Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Kính thưa Tổng thư ký LHQ ngài António Guterres.
Góp phần tìm ra những giải pháp vượt qua những thách thức mới, Hội nghị chính sách thế giới hồi giữa tháng 10 vừa qua tại TP Ma-ra-kếch của Ma-rốc đã đưa ra một nhận thức chung cho rằng, cuộc khủng hoảng tài chính-kinh tế phát sinh từ các nước phát triển, song các nước đang phát triển chịu hậu quả nặng nề nhất của cuộc khủng hoảng và được coi là đầu tàu vượt bão tài chính thế giới. Tuy nhiên, các nước đang phát triển chưa có được tiếng nói xứng đáng trong việc hoạch định chính sách kinh tế toàn cầu. Bài học rút ra từ khủng hoảng là quản lý kinh tế toàn cầu không thể bỏ qua những đối tượng dễ bị tổn thương nhất hoặc thiệt thòi nhất trong xã hội, vì đẩy hết gánh nặng cho những người hầu như không chịu trách nhiệm về các cuộc khủng hoảng tài chính là điều không thể chấp nhận được.
Tôi cho rằng, cộng đồng quốc tế cần tập trung nguồn lực, phối hợp hành động giải quyết ba vấn đề lớn của thế giới hiện nay, gồm hỗ trợ những đối tượng dễ bị tổn thương trong xã hội, chống biến đổi khí hậu và tăng cường quản trị toàn cầu. Các nước đang phát triển và chậm phát triển là những đối tượng dễ bị ảnh hưởng và thiệt hại nặng nề bởi những biến động xấu trên thế giới. Hai khối các nước phát triển và các nước đang phát triển cần tập trung nỗ lực vượt qua những thách thức từ biến đổi khí hậu. Vì vậy, các nước phải giảm 50% lượng khí thải gây hiệu ứng nhà kính vào thời điểm này và biến đổi khí hậu phải trở thành phần thiết yếu trong chương trình phát triển bền vững. Báo cáo của LHQ vừa công bố cho biết, trong chín tháng qua, các thảm họa thiên nhiên trên thế giới như động đất, bão, lũ lụt và lở đất... đã ảnh hưởng cuộc sống của 256 triệu người trên toàn cầu, cướp đi sinh mạng của hơn 236 nghìn người và gây thiệt hại vật chất ước tính 81 tỷ USD. Ðại hội đồng LHQ khóa 65 đã lên tiếng kêu gọi các quốc gia tăng cường hợp lực, cùng nhau đối phó những thách thức đối với loài người. Hiện nay, nhu cầu quản trị toàn cầu cần được tăng cường để đối phó với những thách thức của thế kỷ mới, trong đó có công nghệ sinh học, hoạt động tội phạm có tổ chức, chủ nghĩa khủng bố và những vấn đề liên quan tới dòng người nhập cư vì nhiều lý do. Nguy cơ các tổ chức khủng bố sở hữu nguyên liệu hạt nhân đang đặt thế giới trước nhiệm vụ khẩn cấp mới trong chương trình an ninh hạt nhân toàn cầu. Quản trị toàn cầu là vấn đề quá lớn và quá quan trọng mà một nhóm nước hoặc một tổ chức không thể đảm đương nổi.
Cuộc khủng hoảng tài chính-kinh tế toàn cầu trong hai năm qua đã xóa đi thành tựu kinh tế đạt được trong hai mươi năm qua. Thống kê của LHQ cho thấy có khoảng 40 triệu người trở lại cảnh đói nghèo, bao gồm cả những người ở các nước phát triển. Tình trạng thất nghiệp gia tăng nảy sinh những vấn đề xã hội khác. Chính phủ nhiều nước châu Âu phải áp dụng các biện pháp khắc khổ và cắt giảm các khoản chi tiêu xã hội. LHQ đã kêu gọi các nước tập trung giải quyết tình trạng thất nghiệp cao trong thanh niên, coi đây là giải pháp hiệu quả nhất để xóa giảm đói nghèo trên toàn cầu. Số liệu thống kê năm 2009 của Tổ chức Lao động Quốc tế (ILO) cho biết, trong số 212 triệu người thất nghiệp trên thế giới, có khoảng 81 triệu người là thanh niên và đây là tỷ lệ cao nhất trong lịch sử. Số người thất nghiệp trong năm 2009 tăng 0,9% so với năm 2007, trong khi tỷ lệ này ở nhóm thanh niên là 1,6%. Số lực lượng lao động là thanh niên thất nghiệp cao gấp ba lần so với lực lượng lao động thuộc các lứa tuổi khác, trong khi hơn 50% số dân ở độ tuổi lao động trên thế giới đang đối mặt với nguy cơ cao mất việc làm. Tổng Giám đốc Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa LHQ (UNESCO), I-ri-na Bô-cô-va cho rằng, cuộc chiến xóa giảm đói nghèo cần gắn với sự đáp ứng những nhu cầu cơ bản của con người, trong đó có giáo dục, y tế, chỗ ở, lương thực,... cũng như cơ hội việc làm tốt. Bà nêu rõ giáo dục đóng vai trò trung tâm để thu hẹp khoảng cách giàu nghèo và mang lại việc làm tốt cho mỗi cá nhân. Vì thế, đầu tư cho giáo dục và đào tạo là chìa khóa để xóa giảm đói nghèo.
