K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

10 tháng 3 2019

Câu 3:Bài thơ nói về cảm xúc thương yêu của người con đối với mẹ. Và sự hi sinh khó nhọc mà người mẹ hi sinh. Người mẹ hi sinh cho con tất cả, chịu đựng cả cái rét mùa đông lạnh thấu xương cùng những cơn mưa phùn. Câu thơ đầu nói về sự xót xa đau lòng của người con về sự khó nhọc của mẹ. Người con tự hỏi mẹ có lạnh ko trong sự giá lạnh của mùa đông. " Chân.... tay cấy mạ non" cho thấy rằng người mẹ vẫn phải đi cấy trong thời tiết lạnh giá vì yêu con muốn hi sinh vì con. Hình ảnh người mẹ run run trong cái lạnh làm ai ai cũng phải cảm thương, qua đó khắc sâu trong con người ta 1 hình ảnh người mẹ cần mẫn, thương con. " mạ non .... mấy lần" biện pháp so sánh những đon mạ còn ít hơn nhiều lần so với tình mẹ cho con. " mưa phùn.... tứ thân" cho thấy lưng mẹ còng dần xuống vì vất vả, ướt cả vạt áo. Câu thơ cuối nói lên tất cả tình yêu thương thầm kín , thương mẹ à lời cảm ơn dành cho mẹ trong những thời gian khó nhọc đeer chăm sóc và lo lắng yêu thương con (Từ đó bày tỏ tình yêu của mk với mẹ)

Con không thể nào quên tiếng mẹ ru xưa Xanh biếc vườn trưa đu đưa nhịp võng duyên à ơi gió lay cành trúc Thân thiết một cành cò bay lả bay la con ngủ say rồi mẹ đi cấy đồng xa chiều ngủ bóng mẹ lâu về có khóc Vọngx lại dưa và ầu ơ mẹ hát Đường vào xứ nghệ quanh quanh Con có hiểu gì đâuCâu nước biếc non xanh Chưa thấy nổi nhọc nhằn hằn...
Đọc tiếp

Con không thể nào quên tiếng mẹ ru xưa
Xanh biếc vườn trưa đu đưa nhịp võng
duyên à ơi gió lay cành trúc
Thân thiết một cành cò bay lả bay la

con ngủ say rồi mẹ đi cấy đồng xa
chiều ngủ bóng mẹ lâu về có khóc
Vọngx lại dưa và ầu ơ mẹ hát
Đường vào xứ nghệ quanh quanh
Con có hiểu gì đâuCâu nước biếc non xanh
Chưa thấy nổi nhọc nhằn hằn trên trán mẹ
Riêng câu ca dao nghe quen từ thuở bé
Như hương đất ngọt lành mẹ đã ướp vào con
mẹ hát con cò Tiếng khóc nỉ non
Lặn lội bờ sông nuôi chồng gánh gạo
thương dời mẹ nghèo nắng mưa chưa lành tấm áo
mà vẫn ngọt ngào câu cởi áo cho nhau
Ptbd chính
-hình ảnh quê hương hiện lên như thế náo lời thơ nhắc dến những bài ca dao hãy chép lại 2bài hoàn chỉnh
- tìm và nêu td của 1ptbd trong vb Từ nd vb hãy viét doan van khoang 8-10dong trinh bay suy nghi cua me danh cho minh

0
Cả nhà xem gì thì xem, riêng bà tôi chỉ chăm chú duy nhất một chương trình "ruột" mà nói ra ai cũng thấy làm lạ : Chương trình dự báo thời tiết. Bà xem từ đầu tới cuối, từ "phía Tây bắc Bộ trời nhiều mây" cho đến tận cùng "các tỉnh Nam Bộ đêm không mưa ngày nắng". Bà xem với một cảm xúc bí ẩn sâu xa nào đó mà tuổi tôi chưa thể hiểu nổi. Tôi hỏi mẹ. Mẹ trả lời: - Bà phải "nắm...
Đọc tiếp

