K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

24 tháng 3 2018

kb cái coi. có nick f k???

24 tháng 3 2018

ok ib đi ông 

“Thánh chửi”, “thánh chém” … không còn là hiện tượng mới lạ trên mạng xã hội. Không chỉ đăng status trên trang cá nhân, mà nhiều người đã ứng dụng công nghệ livestream “truyền hình trực tiếp” để “chém gió phần phật” trước quý vị khán giả. Càng nhiều người thả tim, like, theo dõi, “các thánh” càng phấn khích và không ít người đã có những lời lẽ gây sốc, lệch chuẩn,...
Đọc tiếp

“Thánh chửi”, “thánh chém” … không còn là hiện tượng mới lạ trên mạng xã hội. Không chỉ đăng status trên trang cá nhân, mà nhiều người đã ứng dụng công nghệ livestream “truyền hình trực tiếp” để “chém gió phần phật” trước quý vị khán giả. Càng nhiều người thả tim, like, theo dõi, “các thánh” càng phấn khích và không ít người đã có những lời lẽ gây sốc, lệch chuẩn, xúc phạm cá nhân, tổ chức, ... bất chấp mọi quy tắc xã hội, pháp luật. Là một quốc gia có tỷ lệ người dùng mạng internet, tài khoản mạng xã hội cao, chúng ta càng không thể để tồn tại kiểu phát ngôn “văng mạng” trên mạng xã hội.

Mỗi ngày, có rất, rất nhiều những lời nói đẹp, những câu chuyện hay, kết nối những thông điệp nhân văn được các cá nhân dùng mạng xã hội chia sẻ, truyền tải. Nó khiến giữa người với người nhanh hơn, gần gũi hơn. Thế nhưng, cũng trên mạng xã hội, lại có những người dùng trang cá nhân của mình để viết ra những lời lẽ khiến dư luận bất bình.

[..] Điều 8, Luật An ninh mạng quy định những hành vi bị cấm, trong đó nêu rõ: “Thông tin sai sự thật gây hoang mang trong nhân dân, gây thiệt hại cho hoạt động kinh tế - xã hội, gây khó khăn cho hoạt động của cơ quan nhà nước hoặc người thi hành công vụ, xâm phạm quyền và lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức, cá nhân khác” ...

Quyền tự do ngôn luận được pháp luật bảo hộ, kể cả trên không gian mạng. Thế nhưng, việc thể hiện quyền này như thế nào cho đúng trên mạng xã hội đòi hỏi mỗi người dùng phải biết và có trách nhiệm tuân thủ. Không ai có quyền xúc phạm người khác trên mạng xã hội và càng không được phép phát ngôn “bạt mạng” trên mạng xã hội.

(Theo Cao Hồng - Không để tồn tại kiểu phát ngôn “văng mạng” trên mạng xã hội - Báo CAND, ngày 15/6/2021)

câu hỏi: chỉ ra thái độ, tình cảm, cảm xúc của người viết với những hiện tượng xấu xí trên các trang mạng xã hội được thể hiện trong đoạn trích

1
6 tháng 7 2023

Trong đoạn trích, người viết thể hiện thái độ bất bình và lo ngại đối với những hiện tượng xấu xí trên các trang mạng xã hội. Người viết cho rằng việc sử dụng mạng xã hội để phát ngôn xúc phạm, lệch chuẩn và gây sốc là không chấp nhận được. Người viết cảm thấy rằng việc này vi phạm quy tắc xã hội và pháp luật, gây hoang mang trong dư luận và gây thiệt hại cho hoạt động kinh tế - xã hội. Tuy nhiên, người viết cũng nhấn mạnh rằng quyền tự do ngôn luận vẫn được bảo hộ, nhưng cần tuân thủ và không xâm phạm quyền và lợi ích hợp pháp của người khác trên mạng xã hội.

 
16 tháng 8 2021

Ăn ngay nói thật: phương châm về chất

Nói bóng nói gió: phương châm cách thức

Nói có ngọn có nghành: phương châm về lượng

Nói nước đôi: phương châm cách thức

Câm miệng hến: phương châm về lượng

Lắm mồm lắm miệng: phương châm cách thức

- Phương pháp liệt kê nhằm làm nổi bật những công dụng tuyệt vời của cây dừa trong cuộc sống của con người.

Vì vậy, có thể nói cây dừa như một người bạn thân thiết gắn bó với đời sống hằng ngày là như thế đấy.

chọn em  với ạ

8 tháng 5 2021

Các phép liên kết văn bản chủ yếu được sử dụng là:

​- Phép lặp: "cây dừa" ở câu (1) và (2) và câu cuối.