Trong báo cáo hằng năm về hiện trạng đói nghèo ở nông thôn, LHQ nêu rõ, nạn đói nghèo ở nông thôn đang là thách thức lớn đối với tiến trình thực hiện Mục tiêu phát triển thiên niên kỷ về xóa đói nghèo trên toàn cầu. Thanh niên và trẻ em là các nhóm dân cư lớn nhất trong cộng đồng người nghèo ở nông thôn hiện nay. Vì vậy, tạo các cơ hội mới và tốt hơn để thanh niên và trẻ em nông thôn thoát khỏi đói nghèo là nhiệm vụ cấp thiết và cũng là thách thức không chỉ đối với các nước mà cả cộng đồng thế giới. LHQ khuyến cáo các nước cần mở rộng các cơ hội về giáo dục, đặc biệt là kỹ năng nghề nghiệp cần thiết để tạo điều kiện cho thanh thiếu niên nông thôn vượt qua đói nghèo. Thách thức toàn cầu trong tương lai gần là thế giới cần sản xuất đủ lương thực để nuôi sống chín tỷ người trên Trái đất vào năm 2050. Theo Báo cáo, để đáp ứng nhu cầu này, sản xuất lương thực toàn cầu phải tăng thêm 70% và sản lượng lương thực của các nước đang phát triển phải tăng gấp hai lần. Sản lượng nông nghiệp của nông dân sản xuất nhỏ phải được coi trọng và sẽ đóng vai trò tích cực và hiệu quả hơn ở các nước đang phát triển. Các nước cũng cần nỗ lực lớn hơn và hiệu quả hơn để xử lý những lo ngại về khả năng người nghèo ở nông thôn trở thành người mua lương thực.
Để giảm nghèo bền vững ở nông thôn cần tạo ra môi trường chính sách hỗ trợ người nghèo. Các chính sách đối với nông thôn cần chú ý phân bổ nguồn lực lớn hơn cho phát triển nông thôn và chú trọng đến sự tiến bộ của phụ nữ vì đây là điều kiện tiên quyết cho mọi phát triển. Theo đó cần bảo đảm bình đẳng giới và trao quyền cho phụ nữ, giúp họ có quyền tiếp cận lớn hơn các tài sản, dịch vụ, nguồn lực, kể cả quyền quyết định chính sách phát triển ở nông thôn. Với nhiều sự kiện diễn ra, cục diện chính trị - quân sự thế giới năm 2016 có những biến chuyển lớn, thay đổi cơ bản, nhanh chóng. Trong đó, trật tự thế giới đa cực được thể hiện ngày càng rõ cùng vai trò nổi lên của nhiều nước. Đây sẽ là tiền đề quan trọng, tác động tới cục diện quốc tế năm 2017 với cả hai gam màu “sáng - tối”.
Tôi mong Tổng thư ký LHQ ngài António Guterres sẽ nhìn nhận và xem xét những ý kiến của tôi đã phân tích những mặt nổi cộm của thế giới gần đây, chúng ta cần giải quyết những vấn đề này trong những hướng tích cực nhất như tôi đã nêu.
Mr. Tony
Việt Nam, ngày 30 tháng 10 năm 2016
Kính thưa Tổng thư ký LHQ ngài António Guterres.
Góp phần tìm ra những giải pháp vượt qua những thách thức mới, Hội nghị chính sách thế giới hồi giữa tháng 10 vừa qua tại TP Ma-ra-kếch của Ma-rốc đã đưa ra một nhận thức chung cho rằng, cuộc khủng hoảng tài chính-kinh tế phát sinh từ các nước phát triển, song các nước đang phát triển chịu hậu quả nặng nề nhất của cuộc khủng hoảng và được coi là đầu tàu vượt bão tài chính thế giới. Tuy nhiên, các nước đang phát triển chưa có được tiếng nói xứng đáng trong việc hoạch định chính sách kinh tế toàn cầu. Bài học rút ra từ khủng hoảng là quản lý kinh tế toàn cầu không thể bỏ qua những đối tượng dễ bị tổn thương nhất hoặc thiệt thòi nhất trong xã hội, vì đẩy hết gánh nặng cho những người hầu như không chịu trách nhiệm về các cuộc khủng hoảng tài chính là điều không thể chấp nhận được.
