Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Dẫu thời gian cứ dần trôi chảy mãi
Bóng hình thầy vẫn đọng lại trong tôi
Bao tháng ngày đâu nói đặng nên lời
Giờ điểm lại tình nào vơi tiềm thức
Trang vở cũ dường như chưa ráo mực
Tiếng của thầy nào đâu dứt lời vang
Đây trường xưa vẫn đậm nét vôi vàng
Đã hiện hữu những hành trang ngày cũ
Trường xưa đó bạch đàn nay im ngủ
Dáng thầy đây tóc đã rủ màu sương
Bao nếp nhăn của ngày tháng yêu thương
Mãi tô đậm hằn in gương mặt ấy
Và hôm nay thầy vẫn vui tay vẫy
Học trò xưa ai nấy đã toại danh
Về thăm lại với tất cả lòng thành
Kính tặng thầy ước mơ xanh dạo trước
Bao chuyến đò ngày xưa như quay ngược
Đàn trẻ thơ giờ đã bước vinh quang
Mang trên mình đầy ánh sáng huy hoàng
Thầy mãn nguyện ngập tràn niềm sung sướng.
Về mùa xuân nha bạn đây là ý tưởng của mình sắp kt nhưng có vẻ lủng củng
Khi mùa xuân đang gọi ánh nắng về
Chim ca hót líu lo như trẩy hội
Dịp Tết nào cũng mong được thăm quê
Hạnh phúc đơn giản chỉ là thế thôi.
Thành phố nhộn nhịp khúc hát tưng bừng
Đón những cành mai trải khắp phố phường
Bao lì xì đỏ rồi lại bánh chưng
Niềm vui sướng khác xa những ngày thường.
^-^
Thời gian đẹp ấy trôi qua thật mau
Để tiếp tục công việc chưa lo xong
Dành lại kỉ niệm cho xuân năm sau
Để hướng tới những ước mơ thành công.
Mk ko chép mạng đây là bài cô hướng dẫn vs lại bạn ko ns là mái trường cấp 1 hay 2 nha
Mới ngày nào em còn là 1 h/s lớp 1 bỡ ngỡ,rụt rè nấp sau lưng mẹ tới trường.Thế mà hôm nay,e sắp phải xa mái trường tiểu học thân thương đã gắn bó vs e biết bao kỉ niệm vui buồn.Em ngắm nhìn mọi vật,lòng tràn ngập bâng khuâng,xao xuyến.
Đây rồi,bác cổng trường vẫn đứng uy nghi bảo vệ ngôi trường như mọi ngày,nhưng hôm nay trông bác có vẻ buồn hơn.5 năm qua bác đã đón bao nhiêu h/s lớp 1 tơi trường và các e h/s lớp 5 ra trường.Sân trường rộng thênh thang rợp bóng mát của cây bàng xen kẽ những bông hoa phượng vĩ lập lòe trog nắng hè như những ngọn nến đỏ chói.Nơi đây ngày ngày rộn vag những tiếng nói cười của các bạn h/s.Và nơi đây cũng là nơi để chúng e tập những bài thể dục,chơi những trò chơi dân gian đầy bổ ích.Em đã chứng kiến thành tích của các bạn hs trog tiếng reo hò của bạn bè,thầy cô.Em bước lên bục,lòng thấy phấn khởi,tự hào về thành tích mà mk đã đạt đc.Và kia nữa,em và các bạn đã cùng nhau ôn bài, trò chuyện dưới gốc cây phượng già này.Em bước lên trên hành lang,bước vào lớp hk cũng vẫn căn phòng này,vẫn chiếc bảng này,bộ bàn ghế cũ đã đồng hành cùng chúng e suốt 5 năm hk qua.Nhưng đối vs e, tất cả vẫn còn mới.Trong lớp hk lúc nào cũng vang lên tiếng giảng bài của cô giáo và tiếng chúng e phát biểu.Ôi ! Sao tất cả lại gần gũi, thân thương hơn thế này!
Mái trường tiểu học thân yêu đã chắp cánh cho e đến vs bao ước mơ,gieo dắt cho e bao niềm tin,hi vọng.Em yêu mái trường này,nơi đã giúp e trưởng thành hơn mỗi ngày,đã cho e những kí ức mà e ko bao giờ quên trog suốt cuộc đời mk.
