Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
"..."
bạn có xin cũng có trúng đề đâu
năm trước mk ôn + viết bao nhiêu bài văn ...
cuối cùng chẳng trúng bài méo nào
Đề : giải thích các câu tục ngữ về lòng biết ơn , đoàn kết
VD , lá lành ........., Đoàn kết , đại đoàn kết , ....................
Bài ca huế trên sông h ương
Ai có tình yêu thương rộng mở thì share đề thi, đề cương ôn tập cho mình với. Cũng như nhạc sĩ Trịnh Công Sơn đã viết: ''Sống trong đời cần có một tấm lòng, để làm gì em biết không, để gió cuốn bay đi.'' Một lần share đề của các bạn là một lần cứu vớt một mạng người đó:> Vì vậy hãy thổi tấm lòng vào gió để nó đưa đi, đừng chỉ giữ cho riêng mình lan tỏa khắp nơi nhaaaa
Trả lời :
Mk thi r !!
Nhg mk chỉ nhớ phần tự luận thui ak =))
Nếu bn cần thỳ nhắn vs mk @@
~ Thiên Mã ~
I. Nội qui tham gia "Giúp tôi giải toán"
1. Không đưa câu hỏi linh tinh lên diễn đàn, chỉ đưa các bài mà mình không giải được hoặc các câu hỏi hay lên diễn đàn;
2. Không trả lời linh tinh, không phù hợp với nội dung câu hỏi trên diễn đàn.
3. Không "Đúng" vào các câu trả lời linh tinh nhằm gian lận điểm hỏi đáp.
Các bạn vi phạm 3 điều trên sẽ bị giáo viên của Online Math trừ hết điểm hỏi đáp, có thể bị khóa tài khoản hoặc bị cấm vĩnh viễn không đăng nhập vào trang web.
I. Phần đọc - hiểu: (4 điểm)
* Đọc đoạn văn sau và thực hiện yêu cầu ở dưới:
“…. Có thể nói, cả đời ông chưa có tình yêu nào lại gắn bó thuỷ chung và bền chặt như tình yêu đối với Côn Sơn….Lúc ấy ông tuy mới độ năm mốt năm hai tuổi nhưng những cuộc tranh quyền đoạt lợi thời hậu chiến của các phe cánh trong triều đình nhà Lê lại vô cùng khốc liệt và phức tạp. Một con người ngay thẳng trung trực như ông không thể nào hoà nhập được. Tuy rất đau lòng nhưng ông cũng không còn cách nào khác là phải tự tách mình ra để tìm đến những thú riêng. Và cái thú riêng của ông chính là trở về sống ẩn dật ở Côn Sơn.”
(Đỗ Đình Tuân)
Câu 1. Đoạn văn trên nói tới tác giả nào?
A. Nguyễn Trãi.
B. Nhuyễn khuyến.
C. Bà huyện Thanh Quan.
D. Hồ Chí Minh.
Câu 2: Câu văn “Một con người ngay thẳng trung trực như ông không thể nào hoà nhập được.” có mấy từ Hán Việt?
A. Một từ
B. Hai từ
C. Ba từ
D. Bốn từ
Câu 3: Từ “ông” trong đoạn văn trên thuộc loại từ nào?
A. Danh từ
B. Động từ
C. Tính từ
D. Đại từ
Câu 4: Trong các thông tin về sau, thông tin nào giúp em hiểu thêm về nội dung của văn bản “Bài ca Côn Sơn”?
A/ Nguyễn Trãi là con của Nguyễn Phi Khanh.
B/ Ông tham gia khởi nghĩa Lam Sơn với vai trò rất lớn cạnh Lê Lợi.
C/ Chốn quan trường đầy kẻ dèm pha, ông cáo quan về ở ẩn tại Côn Sơn.
D/ Ông bị giết hại một cách oan khốc và thảm thương vào năm 1442.
Câu 5. (3 điểm) Cho đoạn văn sau:
Đêm nay mẹ không ngủ được. Ngày mai là ngày khai trường lớp Một của con. Mẹ sẽ đưa con đến trường, cầm tay con dắt qua cánh cổng, rồi buông tay mà nói: “Đi đi con, hãy can đảm lên, thế giới này là của con, bước qua cánh cổng trường là một thế giới kì diệu sẽ mở ra”.
a. Em hiểu thế giới kì diệu sẽ mở ra ở đây là gì?
b. Từ văn bản trên em hãy viết đoạn văn biểu cảm ngắn (6-8 câu) bày tỏ suy nghĩ của em về niềm vui được cắp sách tới trường. Trong đoạn văn có sử dụng cặp từ trái nghĩa và từ láy. Gạch chân những cặp từ trái nghĩa và từ láy đã dùng.
II. Phần tạo lập văn bản (6 điểm)
Thân em vừa trắng lại vừa tròn
Bẩy nổi ba chìm với nước non
Rắn nát mặc dầu tay kẻ nặn
Mà em vần giữ tấm lòng son
(Bánh trôi nước – Hồ Xuân Hương)
Viết bài văn biểu cảm về hình ảnh người phụ nữ qua bài thơ trên. Từ đó em có suy nghĩ gì về người phụ nữ trong xã hội ngày hôm nay.
PHẦN I: TIẾNG VIỆT (2,0 điểm)
Hãy viết chữ cái đứng trước phương án đúng vào bài làm.
Câu 1. Dấu gạch ngang trong câu văn sau được dùng để làm gì?