Tôi cho rằng, cộng đồng quốc tế cần tập trung nguồn lực, phối hợp hành động giải quyết ba vấn đề lớn của thế giới hiện nay, gồm hỗ trợ những đối tượng dễ bị tổn thương trong xã hội, chống biến đổi khí hậu và tăng cường quản trị toàn cầu. Các nước đang phát triển và chậm phát triển là những đối tượng dễ bị ảnh hưởng và thiệt hại nặng nề bởi những biến động xấu trên thế giới. Hai khối các nước phát triển và các nước đang phát triển cần tập trung nỗ lực vượt qua những thách thức từ biến đổi khí hậu. Vì vậy, các nước phải giảm 50% lượng khí thải gây hiệu ứng nhà kính vào thời điểm này và biến đổi khí hậu phải trở thành phần thiết yếu trong chương trình phát triển bền vững. Báo cáo của LHQ vừa công bố cho biết, trong chín tháng qua, các thảm họa thiên nhiên trên thế giới như động đất, bão, lũ lụt và lở đất... đã ảnh hưởng cuộc sống của 256 triệu người trên toàn cầu, cướp đi sinh mạng của hơn 236 nghìn người và gây thiệt hại vật chất ước tính 81 tỷ USD. Ðại hội đồng LHQ khóa 65 đã lên tiếng kêu gọi các quốc gia tăng cường hợp lực, cùng nhau đối phó những thách thức đối với loài người. Hiện nay, nhu cầu quản trị toàn cầu cần được tăng cường để đối phó với những thách thức của thế kỷ mới, trong đó có công nghệ sinh học, hoạt động tội phạm có tổ chức, chủ nghĩa khủng bố và những vấn đề liên quan tới dòng người nhập cư vì nhiều lý do. Nguy cơ các tổ chức khủng bố sở hữu nguyên liệu hạt nhân đang đặt thế giới trước nhiệm vụ khẩn cấp mới trong chương trình an ninh hạt nhân toàn cầu. Quản trị toàn cầu là vấn đề quá lớn và quá quan trọng mà một nhóm nước hoặc một tổ chức không thể đảm đương nổi.
Cuộc khủng hoảng tài chính-kinh tế toàn cầu trong hai năm qua đã xóa đi thành tựu kinh tế đạt được trong hai mươi năm qua. Thống kê của LHQ cho thấy có khoảng 40 triệu người trở lại cảnh đói nghèo, bao gồm cả những người ở các nước phát triển. Tình trạng thất nghiệp gia tăng nảy sinh những vấn đề xã hội khác. Chính phủ nhiều nước châu Âu phải áp dụng các biện pháp khắc khổ và cắt giảm các khoản chi tiêu xã hội. LHQ đã kêu gọi các nước tập trung giải quyết tình trạng thất nghiệp cao trong thanh niên, coi đây là giải pháp hiệu quả nhất để xóa giảm đói nghèo trên toàn cầu. Số liệu thống kê năm 2009 của Tổ chức Lao động Quốc tế (ILO) cho biết, trong số 212 triệu người thất nghiệp trên thế giới, có khoảng 81 triệu người là thanh niên và đây là tỷ lệ cao nhất trong lịch sử. Số người thất nghiệp trong năm 2009 tăng 0,9% so với năm 2007, trong khi tỷ lệ này ở nhóm thanh niên là 1,6%. Số lực lượng lao động là thanh niên thất nghiệp cao gấp ba lần so với lực lượng lao động thuộc các lứa tuổi khác, trong khi hơn 50% số dân ở độ tuổi lao động trên thế giới đang đối mặt với nguy cơ cao mất việc làm. Tổng Giám đốc Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa LHQ (UNESCO), I-ri-na Bô-cô-va cho rằng, cuộc chiến xóa giảm đói nghèo cần gắn với sự đáp ứng những nhu cầu cơ bản của con người, trong đó có giáo dục, y tế, chỗ ở, lương thực,... cũng như cơ hội việc làm tốt. Bà nêu rõ giáo dục đóng vai trò trung tâm để thu hẹp khoảng cách giàu nghèo và mang lại việc làm tốt cho mỗi cá nhân. Vì thế, đầu tư cho giáo dục và đào tạo là chìa khóa để xóa giảm đói nghèo.
Trong báo cáo hằng năm về hiện trạng đói nghèo ở nông thôn, LHQ nêu rõ, nạn đói nghèo ở nông thôn đang là thách thức lớn đối với tiến trình thực hiện Mục tiêu phát triển thiên niên kỷ về xóa đói nghèo trên toàn cầu. Thanh niên và trẻ em là các nhóm dân cư lớn nhất trong cộng đồng người nghèo ở nông thôn hiện nay. Vì vậy, tạo các cơ hội mới và tốt hơn để thanh niên và trẻ em nông thôn thoát khỏi đói nghèo là nhiệm vụ cấp thiết và cũng là thách thức không chỉ đối với các nước mà cả cộng đồng thế giới. LHQ khuyến cáo các nước cần mở rộng các cơ hội về giáo dục, đặc biệt là kỹ năng nghề nghiệp cần thiết để tạo điều kiện cho thanh thiếu niên nông thôn vượt qua đói nghèo. Thách thức toàn cầu trong tương lai gần là thế giới cần sản xuất đủ lương thực để nuôi sống chín tỷ người trên Trái đất vào năm 2050. Theo Báo cáo, để đáp ứng nhu cầu này, sản xuất lương thực toàn cầu phải tăng thêm 70% và sản lượng lương thực của các nước đang phát triển phải tăng gấp hai lần. Sản lượng nông nghiệp của nông dân sản xuất nhỏ phải được coi trọng và sẽ đóng vai trò tích cực và hiệu quả hơn ở các nước đang phát triển. Các nước cũng cần nỗ lực lớn hơn và hiệu quả hơn để xử lý những lo ngại về khả năng người nghèo ở nông thôn trở thành người mua lương thực.
