K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

27 tháng 11 2015

Gọi các nhân vật trên lần lược là A, B, C, D, E. Đây là câu đố về quyền và lợi ích, do đó ta sẽ xác định quyền và lợi ích của từng người để đưa ra đáp án. Đầu tiên là D, nếu lần lượt A, B, C điều bị đẩy xuống biển thì người nào có lợi cao nhất? Điều này không cần phải đoán chắc chắn là D, lúc đó cho dù kết quả biểu quyết thế nào thì chắc chắn D sẽ được 100 đồng tiền vàng, do đó cho dù A, B, hay C được quyền phân chia tài sản và phân chia như thế nào thì D cũng sẽ bỏ phiếu không tán thành. Do đó, dù quyền phân chia có thuộc về A, B hay C thì tốt hơn hết đừng chia cho D. Tiếp theo là E, em sẽ không có quyền phần chia tài sản cho dù A, B, C điều bị đẩy xuống biển bởi vì quyền phần chia tài sản sẽ chấm dứt khi đến D, có thể nói em chỉ có lợi chứ không có quyền, muốn em biểu quyết tán thành bắt buộc phải cho em lợi ích tốt nhất (lá phiếu của em rất quan trọng). Nếu A, B lần lượt bị đẩy xuống sông thì chỉ còn C, D và E, vậy C sẽ phân chia thế nào để được lá phiếu tán thành của E? Chỉ cần nhẩm tính chúng ta cũng biết chỉ cần cho em 1 đồng tiền vàng là được, bởi nếu D có quyền phân chia thì em sẽ chẵng nhận được đồng nào cả. Nếu A bị đẩy xuống sông quyền chia tài sản thuộc về B, để được lá phiếu tán thành của em thì B phải cho em lợi ích tốt hơn C cho E, như vậy B sẽ cho em 2 đồng tiền vàng. Tương tự, nếu A là người được quyền phần chia tài sản buộc lòng phải chia cho em 3 đồng tiền vàng. Chúng ta đã phần tích hai nhân vật cá biệt là D và em như trên, do đó nếu A có quyền phân chia tài sản sẽ không chia cho D, còn em sẽ được A chia cho 3 đồng. Nhưng A, muốn sống sót phải có thêm 1 lá phiếu tán thành từ B hoặc C nữa, vậy A sẽ chia cho B hay C? Điều này sẽ được trả lời nếu chúng ta biết được ai là người có lợi nhất nếu A bị đẩy xuống biển, không ai khác chính là B (B sẽ có quyền chia tài sản nếu A bị đẩy xuống sông). Do đó, A buộc lòng phải có lá phiếu của C, nhưng sẽ chia cho C bao nhiêu để được C tán thành? Vậy thì phải xác định, C sẽ được bao nhiêu tiền vàng nếu A bị đẩy x

đó là câu trả lời chính xác nhất

Đề bài:5 tên cướp biển có số tuổi khác nhau có một kho tàng gồm 100 đồng vàng. Trên con tàu của mình, chúng định chia số tiền vàng theo quy tắc sau:Tên cướp biển lớn tuổi nhất sẽ đưa ra một phương án chia và tất cả các tên cướp biển (kể cả tên lớn tuổi nhất) sẽ biểu quyết phương án đó. Nếu 50% hoặc nhiều hơn đồng ý thì phương án được thông qua và họ sẽ chia tiền theo cách...
Đọc tiếp

Đề bài:

5 tên cướp biển có số tuổi khác nhau có một kho tàng gồm 100 đồng vàng. Trên con tàu của mình, chúng định chia số tiền vàng theo quy tắc sau:

Tên cướp biển lớn tuổi nhất sẽ đưa ra một phương án chia và tất cả các tên cướp biển (kể cả tên lớn tuổi nhất) sẽ biểu quyết phương án đó. Nếu 50% hoặc nhiều hơn đồng ý thì phương án được thông qua và họ sẽ chia tiền theo cách đó. Trường hợp ngược lại, người đề xuất phương án sẽ bị vứt xuống biển và quá trình trên sẽ được lặp lại với các tên cướp biển còn lại.

Các tên cướp biển có đặc điểm là khát máu, nếu có thể nhận được số tiền giống nhau khi đồng ý hoặc không đồng ý với đề xuất, anh ta sẽ không đồng ý để cho tên cướp biển đề xuất bị vứt xuống biển.

