Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Mở bài.
Lòng yêu nước là truyền thống vô cùng quý báu của nhân dân ta, được tiếp nối từ thế hệ này đến thế hệ khác. Mỗi khi giặc ngoại xâm có ý định xâm lấn chủ quyền, tinh thần yêu nước ấy lại nổi lên một cách mạnh mẽ như lời của Bác: “Dân ta có một lòng nồng nàn yêu nước. Đó là một truyền thống quý báu của ta. Từ xưa đến nay, mỗi khi Tổ Quốc bị xâm lăng thì tinh thần ấy lại sôi nổi. Nó kết thành một làn sóng vô cùng mạnh mẽ, to lớn, nó lướt qua mọi sự nguy hiểm, khó khăn, nó nhấn chìm tất cả lũ bán nước và lũ cướp nước” (Tinh thần yêu nước của nhân dân ta). Ngày nay, tinh thần ấy vẫn luôn được phát huy và thể hiện một cách mạnh mẽ. Đó phải chăng là tình cảm tốt đẹp vô ngần đã ngấm vào máu thịt của nhân dân Việt Nam ta biết bao nhiêu thế hệ?
Thân bài.
Học sinh cần đảm bảo các ý sau:
- Giải thích khái niệm: Lòng yêu nước là sự biểu hiện mối quan hệ tình cảm tích cực của mỗi công dân với đất nước. Lòng yêu nước từ xưa đến nay đã được đề cập đến trong thơ, văn, trong lịch sử,… với những cử chỉ, biểu hiện cao đẹp từ những điều đơn giản nhất là việc yêu gia đình, yêu quê hương đến lớn hơn là những hành động thiết thực đứng lên cầm súng bảo vệ chủ quyền thiêng liêng của dân tộc.
- Biểu hiện: Lòng yêu nước là tình cảm mang tính truyền thống của người VN. Khi đất nước có chiến tranh, lòng yêu nước thể hiện ở lòng căm thù giặc, ý chí bất khuất kiên cường chống giặc ngoại xâm, ý thức về chủ quyền dân tộc. Chúng ta không còn cảm thấy xa lạ trước những tấm gương đứng lên đánh giặc giúp nước, sự thôi thúc người lính cầm súng mà coi nhẹ cái chết, tinh thần “quyết tử cho Tổ quốc quyết sinh”. Khi đất nước hòa bình, lòng yêu nước thể hiện ở tình yêu thiên nhiên, con người, lòng tự hào dân tộc. Đất nước hòa bình không phải con người không có cơ hội bộc lộ lòng yêu nước của mình, điều quan trọng là tấm lòng luôn hướng về đất nước, có những hành động thiết thực thể hiện ước muốn đất nước ngày một đẹp giàu.
- Trong thời hiện đại, là thời kì của kinh tế thị trường, hội nhập…, con người Việt Nam vừa tiếp nối truyền thống cha ông, thể hiện lòng yêu nước trong ý thức bảo vệ, giữ gìn chủ quyền thiêng liêng của dân tộc; vừa có ý thức bảo vệ truyền thống văn hóa, những giá trị tinh thần của dân tộc như phong tục, tập quán, những di sản văn hóa vật thể và phi vật thể; thể hiện ý thức tự tôn dân tộc bằng những hành động cụ thể, thiết thực; xây dựng đất nước giàu mạnh để có thể tự hào sánh vai các cường quốc trên thế giới; bảo vệ danh dự con người Việt Nam trước cộng đồng quốc tế...
- Bàn luận vấn đề:
* Yêu nước nhưng không cố chấp, bảo thủ (ta về ta tắm ao ta…). Yêu nước không đồng nghĩa với những hành động bài ngoại, cố thủ với những thói quen, tập tục cần thay đổi.
* Có lòng tự hào, ý thức tự tôn dân tộc nhưng không bằng lòng với những gì đang có. Xã hội biến đổi từng ngày, mỗi người cần ý thức luôn luôn duy trì và phát triển đất nước, làm cho đất nước ngày càng giàu mạnh hơn, sánh vai với các cường quốc năm châu như lời Bác dạy.
* Yêu nước nhưng không che giấu, chấp nhận những thói hư tật xấu của người Việt, phải đấu tranh để đất nước ngày càng tốt đẹp hơn. Mỗi dân tộc bên cạnh những nét đẹp về truyền thống văn hóa cũng không tránh khỏi những thiếu sót và sai lầm, điều quan trọng là cần nhận thức rõ tình thế của đất nước, hiện trạng những vấn đề nan giải của dân tộc để tìm cách giải quyết.