Để giảm nghèo bền vững ở nông thôn cần tạo ra môi trường chính sách hỗ trợ người nghèo. Các chính sách đối với nông thôn cần chú ý phân bổ nguồn lực lớn hơn cho phát triển nông thôn và chú trọng đến sự tiến bộ của phụ nữ vì đây là điều kiện tiên quyết cho mọi phát triển. Theo đó cần bảo đảm bình đẳng giới và trao quyền cho phụ nữ, giúp họ có quyền tiếp cận lớn hơn các tài sản, dịch vụ, nguồn lực, kể cả quyền quyết định chính sách phát triển ở nông thôn. Với nhiều sự kiện diễn ra, cục diện chính trị - quân sự thế giới năm 2016 có những biến chuyển lớn, thay đổi cơ bản, nhanh chóng. Trong đó, trật tự thế giới đa cực được thể hiện ngày càng rõ cùng vai trò nổi lên của nhiều nước. Đây sẽ là tiền đề quan trọng, tác động tới cục diện quốc tế năm 2017 với cả hai gam màu “sáng - tối”.
Tôi mong Tổng thư ký LHQ ngài António Guterres sẽ nhìn nhận và xem xét những ý kiến của tôi đã phân tích những mặt nổi cộm của thế giới gần đây, chúng ta cần giải quyết những vấn đề này trong những hướng tích cực nhất như tôi đã nêu.
Mrs. Phương
Việt Nam, ngày 30 tháng 10 năm 2016
Chúc bạn học tốt !
Chủ đề của UPU – 45 yêu cầu các em viết một bức thư cho chính em khi em 45 tuổi , khuyến khích em lên “kế hoạch hành động” cho chính bản thân mình trong tương lai. Muốn có một bức thư có giá trị thì các em cần phải lưu ý tìm hiểu, suy nghĩ thật kỹ trước khi viết. Hãy tự đặt ra những câu hỏi xoay quanh chủ đề của bức thư và trả lời những câu hỏi đó nhé!
Khi em 45 tuổi, em sẽ là ai?
Đó là độ tuổi mà mỗi con người đã “định vị” được bản thân mình trong cuộc đời. Em có thể đã chín chắn, trưởng thành, gánh trên vai rất nhiều trọng trách trong gia đình và trong xã hội. Em có thể vẫn đang phải đối mặt với rất nhiều khó khăn, thử thách trên con đường thực hiện những ước mơ, hoài bão của mình. Hãy hình dung về chính mình trong tương lai, có một cuộc sống cụ thể, có tính cách, có suy nghĩ và cảm xúc sống động và chân thực.
Thế giới khi em 45 tuổi là một thế giới như thế nào?
Em cần hình dung ra thế giới và đất nước Việt Nam của em 45 năm sau sẽ thay đổi như thế nào. Sự phát triển vô cùng mạnh mẽ của khoa học, công nghệ tiếp tục đem lại những lợi ích lớn đến đâu? Nó có song hành với việc đem lại những giá trị hữu ích trong đời sống tinh thần con người hay không? Bên cạnh đó, loài người cũng phải đối mặt với những thảm họa: nước biển dâng, biến đổi khí hậu, môi trường ô nhiễm, bệnh dịch mới, chiến tranh sắc tộc… Là một thành viên không thể tách rời, em đang làm gì, có trách nhiệm như thế nào và đóng góp gì cho thế giới ấy, cộng đồng ấy?
Em hy vọng, trông chờ, dự định, ước mơ điều gì?
Viết cho chính mình khi 45 tuổi thực chất là viết cho những ước mơ, cho thành quả của sự nỗ lực, phấn đấu của em từ ngày hôm nay. Đầu tiên là nuôi dưỡng những ước mơ, sau đó là nuôi dưỡng ước mơ ấy lớn lên bằng những hành động cụ thể, bằng sự tích lũy kiến thức và kỹ năng, sự rèn luyện, tu dưỡng đạo đức làm hành trang cho tương lai. Bên cạnh đó, các em luôn nhớ phải sự kiên trì, nhẫn nại và nỗ lực hết mình mới có ngày được gặt hái thành quả của mình.
Chủ đề các cuộc thi viết thư UPU luôn gửi tới các bức thông điệp ý nghĩa về con người và thế giới của chúng ta. Và cũng như vậy, qua bức thư của mình, các em phải gửi được một thông điệp ý nghĩa nào đó của chính em đến với mọi người. Có rất nhiều thông điệp, tùy vào ước muốn của em:
- Những việc mình làm hôm nay đều là nguyên nhân dẫn đến kết quả ngày mai.