Giả sử rằng cả 5 tên cướp biển đều thông minh, hợp lý, tham lam và không muốn chết (và cũng khá giỏi toán) thì điều gì sẽ xảy ra?

2
9 tháng 6 2017

Ta gọi 5 tên cướp biển là A, B, C, D, E (từ giá nhất đến trẻ nhất). Ta giải ngược từ dưới lên như sau.

Nếu chỉ có 2 tên cướp biển: D chia số tiền theo tỷ lệ 100:0 (lấy hết số tiền vàng về mình). Anh ta sẽ biểu quyết đồng ý và điều này đủ để phương án được thông qua.

Nếu chỉ có 3 tên cướp biển: C sẽ chia số tiền theo tỷ lệ 99 : 0 : 1. E sẽ chấp nhận phương án này (chỉ được có 1 đồng vàng), vì anh ta biết rằng trong trường hợp anh ta phản đối phương án, chỉ còn lại D và E thì anh ta sẽ chẳng được gì.

Nếu có 4 cướp biển: B chia tiền thành 99: 0 : 1: 0. Cũng lý luận như trên, ta thấy D sẽ ủng hộ phương án này. B cũng không nên dùng 1 đồng để mua chuộc C vì C biết rằng nếu anh ta không ủ hộ B, anh ta sẽ bỏ túi 99 đồng xu nếu B bị vứt xuống biển. B cũng không nên mua chuộc E vì E biết rằng nếu B bị vứt xuống biển và C chia tiền thì anh ta cũng sẽ được C chia cho 1 đồng.

Nếu có 5 cướp biển: A chia các đồng tiền theo tỷ lệ 98 : 0 : 1 : 0 : 1. Bằng cách cho C và E mỗi người một đồng tiền vàng (những người sẽ chẳng được gì nếu không đồng ý phương án của A), anh ta đảm bảo phương án sẽ được thông qua.

Ghi chú: Trong trường hợp cuối (cũng chính là trường hợp của đề bài) A không cho B tiền vì B biết rằng nếu anh ta không đồng ý phương án của A và A bị vứt xuống biển thì anh ta sẽ bỏ túi 99 đồng. Tương tự như vậy, anh ta sẽ không cho D một đồng tiền vàng, vì D biết nếu A thất bại thì B cũng cho D một đồng tiền vàng như A. Mà như thế thì do tính khát máu, D sẽ không bỏ phiếu cho A.

9 tháng 6 2017

sao Dài thế

Bài 4: Một người dán tất cả các tem của mình vào 1 quyển vở nếu dán 20 tem trên 1 tờ thì quển vởi thì không đủ để dán hết số tem. Nếu mỗi tờ dán 23 tem thì ít nhất một tờ để trống. Nếu giả sử trên quển vở đó mà dán 21 tem vào 1 tờ. thì tổng số tem dán trên quển vở đó với số tem thực của người đó có là 500 tem. Hỏi quyển vở đó có bao nhiêu tờ và só tem của người đó...
Đọc tiếp

Bài 4:

Một người dán tất cả các tem của mình vào 1 quyển vở nếu dán 20 tem trên 1 tờ thì quển vởi thì không đủ để dán hết số tem. Nếu mỗi tờ dán 23 tem thì ít nhất một tờ để trống. Nếu giả sử trên quển vở đó mà dán 21 tem vào 1 tờ. thì tổng số tem dán trên quển vở đó với số tem thực của người đó có là 500 tem. Hỏi quyển vở đó có bao nhiêu tờ và só tem của người đó là bao nhiêu ?

Bài 5:

Một nhóm cướp biển gồm 10 tên có một rương gồm các đồng tiền vàn. Họ đồng ý chia tiền theo quy tắc sau: Tên cướp thứ nhất nhậ được 1/10 số vàng, tên cướp thứ hai nhận được 2/10 số vàng còn lại,… và cứ như thế tên cướp thứ k nhận được k/10 số vàng còn lại. Biết rằng tổng số đồng tiền là số tự nhiên nhỏ nhất thỏa mãn điều kiện chia trên. Hỏi tên cướp thứ 10 nhận được bao nhiêu đồng tiền vàng ?