Cả nhà xem gì thì xem, riêng bà tôi chỉ chăm chú duy nhất một chương trình "ruột" mà nói ra ai cũng thấy làm lạ : Chương trình dự báo thời tiết.
Bà xem từ đầu tới cuối, từ "phía Tây bắc Bộ trời nhiều mây" cho đến tận cùng "các tỉnh Nam Bộ đêm không mưa ngày nắng". Bà xem với một cảm xúc bí ẩn sâu xa nào đó mà tuổi tôi chưa thể hiểu nổi.
Tôi hỏi mẹ. Mẹ trả lời:
- Bà phải "nắm chắc" thời tiết để còn cất quần áo giúp mẹ.
Tôi hỏi cô hàng xóm. Cô trả lời:
- À, cháu biết không, bà nghe thời tiết để nhắc trẻ con xóm này nhớ mang áo đủ ấm khi có gió mùa bất chợt và trời trở lạnh đột ngột. Hôm trước vô tuyến báo không mưa, cô vừa mới ra khỏi nhà đã mưa làm cho bé Hùng, bé Long đi trẻ bị ướt ngang đường. Bà cháu cứ lầm bầm "trách đài" mãi.
Tôi hỏi bố. Bố trả lời:
- Dự báo thời tiết trải dài theo đất nước. Ở Hà Nội có bố con mình. Ở Tây Nguyên có cô Út của con. Miền Đông Nam Bộ có chú con ở Đồng Nai. Sài Gòn có bác của con. Nghe thời tiết để bà dõi theo những đứa con xa. Trời đất ở đó lúc này ra sao. Đó cũng là cách theo dõi những người thân mà bà luôn nhớ trong lòng.
Tôi hỏi bà. Bà cười móm mém thơm lên trán tôi.
câu1: theo tấc giả văn bản người bà trong văn bản xem Chương trình dự báo thời tiết để làm gì?
câu 2: vì sao người bà trong đoạn văn bản trên lại lầm bầm ''trách đài'' mãi?
câu 3: theo anh/chị lí giải một cảm xúc bí ẩn sâu xa khiến bà xem Chương trình dự báo thời tiết là gì?
câu 4: một bài hộc có ý nghĩ nhất với anh chị sau khi đọc văn bản trên. Lí giải lí do tại sao anh chị lựa chọn cho mình bài học ấy

0
Đọc văn bản và trả lời câu hỏi : Mười tay Bồng bồng con nín con ơi Dưới sông cá lội, ở trên trời chim bay Ước gì mẹ có mười tay Tay kia bắt cá, còn tay này bắn chim Một tay chuốt chỉ luồn kim Một tay đi làm ruộng, một tay tìm hái rau Một tay ôm ấp con đau Một tay vay gạo, một tay cầu cúng ma Một tay khung cửi guồng xa Một tay lo bếp nước, lo cửa nhà nắng mưa Một tay đi củi muối...
Đọc tiếp

Đọc văn bản và trả lời câu hỏi :
Mười tay

Bồng bồng con nín con ơi
Dưới sông cá lội, ở trên trời chim bay
Ước gì mẹ có mười tay
Tay kia bắt cá, còn tay này bắn chim
Một tay chuốt chỉ luồn kim
Một tay đi làm ruộng, một tay tìm hái rau
Một tay ôm ấp con đau
Một tay vay gạo, một tay cầu cúng ma
Một tay khung cửi guồng xa
Một tay lo bếp nước, lo cửa nhà nắng mưa
Một tay đi củi muối dưa
Còn tay để van lạy, để bẩm thưa, đỡ đòn
Tay nào để giữ lấy con
Tay nào lau nước mắt, mẹ vẫn còn thiếu tay
Bồng bồng con ngủ cho say
Dưới sông cá vẫn lội, chim vẫn bay trên trời​

1: Bài ca dao được viết theo thể thơ nào?
2: Ý nghĩa nhan đề bài ca dao?
3: tác giả dân gian đã sử dụng biện pháp tu từ nào trong bài ca dao? Tác dụng của biện pháp tu từ đó?
4: Từ bài ca dao trên viết một đoạn văn ngắn (khoảng 200 chữ) trình bày cảm nghĩ về mẹ. (bài này cho em xin dàn ý chi tiết nhé)

1
25 tháng 9 2018

1. Thể thơ : lục bát biến thể

2.Ý nghĩa:- Chỉ số nhiều về sự vật cụ thể.
- Là con số ao ước, không phải là con số có thật đối con người.
- Ước mơ của người mẹ (có mười tay) để có thể chăm sóc, nuôi dưỡng, bảo vệ cho đứa con của mình một cách đầy đủ nhất –> Tình yêu của mẹ dành cho con.