- Liên hệ bản thân: Học để góp phần xây dựng đất nước ngày mai; giữ gìn bản sắc dân tộc trong mọi lĩnh vực, mọi mối quan hệ...
Kết bài.
Đất nước là của nhân dân, hành động của mỗi người dân sẽ quyết định đến sự tồn vong của một đất nước. Một công dân Việt Nam có những hành động thiết thực thể hiện lòng yêu nước của mình sẽ làm cho đất nước có thêm niềm tin về sự phát triển phồn thịnh, đất nước cần thật nhiều con người như vậy.
bạn tham khảo
Nếu ví cuộc đời này là một trường ca bất tận thì có lẽ, lối sống sẻ chia, cho đi là còn mãi là một nốt trầm sâu lắng chứa đựng giá trị nhân sinh sâu sắc về cách ứng xử của con người trong cuộc sống. Cho đi là cách ta sẻ chia, giúp đỡ ai đó về mặt vật chất hoặc tinh thần. Cho đi làm cho chúng ta hạnh phúc hơn, yêu đời hơn, làm cho chính bản thân ta hoàn thiện hơn, cảm nhận cuộc đời này có ý nghĩa hơn. Không chỉ vậy cuộc sống là một ngọn núi, có lúc dốc, có lúc bằng phẳng khác nhau, bởi vậy luôn cần đến những con người biết chia sẻ, biết cho đi mà không nghĩ đến việc nhận lại. Cuộc sống này còn nhiều những mảnh đời bất hạnh, họ cần lắm một ánh lửa sẻ chia từ chúng ta, đôi khi chỉ là cái nắm tay thật chặt, cái vỗ vai, lời an ủi, động viên cũng phần nào giúp họ. Nhắc đến lẽ sống đẹp này, chúng ta lại nhớ đến câu chuyện về chàng thanh niên Nguyễn Hữu Ân đã chia sẻ chiếc bánh thời gian của mình để giúp đỡ những người bệnh ung thư giai đoạn cuối. Trái với hành động đẹp biết sống cho đi, cần lên án những người chỉ biết sống ích kỉ, luôn lo sợ nhận lại ít hơn cho đi. Chúng ta cần phải biết mỗi ngày sống là một trải nghiệm, được yêu thương, được sẻ chia là điều hạnh phúc nhất. Cuộc sống sẽ tuyệt vời biết bao khi mỗi con người sẵn sàng cho đi, sẻ chia đối với những người xung quanh mình. Chính vì vậy, bạn trẻ ơi “Còn gì đẹp trên đời hơn thế. Người với người sống để yêu nhau” (Tố Hữu).
Để thành công trong cuộc sống thì phải có sự nỗ lực, kiên quyết và bất khuất nhưng ngoài ra còn một yếu tố quan trọng đó chính là giữ trong lòng ánh sáng của niềm tin trong cuộc sống. Niềm tin là một điều rất quan trọng trong tâm hồn lẫn thể xác. Niềm tin là một bí quyết, là động lực và là chìa khoá dẫn đến thành công. Nếu không kó niềm tin chúng ta như con người vô cảm, giả tạo. Nhờ niềm tin chúng ta quen biết lẫn nhau , tin tưởng và tạo nên những mối quan hệ tốt đẹp. Trong gia đình làng xóm trường lớp cũng vậy, mọi người cần niềm tin lẫn nhau thì mới tạo nên tập thể. Trong công cuộc đấu tranh mọi người cần có niềm tin vững chắc để có nguồn động lực chiến đấu . Vì vậy, luôn giữ trong lòng niềm tin là vô cùng quan trọng, nó chính là trọng điểm trong nước đường xây dựng thành công của chúng ta.
Khi nói đến những yếu tố để thành công, ta luôn đề cập tới các phẩm chất như dũng cảm, dám nghĩ dám làm, cần cù,... Ngoài những điều đó, ta còn cần có niềm tin vào bản thân. Đó là tin tưởng chính chúng ta có đủ năng lực và sức mạnh để thực hiện điều gì đó trong tương lai. Điều này sẽ giúp con người sống lạc quan, yêu đời, hướng đến những lối sống tích cực. Niềm tin này khiến ta trở thành người có ước mơ và dám nỗ lực, dám dấn thân để thực hiện ước mơ đó. Suy nghĩ rằng bản thân mình làm được là động lực giúp ta vượt qua khó khăn và trưởng thành hơn trong cuộc sống, vươn tới thành công. Ngoài ra, khi có niềm tin vào chính bản thân, ta sẽ tạo cho mình một phong thái tự tin, bản lĩnh, giúp ta trở nên nổi bật trong một tập thể chung. Vì vậy, con người cần phải trau dồi bản thân thật tốt để có kiến thức, kinh nghiệm vững chắc, lấy đó làm nền tảng cho sự tự tin. Một niềm tin mãnh liệt có thể giúp con người phá bỏ giới hạn, làm nên những điều lớn lao, đóng góp cho sự phát triển của cộng đồng.