- Hãy nhìn vào tương lai bằng sự nỗ lực và trách nhiệm của bản thân đối với cộng đồng.
- Hãy là một phần không thể tách rời của thế giới xung quanh em bằng những suy nghĩ tích cực và truyền cho mọi người cảm hứng kết nối thế giới ấy.
Một điều vô cùng quan trọng là: Em đừng quên tìm hiểu về vai trò của ngành bưu chính, người đưa tin, người kết nối những bức thông điệp của chúng ta đến bất cứ nơi đâu trên thế giới này.
Chúc các em có những bức thư hay và đoạt giải.
mỗi nơi đề khác nhau bn ah :>>>,nhưng riêng đề của mik là cảm nghĩ về dòng sông :>>>
Bài tham khảo 1
Thiên đàng, tháng 10 năm 1945
Bạn thân mến!
Mình thực sự rất vui khi có cơ hội được trò chuyện với bạn. Mình biết bạn rất khoẻ và hy vọng điều đó sẽ luôn đến với bạn. Mình thấy vui thay cho bạn khi mà bạn không còn biết đến chiến tranh, chỉ biết về điều này trong sách vở. Mình cũng biết rằng đối với bạn mỗi ngày trôi qua là một thử thách và là một cuộc đấu tranh nhưng thay vì cố gắng vượt qua mọi thử thách thì bạn chán chường và than phiền với cuộc sống của mình
Đã có quá nhiều sự thay đổi, quá nhiều sự khác biệt từ thời gian ấy đến bây giờ. Chiến tranh đã lấy đi của họ mọi thứ: người thân, nhà cửa và cả mạng sống của họ.
Bạn biết đấy, chiến tranh ở Việt Nam đã đi xa nhưng hậu quả của nó vẫn còn hiện hữu ở thời điểm hiện tại. Hậu quả từ cuộc chiến tranh đã làm gần tám triệu người Việt Nam bị chết và bị thương tật. Hơn 4,8 triệu người bị di chứng chất độc da cam - đi-ô-xin trong đó hơn một triệu người đã chết và hơn 150.000 trẻ em thế hệ thứ hai, thứ ba bị di chứng chất độc đang từng ngày đau đớn. 58 nghìn binh lính Mỹ bị thiệt mạng, 300 nghìn người Mỹ bị tàn phế. Hàng chục nghìn người Mỹ và quân lính các nước chư hầu chịu hậu quả chất độc hóa học và di chứng chiến tranh tại Việt Nam...
Chiến tranh, dù với lớp nghĩa nào: là cuộc chiến mở rộng ranh giới lãnh thổ, chiến tranh mang danh “vệ quốc” chính nghĩa, hay thực chất là cuộc chiến giành giật vị thế, phô trương sức mạnh, đều có một đích đến chung không thể khác: đẩy nhân loại tiệm cận với màu trời bê bết máu, chặt đứt gãy sợi dây nối kết yêu thương giữa người với người. Nếu để diễn giải chiến tranh trong một cụm từ ngắn gọn, thì hẳn có thể gọi là manh mối dẫn nguồn của tất thảy sự mất mát, đớn đau.
Bạn thân mến, chiến tranh như một cơn bão, cuốn cả người thân, cuốn cả gia đình và cuốn luôn cả một nền kinh tế đang bình ổn, đang phát triển xuống gầm sâu của tiêu cực. Nhà cửa mất, của cải mất, xã hội loạn lạc, kinh tế theo đó lùi lại một bước dài, thậm chí trở về vạch xuất phát đầu tiên với một bàn tay trắng, gầy dựng lại tự đầu sự ổn định ước mơ.
Thử tưởng tượng, nếu không phải kiên trì gánh gồng những năm tháng kháng chiến chống giặc ngoại xâm…, thì vị thế của dân tộc Việt Nam hiện nay ở mức nào? Không hẳn sẽ đỉnh cao, nhưng chắc hẳn sự bền bỉ của thời gian sẽ làm tổng thể tiến bộ hơn rất nhiều.
Bạn biết không, thay vì chiến tranh giành giật một mảng lãnh thổ, một vùng đất mới, sự đoàn kết gắn nối người với người lại cùng nhau, kết chặt dân tộc này với dân tộc kia lại với nhau, để cùng phát triển, cùng hướng đến một nền kinh tế hiện đại và văn minh, thì mảng màu kinh tế thế giới nói chung thời khắc này, hẳn sẽ tươi sáng hơn thật nhiều.