3. Các biện pháp tu từ: điệp từ, điệp ngữ, liệt kê.
- Tác dụng: Điệp từ, điệp ngữ -> Nhấn mạnh ước mong của người mẹ có (nhiều tay) để làm đủ mọi việc, lo lắng đủ bề cho đứa con của mình.
Liệt kê các công việc từ đồng áng, nhà cửa, xóm làng, từ đời sống vật chất đến đời sống tinh thần mà người mẹ phải đảm đương, gánh vác.

10 tháng 1 2022

1:Cảm xức chủ đạo:Biểu cảm

2:

Các biện pháp tu từ

- Điệp ngữ: Cho con gánh mẹ

- Hoán dụ: Gánh mẹ đầu non, gánh à ơi, gánh tháng dài, gánh đôi vai…

- Ẩn dụ: biển trời, lời ru, thân cò lặn lội, bông hồng, bông hiếu

* Tác dụng: bằng sự lặp đi lặp lại các câu từ như muốn khẳng định tấm lòng hiếu thảo của con dành cho mẹ yêu của mình. Các hình ảnh ẩn dụ, hoán dụ gần gũi, giàu sức biểu cảm thể hiện được công ơn trời biển của mẹ dành cho con.

9 tháng 10 2018

a. Nêu phương thức biểu đạt chính trong đoạn thơ trên: biểu cảm
b. Các hình ảnh "nhà dột", "gió lùa bốn bên", "những đêm trắng trời" diễn tả:

"nhà dột " "gió lùa bốn bên" căn nhà của mẹ thật tồi tàn, rách nát
"Những đêm trắng trời" là khi mẹ nhớ về đứa con đánh giặc ở chiến trường xa xôi.

9 tháng 10 2018

Cảm ơn bạn nhiều nha

9 tháng 10 2018

a, ptbđ chính: biểu cảm

b, hình ảnh "nhà dột","gió lùa bốn bên" : căn nhà tồi tàn, rách nát, nỗi cô đơn của người mẹ

hình ảnh; "những đêm trắng trời" : người mẹ nhớ thương về đứa con của mình đang dầm mưa giãi nắng ở chiến trường

9 tháng 10 2018

Cám ơn bạn nhiều nha

Mình vừa phát hiện 1 bài văn tả bố rất hay đạt 9,5 điểm của chị Nguyễn Thị Hậu,mời mọi người tham khảo:Trong cuộc sống hàng ngày, có biết bao nhiêu người đáng để chúng ta thương yêu và dành nhiều tình cảm. Nhưng đã bao giờ bạn nghĩ rằng, người thân yêu nhất của bạn là ai chưa?Với mọi người câu trả lời ấy có thể là ông bà, là mẹ, là anh chị hoặc cũng có thể là bạn bè...
Đọc tiếp

Mình vừa phát hiện 1 bài văn tả bố rất hay đạt 9,5 điểm của chị Nguyễn Thị Hậu,mời mọi người tham khảo:


Trong cuộc sống hàng ngày, có biết bao nhiêu người đáng để chúng ta thương yêu và dành nhiều tình cảm. Nhưng đã bao giờ bạn nghĩ rằng, người thân yêu nhất của bạn là ai chưa?

Với mọi người câu trả lời ấy có thể là ông bà, là mẹ, là anh chị hoặc cũng có thể là bạn bè chẳng hạn. Còn riêng tôi, hình ảnh người bố sẽ mãi mãi là ngọn lửa thiêng liêng, sưởi ấm tâm hồn tôi mãi tận sau này.
Bố tôi không may mắn như những người đàn ông khác. Trong suốt cuộc đời bố có lẽ không bao giờ được sống trong sự sung sướng, vui vẻ.
Bốn mươi tuổi khi chưa đi được nửa chặng đời người, bố đã phải sống chung với bao nhiêu bệnh tật: Đầu tiên đó chỉ là những cơn đau dạ dày, rồi tiếp đến lại xuất hiện thêm nhiều biến chứng. Trước đây, khi còn khỏe mạnh, bao giờ bố cũng rất phong độ.