0
Những bài toán về hiệp sĩ rất được yêu thích ở Nga. Trong một kỳ thi Olympic của học sinh lớp 9, họ đưa ra đề bài khá thú vị.30 người ngồi quanh một bàn tròn 30 chiếc ghế đánh số theo thứ tự từ 1 đến 10. Một số trong họ là hiệp sĩ, một số là kẻ lừa dối. Hiệp sĩ luôn nói thật còn kẻ lừa dối nói dối. Mỗi người có đúng một người bạn trong số những người khác. Hơn nữa,...
Đọc tiếp

Những bài toán về hiệp sĩ rất được yêu thích ở Nga. Trong một kỳ thi Olympic của học sinh lớp 9, họ đưa ra đề bài khá thú vị.

30 người ngồi quanh một bàn tròn 30 chiếc ghế đánh số theo thứ tự từ 1 đến 10. Một số trong họ là hiệp sĩ, một số là kẻ lừa dối. Hiệp sĩ luôn nói thật còn kẻ lừa dối nói dối. Mỗi người có đúng một người bạn trong số những người khác. Hơn nữa, bạn của hiệp sĩ là kẻ lừa dối và bạn của kẻ lừa dối là hiệp sĩ. Mỗi người đều được hỏi: "Có phải bạn của anh đang ngồi cạnh anh không?". 15 người ngồi ở vị trí lẻ trả lời: "Đúng".

Tìm số người ngồi ở vị trí chẵn cũng trả lời: "Đúng".

Tiến sĩ Trần Nam Dũng, giảng viên Đại học Khoa học Tự nhiên, Đại học Quốc gia TP HCM đã đưa ra lời giải:

Từ đề bài ta suy ra trong 30 người có đúng 15 cặp hiệp sĩ – kẻ lừa dối là bạn của nhau. Ta có thể dễ dàng đoán được đáp số của bài toán bằng cách “giả định” 15 người ở vị trí lẻ đều là hiệp sĩ. Khi đó, dĩ nhiên bạn của họ đều ngồi cạnh ở các vị trí chẵn và đều là kẻ lừa dối, do đó không có ai nói “Đúng”. Đáp số là 0.

Tuy nhiên, đó chỉ là dự đoán đáp số chứ không phải lời giải. Với cách hỏi ở đề bài, ta biết đáp số là 0. Nhưng để khẳng định điều này, ta phải chứng minh chứ không chỉ là đưa ra một ví dụ như vậy.

Nếu chúng ta sa đà vào việc xét vị trí ngồi của 30 người (ai là hiệp sĩ, ai là kẻ nối dối) thì sẽ rất rối vì có nhiều trường hợp xảy ra. Bí quyết của lời giải là ở nhận xét quan trọng sau: Trong 2 người là bạn của nhau, chỉ có đúng 1 người nói “Đúng” cho câu hỏi "Có phải bạn của anh đang ngồi cạnh anh không?".

Thật vậy, nếu có hai người, 1 hiệp sĩ, 1 kẻ lừa dối là bạn của nhau. Xét 2 trường hợp: 

1) Nếu họ ngồi cạnh nhau thì hiệp sĩ sẽ nói đúng, còn kẻ lừa dối nói “Không”. 

2) Nếu họ không ngồi cạnh nhau thì hiệp sĩ nói “Không”, còn kẻ lừa dối nói “Đúng”. 

Như vậy, vì ta có 15 cặp bạn nên ta có đúng 15 câu trả lời “Đúng”. Vì cả 15 người ở vị trí lẻ đã nói “Đúng” nên tất cả những người ở vị trí chẵn đều nói “Không”. Tức là đáp số bằng 0.

Chú ý rằng ta không biết được trong 15 người ở vị trí lẻ có bao nhiêu người là hiệp sĩ, có bao nhiêu người là kẻ lừa dối và họ xếp ở những vị trí nào.

0
20 tháng 4 2015

một cửa hàng cần đóng một thùng hàng. Nếu 2 người cùng làm thì sau 8h sẽ xog . Nếu người thứ nhất làm 1 mình thì sau 12 h xog . Hỏi:

A) Nếu người thứ hai làm 1 mình thì sau bao lâu sẽ xog

b)nếu 2 người cùg đóng được là 216 thùng  thì mỗi người đóng gói đươc bao nhiêu tấn hàng