Những cánh chim hòa bình đang sải cánh tự do trên khoảng bầu trời tại nhiều vùng đất, nhưng tại một vài nơi vẫn bị cản lại bởi cánh cửa sắt mang tên chiến tranh, tàn phá và bạo động, mất mát. Chiến tranh đi qua, là một vùng đất mới phải gầy dựng lại, một đất nước mới phải lao đao chống trả những hậu quả tất yếu còn sót lại…
Nói về chiến tranh và những hậu quả nó để lại, hẳn cần một cuốn sách dày để diễn giải. Bởi với một khái niệm mang tính quá trình như đau thương, lời lẽ nào giải bày hết nếu chỉ nhìn vào với tư cách đang nói về những khung cảnh đẫm máu trong quá khứ ở bầu trời hòa bình, ngôn từ nào bộc lộ hết những vết thương dấu chân chiến tranh hằn lại nếu chính bản thân mình chưa từng kinh qua, chỉ cảm nhận sơ sài qua nước mắt, đôi ba câu chia sẻ của người trong cuộc?.
Trong chiến tranh, bên chủ chiến hay bên bị chiến đều là con người, những người ấy đều có gia đình, người thân, bạn bè và cả ước mơ. Chiến tranh có khi cướp đi của họ tất cả, chẳng còn chút vương nào vui tươi, sự trừng phạt trỗi dậy ngay từ khi bắt đầu. Một chú lính hi sinh, có nghĩa là vợ anh ấy để tang chồng cả đời, sống trong côi cút, mẹ già nuốt đắng cay sống vất vưởng cho qua đoạn đường đau khổ còn lại, cô con gái, cậu con trai còn bé xíu mất đi niềm hạnh phúc tưởng chừng giản dị nằm trong lòng bàn tay ấy là có một gia đình đầm ấm, xã hội mất đi một thanh niên đầy sức trẻ, khát khao. Nối tiếp những mất mát đó, hỏi thử hai phe chiến tuyến còn lại gì? Hay chỉ là sự trừng phạt dành cho thế hệ tương lai, những cô bé, cậu bé mất cha, mất mẹ, mất gia đình sau chiến tranh, mất tuổi thơ, mất ước mơ, mất sự ngây thơ lẽ ra đáng có, để thay vào đó những mưu tính trả thù, những suy nghĩ mang mầm mống tiêu cực, những hạt giống không mang lại an lạc cho tâm hồn.
Công việc học tập làm bạn chán nản còn họ thì không được đi học, bạn có thể ăn thoả thích còn họ thì lúc nào cũng đói vì thiếu ăn, bạn đang ăn kiêng? Còn họ chết cũng vì lí do đó. Sự chăm sóc của cha mẹ làm bạn mệt mỏi? còn họ thì không được bất cứ gì? Bạn còn chê đôi addidas của mình còn họ thì chỉ có một loại duy nhất là chân đất. Bạn không biết cám ơn một chỗ ngủ, họ thì mong chẳng ai đánh thức dậy nữa. Mình là bức thư từ nơi xa xôi gửi tới bạn những lời chúc tốt đẹp và mong bạn ngừng than phiền về cuộc sống của mình và cho nhiều hơn nữa! Vì bạn được sống trong một thế giới hoà bình.
Thân gửi đến bạn!
Tôi, bức thư đến từ thiên đàng.
Bài tham khảo 2
Vũ trũ, ngày 1 tháng 1 năm 4000
Chào bạn, Người may mắn nhất hôm nay!
Tôi xin tự giới thiệu, tôi là Pigeon, đến từ Vũ trụ 2000 năm sau. Chắc có lẽ bạn không tin, nhưng tôi đã đến đây bằng cỗ máy thời gian đó. Trái đất hai ngàn năm nữa sẽ bị huỷ diệt bởi hai tên điên rồ, thế giới động, thực vật và con người hoàn toàn biến mất. Trái đất trở thành trái đất theo đúng nghĩa đen của nó: chỉ có đất đá thôi, không còn gì nữa.
Thay đổi lịch sử là điều không nên, nhưng vì nó quá thảm khốc nên tôi đã mạo hiểm vượt thời gian du hành đến đây để cảnh báo với các bạn rằng: hãy hành động ngay từ bây giờ để loại bỏ thảm kịch đó. Đừng để đến khi hai quả bom X khởi động thì mọi thứ sẽ đặt dấu chấm hết.
Cuộc chiến tranh thế giới lần thứ nhất đã lôi cuốn khoảng 1,5 tỉ người vào vòng khói lửa, làm hơn mười triệu người chết và hàng chục triệu người khác bị tàn phế, các thành phố, làng mạc, đường sá, cầu cống, nhà máy bị phá hủy. Số tiền các nước tham chiến chi phí cho chiến tranh lên tới khoảng 85 tỉ đôla. Ngoài sức mạnh tàn phá nhân mạng, kinh tế, vật chất, nó còn gây hãi hùng lâu dài về tâm lý cho cả châu Âu gây ra một thế hệ bị mất mát của châu Âu. Chính cuộc chiến này làm cho châu Âu tụt hậu và mất đi vai trò lãnh đạo văn minh nhân loại mà nó đã đảm đương trong hơn 300 năm qua.