Thề là mk ko chép mạng,có j chưa đúng mog bạn sửa hộ mk vì bài này khá dài.Nếu đúng thì tích và kb nha
Trong kháng chiến chống Mĩ, con đường Trường Sơn, đã thành biểu tượng anh hùng của cuộc chiến đấu giành độc lấp tự do. Dưới mưa bom bão đạn của quân thù, con đường vẫn vươn dài về phía trước chở trên mình bao đoàn quân, đoàn xe rầm rập tiến về phía Nam. Để cho cái mạch máu Trường Sơn ấy luôn thông suốt, đã có hàng vạn thanh niện xung phong ngày đêm bám đường san lấp hố bom, phá bom nổ chậm. Nhà văn Lê Minh Khuê đã từng là thanh niên xung phong trên tướng đường TS máu lửa này. Những tác phẩm chị viết về cuộc sống chiến đấu của bộ đội và thanh niên xung phong ở đây đã gậy được sự chú ý của nhiều bạn đọc. Truyện ngắn:"Những Ngôi Sao Xa Xôi" là một trong những tác phẩm tiêu biểu. Truyện viết về ba cô gái trong một tổ trinh sát mặt đường làm nhiệm vụ phá bom trên tuyến đường TS đạn bom khốc liệt. Phương Định, nhân vật kể chuyện cũng là nhân vật chính để lại nhiều ấn tượng đẹp và tình cảm sâu sắc trong lòng người đọc.
Từ một Phương Định căng thẳng tột độ lúc phá bom, hiện ra một Phương Định trong niềm vui con trẻ "nở tung ra" , trước trận mưa đá bất ngờ kéo cô về vời tuổi thơ ngày nào. Cùng với trận mưa, những kỷ niệm thời thiếu nữ lại trào lên trong cô không gì ngăn nổi. Chúng "xoáy mạnh như song" với bao hình ảnh thân thương của gia đình, thành phố. Cô là người con gái Hà Nội có hai bím tóc dày, tương đối mềm, một cái cổ cao kiều hãnh như đài hoa loa kèn. Đôi mắt cô được các anh lái xe bảo: "có cái nhìn xa xăm" vì pháo thủ lái xe hay hỏi thăm và viết những bức thư dài cho Phương Định cô có vẻ kiêu kì, làm điệu khi tiếp xúc với anh bộ đội. Nhưng trong suy nghĩ của cô những người đẹp nhất, thông minh can đảm, cao thương nhất là những người mặc quân phục có sao trên mũ. Là cô gái yêu đời, hồn nhiền giàu cá tính, thuở nhỏ đã hay hát. Cô có thể ngồi lên cửa sổ căn phòng nhỏ bé của mình, hát say sưa, ầm ĩ. Bàn học lúc nào cũng bừa bãi đền nỗi mẹ phải mắng. Sống trong cảnh ác liệt, cái chết kề bên, Phương Định lại càng hay hát những bài thành khúc, những điều dân ca quan họ, bài ca Chiu-sa, bài dân ca ý. Định còn bịa ra lời bài hát. Định hát trong những khoảnh khắc im, hát để động viên Nho - Thao và bản thân. Hát khi máy bay rơi, bom nổ. Tiếng hát át đi tiếng bom của những con người trong tổ trinh sát. Trong kháng chiên chống Mĩ, tiền tuyến vẫy gọi, hàng vạn cô gái mang chí khí Bà Trưng, Bà Triệu xung phong ra tiền tuyến trong đó có Phương Định. Con đường TS huyền thoại được làm nên bằng sương máu, mồ hôi và bao sự tích phi thường của người con gái Việt Nam anh hùng. Tác phẩm đã tái hiện chân thực diễn biến tâm lí nhân vật của Phương Định trong một lần phá bom. Cô dũng cảm bình tĩnh tiến đến quả bom, đàng hoàng mà bước tới cùng xới xẻ đào đất có lúc lưỡi xẻng chạm vào quả bom, có lúc Phương Định rùng mình cảm thấy tại sao mình lại làm chậm thế. Rồi bom nổ vàng óc, đất rơi lộp bộp, mắt cay mãi mới mở được, cát lạo xạo trong miệng. Đó là cuộc sống thường nhật của họ, Phương Định cho biết :" Tôi có nghĩ đến cái chết nhưng đó là cái chết mờ nhạt trọng cụ thể". Phương Định cùng Nho, chị Thao sáng ngời trong khói bom lửa đạn. Chiến công thầm lặng của họ bất tử với những năm tháng lòng người. Phương Định là cô gái dũng cảm trong lửa đạn, giàu tình yêu thương đồng đội trong sáng mộng mơ, thích làm duyên như bao cô thiếu nữ ngày xưa.. Họ có mặt trên những trọng điểm của con đường TS chiến lược và trái tim rực đỏ của họ - Những người con gái Việt Nam anh hùng là những ngôi sao xa xôi mãi lung linh tỏa sang.