- Phép liên tưởng:

+ Tất cả đều nằm trong trường: công dụng của dừa, để nói về sự gắn bó của dừa đối với con người.

+ Tác giả thuyết minh công dụng của dừa từ: thân, lá, cọng, gốc, cùi, sọ, vỏ dừa. => Tất cả đều nằm trong trường liên tưởng đến cây dừa.

   Bạn đã nghe đến chuyện phát bánh mì miễn phí cho người nghèo hay những thùng trà đá miễn phí để bên đường. Hoặc những chai nước suối được chính các anh CSGT phát cho người dân trên những nẻo đường về quê ăn Tết. Thì trong mùa dịch, chính là những bịch khẩu trang được phát miễn phí khắp các ngõ phố từ Bắc vô Nam, không tỉnh nào là không có. Tại các công viên hay khu tập trung...
Đọc tiếp

   Bạn đã nghe đến chuyện phát bánh mì miễn phí cho người nghèo hay những thùng trà đá miễn phí để bên đường. Hoặc những chai nước suối được chính các anh CSGT phát cho người dân trên những nẻo đường về quê ăn Tết. Thì trong mùa dịch, chính là những bịch khẩu trang được phát miễn phí khắp các ngõ phố từ Bắc vô Nam, không tỉnh nào là không có. Tại các công viên hay khu tập trung công cộng, bạn sẽ bắt gặp nhiều bạn sinh viên cầm trên tay những chiếc khẩu trang đi phát cho những người chưa có cơ hội mua được. Mọi người sẵn sàng chia sẻ khẩu trang khi bắt gặp người đang không có khẩu trang. 

        Khi một số cửa hàng tăng giá khẩu trang, thì những cửa hàng khác lại không bán khẩu trang. Họ chỉ phát miễn phí. Người dân đến mua hàng hay đi qua có thể ghé qua tự lấy khẩu trang miễn phí nếu cần. Chỉ cần bước chân vào một hiệu thuốc, nhân viên sẽ hỏi bạn có cần khẩu trang không và tự động để khẩu trang vào túi cho bạn. Và tất nhiên đó là miễn phí.   

từ nội dung đoạn trích trên hãy viết 1 đoạn văn khoảng 200 từ trình bày suy nghĩ của em về ý nghĩa của cho và nhận trong cuộc sống ngày nay

 

1
16 tháng 1 2023

Dàn ý nhé.

Mở đoạn:

- Giới thiệu vấn đề nghị luận "cho" và "nhận" cho trong cuộc sống.

Ví dụ: Bạn có biết làm cách nào để hiểu được ý nghĩa của tình thương không?. Đó là ý nghĩa của "cho" và "nhận" trong cuộc sống ngày nay.

Thân đoạn:

- Giải thích:

+ "cho": là khi ta giúp đỡ, trao đi một điều gì đó mà người khác rất cần.

+ "nhận": là khi bạn có được sự giúp đỡ của người khác.

- Luận điểm:

+ Thực tế, việc cho và nhận trong cuộc sống hiện nay diễn ra rất nhiều:

-> Dẫn chứng: (Trích từng ý trong đoạn trích)

+ Ý nghĩa của cho và nhận là gì?

-> Là cái đẹp của những con người có lòng yêu thương, là vẻ đẹp của những con tim tuy không chung nhịp đập nhưng vẫn sẵn sàng giúp nhau.

-> Thể hiện cho sự văn minh của một đất nước, xã hội, cộng đồng.

-> ... (nghĩ thêm nếu cần nhé).

- Phản đề:

+ Tuy nhiên trong cuộc sống vẫn có một số người sợ "cho đi" không được "nhận lại".

-> Điều đó là không nên bởi con người ta không nên ích kỉ, khi ấy tâm hồn ta chẳng thể yên vui và mọi người xung quanh cũng xa lánh ta.

+ ...

- Mở rộng:

+ Khi cho đi cần cho đúng người nghèo khổ, chứ không phải là cho đi một điều gì đó cho người xấu.

- Liên hệ bản thân:

+ Mình đã biết cho đi chưa? 

-> Cảm nhận của mình khi đó là gì? (vui vẻ, hạnh phúc, thoải mái, ...)

+ Mình đã bao giờ được "nhận lại" chưa?

-> Mình cần làm gì để "cho lại" họ?

Kết đoạn:

- Tổng kết: Cuộc sống này sẽ tuyệt vời hơn nếu bạn biết cho đi mà không cần nhận lại, nếu bạn biết "nhận" mà biết "cho lại".