“Đẹp quá đi, mùa xuân ơi – mùa xuân của Hà Nội thân yêu, của Bắc Việt thương mến.” (Vũ Bằng)
A. Dùng để đánh dấu lời nói trực tiếp.
B. Dùng để đánh dấu bộ phận giải thích trong câu.
C. Dùng để biểu thị sự liệt kê.
D. Dùng để nối các từ nằm trong một liên danh.
Câu 2. Trong các câu tục ngữ sau, câu nào là câu rút gọn?
A. Người đẹp vì lụa, lúa tốt vì phân.
B. Tôm đi trạng vạng, cá đi rạng đông
C. Uống nước nhớ nguồn.
D. Người ta là hoa đất.
Câu 3. Câu văn sau đây có mấy trạng ngữ? “Dưới bóng tre xanh, đã từ lâu đời, người dân cày Việt Nam dựng nhà, dựng cửa, vỡ ruộng, khai hoang. [...] (Thép Mới)
A. Một trạng ngữ.
B. Hai trạng ngữ.
C. Ba trạng ngữ.
D. Bốn trạng ngữ.
Câu 4. Câu văn: “Cuộc sống mới tươi đẹp đang xây dựng” là câu gì?
A. Câu bị động.
B. Câu chủ động.
C. Câu rút gọn.
D. Câu đặc biệt.
Câu 5. Trong các câu sau, câu nào có cụm chủ - vị làm chủ ngữ trong câu?
A. Lớp 7A và lớp 7B đều tích cực thi đua học tốt.
C. Bà tôi là một đầu bếp giỏi.
B. Cuốn tiểu thuyết của Tô Hoài đã được dịch ra nhiều thứ tiếng khác nhau.
D. An học giỏi khiến cả nhà đều vui.
Câu 6. Xác định phép tu từ trong câu văn sau:
“Toàn thể dân tộc Việt Nam quyết đem tất cả tinh thần và lực lượng, tính mạng và của cải để giữ vững quyền tự do, độc lập ấy”. (Hồ Chí Minh)
A. Điệp ngữ.
B. Nhân hoá.
C. Liệt kê.
D. Ẩn dụ.
Câu 7. Cho biết tác dụng của câu đặc biệt: “Mệt quá!”
A. Xác định thời gian.
C. Gọi đáp.
B. Bộc lộ tình cảm, cảm xúc.
D. Tường thuật.
Câu 8. Đại từ nào sau đây không phải để hỏi về không gian?
A. Ở đâu.
C. Nơi đâu.
B. Chỗ nào.
D. Khi nào.
PHẦN II: ĐỌC- HIỂU VĂN BẢN ( 3,0 điểm)
Em hãy đọc đoạn văn sau và thực hiện các yêu cầu ở bên dưới:
“Bác suốt đời làm việc, suốt ngày làm việc, từ việc rất lớn: Việc cứu nước, cứu dân đến việc rất nhỏ, trồng cây trong vườn, viết một bức thư cho một đồng chí, nói chuyện với các cháu miền Nam, đi thăm nhà tập thể của công nhân, từ nơi làm việc đến phòng ngủ, nhà ăn...Trong đời sống của mình, việc gì Bác tự làm được thì không cần người giúp, cho nên bên cạnh Bác người giúp việc và phục vụ có thể đếm trên đầu ngón tay, và Bác đã đặt cho số đồng chí đó những cái tên mà gộp lại là ý chí chiến đấu và chiến thắng: Trường, Kì, Kháng, Chiến, Nhất, Định, Thắng, Lợi!”
(Phạm Văn Đồng - “Đức tính giản dị của Bác Hồ”SGK Ngữ văn 7 NXB Giáo dục, 2016 tr 53)
Câu 1: Xác định phương thức biểu đạt chủ yếu được sử dụng trong đoạn văn trên? (0,25 điểm)
Câu 2: Nêu nội dung chính của đoạn văn trên? (0,5 điểm)
Câu 3: Nhận xét về nghệ thuật chứng minh của tác giả ở đoạn văn? Những chứng cứ ở đoạn này có giàu sức thuyết phục không? Vì sao? ( 1,5 điểm)
Câu 4: Từ nội dung đoạn văn trên em hãy trình bày suy nghĩ của mình về việc học tập và làm theo tấm gương của Bác? ( 0,75 điểm)
PHẦN III: TẬP LÀM VĂN ( 5,0 điểm)
Em hãy giải thích ý nghĩa của câu tục ngữ: “Thương người như thể thương thân”.
Câu 1 (1 điểm): Trình bày mục đích của việc rút gọn câu?
Câu 2 (2 điểm): Trình bày khái niệm câu chủ động và câu bị động? Mỗi thể loại câu cho một ví dụ minh họa.
Câu 3 (3 điểm): Cho đoạn văn sau:
“Chúng ta có thể khẳng định rằng: cấu tạo của tiếng Việt, với khả năng thích ứng với hoàn cảnh lịch sử như chúng ta vừ nói trên đây, là một chứng cớ khá rõ về sức sống của nó.”
a. Đoạn văn được trích từ văn bản nào, của tác giả nào?
b. Nêu nội dung của văn bản đó.
c. Tìm trạng ngữ trong đoạn văn trên và cho biết trạng ngữ đó có ý nghĩa gì?
Câu 4 (4 điểm) Dựa vào văn bản “Đức tính giản dị của Bác Hồ”, em hãy viết bài văn chứng minh luận điểm: Bác Hồ sống thật giản dị.
Tham khảo:
Chúc bạn học tốt!
Đề này là năm ngoái r,mk cần đề năm nay.