Những ngôi sao xa xôi của Lê Minh Khuê đã làm sống lại trong lòng ta những hình ảnh tuyệt đẹp về chiến công phi thường của tổ trinh sát mặt đường. Chiến công thầm lặng của Phương Định và đồng đội là bài ca anh hùng. Nhân vật PĐ đã để lại trong lòng người đọc một nỗi niềm đồng cảm yêu mến và kính phục về những phog cách tốt đẹp của thế hệ trẻ Việt Nam. Những PĐ gần xa vẫn tỏa sáng trong hồn ta với bao ngưỡng mộ.
Trong cuộc đời, ai cũng có riêng cho mình những kỉ niệm của một thời ấu thơ hồn nhiên, trong sáng. Những kỉ niệm ấy là những điều thiêng liêng, thân thiết nhất, nó có sức mạnh phi thường nâng đở con người suốt hành trình dài và rộng của cuộc đời. Bằng Việt cũng có riêng một ki niệm, đó chính là những tháng năm sống bên bà, cùng bá nhóm lên cái bếp lửa thân thương. Không chỉ thế, điều in đậm trong tâm trí cua Bằng Việt còn là tình cảm sâu đậm của hai bà cháu. Chúng ta có thể cam nhận điều đó qua bài thơ Bếp lửa của ông.
Bằng Việt thuộc thế hệ nhà thơ trưởng thành trong kháng chiến chống Mĩ. Bài thơ Bếp lửa được ông sáng tác năm 1963 lúc 19 tuổi và đang di du học ở Liên Xô. Bài thơ đã gợi lại những kì niệm đầy xúc động về người bà và tình bà cháu, đồng thời thể hiện lòng kính yêu, trân trọng và biết ơn của người cháu với bà, với gia đình, quê hương, đất nước.
Nếu như trong những năm đói kém của nạn đói 1945, bà là người gắn bó với tác giả nhất, yêu thương tác giả nhất thì trong tám năm ròng của cuộc kháng chiến chống Mĩ, tình cảm bà cháu ấy lại càng sâu đậm:
Mẹ cùng cha bận công tác không về
Cháu ở cùng bà, bà bảo cháu nghe
.....
Cứ bảo nhà vẫn được bình yên
Trong tám năm ấy, đất nước có chiến tranh, hai bà cháu phải rời làng đi tản cư, bố mẹ phải đi công tác, cháu vì thế phải ở cùng bà trong quãng thời gian ấy, nhưng dường như đối với đứa cháu như thế lại là một niềm hạnh phúc vô bờ. Ngày nào cháu cũng cùng bà nhóm bếp. Và trong cái khói bếp chập chờn, mờ mờ ảo ảo ấy, người bà như một bà tiên hiện ra trong câu truyện cổ huyền ảo của cháu. Nếu như đối với mỗi chúng ta, cha sẽ là cánh chim để nâng ước mơ cùa con vào một khung trời mới, mẹ sẽ là cành hoa tươi thắm nhất để con cài lên ngực áo thì đối với Bằng Việt, người bà vừa là cha, vừa là mẹ, vừa là cánh chim, là một cành hoa của riêng ông. Cho nên, tình bà cháu là vô cùng thiêng liêng va quý giá đối với ông. Trong những tháng năm sống bên cạnh bà, bà không chỉ chăm lo cho cháu từng miếng ăn, giấc ngủ mà còn là người thầy đầu tiên của cháu. Bà dạy cho cháu những chữ cái, những phép tính đầu tiên. Không chỉ thế, bà còn dạy cháu những bài học quý giá về cách sống, đạo làm người. Những bài học đó sẽ là hành trang mang theo suốt quãng đời còn lại của cháu. Ngựời bà và tình cảm mà bà dành cho cháu đã thật sự là một chỗ dựa vững chắc về cả vật chất lẫn tinh thần cho đứa cháu bé bỏng. Cho nên khi bây giờ nghĩ về bà, nhà thơ càng thương bà hơn vì cháu đã đi rồi, bà sẽ ở với ai, ai sẽ cùng bà nhóm lửa, ai sẽ cùag bà chia sẻ những câu chuyện những ngày ở Huế... Thi sĩ bỗng tự hỏi lòng mình: “Tu hú ơi, chẳng đến ở cùng bà?” Một lời than thở thể hiện nỗi nhớ mong bà sâu sắc của đứa cháu nơi xứ người. Chỉ trong một khổ thơ mà hai từ bà, cháu đã được nhắc đi nhắc lại nhiều lần gợi lên hình ảnh hai bà cháu sóng đôi, gắn bó, quấn quýt không rời.
