính xác của một từ được dùng, phải tìm nghĩa trong văn cảnh.
- Ngoài ra , cũng có một số từ mang tính chất trung gian giữa nghĩa đen và nghĩa bóng, đang chuyển dần từ nghĩa đen sang nghĩa bóng.
- Một từ nhưng có thể gọi tên nhiều sự vật , hiện tượng, biểu thị nhiều khái niệm ( về sự vật, hiện tượng ) có trong thực tế thì từ ấy gọi là từ nhiều nghĩa.
VD1 : Xe đạp : chỉ loại xe người đi, có 2 bánh, dùng sức người đạp cho quay bánh. Đây là nghĩa duy nhất của từ xe đạp.Vậy từ xe đạp là từ chỉ có một nghĩa .
VD2 : Với từ “Ăn’’:
- Ăn cơm : cho vào cơ thể thức nuôi sống ( nghĩa gốc).
- Ăn cưới : Ăn uống nhân dịp cưới.
- Da ăn nắng : Da hấp thụ ánh nắng cho thấm vào , nhiễm vào.
- Ăn ảnh : Vẻ đẹp được tôn lên trong ảnh.
- Tàu ăn hàng : Tiếp nhận hàng để chuyên chở.
- Sông ăn ra biển : Lan ra, hướng đến biển.
- Sơn ăn mặt : Làm huỷ hoại dần từng phần.
Như vậy, từ “Ăn” là một từ nhiều nghĩa .
*Nghĩa đen : Mỗi từ bao giờ cũng có một nghĩa chính , nghĩa gốc và còn gọi là nghĩa đen. Nghĩa đen là nghĩa trực tiếp, gần gũi, quen thuộc, dễ hiểu ; nghĩa đen không hoặc ít phụ thuộc vào văn cảnh.
* Nghĩa bóng : Là nghĩa có sau ( nghĩa chuyển, nghĩa ẩn dụ ), được suy ra từ nghĩa đen. Muốn hiểu nghĩa chính xác của một từ được dùng, phải tìm nghĩa trong văn cảnh.
- Ngoài ra , cũng có một số từ mang tính chất trung gian giữa nghĩa đen và nghĩa bóng, đang chuyển dần từ nghĩa đen sang nghĩa bóng.
- Từ mượn là những từ ta vay mượn của ngôn ngữ khác để biểu thị sự vật, hiện tượng,.. mà tiếng Việt không có hoặc chưa có.
Phó từ: gồm các từ ngữ thường đi kèm với các trạng từ, động từ, tính từ với mục đích bổ sung nghĩa cho các trạng từ, động từ và tính từ trong câu.
Dựa theo vị trí trong câu của phó từ với các động từ, tính từ mà chia làm 2 loại như sau:
– Phó từ đứng trước động từ, tính từ. Có tác dụng làm rõ nghĩa liên quan đến đặc điểm, hành động, trạng thái,…được nêu ở động – tính từ như thời gian, sự tiếp diễn, mức độ, phủ định, sự cầu khiến.
– Phó từ đứng sau động từ, tính từ. Thông thường nhiệm vụ phó từ sẽ bổ sung nghĩa như mức độ, khả năng, kết quả và hướng.
So sánh là biện pháp tu từ sử dụng nhằm đối chiếu các sự vật, sự việc này với các sự vật, sự việc khác giống nhau trong một điểm nào đó với mục đích tăng gợi hình và gợi cảm khi diễn đạt.
Tác dụng: so sánh nhằm làm nổi bật khía cạnh nào đó của sự vật hoặc sự việc cụ thể trong từng trường hợp khác nhau.
Cách nhận biết: Trong câu sử dụng biện pháp tu từ so sánh có các dấu hiệu nhận biết đó là từ so sánh ví dụ như: như, là, giống như. Đồng thời qua nội dung bên trong đó là 2 sự vật, sự việc có điểm chung mang đi so sánh với nhau.
Cấu tạo
Một phép so sánh thông thường sẽ có vế A, vế B, từ so sánh và từ chỉ phương diện so sánh.
Ví dụ: Trẻ em như búp trên cành. “Trẻ em” là vế A, từ so sánh là “như”, vế B “như búp trên cành”.
2. Một số phép so sánh thường dùng
– So sánh sự vật này với sự vật khác.
Ví dụ: Cây gạo to lớn như một tháp đèn khổng lồ.
– So sánh sự vật với con người hoặc ngược lại.
Ví dụ: Trẻ em như búp trên cành.
– So sánh âm thanh với âm thanh
Ví dụ: Tiếng chim hót líu lo như tiếng sáo du dương.
– So sánh hoạt động với các hoạt động khác.
Ví dụ: Con trâu đen chân đi như đập đất
từ là đơn vị để cấu tạo nên câu
từ đơn là từ chỉ gồm một tiếng có nghĩa tạo thành
cô, mẹ, ông , bà ,...
từ phức là từ do hai hoặc nhiều tiếng tạo nên. từ phức có hai loại: từ ghép và từ láy.
cha mẹ, bàn ghế, ...