Cuộc chiến tranh thế giới lần thứ hai đã để lại hậu quả vô cùng nặng nề đối với nhân loại. Hơn 70 quốc gia với 1700 triệu người đã bị lôi cuốn vào vòng chiến, khoảng 60 triệu người chết, 90 triệu người tàn phế và nhiều làng mạc, thành phố bị phá hủy, thiệt hại về vật chất gấp 10 lần chiến tranh thế giới thứ nhất, bằng tất cả các cuộc chiến tranh trong 1000 năm trước đó cộng lại. Ở nhiều nước cho đến bây giờ bom đạn còn sót lại sau chiến tranh vẫn hằng ngày, hằng giờ gây bao đau thương mất mát cho người dân vô tội.
… Và với cuộc chiến tranh thế giới lần thứ ba thì mức độ khủng khiếp của nó là vô cùng tàn khốc, nó không đơn thuần là cuộc chiến thông thường mà là trận chiến cấp vũ trụ.
Khi các nước bắt đầu chia phe, phái và hình thành nên hai cực đối lập, họ thi nhau phát triển trí tuệ nhân tạo AI, rồi sử dụng trí tuệ nhân tạo để tạo ra thứ vũ khí nguy hiểm nhất, tàn độc nhất để áp đảo đối phương. Tiêu biểu trong số đó là hai AI mang mã số XDROID và ZDROID có khả năng siêu khủng. Nó tập hợp tất cả trí tuệ thông minh của loài người vào bộ não của nó. Nếu XDROID có thể tạo ra một quả bom H trong 30 giây thì, ZDROID có thể phá huỷ lãnh thổ của một nước trong tích tắt. Nguy hiểm hơn các AI này có thể sinh sản, nhân bản để tạo ra các chiến binh bất tử. Đến một lúc nào đó con người sẽ hoàn toàn mất kiểm soát với các AI này, chúng trở nên thông minh tuyệt đối và kiểm soát ra lệnh cho con người, nó thống trị, cai quản con người bắt con người trở thành nô lệ của nó. Bởi vì nó là robot nên nó chỉ biết hành động theo bản năng máy móc không rung động trước những gì gọi là tình cảm, tình yêu thương,… làm theo lệnh của nó thì sống trái lệnh nó là chết. Do đó, con người phải âm thầm trốn chạy để bảo toàn sự sống. Nhưng nào có thoát được, các AI quá hoàn hảo, nó phát hiện sóng từ trường rất chính xác, chính vì thế mà loài người lâm vào tình cảnh sống còn mong manh. Nhưng sự mong manh sẽ kết thúc nhanh chóng khi hai AI XDROID và ZDROID xung đột với nhau và bom X được kích hoạt -> trái đất trở thành hoang tàn, không còn sự sống, lõi của nó nứt ra và nổ tung trong vũ trụ.
Lịch sử của trái đất sẽ kết thúc đau đớn như vậy đấy! Vì vậy, ngay từ bây giờ bạn hãy hành động ngay, ngăn chặn mọi âm mưu chế tạo người máy chiến tranh. Vì hoà bình, vì nhân loại, vì trái đất 2000 năm nữa “hãy nói không với chiến tranh”. Chỉ có hoà bình, hợp tác thì mới tồn tại và phát triển, ngược lại nếu cứ đối đầu, gây chiến thì sẽ huỷ diệt hết mọi thứ mà thôi.
Hãy nhớ lấy lời tôi nhé! Loài người “Hãy nói không với chiến tranh”, hãy từ bỏ chiến tranh, từ bỏ tham vọng bá chủ … có như thế lịch sử trái đất sẽ sang trang mới với nền hoà bình, thịnh vượng bền lâu.
Chúc bạn có đủ nghị lực để hành động thay đổi tương lai. Chúc bạn thành công!
Thân chào!
Pigeon
Bài ca dao thật ngắn chỉ có mười bốn chữ nhưng để lại cho em thật nhiều xúc động. Hình ảnh người phụ nữ đi lấy chồng xa cứ mỗi buổi chiều ra đứng sau nhà da diết hướng về quê mẹ cứ đọng mãi trong tâm trí em.
Bài ca dao mở đầu bằng hai tiếng chiều chiều, đây là cách mở đầu khá quen thuộc của ca dao xưa. Chiều là khoảng thời gian cuối cùng của một ngày, thường gợi buồn, gợi nhớ. Và có lẽ đây cũng là lúc người phụ nừ đã hoàn tất tất cả các công việc trong gia đình, có được giây phút rảnh rỗi để dành nhớ về quê mẹ ở cuối trời xa. Tâm trạng nhớ mong ấy không chỉ diễn ra một lần mà ngày nào cũng vậy, cứ lúc chiều về nỗi nhớ quê, nhó’ mẹ cha, em út lại trồi dậy trong lòng người con gái.