I/ Đọc- hiểu: Phần I. Đọc hiểu (3,0 điểm)Đọc văn bản sau và trả lời câu hỏi:“…Tôi nhận ra, sau khi đã rời xa quê nhà, chiếc bánh chưng không hẳn chỉ là một món ăn truyền thống, nó đã thành sợi dây gắn bó của chính tôi với quê hương. Nếu còn ở Việt Nam, hẳn tôi và các con tôi sẽ không bao giờ biết thế nào là gói bánh, bởi nếu không có ông bà gói hộ và mang đến cho, chúng tôi...
Đọc tiếp

I/ Đọc- hiểu: 
Phần I. Đọc hiểu (3,0 điểm)
Đọc văn bản sau và trả lời câu hỏi:
“…Tôi nhận ra, sau khi đã rời xa quê nhà, chiếc bánh chưng không hẳn chỉ là một món ăn truyền thống, nó đã thành sợi dây gắn bó của chính tôi với quê hương. Nếu còn ở Việt Nam, hẳn tôi và các con tôi sẽ không bao giờ biết thế nào là gói bánh, bởi nếu không có ông bà gói hộ và mang đến cho, chúng tôi cũng có thể dễ dàng mua ở bất cứ đâu. Tôi cũng sẽ không cần lo lắng các con lớn lên mà không hiểu được ý nghĩa ngày Tết là gì. Thế nhưng, tại một nơi cách Việt Nam 16 tiếng đồng hồ bay, việc cả nhà cùng gói mấy chiếc bánh chưng lại khiến tôi nao lòng đến thế.
Tôi đã gần như bật khóc khi cầm thành phẩm hít hà, mùi của lá dong, mùi của nếp, mùi của Tết đây rồi. Bánh dẻo, thơm mùi lá chín, bên trong đậm đà thịt và mỡ quyện vào nhau. Bọn trẻ vui tươi nhìn mâm cơm có bánh, giò, gà luộc và dưa muối: "Trông giống Tết ở nhà ông bà rồi mẹ nhỉ?"
Hóa ra, những thứ gắn kết tôi với quê hương chính là những điều nhỏ bé như việc tự tay gói chiếc bánh chưng cùng cả nhà đón Tết nơi xứ người. Khi cầm trên tay cái bánh, trái tim xa quê hương của tôi phần nào được chữa lành, được an ủi. Tôi cảm nhận sâu sắc rằng mình thực sự là một người Việt Nam. Và tôi mong rằng, các con của tôi, dù mang quốc tịch nào, sống ở đâu, cũng sẽ luôn nhận rõ mùi vị mà chúng thuộc về”.
Ngô Thị Phương Lê(https://vnexpress.net/goc-nhin/nho-thuong-mui-tet-)
Câu 1. Nhân vật “tôi ” nhận ra điều gì về “chiếc bánh chưng” thể hiện trong văn bản?
Câu 2. Chỉ ra và nêu tác dụng một biện pháp tu từ cú pháp trong câu: Tôi đã gần như bật khóc khi cầm thành phẩm hít hà, mùi của lá dong, mùi của nếp, mùi của Tết đây rồi..
Câu 3. Trong văn bản, tại sao nhân vật “tôi ” lại mong muốn “ các con của tôi, dù mang quốc tịch nào, sống ở đâu, cũng sẽ luôn nhận rõ mùi vị mà chúng thuộc về”.
Câu 4.  Em có đồng tình với quan điểm này không: Hóa ra, những thứ gắn kết tôi với quê hương chính là những điều nhỏ bé như việc tự tay gói chiếc bánh chưng cùng cả nhà đón Tết nơi xứ người. Vì sao?
II/ Tạo lập văn bản : 
Câu 1 : Viết đoạn văn 150 chữ về tình yêu quê hương.
Câu 2: Phân tích tâm trạng của ông Hai trong các đoạn trích sau :

0
13 tháng 1 2020

a. Học sinh có thể phát hiện một biện pháp tu từ.

Xác định đó là biện pháp nào (trong đoạn thơ có so sánh, nhân hóa).

Chỉ ra từ ngữ, hình ảnh được sử dụng biện pháp nghệ thuật đó.

Tác dụng:

- So sánh: Chỉ ra nơi ẩn chứa của gió.

- Nhân hóa: Làm cho gió mang những đặc điểm của con người, trở nên gần gũi với con người.

b. Nội dung: Những hình dung, cảm nhận về gió của tác giả.

Phát biểu cảm nghĩ về 1 đoạn thơ em thích.