Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Nội dung cơ bản của h/ư Hác-măng 1883
- Triều đình Huế chính thức thừa nhận nền bảo hộ của Pháp ở Bắc Kì và Trung Kì, cắt tỉnh Bình Thuận ra khỏi Trung Kì để nhập vào đất Nam Kì thuộc Pháp.
- Ba tỉnh Thanh-Nghệ-Tĩnh được sáp nhập vào Bắc Kì .
- Triều đình chỉ được cai quản vùng đất trung kì nhưng mọi việc đều phải thông qua viên khâm sứ của Pháp ở Huế.
- Công sứ Pháp ở các tỉnh Bắc Kì thường xuyên kiểm soát những công việc của quan lại triều đình, nắm các quyền trị an và nội vụ.
- Mọi việc giao thiệp với nước ngoài ( kể cả với Trung Quốc ) đều do Pháp nắm.
- Triều đình Huế phải rút quân đội từ Bắc Kì về Trung Kì.
* Hiệp ước Hác - măng (1883)
- Triều đình thừa nhận nền bảo hộ của Pháp ở Bắc Kì và Trung Kì
- Bình Thuận nhập vào nam Kì và Thanh-Nghệ-Tỉnh nhập vào Bắc Kì
- Triều đình được cai quản Trung Kì nhưng mọi việc phải thông qua viên khâm sứ Pháp
- Công sứ Pháp ở các tỉnh bắc Kì kiểm soát mọi hoạt động của quan lại triều đình và nắm nội vụ, trị an
- Mọi việc giao thiệp với nước ngoài do Pháp nắm
- Triều đình phải rút quân từ Bắc Kì về Trung kì
* Hiệp ước Pa-tơ-nốt (1884)
- Căn bản giống hiệp ước Hac – măng
- Có sửa đổi : Trả Bình Thuận và Thanh-Nghệ-Tĩnh về trung kì nhằm soa dịu dư luận và triều đình
tham khảo nha
Chiến tranh chẳng đem lại lợi ích gì cho nhân dân ngoài đau khổ, chết chóc và tang hoang. Nhà cửa bị phá hủy. Người chết. Đất đai đầy dấu vết bom đạn. Khắp nơi là những quả bom, mìn còn sót lại, sẵn sàng nổ và cướp đi sinh mạng của những người còn sống bất kỳ lúc nào. Chiến tranh làm nền kinh tế kiệt quệ, giáo dục trì trệ và đình đốn, sản xuất thì cầm chừng hay không còn khả năng sản xuất. Gia đình ly tán. Những nỗi đau do chiến tranh còn ám ảnh dai dẳng suốt không chỉ đời những người sống trong thời kỳ đó mà còn ám ảnh cả thế hệ sau đó. Những người mất thân nhân từ năm 45 đến giờ vẫn chẳng tìm được. Những liệt sĩ hy sinh đến giờ vẫn chẳng rõ tung tích bia mộ nằm đâu. Những người mất tích thì mãi chẳng có gì cho người thân họ biết rằng còn sống hay đã chết... Chiến tranh là đau khổ, nhưng nếu để bảo vệ tổ quốc, bảo vệ quê hương, bảo vệ tự do độc lập thì chúng ta sẵn sàng trả giá để bảo vệ những thứ quý giá ấy. Chính điều đó đã làm nên một nước VN tự hào vì không khuất phục kẻ thù xâm lược, làm nên một Liên Xô chiến thắng phát xít, làm nên một Israel độc lập kiên cường, làm nên một Ba Lan không bao giờ cúi đầu làm nô lệ. Chiến tranh có thể tàn khốc, có thể đau thương nhưng khi cần thiết, chúng ta không bao giờ trốn chạy chiến tranh mà luôn đương đầu với chúng.
TK:
Chiến tranh thế giới thứ nhất đã gây ra những tàn phá vô cùng to lớn, làm 10 triệu người chết, gần 20 triệu người bị thương. Những thiệt hại khác về cơ sở vật chất do chiến tranh gây nên cũng rất khủng khiếp. Chiến tranh làm cho các đế quốc châu Âu, thắng trận cũng như bại trận, bị suy yếu. Mĩ trở thành nước chủ nợ chính của Tây Âu, nhờ việc bán vũ khí cho các nước trong cả hai nước tham chiến. Chiến tranh 1914 là một cuộc chiến tranh đế quốc xâm lược, phi nghĩa. Mỗi nước tham gia chiến tranh, bất cứ ở phe nào, đều có mục đích trục lợi, khuếch trương thế lực, chiếm thêm thuộc địa, cướp giật thuộc địa của phe kia. Chiến tranh đó tiến hành giữa hai khối đế quốc để chia lại thế giới. Trong cuộc chiến tranh đó, sự xung đột giữa hai đế quốc Anh và Đức có tác dụng chính quyết định.