Tham khảo
Ngày nay, khi giới trẻ được làm quen và tiếp cận với những nền văn minh mới hiện đại và tiên tiến hơn thì vấn đề giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc trở nên cần thiết và cấp bách hơn bất cứ khi nào hết. Xã hội hiện nay đang phát triển theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa, con người hòa nhập. Nhiều bản sắc bị mai một, giới trẻ ngày càng ít quan tâm, tìm hiểu về những truyền thống tốt đẹp của dân tộc ta. Thay vào đó, giới trẻ có xu hướng theo đuổi những và ưa chuộng những văn hóa của các nước khác. Hậu quả của việc chạy theo những nền văn hóa khác nhau là những giá trị truyền thống tốt đẹp ngày càng bị mai một dần đi, nhiều bản sắc đã và đang dần mất đi. Nhiều đứa trẻ hiện nay không hiểu nền văn hóa truyền thống của đất nước mình bằng sự tân tiến của thế giới. Những điều này sớm muộn gì cũng khiến cho con người đánh mất đi giá trị cốt lõi của đất nước mình. Để khắc phục tình trạng trên, trước hết mỗi cá nhân đặc biệt là học sinh chúng ta phải tìm hiểu những bản sắc văn hóa vốn có của dân tộc, giữ gìn và phát huy những giá trị đó với bạn bè năm châu. Bên cạnh đó, nhà trường cần tổ chức nhiều hơn những hoạt động để tuyên truyền, mang đến cho học sinh nguồn tri thức về bản sắc văn hóa dân tộc. Học sinh cần phải đặt trách nhiệm giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc lên hàng đầu và tích cực trau dồi hiểu biết của mình về những giá trị văn hóa tốt đẹp của nước nhà. Mỗi con người một hành động nhỏ sẽ đem lại những giá trị to lớn cho đất nước. Chính vì thế chúng ta cần có ý thức đúng đắn và bắt tay vào hành động để giữ gìn những truyền thống văn hóa đẹp đẽ của đất nước Việt Nam này, khiến đất nước ngày càng tươi đẹp hơn.
Em tham khảo bài này nhé:
Chúng ta biết rằng có nhiều căn bệnh rất dễ dàng để chữa, chỉ cần uống một liều thuốc là chúng ta đã khỏi hẳn. Nhưng trong cuộc sống có vô vàn căn bệnh thuốc không thể chữa khỏi được. Đó là căn bệnh vô cảm, bệnh lần lữa,... Chắc hẳn các bạn trẻ chúng ta cho rằng mình không gì ngoài thời gian. Thời gian còn rất nhiều nên căn bệnh lần lữa lại càng di căn nặng nề hơn trong một bộ phận giới trẻ. Để chữa trị chúng ta cần có những biện pháp khắc phục thích hợp. Trước hết đó chính là các bạn cần phải sắp xếp thời gian biểu của mình sao cho phù hợp. Nếu không thể quản lý quỹ thời gian của mình hợp lý thì lúc nào bạn cũng thấy không bao giờ đủ thời gian để làm một việc gì cả. Chẳng hạn, tỏng việc học tiếng anh, nếu bắt các bạn học cả ngày thì chắc chắn ai cũng lần lũa cho rằng hiện tại chưa cần thiết. Nhưng nếu phân bổ thời gian trong ngày khoảng 15 phút để học tiếng anh thì sẽ có nhiều bạn làm được. Và chúng ta sẽ òa lên khi thấy hiệu quả mà nó mang lại. Tập tạo cho mình những thói quen không bao giờ để việc sang ngày mai, ngày kia, như câu " việc hôm nay chớ để ngày mai".Như vậy sẽ tự mình kiềm hãm được sự di căn của bệnh. Ngoài ra, hãy tự nghiêm khắc với bản thân, không nuông chiều cảm xúc. Không đáp ứng những cảm xúc dư thừa. Với căn bệnh này không ai có thể giúp bạn chữa khỏi mà chính bản thân mình hãy tự chữa trị. Nó sẽ không chỉ mang lại nhiều lợi ích cho bản thân mà còn cho cộng đồng, xã hội.
– Truyền thống hiểu một cách đơn giản nhất đó là những đức tính, tập quán, lối sống tốt đẹp được tích lũy và lưu truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác.