Thế nhưng bây giờ, vẻ đẹp ấy dường như đã dần đổi thay: Thay vì những cánh tay cuồn cuộn bắp, giờ đây chỉ còn là một dáng người gầy gầy, teo teo. Đôi mắt sâu dưới hàng lông mày rậm, hai gò má cao cao lại dần nổi lên trên khuôn mặt sạm đen vì sương gió.
Tuy vậy, bệnh tật không thể làm mất đi tính cách bên trong của bố, bố luôn là một người đầy nghị lực, giàu tự tin và hết lòng thương yêu gia đình. Gia đình tôi không khá giả, mọi chi tiêu trong gia đình đều phụ thuộc vào đồng tiền bố mẹ kiếm được hàng ngày.
Dù bệnh tật, ốm đau nhưng bố chưa bao giờ chịu đầu hàng số mệnh. Bố cố gắng vượt lên những cơn đau quằn quại để làm yên lòng mọi người trong gia đình, cố gắng kiếm tiền bằng sức lao động của mình từ nghề xe lai.

Hàng ngày, bố phải đi làm từ khi sáng sớm cho tới lúc mặt trời đã ngã bóng từ lâu. Mái tóc bố đã dần bạc đi trong sương sớm. Công việc ấy rất dễ dàng với những người bình thường nhưng với bố nó rất khó khăn và gian khổ. Bây giờ có những lúc phải chở khách đi đường xa, đường sốc thì những cơn đau dạ dạy của bố lại tái phát.

Và cả những ngày thời tiết thay đổi, có những trưa hè nắng to nhiệt độ tới 38-48 độ C, hay những ngày mưa ngâu rả rích cả tháng 7, tháng 8, rồi cả những tối mùa đông lạnh giá, bố vẫn cố gắng đứng dưới những bóng cây kia mong khách qua đường.
Tôi luôn tự hào và hãnh diện với mọi người khi có được một người bố giàu đức hy sinh, chịu thương, chịu khó như vậy.

Nhưng có phải đâu như vậy là xong. Mỗi ngày bố đứng như vậy thì khi trở về những cơn đau quằn quại lại hành hạ bố. Nhìn khuôn mặt bố nhăn nhó lại, những cơn đau vật vã mà bố phải chịu đựng, tôi chỉ biết òa lên mà khóc. Nhìn thấy bố như vậy, lòng tôi như quặn đau hơn gấp trăm ngàn lần. Bố ơi, giá như con có thể mang những cơn đau đó vào mình thay cho bố, giá như con có thể giúp bố kiếm tiền thì hay biết mấy? Nếu làm được gì cho bố vào lúc này để bố được vui hơn, con sẽ làm tất cả, bố hãy nói cho con được không?

Những lúc ấy, tôi chỉ biết ôm bố, xoa dầu cho bố, tôi chỉ muốn với bố đừng đi làm nữa, tôi có thể nghỉ học, như vậy sẽ tiết kiệm được chi tiêu cho gia đình, tôi có thể kiếm được tiền và chữa bệnh cho bố. Nhưng nếu nhắc đến điều đó chắc chắn là bố sẽ buồn và thất vọng ở tôi nhiều lắm.
Bố luôn nói rằng bố sẽ luôn chiến đấu. Chiến đấu cho tới những chút sức lực cuối cùng để có thể nuôi chúng tôi ăn học thành người. Bố rất quan tâm đến việc học của chúng tôi. Ngày xưa bố học rất giỏi nhưng nhà nghèo bố phải nghỉ học. Vào mỗi tối, khi còn cố gắng đi lại được, bố luôn bày dạy cho mấy chị em học bài.