Vị trí đứng của người con gái cũng rất đặc biệt: ngõ sau. Tại sao không phải là ngõ trước? Ngõ trước đông người lại qua, không phù hợp với tâm trạng riêng tư. Đôi mắt người con gái hướng về phương xa, nơi ấy có bao nhiêu người thân yêu. Hẳn người con gái cũng muốn về thăm quê lắm chứ nhưng đầu có dễ. Gia đình chồng chắc gì đã đồng ý, với lại được phép rồi thì lại gặp phải cảnh đò dọc quan cấm, đò ngang không chèo làm sao về được. Đó cũng là một phần của lí do ruột đau chín chiều. Chín chiều là sự ngổn ngang của tâm trạng, của bao điều lo lắng. Thân phận người phụ nữ trong xã hội cũ thường bị coi rẻ, người con gái về làm dâu nhà chồng phải chịu bao điều cơ cực cay đắng; phải làm việc quần quật đầu tắt mặt tối lại phải còn chịu những tiếng bấc tiếng chì của mẹ chồng và các anh chị em bên chồng. Tâm trạng cô đơn, buồn tủi. Mặt khác ngày xưa quan niệm con gái đã đi lấy chồng là con của người ta, bô" mẹ đẻ không có quyền can thiệp, gia đình chồng cho phép thì mới được về thăm nhà. Có người lấy chồng xa cả chục năm trời mới được về thăm quê. Hơn nữa tấm lòng người con gái lấy chồng xa không thể không lo cho cha mẹ tuổi già sức yếu mà mình lại không được ở gần để chăm sóc phụng dưỡng nên lòng lúc nào cũng lo lắng, đau xót.
Ngày nay vị trí của người phụ nữ trong xã hội đã được cải thiện. Cảnh làm dâu không còn cay đắng cơ cực như trước, nhưng không phải đã hết những cảnh đời cay đắng buồn tủi. Biết bao người phụ nữ vì miếng cơm manh áo mà phải làm dâu xứ người, lấy chồng Hàn Quốc, Đài Loan, v.v... cũng ruột đau chín chiều khi trông về quê mẹ đấy thôi. Bởi vậy giá trị của bài ca dao là vĩnh cửu
Bài ca dao thật ngắn chỉ có mười bốn chữ nhưng để lại cho em thật nhiều xúc động. Hình ảnh người phụ nữ đi lấy chồng xa cứ mỗi buổi chiều ra đứng sau nhà da diết hướng về quê mẹ cứ đọng mãi trong tâm trí em.
Bài ca dao mở đầu bằng hai tiếng chiều chiều, đây là cách mở đầu khá quen thuộc của ca dao xưa. Chiều là khoảng thời gian cuối cùng của một ngày, thường gợi buồn, gợi nhớ. Và có lẽ đây cũng là lúc người phụ nừ đã hoàn tất tất cả các công việc trong gia đình, có được giây phút rảnh rỗi để dành nhớ về quê mẹ ở cuối trời xa. Tâm trạng nhớ mong ấy không chỉ diễn ra một lần mà ngày nào cũng vậy, cứ lúc chiều về nỗi nhớ quê, nhó’ mẹ cha, em út lại trồi dậy trong lòng người con gái.
Vị trí đứng của người con gái cũng rất đặc biệt: ngõ sau. Tại sao không phải là ngõ trước? Ngõ trước đông người lại qua, không phù hợp với tâm trạng riêng tư. Đôi mắt người con gái hướng về phương xa, nơi ấy có bao nhiêu người thân yêu. Hẳn người con gái cũng muốn về thăm quê lắm chứ nhưng đầu có dễ. Gia đình chồng chắc gì đã đồng ý, với lại được phép rồi thì lại gặp phải cảnh đò dọc quan cấm, đò ngang không chèo làm sao về được. Đó cũng là một phần của lí do ruột đau chín chiều. Chín chiều là sự ngổn ngang của tâm trạng, của bao điều lo lắng. Thân phận người phụ nữ trong xã hội cũ thường bị coi rẻ, người con gái về làm dâu nhà chồng phải chịu bao điều cơ cực cay đắng; phải làm việc quần quật đầu tắt mặt tối lại phải còn chịu những tiếng bấc tiếng chì của mẹ chồng và các anh chị em bên chồng. Tâm trạng cô đơn, buồn tủi. Mặt khác ngày xưa quan niệm con gái đã đi lấy chồng là con của người ta, bô" mẹ đẻ không có quyền can thiệp, gia đình chồng cho phép thì mới được về thăm nhà. Có người lấy chồng xa cả chục năm trời mới được về thăm quê. Hơn nữa tấm lòng người con gái lấy chồng xa không thể không lo cho cha mẹ tuổi già sức yếu mà mình lại không được ở gần để chăm sóc phụng dưỡng nên lòng lúc nào cũng lo lắng, đau xót.
Ngày nay vị trí của người phụ nữ trong xã hội đã được cải thiện. Cảnh làm dâu không còn cay đắng cơ cực như trước, nhưng không phải đã hết những cảnh đời cay đắng buồn tủi. Biết bao người phụ nữ vì miếng cơm manh áo mà phải làm dâu xứ người, lấy chồng Hàn Quốc, Đài Loan, v.v... cũng ruột đau chín chiều khi trông về quê mẹ đấy thôi. Bởi vậy giá trị của bài ca dao là vĩnh cửu
lần thứ bnhiu
Lần thứ 51