– Truyền thống là những giá trị quý giá về mặt tinh thần nhưng có sức mạnh to lớn có thể tác động đến quá trình hình thành nhân cách, chi phối những hành động, thói quen của con người.
– Truyền thống có vai trò và sức mạnh to lớn đối với mỗi cá nhân và tổ chức trong xã hội.
+ đối với mỗi cá nhân, nếu được giáo dục và dạy dỗ bằng những truyền thống tốt đẹp, mỗi cá nhân sẽ có cách sống, lối sống đẹp, văn minh.
+ Những giá trị truyền thống tốt đẹp sẽ góp phần định hình nhân cách, hoàn thiện những giá trị tốt đẹp của con người.
+ Đối với toàn xã hội, truyền thống sẽ góp phần làm nên những lối sống tốt đẹp, những ứng xử đúng đắn phù hợp với những chuẩn mực đạo đức của xã hội
– Truyền thống có sức mạnh to lớn bởi đó là những giá trị, tinh hoa được cha ông ta đúc kết từ lâu đời và tiếp tục được hoàn thiện và phát triển ở bao thế hệ con cháu.
– Truyền thống chỉ có thể tồn tại và phát triển nếu như được nuôi dưỡng trong đời sống tinh thần của mỗi cá nhân, mỗi cộng đồng.
–> Để lưu giữ những truyền thống tốt đẹp của dân tộc, chúng ta cần có thái độ tôn trọng với những truyền thống, có ý thức học tập và phát huy những truyền thống tốt đẹp.
== Môn học == Âm nhạc Mỹ thuật Toán học Vật lý Hóa học Ngữ văn Tiếng Việt Tiếng Anh Đạo đức Khoa học Lịch sử Địa lý Sinh học Tin học Lập trình Công nghệ Thể dục Giáo dục Công dân Giáo dục Quốc phòng - An ninh Ngoại ngữ khác Xác suất thống kê Tài chính tiền tệ Khác == Trình độ lớp == Đại học Cấp 3 (Trung học phổ thông) - Lớp 12 - Lớp 11 - Lớp 10 Cấp 2 (Trung học cơ sở) - Lớp 9 - Lớp 8 - Lớp 7 - Lớp 6 Cấp 1 (Tiểu học) - Lớp 5 - Lớp 4 - Lớp 3 - Lớp 2 - Lớp 1 Trình độ khác Gửi bài tập bạn cần làm
Bài tập | Bài tập chưa có lời giải | Bài tập của tôi | Phương pháp Học tập | Gửi bài tậpViết đoạn văn nghị luận về giữ gìn bảo vệ văn hóa dân tộc trong thời kì hội nhập
Dàn bài
Mở bài:
Đất nước đang trong quá trình hội nhập quốc tế, giữ gìn bản sắc văn hoá dân tộc là vấn đề quan trọng, ý thức của thanh thiếu niên Việt Nam trong vấn đề này là điều rất đáng quan tâm suy nghĩ.
Thân bài:
1. ý thức giữ gìn bản sắc văn hoá dân tộc của thanh thiếu niên Việt Nam được biểu hiện ở nhiều phương diện : cách sống, lối sống, quan niệm, suy nghĩ, ở hoạt động, nói năng, ăn mặc, ứng xử….
Qua những biểu hiện trên, có thể thấy rõ ý thức giữ gìn bản sắc văn hoá dân tộc của thanh thiếu niên Việt Nam là như thế nào ?
2. Xem xét nguyên nhân của vấn đề này phải nhìn ở cả 2 mặt : khách quan và chủ quan. Khách quan là sự tác động của môi trường sống, của bối cảnh thời đại. Chủ quan là bản thân sự vận động trong tư duy của đối tượng : các thanh niên, thiếu niên đã quan tâm, suy nghĩ ở mức độ nào về vấn đề này.
3. Với một ý thức giữ gìn bản sắc văn hoá dân tộc như vậy, thanh thiếu niên Việt Nam đang tác động như thế nào đến bộ mặt văn hoá dân tộc, đang để lại một kết quả ra sao cho tương lai, đặc biệt là trong bối cảnh quá trình hội nhập quốc tế đang diễn ra sôi động.
4. Xã hội, gia đình, bản thân mỗi thanh niên, thiếu niên nên làm gì để góp phần khẳng định bản sắc văn hoá Việt Nam trong cộng đồng quốc tế.
Kết bài:
Bản sắc văn hoá là cái riêng của mỗi dân tộc. Giữ gìn cái riêng đó là trách nhiệm của mỗi công dân, trong đó có phần quan trọng của thế hệ trẻ.