P/s tham khảo nha
Trong cuộc đời, ai cũng có riêng cho mình những kỉ niệm của một thời ấu thơ hồn nhiên, trong sáng. Những kỉ niệm ấy là những điều thiêng liêng, thân thiết nhất, nó có sức mạnh phi thường nâng đở con người suốt hành trình dài và rộng của cuộc đời. Bằng Việt cũng có riêng một ki niệm, đó chính là những tháng năm sống bên bà, cùng bá nhóm lên cái bếp lửa thân thương. Không chỉ thế, điều in đậm trong tâm trí cua Bằng Việt còn là tình cảm sâu đậm của hai bà cháu. Chúng ta có thể cam nhận điều đó qua bài thơ Bếp lửa của ông.
Bằng Việt thuộc thế hệ nhà thơ trưởng thành trong kháng chiến chống Mĩ. Bài thơ Bếp lửa được ông sáng tác năm 1963 lúc 19 tuổi và đang di du học ở Liên Xô. Bài thơ đã gợi lại những kì niệm đầy xúc động về người bà và tình bà cháu, đồng thời thể hiện lòng kính yêu, trân trọng và biết ơn của người cháu với bà, với gia đình, quê hương, đất nước.
Nếu như trong những năm đói kém của nạn đói 1945, bà là người gắn bó với tác giả nhất, yêu thương tác giả nhất thì trong tám năm ròng của cuộc kháng chiến chống Mĩ, tình cảm bà cháu ấy lại càng sâu đậm:
Mẹ cùng cha bận công tác không về
Cháu ở cùng bà, bà bảo cháu nghe
.....
Cứ bảo nhà vẫn được bình yên
Trong tám năm ấy, đất nước có chiến tranh, hai bà cháu phải rời làng đi tản cư, bố mẹ phải đi công tác, cháu vì thế phải ở cùng bà trong quãng thời gian ấy, nhưng dường như đối với đứa cháu như thế lại là một niềm hạnh phúc vô bờ. Ngày nào cháu cũng cùng bà nhóm bếp. Và trong cái khói bếp chập chờn, mờ mờ ảo ảo ấy, người bà như một bà tiên hiện ra trong câu truyện cổ huyền ảo của cháu. Nếu như đối với mỗi chúng ta, cha sẽ là cánh chim để nâng ước mơ cùa con vào một khung trời mới, mẹ sẽ là cành hoa tươi thắm nhất để con cài lên ngực áo thì đối với Bằng Việt, người bà vừa là cha, vừa là mẹ, vừa là cánh chim, là một cành hoa của riêng ông. Cho nên, tình bà cháu là vô cùng thiêng liêng va quý giá đối với ông. Trong những tháng năm sống bên cạnh bà, bà không chỉ chăm lo cho cháu từng miếng ăn, giấc ngủ mà còn là người thầy đầu tiên của cháu. Bà dạy cho cháu những chữ cái, những phép tính đầu tiên. Không chỉ thế, bà còn dạy cháu những bài học quý giá về cách sống, đạo làm người. Những bài học đó sẽ là hành trang mang theo suốt quãng đời còn lại của cháu. Ngựời bà và tình cảm mà bà dành cho cháu đã thật sự là một chỗ dựa vững chắc về cả vật chất lẫn tinh thần cho đứa cháu bé bỏng. Cho nên khi bây giờ nghĩ về bà, nhà thơ càng thương bà hơn vì cháu đã đi rồi, bà sẽ ở với ai, ai sẽ cùng bà nhóm lửa, ai sẽ cùag bà chia sẻ những câu chuyện những ngày ở Huế... Thi sĩ bỗng tự hỏi lòng mình: “Tu hú ơi, chẳng đến ở cùng bà?” Một lời than thở thể hiện nỗi nhớ mong bà sâu sắc của đứa cháu nơi xứ người. Chỉ trong một khổ thơ mà hai từ bà, cháu đã được nhắc đi nhắc lại nhiều lần gợi lên hình ảnh hai bà cháu sóng đôi, gắn bó, quấn quýt không rời.
Ta rắp nâng lời chào/ ngày mới mẻ,
Vì Đông,/ Thu,/ hay Hạ/ cũng như Xuân;
Cũng có tình riêng/ với lòng thi sĩ.