24 tháng 7 2016

đố vui toán tuần à

bài này dễ cực kết quả là 9
 

bạn chỉ cả lời giải, đáp só, kĩ đi, mình hữa tích cho

28 tháng 5 2021

Ko biết tự đi mà giải đi suy nghĩ đi

Mn giúp mik bt Tin Học với ạ..! Mn lm đc bài nào thì làm nha ...!Câu 1 (7,0 điểm): Số chính phương.Cho trước số nguyên dương N (0< N≤ 106 ). Yêu cầu: Tìm số nguyên dương K nhỏ nhất sao cho tích của K và N là một số chính phương. Dữ liệu vào: File CP.INP chứa số N. Dữ liệu ra: File CP.OUT ghi số nguyên K tìm được.Câu 2 (6,0 điểm): Dòng lớn nhất.Cho một tệp tin gồm nhiều dòng. Trên mỗi dòng chứa...
Đọc tiếp

Mn giúp mik bt Tin Học với ạ..! Mn lm đc bài nào thì làm nha ...!

Câu 1 (7,0 điểm): Số chính phương.

Cho trước số nguyên dương N (0< N≤ 106 ). Yêu cầu: Tìm số nguyên dương K nhỏ nhất sao cho tích của K và N là một số chính phương. Dữ liệu vào: File CP.INP chứa số N. Dữ liệu ra: File CP.OUT ghi số nguyên K tìm được.

Câu 2 (6,0 điểm): Dòng lớn nhất.

Cho một tệp tin gồm nhiều dòng. Trên mỗi dòng chứa một xâu kí tự chỉ gồm các kí tự chữ cái và chữ số, độ dài của mỗi xâu không quá 255 kí tự.

Yêu cầu: Đưa ra dòng có nhiều kí tự chữ cái nhất, nếu có nhiều dòng thỏa mãn thì đưa ra dòng đầu tiên có nhiều kí tự chữ cái nhất. Dữ liệu vào: File DLN.INP gồm:

+ Dòng đầu ghi số N là số lượng dòng chứa các xâu kí tự.

+ N dòng tiếp theo: mỗi dòng ghi một xâu kí tự. Dữ liệu ra: File DLN.OUT ghi ra dòng có nhiều kí tự chữ cái nhất, nếu có nhiều dòng thỏa mãn thì đưa ra dòng đầu tiên có nhiều kí tự chữ cái nhất.

Câu 3 (4,0 điểm): Dãy con đối xứng.

Một dãy số liên tiếp gọi là dãy đối xứng nếu đọc các số theo thứ tự từ trái sang phải cũng giống như khi đọc theo thứ tự từ phải sang trái. Cho dãy số A gồm N số nguyên dương: a1, a2,..., aN (1≤ N≤ 10000; 1≤ ai≤ 32000; 1≤ i≤ N)

Yêu cầu: Hãy tìm dãy con đối xứng dài nhất của dãy A. Nếu có nhiều dãy con thoả mãn thì lấy dãy con xuất hiện đầu tiên trong dãy A. Dữ liệu vào: File DX.INP gồm 2 dòng:

- Dòng 1: ghi số nguyên dương N.

- Dòng 2: ghi N số nguyên dương lần lượt là giá trị của các số trong dãy A, các số được ghi cách nhau ít nhất một dấu cách.

Dữ liệu ra: File DX.OUT ghi dãy tìm được trên cùng một dòng, các số được ghi cách nhau một dấu cách.

Câu 4 (3,0 điểm): Dãy nguyên tố.

Cho một dãy số B gồm n số nguyên dương (n ≤ 1000), mỗi phần tử trong dãy có giá trị không quá 30000. Yêu cầu:

+ Tìm dãy con dài nhất (liên tiếp hoặc không liên tiếp) các phần tử là những số nguyên tố có giá trị tăng dần của dãy B và thứ tự của các phần tử không đổi so với ban đầu. Ví dụ: Dãy 8 phần tử {4, 2, 5, 6, 3, 3, 7, 9} có dãy con nguyên tố tăng dài nhất là {2, 5, 7}.

+ Nếu có nhiều dãy con thoả mãn thì lấy dãy con xuất hiện đầu tiên trong dãy B. Dữ liệu vào: File NT.INP gồm 2 dòng:

- Dòng 1: Ghi số nguyên dương n.

- Dòng 2: Ghi n số nguyên dương, các số được ghi cách nhau một dấu cách. Dữ liệu ra: File NT.OUT ghi dãy con tìm được trên cùng 1 dòng, giữa 2 phần tử liền kề trong dãy có một dấu cách.

0