Trong những bữa cơm bố thường nhắc chúng tôi cách sống, cách làm người sao cho phải đạo. Tôi phục bố lắm, bố thuộc hàng mấy nghìn câu Kiều, hàng trăm câu châm ngôn, danh ngôn nổi tiếng...
Chính vì vậy, tôi luôn cố gắng tự giác học tập. Tôi sẽ làm một bác sĩ và sẽ chữa bệnh cho bố, sẽ kiếm tiền để phụng dưỡng bố và đi tiếp những bước đường dở dang trong tuổi trẻ của bố. Tôi luôn biết ơn bố rất nhiều, bố đã dành cho tôi một con đường sáng ngời, bởi đó là con đường của học vấn, chứ không phải là con đường đen tối của tiền bạc. Tôi sẽ luôn lấy những lời bố dạy để sống, lấy bố là gương sáng để noi theo.
Và tôi khâm phục không chỉ bởi bố là một người giỏi giang, là một người cao cả, đứng đắn, lòng kiên trì chịu khó mà còn bởi cách sống lạc quan, vô tư của bố.

Mặc dù những thời gian rảnh rỗi của bố còn lại rất ít nhưng bố vẫn trồng và chăm sóc khu vườn trước nhà để cho nó bao giờ cũng xanh tươi. Những giỏ phong lan có bao giờ bố quên cho uống nước vào mỗi buổi sáng; những cây thiết ngọc lan có bao giờ mang trên mình một cái lá héo nào?
Những cây hoa lan, hoa nhài có bao giờ không tỏa hương thơm ngát đâu? Bởi đằng sau nó luôn có một bàn tay ấm áp chở che, chăm sóc, không những yêu hoa mà bố còn rất thích nuôi động vật. Tuy nhà tôi bao giờ cũng có hai chú chó con và một chú mèo và có lúc bố còn mang về những chiếc lồng chim đẹp nữa.

Và hơn thế, trong suốt hơn năm năm trời chung sống với bệnh tật, tôi chưa bao giờ nghe bố nhắc đến cái chết, nhưng điều đó không đồng nghĩa với việc trốn tránh sự thật, bố luôn đối mặt với “tử thần”, bố luôn dành thời gian để có thể làm được tất cả mọi việc khi chưa quá muộn.
Nhưng cuộc đời bố bao giờ cũng đầy đau khổ, khi mà cả gia đình đã dần khá lên, khi các chị tôi đã có thể kiếm tiền, thì bố lại bỏ chị em tôi, bỏ mẹ, bỏ gia đình này để ra đi về thế giới bên kia.

Bố đi về một nơi rất xa mà không bao giờ được gặp lại.

Giờ đây khi tôi vấp ngã, tôi sẽ phải tự đứng dậy và đi tiếp bằng đôi chân của mình, bởi bố đi xa, sẽ không còn ai nâng đỡ, che chở, động viên tôi nữa. Bố có biết chăng nơi đây con cô đơn buồn tủi một mình không? Tại sao nỡ bỏ con ở lại mà đi hả bố?
Nhưng con cũng cảm ơn bố, bố đã cho con thêm một bài học nữa, đó chính là trong cuộc sống hàng ngày, chúng ta hãy trân trọng những gì đang có, hãy yêu thương những người xung quanh mình hơn, và đặc biệt hãy quan tâm, chăm sóc cho bố của mình, tha thứ cho bố, khi bố nóng giận và nỡ mắng mình bởi bố luôn là người yêu thương nhất của chúng ta.

Bố ra đi, đi đến một thế giới khác, ở nơi đó bố sẽ không còn bệnh tật, sẽ thoát khỏi cuộc sống thương đau này. Và bố hãy yên tâm, con sẽ luôn nhớ những lời dạy của bố, sẽ luôn thương yêu, kính trọng biết ơn bố, sẽ sống theo gương sáng mà bố đã rọi đường cho con đi.

Hình ảnh của bố sẽ luôn ấp ủ trong lòng con. Những kỷ niệm, những tình cảm bố dành cho con, con sẽ ôm ấp, trân trọng, nó như chính linh hồn của mình.
 

1
22 tháng 12 2016

bài này mình cũng đã từng đọc qua.thật hay và thấm thía biết bao