Việt Nam trong Chiến tranh thế giới thứ nhất là một giai đoạn ngắn trong lịch sử Việt Nam bắt đầu từ khi chiến tranh tg thứ nhất bùng nổ năm 1914 đến khi cuộc chiến này kết thúc vào năm 1918. Đối với phong trào giải phóng dân tộc tại Việt Nam, cuộc chiến này đánh dấu sự xuất hiện của một thế hệ những nhà lãnh đạo cách mạng Việt Nam với những tên tuổi nổi bật như Phan Văn Trường, Nguyễn Ái Quốc... Thế hệ này là gạch nối giữa những nhà yêu nước Việt Nam tiền bối như Phan Châu Trinh, Phan Bội Châu và những nhà hoạt động chính trị hiện đại xuất hiện trong thập niên 1920s.
* Nguyên nhân sâu xa:
- Sự phát triển không đều của chủ nghĩa tư bản vào cuối thế kỉ XIX - đầu thế kỉ XX làm thay đổi sâu sắc so sánh lực lượng giữa các nước đế quốc.
- Mâu thuẫn giữa các nước đế quốc về vấn đề thuộc địa ngày càng gay gắt là nguyên nhân cơ bản dẫn đến chiến tranh.
* Nguyên nhân trực tiếp:
- Sự hình thành hai khối quân sự đối lập, kình địch nhau: khối Liên minh (Đức, Áo - Hung, I-ta-li-a) và khối Hiệp ước (Anh, Pháp, Nga).
- Duyên cớ: Ngày 28-6-1914, Thái tử Áo-Hung bị một phần tử khủng bố ở Xéc-bi ám sát. Quân phiệt Đức, Áo-Hung chớp lấy cơ hội này để gây chiến tranh.
Những diễn biến về chiến sự chiến tranh thế giới thứ nhất- Ngày 28 - 7 - 1914, Áo - Hung tuyên chiến với Xéc-bi, là nước được khối Hiệp ước ủng hộ.
- Ngày 1-8, Đức tuyên chiến với Nga.
- Ngày 3-8, tuyên chiến với Pháp.
- Ngày 4-8, Anh tuyên chiến với Đức.
=> Chiến tranh bùng nổ và nhanh chóng trở thành chiến tranh thế giới.
1. Giai đoạn thứ nhất (1914 - 1916)
Giai đoạn này, chiến tranh chỉ diễn ra giữa các khối nước châu Âu, sau đó lôi kéo nhiều nước ở các châu lục khác cùng tham gia. Nhiều loại vũ khí hiện đại được đưa vào sử dụng. Hàng chục triệu nhân dân lao động bị thương vong vì lợi ích của giai cấp thông trị.
2. Giai đoạn thứ hai (1917 - 1918)
- Tháng 2/1917, Cách mạng tháng Hai diễn ra ở Nga, buộc Mĩ phải sớm nhảy vào tham chiến và đứng về phe Hiệp ước (4 - 1917), vì thế phe Liên minh liên tiếp bị thất bại.
- Cuối năm 1917, Phe Hiệp ước liên tiếp mở các cuộc tấn công làm cho đồng minh của Đức lần lượt đầu hàng.
- Ngày 11/11/1918, Đức đầu hàng đồng minh vô điều kiện. Chiến tranh thế giới thứ nhất kết thúc với sự thất bại của phe Liên minh.
Kết cục:
- Chiến tranh thế giới thứ nhất kết thúc với sự thất bại của phe Liên minh, gây nên thiệt hại nặng nề về người và của:
+ Nhiều thành phố, làng mạc, đường sá, cầu cống, nhà máy bị phá hủy.
+ 10 triệu người chết, hơn 20 triệu người bị thương.
+ Chiến phí lên tới 85 tỉ đô la.
- Các nước Châu Âu trở thành con nợ của Mĩ.
- Bản đồ thế giới được chia lại: Đức mất hết thuộc địa; Anh, Pháp, Mĩ mở rộng thêm thuộc địa của mình.
- Từ trong cuộc chiến tranh, cách mạng tháng Mười Nga thành công đánh dấu bước chuyển lớn trong cục diện chính trị thế giới.
Chúc bạn học tốt!- Sau sự kiện Bô-xtơn, nguy cơ cuộc chiến đến gần. Đại hội lục địa lần thứ nhất được triệu tập (9 - 1774), yêu cầu vua Anh bãi bỏ chính sách hạn chế công thương nghiệp.
- Tháng 4-1775 chiến tranh bùng nổ
- Tháng 5 - 1775 Đại hội lục địa lần thứ hai được triệu tập:
+ Quyết định xây dựng quân đội lục địa
+ Cử Gioóc-giơ Oa-sinh-tơn làm tổng chỉ huy quân đội
+ Thông qua bản Tuyên ngôn độc lập (4 - 7 - 1776), tuyên bố 13 thuộc địa thoát ly khỏi chính quốc, thành lập Hợp chủng quốc Mĩ.
- Ngày 17 - 10 - 1777 chiến thắng Xa-ra-tô-ga, tạo ra bước ngoặt cuộc chiến.
- Năm 1781 trận I-oóc-tao giáng đòn quyết định, giành thắng lợi cuối cùng.