Ta vui ca/ trông ngày tháng xoay vần
Câu trả lời hay nhất:
Đã bốn năm học dưới mái trường này,
Bồi hồi sao nghĩ tới phút chia tay.
Quá khứ ơi sao bỗng ùa trở lại,
Để lòng tôi xao xuyến tận ngày nay
Tôi nhớ mãi những buổi học lý thú,
Cùng bạn bè hăng hài lúc giơ tay.
Tôi nhớ mãi lúc làm bài chăm chú,
Thầy cô nghiêm nhưng học trò cứ "quay".
Tôi nhớ cả "tiếng khóc vài bạn nữ"
Bị bạn trêu nên "mít ướt" ấy mà
Và tôi nhớ lúc các bạn giận dữ,
Toàn đứng lên, chửi bới và kêu la
Tôi nhớ cả thầy Ý dạy môn Toán,
Đầu ít tóc nhưng trí óc tuyệt vời
Chuyên làm thơ trêu trọc mọi người
Làm chúng tôi sảng khoái trong tiết học
Và tôi nhớ: cô Hạnh "đầy khó nhọc"
Dạy cho tôi Văn học của đời người
Bảo chúng tôi nên học đừng có lười
Mong chúng tôi đỗ trường Chuyên danh giá
Bao kỉ niệm như ùa về trong tôi,
Quá khứ này lòng tôi luôn tưởng nhớ,
Nhớ thầy cô, bạn bè, những buổi học
Nhớ ngôi trường, Lương Thế Vinh mến yêu
nè bạn
Nhớ thương thay mùi áo trắng đọng lại
Kỉ niệm ngày nào còn vương vấn mãi
Bóng dáng ai thấp thoáng dưới mái trường
Để sầu mai này chỉ còn là vấn vương
Hôm chia tay bạn ơi bạn có nhớ
Dưới cánh phượng kia, kỉ niệm chẳng phai mờ
Tình bạn kia nồng ấp trong năm tháng
Buồn cho người, người lặng bước lang thang
Thu đến thu đi rồi thu lại đến
Tôi nhớ tôi thương rồi tôi có quên ?
Thời học trò hồn nhiên, chiếc áo trắng
Để vào trong tim một khoảng vắng lặng..
Minh với cậu mến nhau trong tinh bạn
Chẳng bao giờ nên ta mãi chẳng xa
Vẫn sánh vai chung bước những buổi chiều
Có đôi lúc tớ nhìn câu đắm say
Cậu cũng tránh những phút giây xao động
Đẹp hơn nhiều nếu hai đứa yêu nhau.
Cuộc sống mới kéo theo nhiều nguy ngại
Bởi con người gây hại chính con người
Bao môi trường của đất nước đẹp tươi
Nay hủy hoại bởi bao người sai trái !
Tài nguyên rừng đã bao phen lửa cháy
Bởi lòng tham vô đáy của con người
Nơi phát hoang, nơi cưa chặt tơi bời
Nơi đào bới, nơi công trình thủy điện ?
Tài nguyên nước giờ đây... ôi, cạn kiệt
Bao dòng sông đã chết chẳng thông dòng
Nước thải vô tư xả xuống ruộng đồng
"Tàn hại cả giống côn trùng cây cỏ" (*)
Còn không khí thì lại càng khó thở
Bởi mùi hôi của rác, của công trình
Bao tiếng ồn, xe cộ cứ đua tranh
Cấp quản lý lại còn cho nhập ...rác !
Đất đai chẳng còn đâu mà canh tác
Bao ruộng đồng xanh ngát hóa nhà cao
Lạm dụng trừ sâu, bảo vệ hoa màu
Gây ngộ độc lẫn nhau mà không biết
Môi trường sống tự nhiên đang rên xiết
Bởi bàn tay hủy diệt của con người
Và cuộc đời - một xã hội tươi vui
Còn đâu nữa khi tình người giá lạnh !
Bao trường học kinh hoàng cơn ...bất hạnh
Trước hiểm nguy nạn bạo lực học đường
Tình thầy trò, nghĩa bè bạn chẳng thương
Gây án mạng tang thương ngành giáo dục
Cả xã hội ngỡ ngàng trong bạo lực
Từ tinh thần, kinh tế đến hình hài
Bao gia đình tan nát bởi vì ai ?
Đành thắc thỏm trong tai bay họa gởi !...
Thế mới biết môi trường khan tiếng gọi
Từ tự nhiên, xã hội ...Lỗi do người
Luật chưa nghiêm, công bằng chẳng tới nơi
Nên đau đớn người hại người ... Chua xót !
* tham khảo *